I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sinh vật nói chung và con người nói riêng trên trái đất luôn gắn liền với vũ trụ, là sản phẩm của sự vận động vật chất của vụ trũ và thường xuyên tuân theo các quy luật vận động đó trong không gian và thời gian. Đã từ lâu ở Á - Đông đã được hình thành quan niệm Âm - Dương về sự vận động của vũ trụ, Âm - Dương nói lên mâu thuẫn thống nhất của sự vật (Kinh dịch thế kỷ 5, 6 trước công nguyên). Sau đó từ năm thứ 6 trước công nguyên lại được hình thành khái niệm ngũ hành để tượng trưng cho 5 trạng thái khác nhau về sự biến động của vật chất trong vũ trụ, có liên quan trực tiếp đến đời sống của sinh vật. Năm trạng thái đó là kết quả của sự sinh khắc chế hoá ở các mức độ và hình thức khác nhau trong mối quan hệ giữa các sự vật ở sự vận động không ngừng của chúng. Âm-Dương Ngũ hành chính là quy luật quan hệ và tương tác giữa các sinh vật (trong đó có con người) và vũ trụ. Các quy luật này được tổng kết ở Á-Đông để vận dụng vào các môn khoa học về sự sống và trước hết là nông nghiệp và y học.
Ứng với Âm-Dương trong y học thường dùng các khái niệm hàn-nhiệt, suy-vượng, hư-thực... Ứng với ngũ hành theo quan niệm của Á-Đông thì Phế thuộc hành Kim, Thận thuộc Thuỷ, Can thuộc Mộc, Tâm thuộc Hoả, Tỳ thuộc Thổ. Đó là năm chức năng sinh lý được gọi là ngũ tạng, đi theo ngũ tạng là lục phủ, tức là sáu cơ quan bao gồm: Đảm, Vị, Đại trường, Tiểu trường, Bàng quang, Tam tiêu. Tạng và Phủ có quan hệ biểu lý với nhau.
Sức sống và sự hoạt động của con người trên cơ sở chuyển hoá và trao đổi năng lượng được Á-Đông gọi là Khí. Có khí chung của toàn cơ thể và khí riêng của mỗi tạng phủ. Khí được vận chuyển trong cơ thể và thường xuyên trao đổi với môi trường sống (vũ trụ) theo những con đường nhất định tạo ra hệ thống kinh lạc và trên đó có các huyệt.
Những tác động cụ thể của châm cứu trong điều trị hoặc điểm huyệt trong võ thuật là một thực tiễn kỳ diệu mà khoa học hiện đại đang nghiên cứu bằng nhiều kỹ thuật khác nhau để tìm hiểu cơ chế và bản chất của các đường kinh lạc.
Với một phương pháp kỹ thuật hiện đại mà đơn giản có trong tay, là phương pháp đo nhiệt độ da bằng nhiệt kế điện, chúng tôi cũng đặt vấn đề tìm hiểu những biến đổi nhiệt độ trên các huyệt tiêu biểu của các đường kinh lạc, với mục đích, xác định được mối quan hệ giữa các biến đổi đó với các biến đổi chức năng tâm sinh lý gây ra do những yếu tố tác động nhất định như: Bệnh tật, kích thích vật lý (gia tốc), một số khoa mục luyện tập dưỡng sinh (khí công, vũ thuật). Nếu như thực sự có những quan hệ đó, thì có thể hy vọng dùng phương pháp này làm một phương pháp thăm dò chức năng tâm sinh lý và chẩn đoán bệnh tật đơn giản, trên cơ sở cụ thể hoá các khái niệm cơ bản nhất của y lý Á-Đông: Âm-Dương, Ngũ hành, Hàn nhiệt, Hư thực... nghĩa là các mối tương quan giữa các cơ quan (Lục phủ, Ngũ tạng) của cơ thể.
