Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
PHẦN II: Biện Chứng Luận Trị Về Bệnh Thời Khí (ôn nhiệt bệnh) Phần 2


Bài 11: Biện chứng luận trị về bệnh sốt thời khí

Vệ khí doanh huyết biện chứng luận trị
Lục kinh biện chứng và tam tiêu biện chứng
Tài liệu tham khảo

(Theo sách Trắng y học khái yếu)

  Sốt thời khí (dịch) là một loại sốt do ngoại cảm lục dâm, (sáu thứ khí quá mạnh), lệ khí (gió độc gây dịch), đặc tr­ng chủ yếu của bệnh là phát sốt, tức ỉa bao gồm cả sốt lây lan và sốt cấp tính.
Biện chứng của bệnh sốt thời Khí trong tài liệu x­a để lại có ba loại :

Lục kinh, Tam tiêu, và Vệ khí doanh huyết. Có tài liệu dài, có tài liệu ngắn. Ở chư­ơng này lấy biện chứng thường dùng là biện chứng vệ khí doanh huyết làm chính, và kết hợp với một phần nội dung của Lục kinh, Tam tiêu biện chứng để giới thiệu.

A. VỆ, KHÍ, DOANH, HUYẾT BIỆN CKỨNG LUẬN TRỊ

Vệ Khí, Doanh, Huyết vốn là một bộ phận công năng kết cấu bình thường của cơ thể con người, nhưng sau khi mắc bệnh sốt thì Vệ, Khí, Doanh, Huyết đều cùng phát sinh những cải biến tương ứng với bệnh lý, theo một quy hoạch nhất định. Bởi vậy, người ta dùng Vệ, Khí, Doanh, Huyết khái quát thay cho những loại hình chứng ở bốn giai đoạn khác nhau của bệnh siết thời khí.
Nó chỉ ra mức độ nông, sâu, tình trạng nặng, nhẹ của bệnh, mức tiến thoái trong quá trình phát triển bệnh siết thời khí, và cách chữa bệnh siết thời khí cũng dựa vào đó. Vì thế, giảng về hàm nghĩa của Vệ, Khí, Doanh, Huyết ở đây với hàm nghĩa của Vệ, Khí Doanh, Huyết trên sinh lý có khác nhau.

I. BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ CỦA VỆ, KHÍ, DOANH, HUYẾT CÓ BỐN ĐẶC ĐIỂM:

1. Biện chứng nơi có bệnh biến:

Phần vệ của bệnh siết thời Khí tư­ơng đ­ương với phần biểu của bát cư­ơng biện chứng. Bệnh phần vệ thường xâm phạm phế vệ, tứ chi, đầu mặt, hầu họng. Bệnh phần Khí thư­ờng  xâm phạm phế, tỳ, vị, đại trường, đảm. Bệnh phần huyết thường xâm phạm tâm và can thận.

2. Phân chia trình độ và giai đoạn bệnh:

Bệnh sốt thời khí được đem chia ra làm bốn giai đoạn: Vệ, Khí Doanh, Huyết. - Đặc trư­ng của bệnh phần Vệ là phát sốt, sợ lạnh, đau đầu rêu lưỡi trắng, mỏng, mạch phù hoặc sác.
  Đặc trư­ng của bệnh phần Khí là siết cao, không sợ lạnh, ra mồ hôi, miệng khát, đòi uống, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch hồng, sác, hoặc trầm, thực.
Đặc tr­ưng của bệnh phần Doanh là sốt về đêm nhiệt độ càng cao, bứt rứt, thần chí nửa mê chìm, nói mê, miệng không khát lắm, hoặc ở da có nốt ban chìm, lưỡi đỏ tím, không rêu hoặc ít rêu, mạch tế, sác.  
- Đặc tr­ưng của bệnh phần Huyết là trên cơ sở đặc trư­ng bệnh ở phần doanh lại thấy thần chí không rõ ràng, hoặc lung tung phát cuồng, da dẻ nổi rõ ban chẩn, có khi thấy thổ huyết, đại tiểu tiện ra máu, đó là chứng của huyết, lưỡi đỏ thẫm hoặc tím, không rêu, mạch trầm, tế, sác.

3. Nhận thức quy hoạch chuyển biến:

Phát sinh bệnh siết thời Khí thư­ờng bắt đầu từ phần vệ, sau đó chuyển đần sang phần khí, phần doanh, rồi phần huyết.  
Tức là từ biểu sang lý, từ nhẹ đến nặng, đây là chuyển biến tuần tự theo lẽ bình thường. Có khi bệnh xuất hiện không tuần tự nh­ư thế, mà lại phát sinh ngay ở phần khí, phần doanh; thậm chí ngay ở phần huyết mà ra, đó là do tà phục ở trong phát ra (phục tà nội phát). Hoặc bệnh từ phần vệ trực tiếp chuyển sang thẳng phần doanh, phần huyết mà bệnh vẫn ở phần vệ, phần khí, tức là Vệ, Khí, Doanh, Huyết đồng bệnh (bệnh cùng một lúc). Nói chung các loại như­ thế, đều lấy sức đề kháng của cơ thể làm quyết định về sự phản ứng với tính chất của bệnh tà, có khi không có quan hệ gì với việc chữa chạy và chăm sóc.

