Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Quá Trình Phát Triển


Mùa xuân năm 1983, lương y Lê Văn Sửu được Học viện Quân y Bộ Quốc phòng mời làm cố vấn, chuyên về lý luận Y học và Dưỡng sinh cổ truyền Phương Đông, phục vụ đề tài cấp nhà nước số 48070203. Đề tài do Giáo sư Tô Như Khuê làm chủ nhiệm, Khoa Sinh lý lao động Quân sự thực hiện.Trong đề tài có phần nội dung : “ Đánh giá các biến đổi sinh lý trước và sau mỗi bài tập khác nhau, nhằm tìm ra những bài tập tốt nhất, có lợi nhất cho phát triển sức khoẻ trắc thủ trong quân đội.”

Lúc đầu, ông đã theo phép “ Tri nhiệt cảm độ trắc định pháp” của lương y Xích Vũ, người Nhật Bản, dùng cây hương đo mức độ thời gian biết thấy nóng trên các tỉnh huyệt của người được đo. Sau đó, ông dùng máy đo nhiệt độ da do Liên Xô chế tạo, đo trực tiếp nhiệt độ da ở tỉnh huyệt, thay cho phép đo bằng cây hương, từ đó gọi là máy đo nhiệt độ kinh lạc. Kết quả so sánh nhiệt độ kinh lạc giữa hai lần đo đã đã phản ảnh đúng tình trạng sinh lý cơ thể trắc thủ. Kết qủa này tương đương với kết quả từ các loại máy đo chỉ tiêu sinh lý hiện đại trong khoa, hoặc ở những cơ quan nghiên cứu ngoài quân y có kết hợp với đề tài. Nhưng thời gian thao tác đo nhiệt độ kinh lạc nhanh hơn, công cụ đo đơn giản hơn, do đó giá thành rẻ hơn. Tiến tới, lương y Lê Văn Sửu cùng các cán bộ trong khoa SLLĐQS như : Giáo sư Tiến sỹ Tô Như Khuê, Phó Giáo sư Tiến sỹ Trần Trí Bảo, Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Văn Nghị, kỹ thuật viên Trần Duy Dưỡng, và Bác sỹ Dương Quốc Tuấn ở Viện Dinh Dưỡng quốc gia đã mở rộng phạm vi nghiên cứu. Họ tiến hành kiểm tra nhiều người bệnh khác nhau trong Bệnh viện Quân y 103, kiểm tra nhiều học viên của Học viện Quân y, nhiều học sinh phổ thông Trường Cát Linh, nhằm tìm nguồn gốc bệnh và tình trạng sinh lý, tâm lý theo lý luận cổ truyền Phương Đông bằng phép đo nhiệt độ kinh lạc. Kết luận, mọi người đều cho rằng : “Đo nhiệt độ kinh lạc có thể được coi là một trong những chỉ tiêu sinh lý chính xác.”

Năm 1984 và sau đó, bác sỹ Nguyễn Tân Phong thuộc Viện Tai-Mũi-Họng Trung ương đã làm đề tài “ Chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt bằng phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc”, tiếp theo là đề tài “ Chẩn đoán nguyên nhân loạn cảm họng bằng phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc”, ông đều dùng phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc của lương y Lê Văn Sửu để tìm số liệu. Kết quả, cả hai đề tài trên được giới chuyên môn đánh giá cao, được báo cáo ở nhiều hội nghị chuyên nghành, và đã đăng tải trên nhiều tạp chí khoa học. Từ đó, những chiếc máy đo nhiệt độ da đơn giản này đã trở thành máy đo nhiệt độ kinh lạc,

Cuối năm 1998, bà Nguyễn Thị Kim Dung, cán bộ thuộc Bộ Công an (địa chỉ: Số 2, Ngõ 13/16, Dốc Tam Đa, Thụy Khuê, Hà Nội) được người quen đưa đến nhờ lương y Lê Văn Sửu khám chữa bệnh. Từ phép đo tính thủ công, ông đã tìm ra bệnh, yêu cầu bà sang Viện Nội Tiết xác chẩn. Sau khi chữa cho bà, số đo kinh lạc thay đổi, bà lại sang Viện Nội Tiết khám lại, kết quả tương ứng với số đo kinh lạc thay đổi. Cảm thông với ước vọng của lương y Lê Văn Sửu, bà đã tìm người chế ra máy đo đồng bộ 24 điểm cùng lúc và viết phần mềm tính toán thay cách tính thủ công. Kết quả là, tại Đại hội Ngành Sinh lý học toàn quốc tháng 12/1999, máy đo và phần mềm đã được giới thiệu. Phần mềm này thuộc phạm vi tính toán, có thêm nội dung so sánh giữa 2 lần đo để đánh giá kết quả.