Vấn đề này, hàng nghìn năm trước đây, người Á-Đông ta cũng đã áp dụng một phương pháp chẩn đoán thông qua cảm giác chịu nóng trên các huyệt vị, phương pháp này được gọi là phương pháp "Tri nhiệt cảm độ". Người ta dùng một loại hương đặc chế, có độ cháy và toả nhiệt ổn định, đốt hương này để cách huyệt vị cần tỉm hiểu từ 3 đến 5 ly. Tuỳ theo sức chịu nóng của đối tượng được lâu hay chóng ở các huyệt vị mà đánh giá mức độ hàn nhiệt của huyệt vị đó liên quan tới trạng thái hàn nhiệt của các tạng phủ tương ứng. Cách làm này có thô sơ và thiếu chính xác. Tuy vậy cũng giúp cho các nhà y học Á-Đông một cách đánh giá trạng thái cơ thể dựa vào cảm giác chủ quan của cả bệnh nhân và thầy thuốc, bên cạnh một loạt phương pháp chẩn đoán khác cũng bằng cảm giác tự nhiên, khi con người chưa có được các dụng cụ máy móc đo đạc chính xác hơn.
II- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2-1. Đo nhiệt độ tỉnh huyệt ở các đường kinh
Chúng tôi đã dùng nhiệt kế bán dẫn kiểu TM của Liên Xô vẫn dùng để đó nhiệt độ da. Chúng tôi đã chọn nhiệt độ 12 tỉnh huyệt, đại diện cho 12 đường kinh như sau (hình 1 và 2):
Hình 1: Các huyệt ở tay
Hình 2: Các huyệt ở chân
Vị trí tỉnh huyệt được xác định theo các sách Đông y và có một số chú thích sau:
- Danh từ tỉnh huyệt dùng để chỉ các huyệt vị đầu mối của đường kinh, điểm bắt đầu nếu là đường kinh dương, điểm chót nếu là kinh âm.
- Ấn bạch và Đại Đôn nguyên thuỷ ở sau gốc móng ngón cái, nhưng người ta đã đổi sang hai bên gốc móng tay cái tương đương về vị trí giải phẫu như các tỉnh huyệt khác.
- Huyệt Dũng tuyền (dưới gan bàn chân) vốn là tỉnh huyệt của thận kinh, nhưng người ta đã đổi lên cạnh trong gốc móng ngón út (nơi đường kinh thận đi qua) gọi là Nội chí âm để đo cho tiện.
- Huyệt trung xung vốn là tỉnh huyệt của kinh tâm bào nằm ở đầu mút ngón tay giữa, nay chuyển sang cạnh ngoài gốc móng ngón giữa tương đương vị trí giải phẫu của các tỉnh huyệt khác.
2-2: Xác định trạng thái hàn hoặc nhiệt của huyệt vị (và của tạng phủ tương ứng)
Để xác định trạng thái Hàn hoặc Nhiệt của huyệt vị, chúng tôi phải tính đến các yếu tố nền rất biến động sau đây:
+ Nhiệt độ môi trường có liên quan đến 4 yếu tố khí tượng: Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ, gió.
+ Những mối tương quan bình thường riêng biệt ở mỗi cá nhân giữa các hoạt động của các tạng phủ, mà mỗi người có sẵn tuỳ theo thể tạng của mình, theo quan điểm Âm dương ngũ hàng tương sinh tương khắc (hình 3):
Hình 3: Những biến động của các tương quan đó theo giờ, ngày, tháng, năm.
Với một cái nền biến động rất linh hoạt như trên, không thể có một hằng số bình thường chung cho cả mọi người. Do đó chúng tôi áp dụng phương pháp so sánh ở cùng một cá nhân. Nhiệt độ của các tỉnh huyệt trước và sau tác động tức thời của một tác nhân kích thích ưu thế, hoặc trong trường hợp bệnh lý rõ rệt, sau khi đã xác định nền đó trước yếu tố tác động.
Việc xác định mức độ Hàn nhiệt, cũng không có một cái mốc nhất định, vì hoạt động của các đường kinh luôn luôn là một mức tương quan động và có sự chênh lệch với nhiều mức độ giữa đường kinh này và đương kinh khác, không thể có cân bằng tuyệt đối.
