Phía Đông khu vực là Thái Bình Dương
Phía Tây là cao nguyên Hy mã lạp sơn và dẫy Thập vạn đại sơn
Phía Nam là vùng nhiệt đới và xích đạo
Phía Bắc là vùng hàn đới và bắc cực
Khí hậu phương Đông phụ thuộc vào địa hình như sau:
- Khi gió từ hướng Đông thổi tới đem theo hơn nước của biển
nên không khí có độ ẩm cao.
- Khi gió từ hướng Nam thổi tới đem theo hơi nóng của vùng
xích đạo về cho nên không khí nóng nực, oi ả
- Khi gió từ hương Bắc thổi tới, gió đem theo hơi lạnh của
vùng hàn đới và bắc cực về nên không khí lạnh lẽo, giá buốt
Khí hậu phương Đông còn phụ thuộc vào từng mùa trong năm:
- Mùa Đông rét buốt, trời âm u
- Mùa Hạ nóng nực, trời nắng gay gắt, chói chang
- Mùa xuân ấm áp, ẩm thấp, trời khi nắng, khi mưa
- Mùa thu mát dịu, hanh khô, trời trong, mây trắng
- Mùa hạ đầu thu mưa nhiều, nóng dữ
Sự trùng lặp giữa tính chất khí hậu theo mùa và gió theo
phương hướng là một đặc điểm riêng của vùng phía nam Trung Quốc và bắc Việt Nam
- Ngoài ra, do vị trí vùng này nằm giữa hai khối vật chất lớn
của vũ trụ là nước ở Thái Bình và đất liền trên đại lục địa á - Âu, cả hai khối
vật chất này đều nằm phía trên xích đạo. Từ tiết xuân phân đến tiết hạ chí, mặt
trời dần dần chiếu vuông góc từ xích đạo tới bắc chí tuyến. Từ tiết hạ chí đến
tiết thu phân, mặt trời lại lần lượt chiếu vuông góc từ bắc chí tuyến tới xích
đạo. Trong khi chịu ảnh hưởng của mặt trời như thế, đại lục địa bị nung nóng
lên, còn mặt biển hấp thụ nhiệt kém hơn, vì thế có sự chênh lệch nhiệt độ giữa
lục địa và đại dương, gây ra hiện tượng tràn áp suất từ Thái Bình Dương vào lục
địa. Lúc này có gió mùa đông nam, gió mùa sẽ cộng với tốc độ và hướng tràn của
áp xuất gây ra bão lớn. Mặt khác, khi bão đổ bộ vào đất liền thường đi theo vệt
thềm lục địa, cho nên vùng bắc Việt Nam và Trung Quốc là nơi đón chịu dồn dập
hầu hết các trận bão xảy ra ở vùng này. Đây cũng là một yếu tố làm đậm nét thêm
đặc điểm khí hậu phương Đông.
Nền văn minh phương Đông là kết quả nhận thức của con người
trong khung cảnh thiên nhiên với địa dư, khí hậu cụ thể đó, và từ cuộc sống của
con người ở đây đã được thích nghi tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt,
đầy biến động mà thành.
2. VŨ TRỤ QUAN PHƯƠNG ĐÔNG
Vũ trụ quan phương Đông là phương pháp quan sát vạn vật trong
sự biến đổi của không gian (vũ) và biến đổi của thời gian (trụ). Khi quan sát
theo không gian, người ta sử dụng cách quy nạp đồng dạng. Khi quan sát theo thời
gian, người ta sử dụng cách quy nạp tương ứng. Những giá trị đồng dạng và tương
ứng là những giá trị cơ bản để thiết lập nên các quy luật Âm Dương, Ngũ Hành.
Khi người ta đem so sánh giữa những giá trị tương tác giữa chúng với nhau, đó là
quy luật tương sinh, tương khắc trong quy luật ngũ hành, quy luật tiêu trưởng,
chuyển hoá trong quy luật âm dương.
