Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Tham Luận: Phép đo độ cảm giác nhiệt của akabane (nhật bản)



Akabanê đọc theo chữ Hán là Xích Vũ. Qua nghiên cứu khoa châm cứu kinh điển trong sách Nội kinh Tố vấn, Nội kinh Linh khu, Hoàng Đế Giáp Ất kinh, Châm cứu Tử sinh kinh, Minh Đường châm cứu đế kinh, Thập tứ kinh phát huy, Châm cứu đại thành kết hợp với kinh nghiệm nhiều năm điều trị bằng châm cứu trên thực tế lâm sàng, Akabanê đã sáng tạo ra phương pháp chẩn đoán tìm hiểu nguyên nhân bệnh, cơ chế bệnh dựa vào 12 huyệt tỉnh của hệ kinh lạc cổ điển.


Phương pháp chẩn đoán này sử dụng các huyệt tỉnh của 12 đường kinh chính trong hệ kinh lạc, các huyệt tỉnh nằm ở đầu ngón tay, ngón chân (nơi góc móng). Bằng cách kính thích bằng sức nóng (thường dùng sức nóng của nén hương - về sau này thay bằng điếu ngải). Dùng nén hương, điếu ngải lần lượt hơ lên các huyệt tỉnh. Dựa vào cảm giác người bệnh để có độ nóng thích hợp. Tuỳ theo số lần đã kích thích (đã hơ theo nhịp chim mổ) mà vạch ra mức độ bắt đầu đầu cảm thấy nóng, rồi so sánh tỷ lệ độ nhiệt cảm của một huyệt ở hai bên tay chân, cao hay thấp mà nhận định về tình hình khác thường của đường kinh.

Về ý nghĩa và tầm quan trọng của 12 huyệt tỉnh sách Nội kinh nói: ”Sở xuất vi tỉnh” (Nơi khí của đường kinh đi ra gọi là huyệt Tỉnh). Do đó huyệt Tỉnh giữ vị trí trọng yếu bậc nhất trong mỗi đường kinh.

PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ NHIỆT CẢM CỦA HUYỆT TỈNH:

Bước một:

Đánh dấu các huyệt Tỉnh ở đầu đường kinh (nơi góc móng, các ngón tay, chân)
Bước hai:
Hơ nén hương (điếu ngải) vào gần huyệt Tỉnh. Lấy mức độ, người bệnh cảm thấy dễ chịu làm chuẩn của cự ly giữa nén hương (điếu ngải) và mặt da ngón tay người bệnh. Đóm lửa cách huyệt từ 1cm trở lên. Mổ nhẹ đầu nén hương (điếu ngải) trên huyệt Tỉnh. Chú ý giữ tốc độ đều đặn và liên tục, tức là luôn luôn đều ở cách huyệt và với nhịp độ như nhau. Hơ mổ và đếm số lần mổ.
Bước ba:
Đếm đến một con số nào đó, người bệnh nói có cảm giác nóng và đau tại chỗ trị thật rõ ràng. Nóng và đau tại huyệt hơ là cảm giác chủ quan của người bệnh. Do đó, thầy châm cứu phải dặn dò kỹ lưỡng người bệnh hợp tác với mình. Ghi số đo đạt yêu cầu lại.
Khi đo xong một huyệt, lập tức bắt đầu đo sang huyệt khác. Điều khó là cần hơ mổ như chim mổ với tốc độ đều đặn, liên tục và cự ly không đổi mới tránh khỏi chẩn đoán lầm lẫn.
Ngoài các huyệt Tỉnh ở đầu ngón tay chân là những huyệt đã được dùng từ lâu, về sau những nhà nghiên cứu Nagakama (Nhật Bản) dùng thêm ba huyệt nữa:


- Huyệt TRUNG TRẠCH ở góc móng tay giữa (phía ngón tay đeo nhẫn) thuộc đầu cuối một kinh đặc biệt, có quan hệ với huyệt Cách du ở lưng, cho nên gọi là Cách du kinh.

- Huyệt LỆ ĐOÀI 2 ở góc móng ngón chân thứ ba (phía ngón chân thứ tư), thuộc đầu cuối một kinh đặc biệt, có quan hệ với một điểm đặt tên là Bát du – nằm ở giữa Cách du và Can du, cho nên gọi là Bát du kinh.

- Huyệt NỘI CHÍ ÂM ở góc móng ngón chân thứ năm (Phía trong ngón, đối xứng với huyệt Chí âm ở phía ngoài), coi như là thuộc đầu cuối Thận kinh.

