Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Tham Luận: Chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt do rối loạn tuần hoàn não...



Chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt do rối loạn tuần hoàn não bằng nhiệt kế điện
Chóng mặt là một triệu chứng rất thường gặp ở người có tuổi. Chóng mặt ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nguyên nhân gây chóng mặt rất phức tạp và khó phát hiện bởi vì để giữ cho cơ thể có trạng thái thăng bằng, có nhiều bộ phận và cơ quan cùng tham gia.


I.ĐẶT VẤN ĐỀ:

Chóng mặt là một triệu chứng rất thường gặp ở người có tuổi. Chóng mặt ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nguyên nhân gây chóng mặt rất phức tạp và khó phát hiện bởi vì để giữ cho cơ thể có trạng thái thăng bằng, có nhiều bộ phận và cơ quan cùng tham gia. Bệnh lý ở bất cứ bộ phận nào trong hệ thống giữ thăng bằng cũng có thể gây ra triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng, Một trong những nguyên nhân chính gây nên triệu chứng chóng mặt ở người có tuổi là bệnh rối loạn tuần hoàn não.

Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi muốn tìm hiểu giá trị của phương pháp đo nhiệt độ các đường kinh để chuẩn đoán kỹ mạch máu não trên cơ sở đối chiếu với kết quả của các phương pháp đánh giá tuần hoàn não hiện hành.

Phương pháp đo nhiệt độ đường kinh bằng nhiệt kế điện, lần đầu tiên do lương y Lê Văn Sửu đề xuất năm 1983. Cùng năm đó phép đo này đã được áp dụng vào nghiên cứu khí chất và trạng thái tâm sinh lý của học viên Học viện Quân y do giáo sư Tô Như Khuê, lương y Lê Văn Sửu và phó tiến sĩ Trần Trí Bảo, công trình đã được công bố tại hội nghị nghiên cứu sử dụng khoảng không vũ trụ 1989.


II.PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:

A. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu đo 42 bệnh nhân chóng mặt ngờ do nguyên nhân rối loạn tuần hoàn não.

B. Phương pháp nghiên cứu:

42 bệnh nhân được qua các khám nghiệm sau:
1. Đo nhiệt độ các đường kinh bằng “Máy nhiệt kế” BAM – Bs (loại báo nhiệt độ bằng đồng hồ điện tử hiện số) của Viện Khoa học kỹ thuật quân sự, với độ chính xác là 1/100 độ C. Sai số cho phép nhỏ hơn 1/100 độ C.
- Đo nhiệt độ 12 huyệt đầu chi đại diện cho 12 đường kinh.
Ở Tay: - Kinh tiểu trường : Thiếu trạch
- Kinh tâm: Thiếu xung
- Kinh Tam tiêu: Quan xung
- Kinh Tâm bào: Trung xung
- Kinh đại trường: Thương dương
- Kinh phế: Thiếu Thương
Ở Chân: - Kinh bàng quang: Chí âm
- Kinh thận: Nội chí âm
- Kinh Đảm : Khiếu âm
- Kinh vị: Lệ đoài
- Kinh can: Đại đôn
- Kinh tỳ: Ẩn bạch

2. Khám lâm sàng nội khoa và các xét nghiệm đánh giá bệnh lý tim mạch và tuần hoàn não như: Điện não, lưu huyết não, xạ hình não, điện tim…

3. Thăm khám tiền đình đơn giản và sử dụng các nghiệm pháp khám tiền đình hiện đại:
- khám tiền đình bằng khung quay dao động có nghỉ điện động mắt (ENG)

III. KẾT QUẢ KHÁM NGHIỆM:

A. Kết quả khám nội khoa:

Qua thăm khám lâm sàng và xét nghiệm nội khoa chúng tôi phân thành 2 nhóm như sau:

+ Nhóm bệnh nhân chóng mặt có liên quan đến bệnh lý tuần hoàn não: Có 34 bệnh nhân.

+ Nhóm bệnh nhân có triệu chứng chóng mặt nhưng không có biểu hiện bệnh lý tuần hoàn não: Có 8 bệnh nhân.

- Trong 34 trường hợp có bệnh lý mạch máu não, chúng tôi phân thành 2 nhóm:

+ Nhóm có tai biến mạch máu não: 12 trường hợp.

+ Nhóm không có tai biến mạch máu não mà rối loạn tuần hoàn não chỉ được phát hiện qua các xét nghiệm đánh giá tuần hoàn não: nhóm này có 22 trường hợp.

B. Kết quả đo nhiệt độ kinh lạc:
- Chúng tôi chia 42 bệnh nhân bị chóng mặt thành 2 nhóm sau:

+ Nhóm có hiện tượng phân ly âm – dương, tức là nhóm có nhiệt độ ở một bên chi cao hơn bên chi đối diện: Có 35 trường hợp.

+ Nhóm không có hiện tượng phân ly âm – dương: Có 7 trường hợp.