Giá trị của vũ trụ quan phương Đông trong đời sống con người
là những kết quả ứng dụng của nó dưới dạng những quy luật vô cùng phong phú và
hiệu quả. Trong phạm vu y học, người ta chọn dùng một số có giá trị rõ nét và
thiết thực với chuyên ngành của mình, mấy vấn đề thường sử dụng trong y học là:
- Âm Dương
- Ngũ hành
- Thiên can
- Địa chi
3. CÁC THUYẾT CƠ BẢN CỦA ĐÔNG Y
A. ÂM DƯƠNG
A.a. Khái niệm cơ bản
Học thuyết âm dương đề cập đến quan niệm mâu thuẫn của các
hiện tượng sinh lý, bệnh lý trong cơ thể con người, giải thích nguyên tắc chữa
bệnh và dược lý. Người ta cho rằng các bộ phận của con người là do hai loại khác
tính chất và công năng nhưng lại thống nhất của vật chất là âm dương cấu tạo
nên. Bệnh tật phát triển được là do hai mặt âm và dương đối lập đã phá vỡ mối
quan hệ bình thường gây ra.
Về kết cấu (cấu tạo) cơ thể và công năng mà nói thì cấu trúc
của âm dương có thuộc tính là:
Dương |
Âm |
Dương |
Âm |
Ngoài |
Trong |
Trên |
Dưới |
Lưng |
Bụng |
Sáu phủ |
Năm tạng |
Khí |
Huyết |
Công năng |
Vật chất |
Hưng phấn |
ức chế |
Hoạt động |
Tĩnh lại |
Tăng lên |
Giảm sút |
Thăng lên |
Giáng xuống |
Hướng ra |
Hướng vào |
.... |
.... |
Những thuộc tính của sự vật trong khái niệm âm dương không
phải là tuyệt đối, mà là tương đối. Thường tuỳ theo những điều kiện nhất định
mà cải biến, như theo quan hệ giữa lưng và ngực thì lưng là dương và ngực là âm
(trước sau) nhưng ở ngực và bụng, thì ngực là dương và bụng là âm (trên - dưới).
Do đó âm dương có thể là Đại danh từ thông dụng của hai mặt đối lập về kết cấu
cơ thể và công năng, đặc biệt là dùng để nói rõ quan hệ tương hỗ giữa các mặt
đối lập và thống nhất. Biểu hiện chủ yếu có mấy mặt đối lập và thống nhất sau:
a.1. Âm dương hỗ căn (âm dương giúp nhau từ gốc):
Đông y cho rằng "Âm sinh dương, dương sinh ở âm", "riêng âm
chẳng sinh, mình dương chẳng lớn". Điều đó nói sự thống nhất giữa hai mặt đối
lập của âm dương để mà tồn tại: không có âm thì không có dương, và ngược lại.
Lại nói: "sự sống ở gốc, gốc ở âm dương", âm dương tách rời, tinh khí mất hết",
có nghĩa là mạng sống từ lúc bắt đầu tới lúc kết thúc là một quan hệ âm dương
tương hỗ trong quá trình tồn tại. Nếu như âm dương mất đi mối quan hệ, mạng sống
sẽ ngừng ngay. Quan điểm này của Đông y được gọi là âm dương hỗ căn. Ví dụ: Về
sinh lý mà nói, công năng toàn thân là dương, cơ sở vật chất là âm. Công năng
hoạt động phải dựa vào vật chất làm cơ sở, mà quá trình bổ sung vật chất không
ngừng, lại cần có công năng mới hoàn thành được (hàng loạt hoạt động): tiếp nhận
thức ăn, tiêu hoá, hấp thụ, chuyển hoá, tuần hoàn máu,vv...) Về bệnh lý mà nói,
như tâm âm bất túc sẽ dẫn đến tâm dương bất túc.
a.2 Âm dương tiêu trưởng (âm dương mất dần và lớn dần)
Đông y cho rằng "Âm tiêu dương trưởng, Dương tiêu âm trưởng"
là nói hai mặt âm dương bị tiêu so với trưởng, biến hoá lạ thường. Do các cơ
quan, tổ chức con người không ngừng hoạt động, vật chất không ngừng tiêu tốn và
bổ sung, tiêu trưởng như thế trong phạm vi nhất định là bình thường, nếu như một
phía tiêu thái quá, hoặc trưởng thái quá sẽ sinh ra bệnh biến. Do vậy âm hư
(tiêu thái quá) sẽ đưa đến dương cang, dương cang dẫn đến âm hư. Ví dụ như bệnh
cao huyết áp có một loại hình mà chứng trạng là đau đầu, choáng váng, mất ngủ,
nhiều mộng mị, tính tình dễ cáu giận, hấp tấp, lưỡi hồng mà khô, mạch huyền, tế
sác cũng là do âm hư đưa đến dương cang mà tạo thành. Hoặc như bệnh cấp tính,
nhiệt tính, thường xuyên sốt cao (dương quá thịnh) thường gây ra chứng trạng âm
dịch hao tổn cũng là do dương thịnh âm hư. Trên đây là những ví dụ về âm dương
tiêu trưởng.