Chúng tôi tạm coi như có sự chênh lệch giữa các đường kinh khi có một chênh lệch nhiệt độ vượt quá sai số của nhiệt kế.
Quá trình nghiên cứu tiến hành theo 3 bước:
1- Thăm dò nền của những người "bình thường" ở phòng thí nghiệm.
2- Xác định ảnh hưởng của một yếu tố bệnh lý nhất định.
3- Xác định ảnh hưởng của một số tác nhân vật lý, vận động nhất định.
Cách xác định hàn nhiệt có thể khái quát hoá bằng các công thức sau:
Nhiệt độ trung bình được tính:
Trong đó: tmax giá trị lớn nhất của nhiệt độ một huyệt nào đó.
tmin giá trị nhỏ nhất
Khoảng cách phân định hàn nhiệt:
Trong đó 6 là phép nhị phân của 3 trạng thái nhiệt, trung tính và hàn.
Với nhiệt độ một huyệt nào đó là ti thì:
nếu ti > t + K là nhiệt
nếu ti < t - K là hàn
Chúng ta biết rằng khái niệm Hàn nhiệt là khái niệm tương đối, nó xuất hiện khi có hai trạng thái. Trong các số liệu của chúng tôi thì hiệu số giữa tmax và tmin: tmax - tmin 0,6 2,40C tức là nằm trong phạm vi từ 0,1 đến 0,40C.
3- Dùng phương pháp thống kê toán học để so sánh sự khác nhau của các nhiệt độ.
4- Tìm hiểu biến đổi nhiệt độ các tỉnh huyệt ở một số điều kiện nhất định.
III- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3-1. Thăm dò đo nhiệt độ tỉnh huyệt trong điều kiện tĩnh ở phòng thí nghiệm:
- Nếu ta công nhận rằng nhiệt độ tỉnh huyệt là đại diện cho nhiệt độ của đường kinh lạc tương ứng và phản ánh trạng thái hoạt động (khí) của đường kinh đó thì mặt khác nhiệt độ tỉnh huyệt cũng là nhiệt độ của một điểm trên mặt da và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như nhiệt độ của môi trường, độ ẩm, gió, bức xạ, mồ hôi, thời gian trong ngày... Chúng tôi đã tiến hành đo nhiệt độ tỉnh huyệt của 17 người tại phòng thí nghiệm. Đối tượng là các đồng chí trong bộ môn. Thời gian đo vào các giờ 8, 10, 12, 14 và 16 giờ ứng với các giờ địa chi theo Phương đông là giờ Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi và Thân. Kết quả nhận được cho thấy nhiệt độ các tỉnh huyệt rất biến đổi, mặc dù môi trường được khống chế nhưng do tình trạng sức khoẻ, sự đi lại làm việc và sinh hoạt của từng người có khác nhau. Theo quan niệm của Đông y, mỗi người có một sự cân bằng âm dương và sự sinh khắc chế tiết tạng phủ theo quy luật ngũ hành khác nhau nên mỗi người có những số đo nhất định với quy luật biến động nhất định, không thể có hằng số chung bằng phương pháp thống kê bình thường.
Trong tình hình này chúng tôi nghĩ rằng muốn phát hiện được biến đổi nhiệt độ tỉnh huyệt có ý nghĩa thì cần tạo ra một tác nhân ảnh hưởng cụ thể ưu thế nổi bật trên nền đã có sẵn, thí dụ trường hợp bệnh lý rõ rệt, tập luyện hoặc kích thích vật lý như tiền đình.
3-2. Thăm dò biến đổi nhiệt độ tỉnh huyệt trong bệnh lý
Để xác định yếu tố ưu thế, chúng tôi đã đo nhiệt độ các tỉnh huyệt ở một số bệnh nhân đã có biểu hiện bệnh lý rõ rệt. Kết quả cho thấy:
- Ở 3 bệnh nhân hen đang lên cơn điển hình thì: Cả 3 trường hợp có biểu hiện nhiệt trên trung bình ở kinh Phế, Can, Tỳ; cả 3 trường hợp có biểu hiện nhiệt dưới trung bình ở kinh Tiểu trường và Bàng quang.