4. Xác định ph­ương pháp chữa:

Bệnh phần vệ, nên giải biểu. Bệnh phần khí, nên thanh khí (làm cho khí mát, sạch). hình phần doanh nên thanh doanh (làm cho doanh khí mát, sạch). Bệnh phần huyết, nên l­ơng huyết, giải độc (làm cho mát huyết, làm cho máu hết chất độc).

II. BIỆN CHỨNG TRỊ LIỆU CÁC GIAI ĐOẠN CỦA BỆNH SỐT THỜI KHÍ.
1. Bệnh phần Vệ:

Bệnh phần vệ là giai đoạn đầu của bệnh sốt thời khí, đặc tr­ưng của nó là phát sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau mình, rêu l­ới mỏng trắng, mạch phù. Do bệnh phát ở lúc giao các mùa (tiết, quý cuối xuân đầu hạ, cuối hạ đầu thu, cuối thu : đầu đông, cuối đông đầu xuân), do tính chất bệnh tà và phản ứng của mỗi cơ thể có khác nhau, nên bệnh ở phần vệ chia ra làm 5 loại hình nh­ư sau:

a. Phong ôn biểu chứng:

Chủ chứng: có đặc tr­ưng của bệnh ở phần vệ nhưng phát sốt nặng, sợ gió nhẹ, kèm có tắc mũi, chảy nước mũi, ho, miệng hơi khát, đầu lưỡi hồng, mạch phù sác.
Bệnh lý: Chứng bệnh hay phát ở 2 mùa đông, xuân, do ôn phong (gió ấm) ngoại tà xâm phạm vào phế vệ mà phát bệnh. ôn tà thuộc nhiệt, làm cho phát sốt rất nặng đầu lưỡi hồng, mạch sác. Nhiệt tà th­ơng tân dịch, làm miệng khát, tương đ­ơng với biểu nhiệt trong bát c­ương biện chứng.
Phép chữa: Tân l­ương giải biểu , thường dùng "Ngân kiều tán".  
Gia giảm:
 
+ Sợ lạnh nhẹ (ít) thì dùng ít ở các vị Kinh giới, Đạm đậu xị
+ Phát sốt nặng thì dùng nhiều thêm ở các vị Kim ngân hoa, Liên kiều.
+ Miệng khát dùng thêm Thiên hoa phấn.
+ Ho rõ rệt, thêm Khổ hạnh nhân, hoặc đổi dùng "Tang cúc ẩm".
+ Chảy máu mũi, ho ra máu là nhiệt làm tổn th­ương huyết lạc phế lạc, thì bỏ Kinh giới, Đạm đậu xị, gia Mao căn, Sơn chi tử, Thiến thảo căn.
+ Đau họng sưng cổ, trước và sau tai sưng là kiêm ôn độc, dùng Mã bột, Huyền sâm, Bản lan căn.  
+ Ngực ách tức, buồn bằn là có nội thấp, gia Hoắc hư­ơng, Uất kim.
+ Nếu thấy có nết ban đỏ ở da, phát sốt cao, thì bỏ Kinh giới, Đạm đậu xị, Bạc hà; thêm Sinh địa, Đại thanh diệp.
Thời kỳ đầu các bệnh cảm cúm, cảm mạo, viêm kết mạc cấp, viêm amiđan cấp tính, viêm phế quản cấp tính, viêm quai bị do dịch, viêm màng não cấp, biểu hiện có phong ôn biểu chứng, có thể theo phép này mà chữa.

b. Thử ôn biểu chứng:

Chủ chứng: Có đặc tr­ng của bệnh ở phần vệ, nặng mình, khó chịu ở bụng trên, không có hoặc có ít mồ hôi, rêu lưỡi trắng trơn, chất lưỡi hồng, mạch nhu, sác.
Bệnh lỵ: Chứng này thường phát sinh vào mùa hạ, ngày hạ nóng nực, bị say nắng, khi đó uống nước mát lạnh, ngồi đón gió mát, làm cho cái nóng bị hàn thấp lấn át mà thành bệnh. Hàn uất ở cơ biểu thì sợ lạnh, không có mồ hôi; thử là hoả tà, làm phát sốt mà mạch nhanh (sác); thử th­ơng tân dịch, chất lưỡi hơi hồng; thử hay kiêm thấp, làm nặng mình, đau bụng trên, mạch nhu.
Phép chữa: Giải biểu thanh thử, thường dùng "tân gia Hư­ơng nhu ẩm". Thời kỳ đầu của các bệnh cảm cúm, cảm mạo, viêm não'nhật bản B có biểu hiện của chứng này, theo phép này mà chữa.

c. Thấp ôn biểu chứng:

Chủ chứng: Có đặc tr­ng của bệnh phần vệ, kiêm có thấy đầu trướng nặng, chân tay nặng nề, khớp xương đau quết, rêu lưỡi trắng trơn, mạch hoãn. Bệnh lý chứng này thường phát về mùa m­a. do thấp nhiệt tà xâm phạm phần vệ mà thành bệnh. Tính của thấp là nặng, dính trệ, cho nên thấy đầu trướng, mình mẩy nặng nề, rêu lưỡi trắng trơn.
Phép chữa: Giải biểu hoá thấp, thường dùng "Tam nhân thang" gia Hoắc h­ơng, Bội lan.
Thời kỳ đầu của các bệnh thường hàn ruột, viêm gan lây lan, bệnh xoắn trùng vàng da, viêm nhiễm hệ tiết niệu, cảm cúm, cảm mạo, có biểu hiện của thấp ôn biểu chứng, có thể theo phép này biện chứng trị liệu.

d. Thu táo biểu chứng:

Chủ chứng: Có đặc tr­ng của bệnh ở phần vệ, kiêm có ho khan, miệng khô, họng khô, mũi khô, rêu lưỡi trắng mỏng mà khô, mạch phù mà tế.
Bệnh lý: Chứng này thường Phát ở mùa thu, do táo tà xâm nhập vào phế vệ mà phát bệnh, táo tà rất dễ th­ương  phế, th­ơng tân, cho nên thấy ho khan, miệng khô, họng khô, mũi khô. Thu táo trong đó thấy sợ lạnh rất nặng, mạch phù mà khẩn, thì gọi là "l­ương táo"; phát sốt rất nặng, miệng khát, mạch phù mà sác, gợi là "ôn táo” ,

Phép chữa:

+ L­ương táo, nên tán hàn giải biểu, tuyên phế nhuận táo thường dùng "Hạnh tô tán".  
+ Ôn táo, nên tân l­ơng giải biểu (dùng vị cay mát giải biểu) tuyên phế nhuận táo, thường dùng "Tang hạnh thang".
+ L­ương táo, ôn táo chuyển vào khí phần, đều có thể hoá làm táo nhiệt, chữa thì thanh phế nhuận táo, thường dùng "Thanh táo cứu phế thang".
Thời kỳ đầu của các bệnh cảm cúm, cảm mạo, bại liệt trẻ em, bạch cầu, có biểu hiện của chứng trạng đúng như­ thế này, có thể theo phép này mà chữa.

e. Phong hàn biểu chứng:

Chủ chứng: Chứng này tương đư­ơng với biểu hàn chứng trong bát cư­ơng biện chứng, cũng là bệnh "thái dương" trong lục kinh biện chứng. Thường Phát vào lúc mùa đông lạnh lẽo, do tà khí của phong hàn xâm lấn vào vệ biểu gây nên. Phép chữa: Nên tân ôn giải biểu.  
+ Biểu hàn thực chứng, dùng "Ma hoàng thang", hoặc "Kinh phòng giải biểu thang".  
+ Biểu hàn h­ư chứng, dùng "Quế chi thang" để điều hoà vệ biểu.
Bệnh cảm cúm, cảm mạo mà thấy xuất hiện chứng trạng biểu hàn, đều có thể theo phép này mà chữa.  
Trong năm loại hình kể trên, thường thấy là phong  ôn biểu chứng, rêu lưỡi từ trắng chuyển sang vàng, là tiêu chí chủ yếu của bệnh từ vệ chuyển vào khí phần. Thử ôn biểu chứng (không hiệp với hàn tà) chuyển biến rất nhanh, cho nên bệnh ở phần vệ thường rất ngắn thời gian. Sau đó là phong ôn, thấp ôn, thu táo. Chuyển biến rất chậm là phong hàn biểu chứng.

2. Bệnh phần khí:

Bệnh phần khí là giai đoạn hai của bệnh siết thời khí. Đặc trư­ng của nó là sốt rất cao, không có sợ lạnh, miệng khát, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch sác. Bệnh tà xâm nhập vào khí phần, tà Khí thịnh mà chính khí cũng thịnh, khí hữu dư sẽ là hoả, cho nên xuất hiện chứng nhiệt ở khí phần. Trừ thấp ôn ra, các loại hình ở phần vệ, sau khi chuyển vào phần khí đều hoá làm nhiệt chứng ở khí phần, có thể không phải phân chia ra phong, hàn, l­ơng, táo. Bệnh ở khí phần trên lâm sàng thường thấy 6 loại hình:

a. Khí phần nhiệt thịnh (nhiệt tại khí phần).

Chủ chứng
: Có đủ đặc tr­ng của bệnh ở khí phần, kiêm có xuất hiện sốt cao, khát nhiều. mồ hôi nhiều,mạch hồng, đại, rêu lưỡi vàng khô, mặt đỏ, có người bệnh có nói nhảm mê lung tung và co quắp.

Bệnh lý: Chứng này là khí phần nhiệt thịnh, cho nên sốt cao mà mặt đỏ, nhiệt ở lý ép tân thì ra nhiều mồ hôi. Sốt cao ra nhiều mồ hôi thì rất khát, lưỡi vàng khô.
Nhiệt nhiễu tâm thần thì nói mê nhảm. Nhiệt cực sinh phong thì co quắp (siết cao co giật).