a.3. Âm dương chuyển hoá (âm dương chuyển đổi trạng thái)
"Trung âm tất dương, trung dương tà âm" cũng để nói hai mặt ở
điều kiện nhất định đã hỗ tương chuyển hoá lẫn nhau. Trên lâm sàng, do nhiều
nguyên nhân, ta thấy bệnh biến hoá từ biểu (dương) vào lý (âm), từ thực thành
hư, từ nhiệt ra hàn. Ví dụ nữa phong hàn biểu chứng không ra được mồ hôi (phát
hãn mà không ra được mồ hôi, hoặc chữa nhầm thuốc làm cho biểu tà không trừ
được), có thể chuyển thành nhiệt nhập lý; tà thịnh thực chúng, nếu không chữa
thương (cảm, mạo, thương, trúng) có thể chuyển thành hư chứng; dương thịnh nhiệt
chứng, dùng thuốc mát lạnh quá mức có thể biến thành hàn chứng.
Ngược lại, cũng đã thấy những biến hoá từ lý ra biểu, từ hư
chuyển thành thực, từ hàn sang nhiệt. Ví dụ như bệnh sởi, nọc sởi bị hãm ở trong
gây ra những chứng trạng nguy kịch. Qua chữa chạy gìn giữa, ban mọc ra được, nọc
sởi từ lý sang biểu, do vậy mà chuyển thành thuận chứng. Chứng khí hư, cũng do
khí không thành huyết uất lại thành huyết ứ thực chứng. Lý hàn chứng, dùng quá
nhiều thuốc ôn ấm, thương âm cướp dịch, cũng có thể chuyển thành nội nhiệt.
Những ví dụ trên đều là âm dương hỗ tương chuyển hoá.
A.b. Vận dụng lâm sàng.
b.1. Vận dụng vào bệnh học:
Đông y cho rằng: "âm bình, dương kín chắc, tinh thần mới yên"
đó là nói về hai mặt âm dương trong con người ở trạng thái bình thường mới duy
trì hoạt động sinh lý bình thường. Gặp lúc sự cân bằng âm dương bị phá vỡ thì
gây nên bệnh tật, là kết quả một mặt nào đó của âm dương thiên thịnh, thiên suy.
Căn cứ vào lý lẽ âm dương tiêu trưởng, lâm sàng thường thấy như âm thịnh dẫn đến
dương suy sẽ có các chứng sợ lạnh, sắc mặt trắng bợt, tự ra mồ hôi, nước tiểu
trong mà nhiều, chất lưỡi nhạt, mạch hư, là những chứng của dương hư bất túc.
Như Phế âm hư (lúc lao phổi) đưa đến dương
cang sẽ sinh ra bứt rứt khó ngủ, ham tình dục, miệng lưỡi khô hồng, mạch sác là
chứng của dương cang. Lại căn cứ vào lý của âm dương hỗ căn tìm xem mặt nào của
âm dương tổn đến đâu thường có thể dẫn đến đối phương bất túc "dương cực cập âm,
âm cực cập dương", như một số bệnh mãn tính khu trú mãi, cuối cùng phát triển
thành âm dương đều hư cũng là nguyên cớ này cả.
b.2. Vận dụng trên lâm sàng:
Đông y nêu rằng: "thứ tự chẩn bệnh, tất
phải xét trước về âm dương", cũng như khi phân tích bệnh luôn luôn dùng âm dương
mà quy nạp lại, đem những chứng cơ bản khái quát thành hai loại âm chứng và
dương chứng. Ví dụ: Thực chứng ở phần rõ ràng là âm thịnh, nhưng lại là dương
cang; Hư chứng rõ ràng ở phần âm hư nhưng lại là sau khi dương hư. Từ cơ sở này
mới có thể tiến tới phân tích chẩn đoán và đề ra nguyên tắc chữa bệnh.
b.3. Vận dụng khi trị liệu
Đông y nêu lên "xét kỹ ở âm dương mà điều,
lấy bình làm mức". ở đây nói về nguyên tắc chữa bệnh của Đông y cũng là thông
qua chữa chạy mà cải biến tình huống âm dương của con người thiên thịnh, thiên
suy, lấy quan hệ âm dương mà điều chỉnh, từ đó đạt đến tương đối khôi phục bình
thường, mục đích làm tiêu trừ bệnh tật. Nếu dương thịnh dùng thuốc âm, nếu âm
thịnh dùng thuốc dương, mục đích là tả cái có thừa. Nếu dương hư dùng thuốc
dương, âm hư dùng thuốc âm với mục đích là bổ cái bất túc.