- Ở 3 bệnh nhân sốt cao: Cả 3 bệnh nhân có biểu hiện nhiệt trên trung bình ở kinh Tâm. Cả 3 bệnh nhân có biểu hiện nhiệt dưới trung bình ở kinh Tam tiêu, Thận.
- Ở 3 trường hợp đặc biệt khác (phụ nữ có mang), trong đó 1 trường hợp có mang 6 tháng, 1 trường hợp 3 tháng và 1 trường hợp 1 tháng. Kết quả thấy rằng: Cả 3 trường hợp có biểu hiện nhiệt trên trung bình ở kinh Tâm bào, Phế, Đại trường và biểu hiện nhiệt dưới trung bình ở kinh Tiểu trường, Tâm và Tam tiêu.
Các kết quả về nhiệt độ tỉnh huyệt ở các trường hợp biểu hiện bệnh lý và sinh lý đặc biệt trên (tuy rằng số lượng còn ít) nhưng cũng cho chúng tôi có nhận xét là nhiệt độ tỉnh huyệt có thể phản ảnh một trạng thái nhất định nào đó của cơ thể.
3-3. Biến đổi nhiệt độ tỉnh huyệt trước và sau luyện võ
Chúng tôi đã nghiên cứu 10 trường hợp luyện vũ thuật nhu quyền sau 60 phút thấy có biến đổi nhiệt độ tỉnh huyệt ở tay và chân như ở bảng 1:
Bảng 1: Biến đổi nhiệt tỉnh huyệt sau 60 phút luyện võ
Nơi đo |
Trước |
Sau |
t |
p |
Tay |
30,6
±
1,96 |
32,2
±
0,42 |
2,85 |
< 0,05 |
Chân |
27,4
±
2,53 |
29,6
±1,9 |
2,20 |
> 0,05 |
Khoảng cách (tay và chân) |
2,90
±
0,61 |
2,6
±
0,59 |
|
|
t |
3,3 |
4,1 |
|
|
p |
< 0,01 |
<0,01 |
|
|
Qua bảng 1 chúng tôi thấy: Sau luyện võ 60 phút, nhiệt độ tỉnh huyệt ở tay tăng từ 30,6 lên 32,2 độ C, với sự khác biệt rõ, nhiệt độ tỉnh huyệt ở chân cũng tăng lên từ 27,4 lên 29,6, tuy chưa khác biệt rõ p > 0,05.
Nhiệt độ ở tay và chân tăng lên sau khi vận động 60 phút là đúng vì có sự tăng cường chuyển hoá trong vận động.
Nhiệt độ ở tay tăng rõ hơn ở chân cũng phản ảnh một thực tế khách quan là các đối tượng luyện võ trong phòng thí nghiệm của Viện khoa học Việt Nam trong điều kiện khống chế chương trình để tay hoạt động nhiều hơn chân.
Kết quả trước và sau luyện võ nhiệt độ ở tay vẫn lớn hơn nhiệt độ ở chân rõ rệt với p 0,01.
Trên cơ sở phân tích hàn nhiệt của lý thuyết Đông y để xác định sự biến đổi của tạng phủ trước và sau luyện võ. Sau đây là một trường hợp cụ thể để minh hoạ (Bảng 2).
Bảng 2: Biến đổi hàn nhiệt độ tỉnh huyệt quy về hàn nhiệt theo đường kinh
- Đối tượng: TV.T.
- Ngày thí nghiệm: 10-10-1984< >
- Thời gian: 8 đến 10 giờ sáng.
- Nhiệt độ môi trường tkhô: 25 - tướt : 23 độ.
- Địa điểm thí nghiệm: Viện khoa học Việt Nam.