Phép chữa: Thanh nhiệt sinh tân, thường dùng "Bạch hổ thang".

Gia giảm:

+ Nếu có kèm tức ngực nặng mình, khát nhưng uống không nhiều, rêu lưỡi trơn, là kiêm có thấp trọc, phải dùng thêm những vị thuốc thơm tho hoá thấp nh­ư bội lan Hoắc h­ơng. Có nói nhảm thì thêm vào Liên kiều, Mạch đông, lá tre non cuộn trong nõn. Có co quắp thì thêm vào Địa long, Câu đằng.
+ Nếu tà nhiệt đại thịnh  mồ hôi ra rất nhiều, mà thấy miệng khát, mạch hồng đại mà vô lực là nhiệt th­ương tân khí, có thể dùng những vị thuốc ích khí sinh tân như­ Tây dương sâm, Hài nhi sâm, hoặc đổi dùng "V­ương thị thanh thử ích Khí thang".
Bệnh cảm cúm, viêm não Nhật bản B thường xuất hiện chứng này, có thể theo phép này mà chữa.

b. Đàm nhiệt trở phế (đàm nhiệt vây ở phế
 
Chủ chứng
: Có đủ đặc trư­ng bệnh ở khí phần, kiêm thấy ho hắng, đau ngực,đờm vàng đặc, khí suyễn, mạch hoạt, sác Bệnh lý: Chứng này là tà hiệp thương phế, nung đốt tân dịch mà thành đờm vàng Đàm nhiệt vư­ớng ở phế, phế mất tuyên giáng (mất sự thông xuống) thì ho hen đau ngực.

Cách chữa: Thanh phế tiết thiệt, hoá đàm bình suyễn, thường dùng "Ma hạnh thếch cam thang" gia Ng­ưu bàng tử, Đông qua nhân, Liên kiều, Hoàng cầm.

Gia giảm:

+ Miệng khát, gia Lô căn, Thiên hoa phấn.  
+ Tiện bí bụng trướng thì gia Đại hoàng, Qua lâu nhân.
Bệnh viêm phế quản cấp tính, viêm lá phổi, có biểu hiện chứng này có thể theo thép này mà chữa.

c. Vị trường thực nhiệt (thiệt tại trường vị).

Chủ chứng
: Sốt cao hoặc sốt về chiều, đại tiện bí kết hoặc ỉa chảy vàng hôi, nước lỏng, vùng bụng trướng đầy, bụng đau sợ sờ, phiền thao (chân tay vật vã), nói mê nhảm, chân tay nhiều mồ hôi, chất lưỡi hồng, rêu l­ời vàng khô hoặc đen như­ than mà đâm nhọn lên,  mạch trầm, sác, hữu lực.

Bệnh lý: Chứng này là tà nhiệt vào lý cùng kết với tích trệ mà thành vị trường thực nhiệt. Lý nhiệt thịnh thì tân dịch thư­ơng, sẽ sốt cao hoặc sốt về chiều, chân tay nhiều mồ hôi, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng khô hoặc đen như­ than mà nhọn gai lên, nhiệt nhiễu tâm thần thì nói nhảm. Táo phân kết lại ở trong ruột thì vùng bụng trướng tức, bụng đau mà sợ sờ nắn, hoặc đại tiện bí kết, hoặc ỉa chảy nước lỏng vàng hôi.

Phép chữa: Tả hạ tiết nhiệt, thường dùng "Đại thừa khí thang".

Gia giảm:

+ Bụng trướng đau rất nặng, thêm dùng lượng nhiều ở vị chỉ thực, Hậu phác.
+ Đại tiện táo kết, thêm lượng dùng nhiều ở vị Đại hoàng, Mang tiêu.
+ Miệng khô lưỡi táo nặng, thêm Sinh địa hoàng, Mạch đông.
Nói chung uống một hai thang, đạt được đi ỉa rồi, sẽ cải biến phép chữa theo chứng mà dùng thuốc.
Thời kỳ giữa và thời kỳ cực thịnh của cảm cúm, viêm não Nhật bản B nếu thấy xuất hiện chứng này, có thể theo phép này mà chữa.

d. Khí phần thấp ôn: (lý nhiệt hiệp thấp - thấp nhiệt nội uất)

Chủ chứng
: Có đủ đặc tr­ng bệnh ở khí phần, kiêm có mình nặng, ngực tức bứt rứt, vùng bụng trướng đầy, khát không muốn uống, tinh thần nhạt nhẽo lạnh lẽo, nặng tai, tiểu tiện ngắn mà rít, đại tiện không sư­ớng, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng trắng dày trơn, mạch huyền, hoãn. Có thể có kèm ỉa chảy, hoặc da phát vàng, nốt chẩn hồng, bạch ám hoặc xuất hiện thần mờ tối, nói nhảm mê.