Về công dụng tính vị của thuốc mà nói,
cũng lấy âm dương mà phân biệt. Như thuốc âm, nóng thuộc dương, thuốc có vị cay,
ngọt nhạt thuộc dương; thuốc có vị chua, mặn, đắng thuộc âm. Lại như, phàm thuốc
có tác dụng thăng phù, phát tán thuốc dương, thuốc có tác dụng trầm giáng, thông
tiết (tức tiết tả) thuộc âm. Rõ ràng thuộc tính âm dương của thuốc men cũng có
thể chế giảm, ngự trị, điều chỉnh linh hoạt sự mất cân bằng của
âm dương.
B. NGŨ HÀNH
B.a. Khái niệm cơ bản
Thời cổ, triết học cho rằng Mộc - Hoả - Thổ – Kim – Thuỷ là
vật chất cơ bản cấu thành vũ trụ, chúng có những đặc tính nhất định. Trong vũ
trụ có nhiều loại, nhiều dạng vật chất theo như tính chất của 5 loại cơ bản đối
chiếu, rồi tiến hành quy về năm loại lớn là: Mộc – Hoả - Thổ – Kim – Thuỷ, dùng
nó để nói về quan hệ tương hỗ của sự vật với nhau, gọi chung là ngũ hành. Đông y
hay dùng học thuyết Ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ
thể và giữa cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài. Như nhân tố mùa, tiết của giới tự
nhiên quan hệ với ngũ tạng trong cơ thể con người. Căn cứ các đặc điểm của chúng
mà phân vào ngũ hành, cụ thể như sau:
Ngũ hành |
Mộc |
Hoả |
Thổ |
Kim |
Thuỷ |
Ngũ tạng |
Can |
Tâm |
Tỳ |
Phế |
Thận |
Phủ |
Đảm |
Tiểu trường |
vị |
Đại trường |
Bàng quang |
Ngũ khiếu |
Mắt |
Lưới |
Mồm |
Mũi |
Tai |
Ngũ thể |
Gân |
Mạch |
Cơ bắp |
Da lông |
Xương |
Ngũ chí |
Giận |
Mừng |
Lo |
Nghĩ |
Sợ |
Ngũ sắc |
Xanh |
Đỏ |
Vàng |
Trắng |
Đen |
Ngũ vị |
Chua |
Đắng |
Ngọt |
Cay |
Mặn |
Ngũ khí |
Phong |
Thử |
Thấp |
Táo |
Hàn |
Mùa tiết |
Xuân |
Hạ |
Trưởng Hạ |
Thu |
Đông |
Cứ theo
phân loại ở bảng trên, lấy hành Mộc làm ví dụ, ứng với ngũ hành có các Tạng,
Khắc là ức chế.
Quy
hoặch của tương sinh giữa Ngũ tạng là Can với Tâm, Tâm với Ty, Tỳ với Phế, Phế
với Thận, Thận với Can, (tức là Mộc - Hoả - Thổ - Kim - Thuỷ -
Mộc); Trong quan hệ qua lại giữa cái nó sinh ra và cái sinh ra nó, sinh
ra nó là mẹ, nó sinh ra là con. Ví dụ: Hoả là mẹ của Thổ, đồng thời là con của
Mộc. Quy luật tương khắc là Can khắc Ty, Tỳ khắc Thận, Thận khắc Tâm, Tâm khắc
Phế, Phế khắc Can (là Mộc - Thổ - Thuỷ - Hoả - Kim - Mộc) trong quan hệ tương
khắc có cái nó khắc là "Sở - thắng" và cái khắc nó là "Sở bất thắng". Ví dụ: Hoả
là sở thắng kim và sở bất thắng của thuỷ. Ngoài ra còn có quan hệ phản khắc
(tương vũ). Ví dụ: Tỳ thổ vốn khắc Thận thuỷ, nhưng lúc có bệnh, Thận thuỷ phát
triển phản khắc lại Tỳ thổ sinh ra lỏng nhão. Một tạng thúc đẩy một tạng, một
tạng ức chế một tạng, thúc đẩy và ức chế cùng kết hợp đã duy trì quan hệ bình
thường giữa các tạng, duy trì được hoạt động sinh lý bình thường của con người.