- Trong nhóm có hiện tượng phân ly âm – dương chúng tôi chia thành 2 nhóm nhỏ:

+ Nhóm phân ly âm – dương ở một chi, tức là nhiệt độ ở các đường kinh ở một tay hoặc ở một chân cao hơn đối diện: Có 25 trường hợp.

+ Nhóm phân ly hoàn toàn, tức là nhiệt độ của các đường kinh của tay và chân một bên cao hơn bên đối diện: Có 12 trường hợp.

C. Đối chiếu kết quả:

Khi đối chiếu kết quả của khám nội khoa với kết quả đo nhiệt độ của các đường kinh, chúng tôi nhận thấy:

+ 34 trường hợp được khẳng định là có bệnh lý mạch máu não đều có hiện tượng phân ly âm – dương ở những mức độ khác nhau.

+ 12 trường hợp có tai biến mạch máu não thì có hiện tượng phân ly âm – dương ở các chi trên và chi dưới (phân ly hoàn toàn).

Như vậy là hiện tượng phân ly âm – dương được phát hiện bằng đo nhiệt độ kinh lạc là đặc trưng cho bệnh lý mạch máu não. Trái lại 8 trường hợp chóng mặt không có biểu hiện bệnh lý tuần hoàn não thì không có hiện tượng phân ly âm – dương.

IV. KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN:

1. Đo nhiệt độ kinh lạc là một phương pháp đánh giá bệnh lý tuần hoàn não chính xác đơn giản và kinh tế so với các phương pháp đo tuần hoàn não hiện đại. Phương pháp này rất dễ sử dụng, tiện lợi có thể áp dụng các cơ sở y tế địa phương.
2. Đo nhiệt độ kinh lạc giúp cho việc chuẩn đoán phân biệt, nguyên nhân của chóng mặt là do bệnh lý tuần hoàn não. Phương pháp này còn cho biết mức độ nặng nhẹ của bệnh lý tuần hoàn não.
3. Nếu phương pháp bắt mạch truyền thống dựa vào cảm giác chủ quan của thầy thuốc, phương pháp “ Tri nhiệt cảm độ” của Xích Vũ dựa vào cảm giác chủ quan của người bệnh thì đo nhiệt độ kinh lạc là một phương pháp bắt mạch khách quan không phụ thuộc vào cảm giác chủ quan của thầy thuốc cũng như bệnh nhân. Phép đo này chẳng những cho biết hai mặt chất và lượng của hoạt động tạng phủ mà còn cho biết mối liên quan bệnh lý giữa các tạng phủ với nhau theo quan hệ: Tương sinh tương khắc ngũ hành.
4. Đo nhiệt độ kinh lạc cho biết bệnh ở những giai đoạn rất sớm. Vì thế nó là phương pháp có thể sử dụng để theo dõi và bảo vệ sức khỏe của người lao động nhất là những người làm việc trong điều kiện môi trường không thuận lợi dễ gây các bệnh nghề nghiệp. Trong tương lai với máy tính điện tử và những cải tiến kỹ thuật làm nhiều đầu đo để đo được nhiệt độ của 12 đường kinh cùng một lúc, chúng ta chẳng những thu được những kết quả một cách nhanh chóng mà còn có nhiều loại mô hình bệnh lý khác nhau nữa giúp cho việc chuẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Khánh Hòa: Góp phần nghiên cứu nguyên nhân gây chóng mặt ở người Việt Nam qua khám 500 trường hợp chóng mặt tại Viện Tai Mũi Họng TW.
Tập san nghiên cứu khoa học Y Dược.

2. Phạm Khuê: 1987 Vữa sơ động mạch. Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

3. TNH.KHUÊ: LVS; BAO TR.TR; 1989 – Tìm hiểu khí chất và trạng thái tâm sinh lý thông qua ngày giờ sinh và nhiệt độ các đường kinh lạc. Hội nghị khoa học nghiên cứu sử dụng không gian vũ trụ. Tiểu ban sinh y học vũ trụ.

4. NG.V. PHI: 1977. Bệnh sơ cứng động mạch ở bệnh viện Bạch Mai qua mổ 217 trường hợp.
Y học Việt Nam tạp chí tập 80 số 1. tr16.

5. NG.T.PHONG: 1988. Đánh giá các phản ứng chức năng tiền đình ở người có tuổi. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học về lão khoa 11.1988.

6. PH.NG.DAO: 1977. Qua 4189 trường hợp tai biến mạch máu não với 550 trường hợp mổ tử thi tại bệnh viện Việt nam – Cu ba (báo cáo chuyên đề – Hội nội khoa 1982).

7. L.V. Sửu: 1992. Dùng nhiệt kế để chuẩn đoán và theo dõi điều trị theo lý luận cổ truyền phương đông. Tạp chí Y học Quân sự số 1/1992.

 

PGS-TS Nguyễn Tấn Phong
Phó chủ nhiệm Bộ môn TMH - ĐHYK Hà Nội
Trưởng Khoa Mổ Tai – Viện Tai Mũi Họng TW
ĐT:098 811 405

Hà nội, ngày 16 tháng 3 năm 2010


 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 4) 2654915 lượt người truy cập vào Website này!