Bệnh lý: Chứng này do thấp nhiệt v­ớng trệ ở khí phần gây ra, Bạch ám là nết chẩn mồ hôi, là những hạt nhỏ xuất hiện trên mặt da nh­ những nốt rôm trắng mà trong suất, do thấp nhiệt uất ở trong. mồ hôi ra không Thổng mà sinh ra, thường xuất hiện ở da vùng gáy cổ, ngực bụng, phán đoán tiên lượng thì bạch ám lấy bọc nước no đầy sáng sủa là thuận, khô khan mà tối nh­ư than là nghịch. Thần mờ tối nói nhảm mà lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng trắng dày trơn, là thấp nhiệt hiệp với đàm trọc, che mờ tâm khiếu gây ra, nó khác với hôn mê do nhiệt nhập tâm bào.

Phép chữa: Thanh khí, hoá thấp, thường dùng "Cam lộ tiêu độc ẩm".

Gia giảm :

+ Nếu có sốt cao, miệng khát, là nhiệt nhiều thấp ít, có thể thêm Thạch cao, Tri mẫu.
+ Nếu phát sốt không cao, miệng không khát, là thấp nhiều nhiệt ít, có thể thêm Bội lan, Bạch khấu nhân.
+ Nếu vàng da, có thể thâm Nhân trần, Kê cốt thảo, Điền cơ hoàng.
+ Dị tật, có thể dùng đổi bằng "Cát căn cầm liên thang".
+ Có thần mờ tối, nói mê nhảm, có thể đổi dùng "Xương bồ uất kim thang" (Thạch xương bồ, Uất kim, sao Sơn chi, Liên kiều, Cúc hoa, Hoạt thạch, Đan bì, Đạm trúc diệp, Ng­u bàng tử, Trúc lịch, Sinh như­ợng trập, Ngọc khu đan), để thanh nhiệt hoá thấp, trừ đờm khai khiếu.Bệnh thấp ôn rất kéo dài, bệnh tình phức tạp, chứng đàm cũng rất nhiều. Thấp là âm tà, tính của nó dính vư­ớng, dễ thư­ơng dương khí, khi chữa nói chung không thể dùng quá vị thuốc hàn lượng, hoặc dùng lầm vị thuốc bồ béo.  
Bệnh th­ương hàn ruột, bệnh xoắn trùng vàng da, viêm gan lây lan, khuẩn lị cấp tính, có biểu hiện chứng thấp ôn ở khí phần có thể theo phép này mà chữa.

e. Khí vệ đồng bệnh:

Chủ chứng
: Có đủ đặc trư­ng của bệnh ở khí phần, đồng thời lại có sợ lạnh đau mình của chứng bệnh ở vệ phần, gọi là khí vệ đồng bệnh, là biểu tà chưa giải lại chuyển vào khí phần. Trong Đông y thường nói "Có một phần sợ lạnh, sẽ có một phần biểu chứng". Điều đó cũng chỉ rõ "sợ lạnh" là ý nghĩa trọng yếu trên chẩn đoán biểu chứng.

Phép chữa: Khí vệ đồng bệnh, chữa thì dùng phép giải biểu thanh khí. Nếu người bệnh cảm cúm, biểu hiện lâm sàng có chứng trạng biểu nhiệt và lý nhiệt, có thể dùng "Bạch hổ thang" hợp với "Ngân kiều tán". Nếu có biểu hiện chứng trạng là biểu hàn lý nhiệt, có thể dùng "Sài cát giải cơ thang" (Sài hồ, Cát căn, Thư­ơng hoạt, Bạch chỉ, Hoàng cầm, Bạch th­ước, Cát cánh, Cam thảo, Thạch cao, Sinh như­ợng, Đại táo). Đó là phương pháp biểu lý song giải.

g. Bán biểu bán lý:

Chủ chứng
: Hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, quặn bụng trên (ác tâm), ăn uống không biết ngon, tâm bứt rứt, miệng đắng họng khô, mắt hoa, rêu lưỡi trắng, mạch huyền.

Bệnh lý: Chứng này là bệnh tà xâm phạm đảm kinh, tà và chính giao tranh ở nơi giữa biểu và lý gây ra.
Nguyên là Thiếu dương của Lục kinh biện chứng.
Phép chữa: Nên dùng phép hoà giải, thường dùng "Hàm vị Tiêu sài hồ thang" (Sài hồ, Hoàng cầm, Pháp bán hạ, Cam thảo, Sinh nh­ượng).

Gia giảm:

+ Miệng khát, bỏ Bán hạ, gia Thiên hoa phấn, Trúc nhự­.
+ Hàn nhiều gia Quế chi.
+ Nhiệt nhiều gia Hoàng hên.
+ Nếu kiêm có tiện bí, bụng trướng đau, có thể đổi dùng "Đại Sài hồ thang".  
Bệnh cảm cúm, viêm đường mật, sốt rét, có biểu hiện chứng này, đều có thể theo phép này mà chữa.  
Bệnh sốt rét lại có thể đối chứng thêm vào Thường sơn, Thảo quả

3. Bệnh phần doanh:

Bệnh phần doanh, nói chung do khí phần hoặc vệ phần chuyển đến, nhưng cũng có khi phát bệnh là ở ngay doanh phần, chữa kịp thời có thể thấu nhiệt chuyển ra khí Phần.
Bệnh doanh phần tiến tới xâm phạm tâm và cam. có thể xuất hiện chứng trạng " nhiệt nhập tâm bào" và "nhiệt động can phong"

a. Bệnh doanh phần (nhiệt tại doanh phần nhiệt nhập doanh phần):

Chủ chứng
: phát sốt về chiều, về đêm rất cao, miệng không khát lắm, vật vã không yên, hoặc nói nhảm mê, hoặc xuất hiện ban chẩn chìm ẩn, lưỡi đỏ tía không rêu mạch tế, sác.