Tên huyệt |
Tên
đường kinh |
Trước |
Sau |
Trái |
Phải |
Hàn nhiệt
|
Trái |
Phải |
Hàn nhiệt
|
Thiết trạch |
Thiểu trường |
27,2 |
27,8 |
|
31,5 |
33,0 |
|
Thiếu xung |
Tâm |
27,4 |
27,6 |
|
32,8 |
32,8 |
|
Quan xung |
Tam tiêu |
28,0 |
27,6 |
|
32,2 |
32,8 |
|
Trung xung |
Tâm bào |
27,5 |
27,8 |
|
33,2 |
33,0 |
0,3 |
Thương đương |
Đại trường |
28,0 |
28,0 |
0,23 |
33,4 |
32,4 |
|
Thiếu đương |
Phế |
28,2 |
28,0 |
0,40 |
33,0 |
32,2 |
|
|
x = 27,7 - 0,17 |
32,8 - 0,2 |
Chí âm |
Bàng quang |
27,2 |
26,8 |
|
30,4 |
31,0 |
- 0,4 |
Nội chí âm |
Thận |
27,1 |
27,0 |
0,15 |
31,2 |
31,2 |
|
Khiếu âm |
Đảm |
26,9 |
26,9 |
|
31,8 |
30,4 |
|
Lệ đoài |
Vị |
26,8 |
26,6 |
- 0,15 |
31,8 |
32,0 |
|
Đại đôn |
Can |
26,9 |
26,8 |
|
31,4 |
32,2 |
|
Ấn bạch |
Tỷ |
26,7 |
27,0 |
|
32,4 |
32,6 |
1,1 |
|
x = 86,9 - 0,1 |
31,4 - 0,3 |
Bảng 2 trình bày sự biến đổi nhiệt độ các tỉnh huyệt quy về đường kinh thuộc phủ tạng của một đối tượng trước và sau luyện vũ thuật nhu quyền. Trong bảng này nhiệt độ các huyệt ở tay trước luyện võ có số trung bình là 27,7 - 0,17 độ (tức là từ 27,5 đến 27,9). Như vậy nhiệt độ huyệt nào có cả hai bên tay đều lớn hơn 27,9 là "nhiệt". Trong bảng có nhiệt độ kinh đại trường với nhiệt độ huyệt thương dương trái và thương dương phải đều là 28oC. Vậy kinh đại trường có biểu hiện là "nhiệt".
Trong bảng này còn có nhiệt độ kinh phế với nhiệt độ huyệt thiếu thương bên trái là 28,2 và bên phải là 28,0. Vậy kinh phế cũng có biểu hiện là nhiệt.
Ở đây nhiệt độ tỉnh huyệt của tay trước luyện võ không có kinh nào có nhiệt độ ở cả hai bên nhỏ hơn 27,5 độ. Vậy không có kinh nào hàn.
Nhiệt độ trung bình của các tỉnh huyệt ở chân là 26,9 0,1 (tức là từ 26,8 27,0 độ). Xét các huyệt ở chân, chúng tôi thấy: Nhiệt độ của kinh thận với nhiệt độ của huyệt nối chí âm bên phải là 27,1 và bên phải là 27,0. Vậy kinh thận có biểu hiện là "nhiệt". Nhiệt độ của kinh Vị, với nhiệt độ của huyệt lệ đoài bên trái là 26,8 và bên phải là 26,6. Vậy kinh vị có biểu hiện là hàn.
Tóm lại trước luyện võ ở đối tượng này có biểu hiện nhiệt ở các kinh: Đại trường, Phế và Thận, đồng thời biểu hiện hàn ở kinh Vị.
Sau khi luyện võ 60 phút ở bảng 2 chúng ta thấy: Nhiệt độ trung bình của các tỉnh huyệt ở tay là 32,8 0,2 (tức là từ 32,6 đến 530C). Xét ở các kinh ở tay chúng ta chỉ thấy nhiệt độ của kinh Tâm bào với nhiệt độ của huyệt Trung xung bên trái là 33,2, bên phải là 33 độ, vậy kinh Tâm bào có biểu hiện là nhiệt. Nhiệt độ trung bình của các tỉnh huyệt ở chân là 31,4 0,3. Tức là lớn hơn 31,7 là "Nhiệt" và nhỏ hơn 31,1 là "Hàn". Xét các kinh ở chân thì chỉ có kinh tỳ với nhiệt độ huyệt Ẩn bạch ở bên trái là 32,4 và bên phải là 32,6. Vậy kinh Tỳ có biểu hiện là nhiệt. Ở các kinh ở chân còn có kinh Bàng quang với nhiệt độ huyệt Chí âm bên trái 30,4 và bên phải là 31,0 độ. Vậy kinh Bàng quang có biểu hiện là "Hàn".