Việc dùng thêm ba huyệt trên, trong thực tế đã nâng cao thêm hiệu quả chẩn đoán và điều trị lâm sàng.

CÁC HUYỆT DÙNG ĐỂ ĐO ĐỘ NHIỆT CẢM:

- Huyệt Thiếu thương (Kinh Thủ Thái âm phế)
- Huyệt Thương dương (Kinh Thủ Dương minh đại trường)
- Huyệt Trung xung (Kinh Thủ Quyết âm tâm bào).
- Huyệt Trung Trạch (Cách du kinh)
- Huyệt Quan xung (Kinh Thủ Thiên dương tam tiêu)
- Huyệt Thiếu xung (Kinh Thủ thiếu âm tâm)
- Huyệt Thiếu trạch (Kinh Thủ Thái dương tiểu trường)
- Huyệt Ẩn bạch (Kinh Túc Thái âm tỳ)
- Huyệt Đại đôn (Kinh Túc Quyết âm can)
- Huyệt Lệ Đoài (Kinh Túc Dương minh vị)
- Huyệt Lệ Đoài 2 (Bát du kinh)
- Huyệt Khiếu âm (Kinh Túc Thiếu Dương đảm)
- Huyệt Nội chí âm (Kinh Túc Thiếu âm Thận)
- Huyệt Chí âm (Kinh túc Thái dương bàng quang).

GHI CHÉP SỐ ĐO VÀ BIỆN CHỨNG NGUYÊN NHÂN BỆNH, CƠ CHẾ BỆNH:

Thí dụ hơ huyệt Thương Dương (thuộc kinh Thủ Dương minh Đại trường) ở ngoài ngón trỏ bên tay trái. Đếm đến 10 lần, người bệnh bắt đầu có cảm giác nóng, ta ghi số 10.
Hơ tiếp huyệt ấy bên ngón trỏ tay phải. Nếu như đếm 20 lần, người bệnh mới có cảm giác nóng rõ, ta ghi số 20 theo trái phải như sau:

Trái Phải
10 20

Ta thấy độ cảm giác nhiệt bên ngón tay trái và bên ngón tay phải khác nhau là 10. Thương dương là huyệt tỉnh thuộc kinh Thủ Dương minh Đại trường. Hiện tượng sai lệch 10/20 này có ý nghĩa bệnh lý là công năng kinh Thủ Dương minh đại trường ở hai bên trái phải có biến đổi khác thường thường.

Áp dụng phương pháp đo thăm dò độ cảm giác nhiệt cho toàn bộ huyệt tỉnh và cả ba huyệt mới bổ sung. Mỗi lần đều ghi chép số nhiệt cảm, rồi phân tích sự sai lệch giữa hai bên phải trái. Chỉ có kết luận chẩn đoán là bệnh ở một đường kinh nào đó, khi mà sai số phải trái hiện ra rõ rệt (thường là phải thấy sai số bên này khác bên kia một lần trở lên mới kết luận là có bệnh, còn nếu chỉ hơn ½ trở xuống, ta nhận định sai số ấy không đáng kể. Nếu như trình độ cảm giác nhiệt của một đường kinh ở hai bên trái phải bằng nhau, hoặc không sai mấy, có thể coi đường kinh ấy là vô bệnh.. Một phương pháp khác đo độ nhiệt cảm là phép đo điện trở da. Phương pháp này do bác sĩ Nakatani (Trung Cốc - Nhật bản) tìm ra. Đó là vận dụng “lương đạo lạc” (đường dẫn điện tốt) tìm trị số điện trở da.

Khi một dòng điện chạy qua da, ta sẽ thấy có hiện tượng điện trở da. Hiện tượng điện trở da ấy, đặc biệt có nơi thì giảm, có nơi tăng.

Theo sách Nội kinh Linh khu, điểm trị liệu trong châm cứu học kinh điển có tên là “kinh huyệt”, về sau tìm ra một số huyệt bổ sung gọi là “Kinh ngoại kỳ huyệt”, “Tân huyệt”. Kinh huyệt là những điểm trị liệu được công nhận trong các sách châm cứu kinh điển từ thời cổ đại, thuộc một kinh lạc nhất định. Mỗi huyệt có tên gọi riêng. Ngoài ra còn có những điểm ấn ngón tay, người bệnh cảm thấy đau (áp thống điểm), hoặc là không ấn ngón tay mà người bệnh đã cảm thấy đau (thống điểm), thầy châm cứu gọi là “a thị huyệt”, “thiên ứng huyệt”.