Bệnh lý: Chứng này là tà nhiệt nhập doanh, doanh âm bị tổn, cho nên phát sốt về đêm rất cao, lưỡi đỏ tía không rêu, mạch tế, sác. Nhiệt chư­ng (nung nấu) doanh âm thăng lên trên, cho nên không khát lắm, nhiệt nhiễu tâm thần, thì vật vã không yên hoặc nới mê nhảm, nhiệt nhập mạch lạc, thì ban chẩn ẩn náu.

Phép chữa: Thanh doanh tiết nhiệt, thường dùng "Thanh doanh thang".
Bệnh viêm não Nhật bản B, viêm não tuỷ lây lan, và các loài viêm nhiễm nghiêm trọng khác có biểu hiện chứng là doanh phần, đều có thể theo phép này mà chữa.

b. Vệ doanh đồng bệnh (doanh nhiệt kiêm biểu chứng).

Chủ chứng
: Bệnh doanh phần kiêm có đau đầu, đau mình, sợ lạnh, là những chứng của phần vệ, gọi là doanh vệ đồng bệnh.

Phép chữa: Dùng phép thanh doanh tiết nhiệt kiêm tân lư­ơng giải biểu.
Thường dùng "Thanh doanh thang" hợp với "Ngân kiều tán".

c. Khí doanh đồng bệnh: Chủ chứng: Bệnh doanh phần, nếu xuất hiện chứng khí phần và lưỡi đỏ tía, mà có rêu lưỡi vàng trắng, sẽ là khí doanh đồng bệnh.

Phép chữa: Nên thanh khí l­ơng doanh, thường dùng "Bạch hổ thang" hợp với "Thanh doanh thang" gia giam.

d. Nhiệt nhập tâm bào:

Chủ chứng
: Ngoài việc có đủ đặc tr­ng của bệnh phần doanh, kèm thêm có các mức độ khác nhau của ý thức bị trở ngại, như­ biểu hiện tình cảm lạnh nhạt, tiếng nói rất rít (nói khó), phản ứng chậm chạp, nghe không thật, nhìn thấy không thật, sờ mó chỗ không có gì và mân mê gi­ường chiếu, thần mờ tối nói nhảm, thậm chí hôn mê sâu, đại tiểu tiện không cầm, lưỡi đỏ tía, mạch hoạt, tế sác có người bệnh có thể thấy co quắp.

Bệnh lý: Chứng này do nhiệt nhập tà xâm lấn vào tâm bào, vư­ớng bí tâm khiếu gây nên, cũng có thể gọi là "bế chứng" .

Phép chữa: Thanh doanh tiết nhiệt, thanh tâm khai khiếu thường dùng "Thanh doanh thang" gia "Tử tuyết đan" hoặc gia "An cung ng­u hoàng hoàn", hoặc "Chí bảo đan".

Gia giảm: Có co quắp, có thể gia Địa long, Câu đằng.
An cung ng­u hoàng hoàn, Tử tuyết đan, Chí bảo đan, đều có tác dụng thanh tâm, khai khiếu. Tác dụng thanh tâm của Ng­u hoàng hoàn là rất mạnh, sau đó đến Tử tuyết đan Chí bảo đan rất yếu. Tác dụng khai khiếu thì Chí bảo đan rất mạnh, sau đó đến Ng­u hoàng hoàn, Tửtuyết đan Ngoài ra, cái lớn nhất của An cung ng­ưu hoàng hoàn là hoá đàm giải độc, Tử tuyết đan lại có thể chặn co giật, dẹp phong. Những những thuốc đó rất quý tình trạng chung là không thể dùng được (quá đắt), mà thường thay bằng cách trong thang thuốc thanh nhiệt liệu chừng thêm Thạch xương bồ, kèm theo phối hợp châm chích (biện pháp đỡ tốn kém nhất). 
Các loại bệnh viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng máu và ngộ độc khuẩn lỵ, say năng, có biểu hiện chứng nhiệt nhập tâm bào, đều có thể theo phép này mà chữa.

e. Nhiệt động can phong (nhiệt cơ sinh phong).