Tháng 6/2000, buổi sinh hoạt của Hội Sinh lý học Việt Nam, chúng tôi được phép giới thiệu máy đo và phần mềm tính toán do kỹ sư điện tử… Thắng và cộng sự chế tạo. Hội nghị đã công nhận phương pháp rất có giá trị (xem kết luận về buổi sinh hoạt của Hội Sinh lý học ngày 16/6/2000 ). Hội nghị đã đề nghị hoàn thiện máy, viết thêm phần mềm chẩn bệnh, cụ thể một số bệnh danh cho các bác sỹ và lương y tiện dùng.

b. Năm 2001, Cố nghệ sỹ điêu khắc Quân đội Nguyễn Minh Đỉnh có người con là tiến sỹ tin học đã viết phần mềm tính toán theo sách của lương y Lê Văn Sửu hướng dẫn, có kèm theo phần so sánh giữa hai lần đo và đề ở cuối bảng số đo “Phần mềm của Minh Đỉnh tặng Lương y Lê Văn Sửu”. Theo ước nguyện của ông Minh Đỉnh, lương y Lê Văn Sửu đã cho phép những anh chị em môn sinh đã có máy tính được phép sao phần mềm về dùng, phần mềm này có thể đo bằng máy đo đơn chiếc ghi lại nhiệt độ 24 tỉnh huyệt, sau đó nạp vào máy tính và in ra kết quả tính toán.

c. Cuối năm 2002, nhận thấy máy đo đồng bộ không có khả năng hoàn thiện, lương y Lê Văn Sửu đã bàn với môn sinh Phạm Vũ Quyền đi tìm kỹ sư Thắng để nhờ làm máy 1 đầu đo kết nối với máy tính và viết lại phần mềm tính toán. Kết quả là, do anh Phạm Vũ Quyền, có lòng bỏ thời gian và tiền bạc, cùng với kỹ sư Thắng đã hoàn thành ý định (phần mềm này có tiến bộ hơn phần mềm anh Thắng làm cho bà Kim Dung và phần mềm của ông Minh Đỉnh tặng.). Máy đo này do kết nối với máy tính, kết quả đo được nạp ngay vào máy (không phải ghi tay) nên nhanh hơn và bản in ra có ghi biểu, lý, hàn, nhiệt của các kinh. Máy và phần mềm này đã được Bệnh viện Hòe Nhai (Hà Nội) mời thử nghiệm, khám đo tại chỗ cho bệnh nhân suốt 3 tháng (từ tháng 4-6/2003 và do hai anh em đồng môn Phạm Vũ Quyền và Nguyễn Huy Đương tiến hành). Kết quả xem số đo chẩn bệnh của anh em này rất tốt nên nhân dân rất tin tưởng. Hết 3 tháng, 2 anh em lại mang máy về làm tại nhà.

d. Tháng 10/2004, môn sinh Đinh Lai Thịnh, kỹ sư điện tử, Giám đốc Trung tâm Máy văn phòng 65B, Tuệ Tĩnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội, quyết định giúp lương y Lê Văn Sửu hoàn thành yêu cầu mà Hội Sinh lý học Việt Nam đề ra: Hoàn thành phần mềm chẩn bệnh có đủ phần lý luận cơ bản của Đông y gồm: Biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực, âm, dương, khí, huyết, tạng phủ ở các mức sinh lý, bệnh lý, lại thêm 15 bệnh danh y học hiện đại. Kỹ sư Đinh Lai Thịnh đã cùng với Trường Đại học Bách Khoa Hà nội, Trung tâm thông tin quân sự Bộ quốc phòng nghiên cứu và hoàn thiện phần mềm và máy Đo Kinh lạc. Phần mềm này được viết dành cho cả 3 loại máy đo: (1) Máy đơn chiếc, đo tay ghi số rồi nạp vào cho máy tính toán và in ra kết quả chẩn bệnh; (2) Dùng cho máy 1 đầu đo có kết nối với máy tính truyền thẳng kết quả đo vào máy rồi tính toán và in ra kết quả chẩn bệnh; (3) Dùng cho máy đo đồng bộ 24 đầu đo trên 24 tỉnh huyệt cùng lúc chuyển vào cho máy tính toán và in ra kết quả chẩn bệnh.

Phần mềm này đã được Công ty Tư vấn, Sở hữu công nghiệp và Chuyển giao công nghệ (P&TB) thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thay mặt lương y Lê Văn Sửu đăng ký bản quyền tại Việt Nam theo đúng pháp luật hiện hành. Ngày 03/12/2004 bản quyền tác giả “ Chẩn bệnh bằng phương pháp Đo nhiệt độ kinh lạc”đã được Bộ văn hoá thông tin cấp cho lương y Lê Văn Sửu.