Tóm lại qua bảng 2 chúng ta thấy:
- Trước luyện võ: "Nhiệt" ở Đại trường, Phế, Thận.
"Hàn" ở Vị.
- Sau luyện võ nhiệt ở Tâm bào, Tỳ, "Hàn" ở kinh Bàng quang.
Nhận định "Hàn", "Nhiệt" tương tự như ở bảng 2 chúng tôi thấy ở tất cả các trường hợp sau đánh võ đều có biểu hiện như sau:
- Nhiệt ở Tỳ: 100% số trường hợp.
- Nhiệt ở Tâm bào 80% số trường hợp.
- Biểu hiện Hàn Nhiệt ở các đường kinh khác cũng có thay đổi ở một số trường hợp, nhưng chưa có quy luật rõ.
Để xác định rõ trường hợp tăng nhiệt độ tỉnh huyệt ở kinh Tỳ và kinh Tâm bào, chúng tôi đã dùng thống kê toán học và có kết quả biểu diễn ở bảng 3.
Nhiệt độ
|
Trên kinh |
Trước |
Sau |
t |
p |
Trung
xung |
Tâm
bào |
30,82
± 2,01 |
32,71
± 0,48 |
2,93 |
< 0,05 |
Ẩn
bạch |
Tỳ |
27,47
± 2,50 |
30,22
± 2,10 |
2,74 |
< 0,05 |
Qua bảng 3 chúng tôi thấy nhiệt độ tỉnh huyệt của kinh Tâm bào và kinh Tỳ sau luyện võ 60 phút tăng lên rõ rệt có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể vận dụng lý thuyết Đông y để giải thích và bàn luận như sau:
Theo học thuyết Đông y Tâm chủ về các hoạt động ý chí còn Tâm bào chủ về các hoạt động thực vật. Kinh Tâm bào nhiệt lên chứng tỏ cơ thể có sự tăng cường hoạt động thực vật. Do đó cơ thể có được sự thư giãn trong vận động với thời gian kéo dài, đồng thời cũng vì thế mà điện não ổn định rõ rệt với sự tăng lên và ổn định các chỉ tiêu của sóng .
Theo học thuyết Đông y Tỳ có chức năng vận hoá chất dinh dưỡng và thống nhiếp huyết dịch, ở đây kinh Tỳ tăng nhiệt tức là tăng chức năng vận hoá chất dinh dưỡng cho cơ thể trong vận động vũ thuật. Điều này cũng phù hợp với việc tăng cường của mạch và huyết áp trong 60 phút đánh võ. Với một vận động phức tạp (vũ thuật) mà lại kéo dài (60 phút) nếu không có vận hoá chất dinh dưỡng tốt thì hệ thống thần kinh không ổn định được. Do đó cũng không có được các thông số của sóng tốt và tăng tốc độ xử lý thông tin được (trong báo cáo của GS. Tô Như Khuê).
Như vậy hoạt động của kinh Tỳ và kinh Tâm bào được tăng cường là phù hợp.
Mặt khác trong vận động nhiệt độ ở chân và tay đều tăng lên là tất yếu, nhưng sự tăng đó không đồng đều. Ở bảng I chúng ta thấy nhiệt độ ở chân tăng lên chưa rõ lắm so với ở tay, trong khi đó nhiệt độ của kinh Tỳ nằm ở góc móng ngón chân cái lại tăng lên một cách có ưu thế tuyệt đối. Điều này chứng tỏ nhiệt độ Tỉnh huyệt tăng lên không chỉ mang tính chất truyền nhiệt cơ học vật lý đơn thuần mà có thể nó còn chịu sự chi phối điều hoà từ phủ tạng bên trong. Vấn đề này mở hướng cho việc nghiên cứu mối tương quan giữa tạng phủ và kinh lạc.