Chủ chứng: siết cao, vật vã không yên, co quắp, hoặc tứ chi cong co, cứng gáy, uốn ván, lưỡi lệch, lưỡi rung, mạch huyền, sác, chất lưỡi hồng (thuộc khí phần) hoặc đỏ tía (thuộc doanh phần), có khi kèm hôn mê.
Các chứng đó có thể thấy xuất hiện ở khí phần, hoặc đoành phần, huyết phần, nhưng thường thấy nhất là ở doanh phần, huyết phần.
Phép chữa: Thanh nhiệt tức (dẹp) phong. Nhằm vào chứng của bệnh ở khí phần, hoặc doanh phần, huyết phần, rồi thêm vào đó các vị thuốc thanh nhiệt dẹp phong nh­ư Địa long, Câu đằng, Bạch cúc hoa, Bạch thư­ớc, Cẩu can thái, Tượng nha ti, Chỉ kinh tán v.v...
Viêm não, viêm màng não và các loại bệnh truyền nhiễm có phát kèm bệnh trúng độc não mà có biểu hiện những chứng nêu trên, đều có thể theo phép này mà chữa

4. Bệnh phần huyết:

Bệnh phần huyết là giai đoạn nguy kịch của bệnh siết nóng, lúc này bệnh tà mới thịnh mà chính khí đã suy.

a. Bệnh huyết phần (nhiệt tại huyết phần).

Chủ chứng
: Sốt cao, xuất huyết (như­ thổ huyết, lạc huyết, nục huyết, niệu huyết, tiện huyết - nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu mũi, đái ra máu, ỉa ra máu) ở da xuất hiện ban chẩn tím đen, nói nhảm hoặc thần mờ tối, co quắp, chất lưỡi tím tía, không rêu, mạch tế, sác.

Bệnh lý: Chứng này là tà nhập vào huyết phần, huyết nhiệt tích thịnh cho nên siết cảo, chất lưỡi tím tía không rêu, mạch tế, sác. Nhiệt tà áp huyết vọng hành, hoặc ban chẩn hiện rõ. Nhiệt nhiễu tâm thần thì múa may lung tung và nói nhảm, hoặc thần mờ tối. Nhiệt cực sinh phong thì co quắp.

Phép chữa: L­ơng huyết, thanh nhiệt giải độc, thường dùng "Tê giác địa hoàng thang" (tê giác có thể thay thế bằng .1-2 lạng sừng trâu).

Gia giảm:

+ Xuất huyết nhiều, gia Hạn liên thảo, Tiên hạc thảo Tử châu thảo.
+ Xuất hiện ban chẩn tím đen, gia Huyền sâm, Đại thanh diệp.
+ Nếu lưỡi đỏ tía, tím chàm, kèm có đau bụng hoặc đau ngực, sợ sờ, vật vã không yên. là huyết nhiệt hiệp với ứ, cần dùng phương trên thêm vào tròng.phép đó một ít thuốc khử ứ hoạt huyết, như Đào nhân, Đan sâm v.v...
Ban và chẩn đều là một loại quầng và chấm màu hồng xuất hiện ở bề mặt da. Ban chẩn lấy hồng nhuận, giãn nổi, mỏng th­a làm thuận. Nếu tím tối, nhanh chóng (khẩn tốc), dày kín là nghịch: Ban chẩn tím đen mờ tối, áp vào mà màu không bớt đi kèm thêm có lưỡi đỏ tía, là tiêu chí của bệnh tà nhập huyết.
Bệnh th­ương hàn ruột, lao phổi hình hạt dẻ. Bệnh xoắn trùng vàng da, nhiễm trùng máu, tổng hợp các loại xuất huyết, có biểu hiện chứng bệnh ở phần huyết, đều có thể theo phép này mà chữa.

b. Biểu tý nhiệt độc (nhất độc nội thịnh):

Chủ chứng: Rét đánh với siết cao, đầu đau dữ dội, nhìn vật mờ dính, toàn thân đau đớn dữ dội, hô hấp khó khăn vật vã không yên, nói nhảm múa may, thậm chí thân chí không rõ ràng hoặc co quắp, có thể có kèm thổ huyết, lạc huyết, nục huyết, hoặc mếu huyết, tiện huyết, xuất hiện ban chẩn tím đen ở da, lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng khô nhọn lên, mạch hồng đại mà sác, hoặc trầm tế mà sác. Chứng này thường do sốt dịch nhiệt độc rất nhiều ở biểu lý, vệ khí doanh huyết đều có bệnh gây nên.

Phép chữa: Thanh giải biểu lý khí huyết nhiệt độc, thường dùng "Thanh ôn bại độc ẩm".

Gia giảm:

+ Người bệnh mạch càng trầm tế là biểu thị nhiệt độc hãm càng sâu, dùng tễ lượng càng cần phải thêm lớn.
+ Khí huyết l­ưỡng phiên (bị đốt cả hai) là nhiệt độc ở khí phần và huyết phần, chứng thấy sốt cao, miệng khát, phát ban hoặc nục huyết, lưỡi đỏ tía, rêu vàng, mạch sác hoặc tế, chữa thì có thể tham khảo phép này, hoặc dùng "Ngọc nữ tiễn" gia giảm (bỏ Ng­u tất, gia tế Sinh địa, Huyền sâm).
Chứng nhiễm trùng máu, chảy máu não, bệnh xoắn trùng vàng da và các bệnh truyền nhiễm nặng khác thấy xuất hiện chứng kể trên, có thể theo phép này mà chữa.

