Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Tham Luận: Một vài ý kiến về nhiệt độ da, nhiệt độ huyệt



Năm 1983 dưới sự chỉ đạo của Lương y Lê Văn Sửu và giáo sư Tô Như Khuê chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu “bước đầu tìm hiểu hệ thống kinh lạc thông qua nhiệt độ các tỉnh huyệt”.


Bản tham luận này nhằm xác định vị trí của nhiệt độ da, trong đó có nhiệt độ tỉnh huyệt trong hệ thống cân bằng nhiệt của cơ thể con người.

Con người thuộc loài máu nóng, thân nhiệt luôn được duy trì tương đối hằng định. Thân nhiệt còn gọi là nhiệt độ Lõi, nhiệt độ tứ chi và da gọi là nhiệt độ Vỏ.

Việc duy trì thân nhiệt hằng định có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại của động vật máu nóng trong thế giới tự nhiên. Ý nghĩa này được I.P. Pavlov khái quát như sau: “ Tình trạng đẳng nhiệt, không dao động nhiều quá là điều kiện rất cần thiết để các động vật cao cấp có thể tồn tại một cách độc lập và không phụ thuộc vào thiên nhiên. Nếu không có điều kiện đó, cuộc sống của chúng sẽ thành một “đồ chơi” trong tay của nhiệt độ bên ngoài”. Vì vậy chức năng điều hòa thân nhiệt là một trong những chức năng sinh lý quan trọng của cơ thể người. Sự điều hòa qua thần kinh thể dịch làm cân bằng sinh nhiệt và thải nhiệt sao cho tối ưu cho cơ thể.

Có thể khái quát hóa quá trình cân bằng nhiệt trong cơ thể bằng công thức đơn giản của Vitte:

Q = M ± R ± C – E

Trong đó
Q - lượng nhiệt được cân bằng trong một khoảng thời gian nào đó (tính bằng KCal/phút), nó có thể dương(+) tức là cơ thể bị tích nhiệt và có thể âm(-) tức là mất nhiệt.
M - lượng nhiệt do cơ thể tạo ra qua chuyển hóa các chất và luôn (+).
R – lượng nhiệt do bức xạ từ môi trường xung quanh đến cơ thể có thể thu vào (+) hoặc thải ra (-).
C – lượng nhiệt từ đối lưu của môi trường không khí hoặc nước đến cơ thể, có thể (+) và (-).
E – lượng nhiệt thải ra do bốc hơi mồ hôi, luôn luôn (-).

Nhiệt độ bình thường biến đổi nhiều theo môi trường, nhưng cũng chính nhiệt độ da được cơ thể điều hòa sao cho tối ưu nhất cho việc duy trì thân nhiệt ổn định trong điều kiện nóng quá hoặc lạnh quá.

Trong điều kiện nóng: Thí dụ nhiệt độ không khí 36ºC, mùa nóng nhiệt độ da bình thường khoảng từ 30 - 33ºC.

Để tăng cường thải nhiệt hệ tuần hoàn hô hấp tăng cường hoạt động dãn mạch ngoại vi đưa máu lưu thông qua da nhiều để thải nhiệt.

Sự trao đổi nhiệt giữa da và môi trường nóng xảy ra như sau:
- Các vật nóng như bức tường, dòng không khí đều nóng hơn nhiệt độ da, lúc này dẫn truyền đối lưu bức xạ giữa con người và các vật thể xung quanh kể cả không khí đều đưa đến tích nhiệt cho cơ thể.
- Con đường duy nhất còn lại cơ thể có thể thải nhiệt là bốc hơi mồ hôi qua da được thực hiện theo công thức sau:

P = 0,25 (E - e) (0,5 + v)

P – lượng mồ hôi bốc hơi từ bề mặt da tính bằng g/phút, khi 1g mồ hôi bay hơi cơ thể thải được 0,580 KCal.
E - áp suất mồ hôi ở nhiệt độ da (mm Hg)
E - độ ẩm tuyệt đối của không khí theo nhiệt độ (mm Hg)
v – tốc độ gió.

Trong điều kiện e ≥ E tức là không khí đã bão hòa hơi nước thì khả năng bốc hơi không thực hiện được và con đường thải nhiệt cuối cùng bằng bốc hơi mồ hôi cũng bế tắc. Mồ hôi ra đọng thành giọt và rơi xuống đất lúc này muốn tỏa nhiệt phải gia tăng kỹ thuật : Quạt thông gió, điều hòa.