Tháng 10/2007 phần mềm “ Chẩn bệnh bằng phương pháp Đo nhiệt độ kinh lạc” phiên bản 2.0 đã được Kỹ sư Đinh Lai Thịnh hoàn thành theo tài liệu của cố Lương y Lê văn Sửu. Phần mềm này về phần lý luận cũng giống phần mềm phiên bản 1, nhưng có thêm 47 chứng bệnh đường kinh. Tổng số có 140 bệnh danh cả Đông y và y học hiện đại, kèm theo mỗi bệnh danh có Biện chứng, triệu chứng, bệnh lý, cách chữa ( dùng thuốc và châm cứu) cho từng bệnh danh. Phần mềm mới này còn kèm theo cả bảng tra Đông dược ( tính vị, quy kinh, hiệu dụng , cách dùng ...). Đi đôi với việc hoàn thiện phần mềm, những chiếc máy Đo nhiệt độ kinh lạc cũng luôn luôn được cải tiến theo công nghệ hiện đại để đáp ứng theo yêu cầu hiện đại hoá y học cổ truyền.

Năm 2005, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hà Tây cùng Sở Y tế Hà Tây đã xét duyệt đề tài “ ứng dụng Phương pháp Đo nhiệt độ kinh lạc trong chẩn đoán một số bệnh nội khoa”. Đề tài do Trung tâm y tế thị xã Hà Đông thực hiện và đã được nghiệm thu tháng 12/2005.

Năm 2006, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc cùng Sở Y tế Vĩnh Phúc đã xét duyệt đề tài “ ứng dụng Phương pháp Đo nhiệt độ kinh lạc trong khám và chữa bệnh bằng Đông Y” . Đề tài do bệnh viện y học cổ truyền Vĩnh Phúc thực hiện và đã được nghiệm thu tháng 12/2006.

Năm 2009,Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã xét duyệt đề tài " Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy đo nhiệt độ 25 kênh dùng trong YHCT" hay còn gọi là Máy đo kinh lạc TS -2010. Đề tài do kỹ sư Đinh Lai Thịnh làm chủ nhiệm đề tài và đã được nghiệm thu tháng 11 năm 2010. Đề tài được hội đồng khoa học đánh giá xuất xắc.

Năm 2011 , Máy đo kinh lạc vinh dự được nhận giải ba, giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam.Giải thưởng do Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam kết hợp với Bộ khoa học & Công nghệ tổ chức, giải VIFOTEC.

Năm 2012, Máy đo kinh lạc được nhận cúp vàng trong hội chợ kỹ thuật quốc tê International Techmart 2012.

Năm 2015, Máy đo kinh lạc được Cục sở hưũ trí tuệ - Bộ khoa học và công nghệ cấp Bằng độc quyền sáng chế.

Hiện nay, phần mềm và máy “Đo nhiệt độ kinh lạc chẩn bệnh” đã được triển khai bằng cả ba cách: (1) Dùng máy đo đơn chiếc, đo tỉnh huyệt ghi số, nạp vào máy tính toán và in ra kết quả chẩn bệnh. (2) Dùng máy 1 đầu đo kết nối với máy tính, máy tính toán và in ra kết quả chẩn bệnh. (3) Dùng máy 25 đầu đo, cùng một lúc đo 24 điểm huyệt của 12 đường kinh trên mười đầu ngón tay, ngón chân sau đó kết nối với máy tính thông qua phần mềm để đưa ra kết quả chẩn đoán và theo dõi bệnh. Các loại máy này hiện đang được triển khai tại một số địa điểm sau:

Hà nội, Hà tây, Hoà bình, Quảng ninh, Bắc ninh, Hưng yên, Nam định, Nghệ an, Hà tĩnh,Quảng nam, Huế, Đà nẵng, Bình Thuận, Đồng nai, Cần Thơ, Bến Tre, Sóc Trăng, Gia lai, Long An, Đà Nẵng, Đà Lạt,Hưng Yên, Thanh Hoá, TP Hồ CHí Minh,Yên Bái, Vĩnh Phúc,Lai Châu,Thái Bình,Hậu Giang, Tiền Giang,Lâm Đồng,Đắc Lắc, Hải Dương,Thái Nguyên, California (Mỹ), Kiep ( Ucraina), Lahabana (Cuba), Viên Chăn (Lào) ...


 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 9) 2587422 lượt người truy cập vào Website này!