Mắt là khí quan thị giác của cơ thể con người, nó có quan hệ mật thiết với tạng
phủ, kinh lạc. Tinh khí của ngũ tạng lục phủ đều lên trú ở mắt, can tàng huyết
mà khai khiếu ở mắt, 12 kinh mạch đều có quan hệ trực tiếp và gián tiếp với mắt.
Quan hệ hữu cơ tạng phủ, kinh lạc với mắt bảo đảm công năng bình thường của mắt.
Nếu như tạng phủ có bệnh thường thường dẫn đến bệnh mắt, căn nguyên của bệnh mắt
ở trong tạng phủ, khi chẩn trị bệnh mắt vẩn cần xuất phát từ quan điểm chỉnh
thể, vận dụng phép biện chứng thí trị, điều chỉnh giữa tạng phủ, khí huyết hữu
quan của nội bộ cơ thể con người với bệnh mắt được cân bằng mà đạt đến hiệu quả trị liệu. Biện
chứng bệnh mắt, lấy bát cương làm cơ sở, kết hợp với học thuyết "Ngũ luân" riêng
của bệnh mắt, tiến hành phân tích tổng hợp làm ra luận trị.
1. Học thuyết ngũ luân (5 vòng)
Học thuyết "Ngũ luân" của nhãn khoa Đông y đã đem mắt chia làm 5 bộ phận phận
thuộc ngũ tạng, mượn để thuyết minh quan hệ sinh lý, bệnh lý của mắt với tạng
phủ, làm thành một loại lý luận của biện chứng thí trị.
- Nhục luân: Mi mắt (bao quát da, cơ nhục, sụn mi, và kết mạc mi) thuộc tỳ. Tỳ
chủ cơ nhục, cho nên gọi là nhục luân.
- Huyết luân: Hai khóe mắt (bao quát kết mạc của hai khoé mắt, da và tuyến nước
mắt) thuộc tâm. Tâm chủ huyết, cho nên gọi là huyết luân.
- Khí luân: Tròng trắng mắt (bao quát cầu kết mạc và vùng trước củng mạc) thuộc
phế. Phế chủ khí, cho nên gọi là khí luân.
- Phong luân: Tròng đen (bao quát giác mạc, hậu phòng, mống mắt) thuộc can. Can
chủ phong, cho nên gọi là phong luân.
- Thuỷ luân: Lỗ đồng từ (tức là đồng thần. Bao quát tổ chức phía sau của lỗ đồng
tử, như thấu kính thể, thuỷ tinh thể, cầu củng mạc, thị võng mạc và thị thần
kinh) thuộc thận. Thận chủ thuỷ, cho nên gọi là thuỷ luân.
Do ở quan hệ biểu lý của tạng phủ, ngũ luân lại phân biệt với Vị, Tiểu trường,
Đại trường, Đảm và Bàng quang quan hệ với nhau.
2. Chứng trạng cụ thể quy thuộc bát cuơng
2.1. Ngoại chứng (bệnh phía ngoài của mắt): Thường thuộc biểu, thuộc trực, thuộc
dương. Nội chứng (bệnh phía trong mắt): thường thuộc lý, thuộc hư, thuộc âm.
2.2. Thị lực: Đột nhiên thị lực xuống thấp, thường thuộc thực chứng. Mơ hồ dần
dần, thường thuộc hư chứng.
2.3. Mí mắt sưng trướng: Hồng mà cứng thuộc thực. Mềm mà không hồng thường thuộc
hư.
2.4. Kết mạc sung huyết:Toàn kết mạc sung huyết hồng tươi thường thuộc thực,
thuộc nhiệt. Sung huyết cục bộ, sắc hồng nhạt, thường thuộc âm hư; có nhiệt,
huyết quản thô to mà sắc hồng thắm, thường thuộc huyết nhiệt có ứ.
2.5. Giác mạc tẩm ướt: Sắc vàng mà lồi ra thường thuộc thực, thuộc nhiệt. Sắc
trắng nhạt mà lõm hãm thường thuộc hư (khí hư).
2.6. Giác mạc sinh huyết quản mới: Thô to sắc tím, thường thuộc huyết nhiệt có
ứ. Huyết quản nhỏ mà sắc hồng nhạt thường thuộc âm hư.
2.7. Đầu đau, mắt đau: Đau đớn liên tục thường thuộc thực. Đau đớn có khoảng
cách thường thuộc hư.
8. Nước mắt: Nước mắt lạnh của ống mũi mắt tắc hoặc hẹp, thường thuộc hư, thuộc
hàn. Nước mắt nóng, thường thuộc thực, thuộc nhiệt.
9. Nhử mắt: Vàng đặc mà nhiều, thường thuộc thực nhiệt. Vàng nhạt mà lỏng,
thường thuộc hư nhiệt.
10. Mắt trướng: Có kèm vùng mắt sung huyết, thường thuộc thực hỏa. Mắt không
sung huyết thường thuộc hư hoả.
|