3-4: Biến đổi nhiệt độ tỉnh huyệt trong thở khí công. Theo phương pháp thở của giáo sư Tô Như Khuê hướng dẫn.
Trong điều kiện thở khí công, chúng tôi cũng đo nhiệt độ các tỉnh huyệt. Kết quả được trình bày ở bảng 4:
Bảng 4: Biến đổi nhiệt độ các tỉnh huyệt trước và sau thở khí công
Nơi đo
|
Trước |
Sau |
t |
p |
Tay |
28,3
±
2,96 |
28,16
±
1,85 |
0,13 |
> 0,05 |
Chân |
24,94
±
2,70 |
24,22
±
1,13 |
0,70 |
> 0,05 |
Khoảng cách |
3,36
±
0,53 |
4,08
±
0,76 |
|
|
t |
2,39 |
5,00 |
|
|
p |
< 0,05 |
< 0,01 |
|
|
Qua bảng 4 chúng tôi thấy nhiệt độ Tỉnh huyệt ở tay trước khi thở là 28,3 và sau thở là 28,160C, với sự khác biệt biến đổi không nhiều trước và sau, p > 0,05. Nhiệt độ tỉnh huyệt ở chân trước thở là < 4,94 và sau thở là 24,22 với sự biến đổi không nhiều giữa trước và sau, p > 0,05. Như vậy nhiệt độ trung bình ở các tỉnh huyệt của tay và chân, biến đổi không nhiều trong thở khí công.
Ở bảng 4 chúng tôi thấy các nhiệt độ ở tay lớn hơn ở chân rõ rệt trước khi thở khí công, với p < 0,05. Khoảng cách này giữ nguyên và ổn định hơn sau khi thở khí công với sự khác biệt t = 5, và p < 0,01.
Sự biến đổi không nhiều của nhiệt độ các tỉnh huyệt trong điều kiện thở khí công cũng là hợp lý vì khi thở phải nằm yên tĩnh không vận động, do đó không có nhu cầu tăng tiêu hao năng lượng nhiều. Kết quả theo dõi biến đổi mạch và huyết áp cũng phù hợp với diễn biến này.
Kết quả biến đổi nhiệt độ tỉnh huyệt trong thở khí công chúng tôi cũng phân định Hàn Nhiệt tương tự như ở điều kiện theo dõi luyện võ.
Kết quả của sự phân định hàn nhiệt để so sánh chúng tôi thấy: 100% số trường hợp sau thở kinh Vị "Hàn". 100% số trường hợp hoặc tăng nhiệt Phế, hoặc Đại trường, hoặc cả Phế, cả Đại trường.
Xác định bằng thống kê toán học cho kết quả ở bảng 5,
Bảng 5: Biến đổi nhiệt độ huyệt Lệ đoài thuộc kinh Vị trước và sau thở khí công
Trước |
Sau |
t |
p |
24,60
±
1,65 |
23,81
±
0,91 |
2,31 |
< 0,05 |
Qua bảng 5 chúng tôi thấy nhiệt độ tỉnh huyệt của kinh Vị trước thở khí công là 24,6 sau thở giảm đi còn 23,810C. Độ giảm này có sự khác biệt rõ, với
t = 2,31 và p < 0,05.
Theo học thuyết Đông y: Vị chủ việc làm nhừ nhuyễn đồ ăn uống để nuôi dưỡng cơ thể. Ở đây thở khí công kinh Vị bị hàn đi, có thể do tăng cường hoạt động của các tạng phủ khác. Theo quy luật chung về thích ứng trong mọi hoạt động tăng cường các chức năng thì hệ tiêu hoá thường là bị ức chế.