Trong điều kiện lạnh vai trò nhiệt độ da có vai trò rõ rệt trong điều hòa nhiệt cho cơ thể. Phản ứng đầu tiên là co mạch ngoại vi làm giảm lượng nhiệt từ Lõi ra Vỏ, quá trình này cũng tăng cường chuyển hóa. Việc dồn máu vào Lõi làm tăng bề dày lớp Vỏ, giảm hệ số dẫn nhiệt. Lớp Vỏ cơ thể tăng lên đến 50% khối lượng cơ thể, hệ số dẫn nhiệt giảm từ 10,9 xuống còn 6 KCal/m2/ giờ oC.

Việc dồn máu vào nội tạng làm hạ nhiệt độ da.
Lượng nhiệt thoát ra ở bề mặt cơ thể (chủ yếu do đối lưu bằng lượng nhiệt dẫn truyền từ Lõi ra Vỏ biểu hiện bằng công thức:
Qthải ra = Qtruyền lõi ra vỏ = K (hm - da)
K
– hệ số dẫn nhiệt lớp Vỏ
hm – nhiệt độ Lõi (qua nhiệt độ hậu môn)
da – nhiệt độ da.

Q thải ra ít nếu : K nhỏ; da giảm ít
Nhiệt độ da lúc này có vai trò điều tiết sao cho mất nhiệt từ Lõi ra Vỏ và truyền từ da ra môi trường ít nhất.

Như vậy hạ nhiệt độ da xuống mức nào để vừa đảm bảo giảm mức thấp nhất nhiệt thải ra do đối lưu vừa duy trì trạng thái sinh lý của da ở mức độ cần thiết. Đó là một cơ chế vật lý và sinh lý phức tạp trong đó có vai trò hàng đầu là mạch máu dưới da.

Như vậy nhiệt độ da luôn luôn biến đổi theo môi trường và sự điều tiết của cơ thể. Có thể kể ra một số đặc điểm sau:

- Nhiệt độ da phần vỏ của cơ thể luôn biến đổi theo điều tiết của cơ thể và tác động của môi trường, do đó không có hằng số sinh học cho nhiệt độ da, trong khi đó nhiệt độ lõi của người bình thường luôn được duy trì ở mức 37oC ± 0,5oC.
- Mặc dầu biến đổi nhưng trong một người ở một thời điểm cụ thể thì nhiệt độ da có tính thống nhất và có mức độ tương đối giữa các điểm trên da tùy thuộc vào điều tiết của cơ thể.

- Chính nhờ tính biến đổi có điều tiết và sự ổn định giữa các điểm của nhiệt độ da mà ta có thể đánh giá trạng thái tâm sinh lý hoặc bệnh lý trên nền nhiệt độ da. Chúng tôi đã đánh giá thích nghi của bộ đội trong quá trình rèn luyện với các yếu tố Nóng và Lạnh thông qua biến đổi nhiệt độ da.

- Bằng sự so sánh nhiệt độ của các huyệt trên đường Kinh mà ta có thể xác định trạng thái tâm sinh lý và bệnh lý theo Kinh lạc.

- Do đặc điểm biến đổi liên tục theo thời gian, do vậy càng nhanh xác định nhiệt độ các huyệt cần đo càng tốt. Tốt nhất là cùng một thời gian ở tất cả các điểm đo. Điều này phản ánh đúng nhất trạng thái cơ thể tại thời điểm đó.

Sinh thời Thầy Lê Văn Sửu luôn ước ao một máy đo nhiệt độ 24 tỉnh huyệt cùng một lúc, nhưng điều đó chưa thực hiện được. Hiện nay máy đo 24 đầu đo của Kỹ sư Đinh Lai Thịnh ( môn sinhn của LY Lê Văn Sửu) sẽ mở ra một khả năng lớn: Ngoài việc đo đạc nhanh và quan trọng hơn là xác định được nhiệt độ tất cả các huyệt cần đo trong cùng một thời điểm; Điều này giúp cho việc chẩn đoán chính xác trạng thái của cơ thể.

 PGS-TS TRẦN TRÍ BẢO
Nguyên giảng viên học viện QY
ĐT : 04 38230233

Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2010
 

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 416) 2690414 lượt người truy cập vào Website này!