B.b. Vận dụng lâm sàng
Ngũ
hành và chấn trị lâm sàng có quan hệ, như trong vọng chẩn thường lấy sắc thái
mặt mà phân biệt tạng phủ có bệnh: sắc xanh thường do Can phong sắc đỏ thường do
Tâm hoá, sắc vàng thường thuộc Tỵ thấp, sắc trắng là Phế hàn, sắc đen là do Thận
hư. Lại như khi chữa bệnh của tạng phủ phải theo 5 mùi vị của thuốc đối với Ngũ
tạng mà dùng (theo bảng trên)
Ngày
xưa, "Ngũ hành sinh, khắc" ứng dụng trên lâm sàng rất máy móc, chặt chẽ, thật
ra có một số không phù hợp với thực tế, do đó Sau này khi ứng dụng ít nói đến. ở
đây xin nêu những điều rất thường dùng như sau :
Từ quan
hệ ngũ tạng tương sinh là một tạng với riêng một tạng có tác dụng thúc đẩy.
Trên lâm sàng thường lợi dụng quan hệ này mà chữa một số bệnh
bệnh, như căn cứ quan hệ Thổ sinh Kim mà dùng pháp bồi bổ Tỳ để chữa bệnh lao,
đây cũng là bài Thổ sinh Kim". Lại như khi chữa chứng "Can dương thượng cang"
thường theo quan hệ Thuỷ sinh Mộc, dùng phương pháp tư dưỡng Thận âm cũng
gọi là "Tư Thuỷ hàm Mộc" (bồi dưỡng cho thuỷ là có bổ cho Can trong đó.).
Về quan
hệ tương khắc của ngũ tạng là một tạng với riêng một tạng có tác dụng ức chế,
nhưng ở tình huống bình thường các ức chế đó không có hại, ngược lại, còn có
tác dụng điều hoà hợp đồng. Ví dụ: như quan hệ sinh khắc của 1 âm hoả và Thận
thuỷ tình huống bình thường, gọi là "Thuỷ Hoả tương tế", nhưng khi quan hệ
tương khắc vượt quá mức bình thường (tương thừa) thì tạng bi khắc sẽ ra bệnh
biến. Như khi quan hệ hiệp đồng, điều hoà của Tâm Thận bị phá vỡ sẽ xuất hiện
các chứng : tầm phiền (tim hồi hộp), mất ngủ, hay quên, lưng gối mềm yếu, gọi
là "Tâm Thận bất giao" hoặc "thuỷ hoả bất tể" , khi chữa, dùng pháp giao thông
Tám Thận, lại như Can mộc quá thịnh có thể đưa đến Tỳ thổ mất điều hoà cũng
xuất hiện chứng đau bụng là chảy gọi là "mộc khắc thổ hoặc "Can mộc thừa Tỳ",
khi chữa cần thư Can kiện Tỳ.
C. THIÊN CAN
Thiên
can là mọt quy luật tương ứng giữa sự vật động của vũ trụ và biến đổi sinh học
trong cơ thể con người.
Thiên
can cố hệ số đếm từ một đến mười:
Giáp |
Ất |
Bính |
Đinh |
Mậu |
Kỷ |
Canh |
Tân |
Nhâm |
Quý |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
- Thiên can trong y học cố phương Dông được dùng với hai nội dung như
sau:
C.a.Thiên can ngũ Vạn:
Loại này cách tinh lấy 5 can làm, một chu kỳ 5 năm, mỗi năm thiên can ứng
với một hành;
Giáp - thổ ; Ất = kim; Bính = thuỷ; Đinh = mộc; Mậu = hoả,
Kỷ = thổ; Canh = kim; Tân = thuỷ; Nhâm
= mộc; Quý = hoả
Thiên can Ngũ Vận là cách tính Đại vận hàng năm, mỗi năm ứng với một
hành, mỗi hành ứng với một khí trong trời đất ảnh hưởng tới công năng sinh lý
bệnh lý của tạng phủ có hành tương ứng (tìm đọc những bài về học thuyết Ngũ
Vận- Lục Khí ). Thiên Can Ngũ Vận là môn học dự phòng về bệnh thời khí theo quy luật,
nhưng do nội dung rất phức tạp và đòi hỏi chuyên sâu, ít dùng trực tiếp trong
điều trị triệu chứng, nên chỉ tóm tắt, mà không giới thiệu kỹ hơn.