Theo nghĩa rộng, điểm trị liệu còn là “những điểm phản ứng” trên da thịt người bệnh: phù nề, cảm giác đau tê khác thường, da khô hay ướt, nổi phồng, tụ cứng, lõm xuống, nổi mẩn, biến sắc, cảm giác lạnh hoặc cảm giác nóng khác thường, vv... Gần đây, các nhà châm cứu đã dùng các loại máy dò điểm trị liệu gọi bằng các tên:

- Máy dò kinh lạc, máy dò huyệt vị.
- Máy dò điểm cứu.
- Máy dò bằng điện.

Còn có loại máy dò kinh huyệt kiêm châm điện, dùng làn sóng tần số thấp.
Xét theo nguyên lý, có hai phương pháp dò kinh lạc, huyệt vị:

1- Căn cứ vào điện sinh vật (điện thế dò ở da) do cơ thể phát sinh.
2- Dùng một dòng điện nhất định từ bên ngoài chạy qua cơ thể dựa vào trị số điện trở của da mà thăm dò điểm phản ứng:
Do đó có hai loại máy:

1- Máy dò điện thế da.
2- Máy dò điện trở da.
Xin lược cơ chế và cấu tạo các loại máy nói trên.
Hiện nay, các loại máy nói trên chưa thật hoàn chỉnh, còn đang trên đường nghiên cứu để cải tiến.
Trong lúc sử dụng máy điện thăm dò kinh huyệt, nên lưu ý mấy nhược điểm sau đây:

1- Thường cho thông điện lâu thì điện trở da giảm sút. Nói chung, dùng máy dò để tìm điểm phản ứng thường hiện ra nhiều điểm quá mức cần thiết. Việc phân biệt để chọn điểm thích đáng gặp khó khăn.
2- Nổi mẩn, phát ban, vết thương, vết cứu cũng khiến cho điện trở ở các điểm phả ứng giảm sút.
3- Ẩm ướt, mồ hôi có ảnh hưởng đến kết quả thăm dò.

Hiện nay, phương pháp dùng máy điện đo nhiệt cảm trên huyệt Tỉnh (và một số huyệt khác) đã được ứng dụng tương đối rộng rãi tại Nhật bản, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Một số nước phương Tây cũng đã chú ý sử dụng phương pháp này trong chẩn đoán và điều trị bệnh thông qua các điểm phản ứng trên da (kinh huyệt, kỳ huyệt, tân huyệt, a thị huyệt, vv...).
Trong quá trình vận dụng phương pháp đo độ nhiệt cảm trên huyệt tỉnh, tổng kết kinh nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu cũng từng bước phát triển phương pháp này.

Nhà châm cứu sau khi đo độ nhiệt cảm của huyệt tỉnh ở ngón tay có đường kinh bệnh lý, thấy sự chênh lệch rõ rệt khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, so với bên lành. Nhà châm cứu điều trị trường hợp này bằng cách châm vào “huyệt du” của kinh đó ở lưng (bối du). Sự chênh lệch về độ cảm giác nhiệt của huyệt tỉnh ở hai bên không còn nữa. Đường kinh bệnh lý ấy đã được chữa lành.

(Trường hợp huyệt tỉnh đường kinh Thủ thiếu âm Tâm hai bên phải trái có độ nhiệt cảm 10/20, tức là độ chênh lệch nhiệt cảm bệnh lý. Châm huyệt “Tâm du” ở lưng, thủ thuật bổ hay tả tuỳ theo hư chứng hoặc thực chứng.

Nhà châm cứu Đồng Thừa Thống (Trung Quốc) sử dụng phương pháp đo độ nhiệt cảm của huyệt tỉnh, so sánh chênh lệch giữa hai bên trái phải, rồi chọn huyệt châm thích hợp để điều trị (không nhất thiết là châm huyệt bối du của kinh mà ta đo huyệt tỉnh của nó). Sau khi châm với trị pháp và thủ thuật thích hợp, thấy sự chênh lệch của độ nhiệt cảm của hai bên phải trái được điều chỉnh. Bệnh được điều trị khỏi.

Hiện đại hoá phương pháp châm cứu cổ điển là một hướng đi tốt, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử y học và của thời đại. ở Việt Nam, phương pháp dùng máy điện dò kinh lạc – huyệt vị, dùng máy điện đo độ nhiệt cảm của huyệt tỉnh 12 kinh lạc, thu được một số kết quả tốt.