Theo học thuyết Đông y Phế chủ khí, giữ chức năng hô hấp và các hoạt động khí hoá toàn thân, có tác dụng điều tiết huyết dịch và thuỷ dịch, quan hệ bệnh lý với Dại trường. Các trường hợp thở khí công tạo ra nhiệt hoặc ở Phế, hoặc ở Đại trường hoặc ở cả Phế lẫn Đại trường. Kinh Phế hoặc kinh Đại trường nhiệt chứng tỏ có sự tăng cường hoạt động khí hoá toàn thân trong điều kiện thở khí công và mối quan hệ biểu lý giữa kinh Phế và kinh Đại trường.
3-5: Biến đổi nhiệt độ tỉnh huyệt trong điều kiện kích thích tiền đình
Kích thích tiền đình là một yếu tốt bất lợi thường gặp trong các phương tiện có thay đổi tốc độ hoặc chiều chuyển động nhanh trên mặt đất, mặt biển và trên không. Chúng tôi dùng yếu tố này kích thích như để hướng nghiên cứu của mình phục vụ cho bộ đội Hải quân, Không quân, Tăng, Dù...
Để tìm hiểu sự biến đổi nhiệt độ tỉnh huyệt, thí nghiệm được tiến hành với sự giúp đỡ của Viện tai mũi họng. Nhưng do hạn chế ở số lượng thí nghiệm, nên chúng tôi chỉ sơ bộ có một số nhận xét sau:
- Trong trường hợp kích thích tiền đình nhẹ, bằng khung lắc. Ở các đối tượng chịu đựng tốt thì biến đổi chưa rõ hoặc trạng thái được nâng cao hơn, biểu hiện: Cả 4 trường hợp được theo dõi không còn biểu hiện nhiệt ở kinh nào sau kích thích. Các biểu hiện hàn chưa rõ quy luật.
- Trong điều kiện kích thích tiền đình nặng hơn: Nghiệm pháp quay liên tục gia tốc Coriolis (HKYY- Tiếng Nga). Bốn đối tượng bị kích thích đều biểu hiện rối loạn thực vật rõ: Da mặt tái, mồ hôi ra nhiều, buồn nôn, nôn.
Ở 4 đối tượng này thấy biểu hiện: Nhiệt độ chi trên giảm đi so với xuất phát điểm, khoảng cách nhiệt độ trung bình ở tay và chân hẹp lại (Ngược lại với kết quả theo dõi trong luyện tập là khoảng cách mở rộng ra). Chúng tôi còn nhận xét là có 3 trong số 4 trường hợp kinh Thận trở nên Hàn sau khi kích thích tiền đình.
Vấn đề kích thích tiền đình chúng tôi còn đang tiếp tục nghiên cứu. Các kết quả cụ thể sẽ xin thông báo sau.
IV- KẾT LUẬN
4-1. Nhiệt độ tỉnh huyệt là một chỉ tiêu rất biến động tuỳ theo trạng thái cơ thể từng cá nhân và các yếu tố ngoại cảnh trong không gian và thời gian, có khả năng phản ánh những trạng thái nhất định về tâm sinh lý, hoặc hoạt động của phủ tạng.
4-2. Ở mỗi cá nhân trên một nền nhất định của các mối tương quan giữa các phủ tạng có thấy rõ ảnh hưởng cụ thể của một yếu tố tác động ưu thế tức thời. Bước đầu chúng tôi thu được một số biến đổi nhiệt độ tỉnh huyệt đặc trưng trong tương quan giữa các tạng phủ nói lên đặc điểm trạng thái cơ thể ở một số bệnh hoặc dưới một số yếu tố bất lợi nhất định (luyện tập).
4-3. Chúng tôi hy vọng có thể dùng phương pháp này để thăm dò chức năng trong nghiên cứu tâm sinh lý và chẩn đoán bệnh theo quan điểm y lý đông y ./.
Học viện quân y năm 1983
Chú thích : Do tài liệu gốc của đề tài được đánh trên giấy mỏng, đã lâu năm nên chúng tôi không thể Scan bản gốc. Trong quá trình biên tập lại nếu có sai sót mong các bạn thông cảm.
|