C. b. Thiên can ngũ hành :
Loại này lấy hai can chẵn lẻ liền nhau thành một cặp, mỗi cặp ứng với một hành,
năm cặp liền nhau làm một chu kỳ:
Giáp, ất = mộc; Bính, Đinh = hoả; Mậu, Kỷ = thổ;
Canh, Tân = kim;
Nhâm, Quý = thuỷ;
Thiên can Ngũ Hành ứng với tạng phủ không theo khí hậu môi trường ứng
với hành như thiên can ngũ vận, mà là ứng với tính trạng hưu, vượng của bản
thân khí công năng tạng phủ bên trong theo một trật tự định sẵn; Ví dụ: bất kể
là năm Giáp, Ất; ngày giáp, Ất, tháng Giáp, Ất giờ Giáp, Ất ấy, khÍ hậu môi
trường là mùa hè hay mùa đÔng, nóng hay lạnh, ban ngày hay ban đêm, thì công
năng của tạng phủ có hành bị khắc sẽ hưu (giảm), tức là mộc khắc thổ, lúc này
Tỳ, Vị bị hưu.
Thiên
can Ngũ hành được ứng dụng rộng rãi trong các phép tính khí chất, tính giờ huyệt
mở trong phép "Tý Ngọ lưu trú", và tính về bệnh chuyền kinh, chúng ta nắm vững
tinh thần này để khi học tập và ứng dụng được nhanh chóng và chính xác.
D. ĐỊA CHI
Địa
chi, nghĩa chữ là chia theo đất, nguồn gốc của nó từ phép chia giờ bằng bóng ngả
của ánh sáng mặt trời đổ trên mặt đất, nên gọi là giờ địa chi.
Địa chi
là một quy luật tương ứng giữa mười hai giờ địa chi và tình trạng lưu thông của
khí huyết tạng phủ trong con người. Người xưa nhận ra rằng cứ mỗi giờ địa chi,
khí huyết đi qua một đường kinh nhất định và tạng phủ thuộc đường kinh hoạt động
công năng mạnh mẽ hơn, bệnh biến cũng bộc lộ rõ hơn, căn cứ vào đó để chữa chạy
cũng kết quả tốt hơn.
Tương
ứng giữa 12 giờ địa chi và 12 phủ tạng như sau:
Tý |
= |
Đảm |
Sửu |
= |
Can |
Dần |
= |
Phế |
Mão |
= |
Đại trường |
Thìn |
= |
Vị |
Tị |
= |
Tỳ |
Ngọ |
= |
Tâm |
Mùi |
= |
Tiểu trường |
Thân |
= |
Bàng quang |
Dậu |
= |
Thận |
Tuất |
= |
Tâm bào |
Hợi |
= |
Tam tiêu |
Cổ nhân
đã làm bài thơ để dễ nhớ như sau:
Phế
dần, Đại mão, Tiểu mùi cung
Tỳ vị,
Tâm ngọ, Tiểu mùi trung
Thân
Bàng, Dậu Thận, Tâm bào tuất
Hợi
Tam, Tý Đảm, Sửu Can thông
Ngoài
giờ địa chi ứng với tạng phủ ra, người ta còn tính ngày, tháng, năm địa chi nữa,
nhưng không phải để ứng với tạng phủ, mà chỉ ứng với tên khí theo năm, ứng với
tên con vật có bệnh theo tháng và ngày, điều này cần phân biệt cho rõ.
Người
xưa đã dựa trên cơ sở sự tương ứng giữa 12 giờ địa chi với khí huyết kinh mạch,
tạng phủ mà lập ra phép bổ tả theo giờ địa chi, gọi là phép "Thập nhị kinh bệnh
tình, huỳnh, du, kinh, hợp bổ hư, tả thực", phép chữa bệnh này rất có hiệu quả,
chúng ta cần lưu ý sử dụng.
|