Theo các nhà nghiện cứu kinh lạc – kinh huyệt học hiện đại, điện thế sinh vật ở huyệt thay đổi theo rất nhiều yếu tố:

1- Khi chức năng của các nội tạng ở những trạng thái khác nhay, điện thế sinh vật của huyệt tương ứng cũng có những biến đổi khác nhau.
Như đồng thời đo điện thế ở huyệt Vị du (Kinh Túc Thái dương Bàng quang) và niêm mạc dạ dày. Thực nghiệm cho thấy điện thế ở các cực của máy đo biến đổi song song với nhau. Nó luôn luôn thay đổi theo trạng thái sinh lý của dạ dày (lúc no khác lúc đói, khi tiết dịch nhiều khác khi tiết dịch ít, và khi không tiết dịch).
Hoặc đo điện thế của huyệt Bàng quang du và điện thế niêm mạc bàng quang, thấy điện thế của hai cực đo cùng biến đổi song song với nhau khi bàng quang đầy, và khi bàng quang không có nước tiểu (Patsibiakin – Liên xô cũ).

2- Ảnh hưởng của châm đắc khí đối với điện thế sinh vật của huyệt:
So sánh điện thế sinh vật trước và sau khi châm đã đắc khí, thấy điện thế có dao động rõ ràng trên đường kinh được châm. Nếu đo ở cách đường kinh ấy độ 2cm trở lên thì không có gì thay đổi. (Bộ môn sinh lý học Viện y học Thẩm Dương – Trung Quốc).
Về tầm quan trọng của hiệu ứng “đắc khí”, sách châm cứu kinh điển nói: “Dụng châm chi diệu, đắc khí tức hiệu” (Sự thần diệu của việc dùng châm - kể cả cứu, là sau khi châm - cứu có cảm giác lan truyền theo tuyến là có hiệu quả điều trị tốt). Ngày nay, người ta thường hiểu “đắc khí” tức là có phản xạ sinh học tốt.

3- Quan sát trong 24 giờ, hiệu ứng Kirlian thay đổi theo nhịp điệu ngày đêm. Ban đêm, cường độ sóng của hào quang ghi được thấy gần gấp đôi ban ngày (các nhà châm cứu ở Liên Xô cũ).

“Hiệu ứng Kirlian” là các tính chất rất đặc trưng của những ảnh chụp theo kỹ thuật Kirlian làm xuất hiện một dạng đặc biệt của sự phóng điện cao tần qua sinh vật lúc chụp ảnh.

Qua kết quả thực nghiệm và thực tế điều trị lâm sàng nhận định một cách khách quan, ta sơ bộ tổng kết thấy phương pháp đo độ nhiệt cảm các huyệt tỉnh bước đầu thu được một số kết quả tốt trong chẩn đoán nguyên nhân bệnh và cơ chế bệnh (theo y học hiện đại cũng như theo đông y cổ truyền).

Nhưng thực tế cho ta thấy máy đo, phương pháp đo và trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ thuật do trình độ phát triển của khoa học - kỹ thuật hiện đại do những hạn chế nhất định của điều kiện lịch sử và xã hội, cộng thêm trình độ hạn chế về y học cổ truyền, châm cứu học kinh điển. Do đó sự đánh giá kết quả của phương pháp này nên hết sức khách quan, và chủ yếu là theo kết quả thực tế.

Để thừa kế và phát triển phương pháp đo độ nhiệt cảm của huyệt Tỉnh trong chẩn đoán, tôi đề nghị:

1- Ủng hộ những người nghiên cứu có tâm huyết đối với phương pháp đo huyệt Tỉnh và tạo điều kiện (trong tình hình thực tế cho phép) vật thể cũng như phi vật thể thuận tiện cho người nghiên cứu.
2- Không ngừng nâng cao trình độ tri thức của người nghiên cứu về hai mặt khoa học - kỹ thuật hiện đại và y học, châm cứu học kinh điển.
3- Nên có một tập thể nhỏ được phân công chuyên trách việc nghiên cứu và được sự chỉ đạo sát sao của một tổ chức học thuật có thẩm quyền.

Mấy ý kiến thô thiển, xin được trình bày sơ lược.

Thầy thuốc ưu tú- LY Vũ Xuân Quang

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 233) 2690145 lượt người truy cập vào Website này!