Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Chẩn Đoán Nguyên Nhân Loạn Cảm Họng Bằng Nhiệt Kế Điện



TỔNG HỘI Y - DƯỢC HỌC VIỆT NAM
HỘI TAI MŨI HỌNG VIỆT NAM
----------------------------------------------

NỘI SAN
TAI MŨI HỌNG

BAN BIÊN TẬP

Chủ biên: LƯƠNG SỸ CẦN
Uỷ viên: NGUYỄN ĐÌNH BẢNG NGÔ NGỌC LIỄN
PHẠM KHÁNH HOÀ ĐẶNG HIẾU TRƯNG TRẦN HỮU TUÂN
Thư ký: VÕ THANH QUANG

SỐ 1 - 1997
HÀ NỘI, 12 – 1997

CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN
LOẠN CẢM HỌNG BẰNG NHIỆT KẾ ĐIỆN


NGUYỄN TẤN PHONG

I- ĐẶT VẤN ĐỀ
Những rối loạn về cảm giác họng bao gồm:
- Mất hoặc giảm cảm giác ở họng,
- Tăng cảm giác,
- Loạn cảm họng.
Loạn cảm họng là một triệu chứng chủ quan của người bệnh. Thực chất đây là những rối loạn về cảm giác ở họng không tìm thấy nguyên nhân.
Điều này gây nên khó khăn cho việc điều trị. Tuy nhiên trong số những bệnh nhân bị loạn cảm họng người ta vẫn để sót những trường hợp có nguyên nhân cụ thể có thể điều trị được.

A. Loạn cảm họng có nguyên nhân: 1. Viêm xoang sâu và các bệnh gây ngạt mũi
2. Viêm họng hạt
3. Viêm Amidan có hốc mủ,
4. Quá phát các hang lympho thành sau họng
5. V.A lưỡi phát
6. Mỏm trâm dài
7. U lành tính ở nền lưỡi và vùng hố lưỡi thanh thiệt (u bã đậu, u nang...).
8. Bệnh ở vùng miệng:
- Áp xe màn hầu và các trụ Amidan.
- Sâu răng
- Các xây sát ở niêm mạc họng
- Sỏi ống Warton
9. Bệnh thoái hoá đốt sống cổ
10. Các viêm tuyến giáp và u tuyến giáp.
11. Đau giây thần kinh thanh quản trên.

Những trường hợp trên đây nếu ta tìm thấy nguyên nhân đều có thể điều trị được. Vì vậy trước khi kết luận 1 bệnh nhân bị loạn cảm hỏng cần phải xem xét kỹ các nguyên nhân này.

B. Loạn cảm họng không tìm thấy nguyên nhân:

Những trường hợp này thực sự mới được coi là loạn cảm họng. Cho đến nay cơ chế bệnh sinh của loạn cảm hỏng vẫn chưa được tìm thấy. Người ta chỉ nhận xét rằng triệu chứng này thường gặp ở những người bị suy nhược thần kinh, ám ảnh sợ, hoang tưởng, tự kỷ ám thị, histeri.
Ở nam giới hay gặp ở người lao động trí óc mệt mỏi. Ở phụ nữ gặp nhiều ở giai đoạn tiền mãn kinh và gần đây chúng tôi còn nhận thấy trên một số bệnh nhân bị cường năng tuyến giáp được điều trị bằng những thuốc kháng giáp trạng tổng hợp kéo dài.
Từ những nhận xét trên, ta có thể đi đến giả thiết là phải chăng loạn cảm họng có liên quan đến hoạt động của hệ thần kinh nội tiết hay đúng hơn là hệ thần kinh thực vật nội tiết. Để tìm hiểu nguyên nhân của chứng loạn cảm họng này chúng tôi đã sử dụng nhiệt kế điện (N.K.Đ) để đo nhiệt độ của các đường kinh nhằm tìm hiểu xem ở những bệnh nhân này có nhiễu loạn chức năng ở tạng phủ nào. Phương pháp này lần đầu tiên đã được lương y Lê Văn Sửu giới thiệu vào năm 1983 nhằm mục đích đánh giá hoạt động chức năng của các Tạng Phủ ở các học viên thuộc Học viện Quân y khi họ luyện tập các môn võ thuật khác nhau. Phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc được xây dựng là 1 trong 4 phép tứ chẩn của đông y (Thiết chẩn). Phép thiết chẩn bao gồm có: Mạch chẩn và Xúc chẩn. Phép Xúc chẩn được một người Nhật Bản là Xích Vũ (Chu Yu) nâng lên thành phép Tri nhiệt cảm độ. Từ cơ sở của phương pháp này lương y Lê Văn Sửu đã cải tiến thành phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc để đánh giá hoạt động chức năng của các Tạng Phủ thông qua đo nhiệt độ các đường kinh.

II- PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:

A. Phương tiện:


1- 27 bệnh nhân có triệu chứng loạn cảm họng.
2- Máy nhiệt kế điện loại ABM - Bs (loại báo nhiệt độ bằng đồng hồ điện tử hiện số). Viện khoa học kỹ thuật quân sự với độ chính xác là 1/1000C sai số cho phép nhỏ 1/1000C.

B. Phương pháp tiến hành

1- 27 bệnh nhân lần lượt được thăm khám lâm sàng về tai mũi họng để loại trừ các nguyên nhân có thể gây nên loạn cảm họng.
2. Đo nhiệt độ kinh lạc ở tất cả các bệnh nhân.
Đo nhiệt độ 12 huyệt đầu chi đại diện cho 12 đường kinh.
Ở tay:

- Kinh tiểu trường: Thiếu trạch
- Kinh tâm: Thiếu xung
- Kinh tam tiêu: Quan xung
- Kinh tâm bào: Trung xung
- Kinh đại trường: Thương dương
- Kinh phế: Thiếu thương
Ở chân:

- Kinh bàng quang: Chí âm
- Kinh thận: Nội chí âm
- Kinh đảm: Khiếu âm
- Kinh vị: Lệ đoài
- Kinh can: Đại đôn
- Kinh tỳ: Ẩn bạch

II- KẾT QUẢ

a. Tuổi từ 25 đến 60
b. Giới tính: nam: 8 Nữ: 21
c. Phân loại theo lâm sàng: Tuy 27 bệnh nhân này đã được khám lâm sàng nhằm loại trừ các nguyên nhân gây nên loạn cảm họng chúng tôi vẫn phát hiện được 4 bệnh nhân có nguyên nhân gây ra loạn cảm họng. Vì vậy chúng tôi chia làm 2 nhóm sau:
- Loạn cảm họng tìm thấy nguyên nhân: Viêm Amidan khe, sỏi của ống Warton v.v.
- Loạn cảm họng không thấy nguyên nhân: Khi đo nhiệt độ kinh lạc của nhóm chúng tôi nhận thấy có một đặc điểm chung là nhiệt độ của kinh Tâm, Can, Phế cao hơn các đường kinh khác (nhiệt), trái lại nhiệt độ kinh Đảm lại thấp hơn các đường kinh khác (hàn). Là mô hình tâm can phế nhiệt và đảm hàn lại là mô hình đặc trưng cho các bệnh nhân bị suy tuyến giáp mà chúng tôi đã ghi nhận trước đây (chẩn đoán và theo dõi điều trị bằng ĐNĐKL 1995).

IV- KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN

1. Loạn cảm họng có thể được coi là triệu chứng của suy tuyến giáp tiềm tàng mà chứng loạn cảm họng có thể giải thích bằng hiện tượng phù niêm kín đáo ở vùng niêm mạc họng.
2. Phương pháp Đ.N.Đ.K.L có thể được coi là phương pháp chẩn đoán sớm suy tuyến giáp tiềm tàng (kể cả những trường hợp không có LCN).
3. Đ.N.Đ.K.L là một phương pháp đơn giản kinh tế và chính xác có thể phổ cập ở mọi cơ sở y tế.
4. Đ.N.Đ.K.L còn là một phương pháp theo dõi và đánh giá kết quả điều trị bệnh suy tuyến giáp cũng như bệnh cường tuyến giáp.

Tài liệu tham khảo 1. Tô Như Khuê, Lê Văn Sửu, Trần Trí Bảo - Tìm hiểu khí chất và trạng thái tâm sinh lý thông qua ngày giờ sinh và nhiệt độ các đường lạc - HN nghiên cứu sử dụng khoảng không vũ trụ, tiểu ban y sinh học 11-1989.
2. Nguyễn Tấn Phong - Chẩn đoán nguyên nhân chóng mặt bằng nhiệt kế điện - Nội san tai mũi họng 1992.
3. Lê Văn Sửu - Đông y và châm cứu học - Nhà xuất bản y học quân đội 1992.
4. Võ Tấn - Tai mũi họng thực hành - Nhà xuất bản y học Hà nội tập 1- 1970.
5. Trần Đức Thọ - Suy tuyến giáp ở người cao tuổi tại viện bảo vệ sức khoẻ người có tuổi - Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học lão khoa 11-1983.
6. Chi Yu - Phép Tri nhiệt cảm độ. Châm cứu học - Viện nghiên cứu Trung y Thượng hải 1962.
7. Lê Văn Sửu, Nguyễn Tấn Phong - Chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh bằng đo nhiệt độ kinh lạc - Nhà xuất bản y học 1995.

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 48) 2696397 lượt người truy cập vào Website này!