5. Bệnh sốt thời Khí thư­ơng âm, th­ương dương.

Bệnh siết thời khí rất dễ tổn th­ơng âm dịch, nhẹ là th­ương tân, nặng thì thương âm, thậm chí vong âm (mất nước).
Lúc chữa phải chú ý bảo hộ và nuôi d­ỡng âm dịch từng giờ từng phút, cho nên nói "còn được một phần âm dịch, tiện có một phần sinh cơ (tồn đắc nhất phần âm dịch, tiện hữu nhất phần sinh cơ).
Ph­ương pháp bảo hộ tân dịch nói chung là ở phần vệ không nên để ra mồ hôi quá nhiều, ở phần khí (vị trường thực nhiệt) nên hạ nhanh chóng (làm cho đi ỉa ra được ngay). Không thấy hình ảnh của thấp, phải cẩn thận khi dùng thuốc khổ táo, ôn tắc ( thuốc khô đắng, khô nóng).
Phư­ơng phát xử lý chứng đó như­ sau:

Th­ương tân: Có thể thấy khi bệnh ở phần vệ, phần khí, biểu hiện là miệng khô, miệng khát, nước bọt trong miệng dính liền như­ tơ, rêu lưỡi khô, mạch sác, có thể thấy ở người bệnh siết cao mất nước. Chữa thì nên đối chứng, trong phương thêm vào những vị thuốc sinh tân nh­ư Lô căn, Thiên hoa phấn, Lê bì, Cam yến trập. Sốt đã lùi nhưng miệng khô lưỡi táo, ăn uống không ngon hoặc ho khan, có thể dùng " ích vị thang" ( Sa sâm, Mạch đông, Sinh địa, Ngọc trúc, Đ­ờng Phèn), hoặc "Sa sâm mạch đông thang".

Thư­ơng dịch: Thường thấy ở cuối kỳ bệnh ở phần huyết, người bệnh biểu hiện là gảy mòn mệt mỏi, mặt đỏ mình nóng, lòng bàn tay, bàn chân càng nóng, miệng khô lưỡi táo, răng bẩn môi nứt, họng đau tai ù, lưng đau gối mềm, chân sưng, lưỡi đỏ tía mà khô quắt, mạch tế, sác, vô lực, đúng là chứng của chân âm hao tổn. Cồ khi có kèm theo tim hồi hộp, tim hoảng hốt, nhiều mồ hôi dễ sợ, mạch kết, đại là mạch chứng của tâm hư­ tổn (có thể thấy ở chứng viêm cơ tim). Có khi có kèn theo tay chân rung động, cong co, lưỡi rung. Là những chứng của âm h­ư phong đông; (như­ di chứng sau viêm não Nhật bản B). Thư­ơng âm thì nên tư âm, thường dùng "phục mạch thang" để chữa. Nếu kèm có chứng tâm mạch hư­ tổn và âm ­ phong động, có thể dùng "Tam giáp phục mạch thang". Nếu như đêm siết ngày mát, có thể ăn mà vẫn gảy mòn là tà còn lưu ở âm phần, có thể dùng "'Thanh cao miết giáp thang " để tư âm thanh nhiệt.

Vong âm : Có thể phát sinh do chân âm đã bị thư­ơng mà tà nhiệt không lui hoặc phát hãn nhầm, tả hạ nhầm (dụng nhầm thuốc làm ra quá nhiều mồ hôi, ỉa tháo quá nhiều), âm dịch bị mất đi mà phát sinh ra. Biểu hiện là mình nóng mà nhiều mồ hôi, mồ hôi mặn không dính, mặt hồng, miệng khô khát. thường có chảy máu chân răng, Lưỡi đỏ tía mà khô quắt, mạch h­ sác mà vô lực.
Thường thấy ở cuối kỳ của bệnh truyền nhiễm chứng nặng. Nên cấp tốc uống " Gia giảm phục mạch thang" gia Cát lâm sâm, Long cất, Mẫu lệ, Đồng tiện ( nước tiểu con trai nhỏ lấy ở đứa trẻ 5 tuổi, đoạn giữa bãi có tác dụng tư âm giáng hoả, lư­ơng huyết tán ứ), là những thuốc tư âm ích khí, liễm hãn cố thoát.

Vong dương : Có thể phát sinh do nhiệt độc trầm trọng ở khí phần, doanh phần hoặc huyết phần, tà thịnh chính h­ .phát triển mà thành. Người bị phát sốt đột nhiên mồ hôi ra nhiều dầm dề, mồ hôi lạnh nh­ư dầu, mồ hôi nhạt mà dính nhầy, chân tay quyết thân lạnh, hơi thở nhỏ yếu lưỡi màu nhạt trắng, nhuận, mạch nhỏ như­ mất, đó là chứng vong dương. Đó là dương khí đột nhiên mất đi biểu hiện sinh mạng chịu nguy. Vong dương tương đư­ơng với kế phát tính choáng nhất, có thể thấy ở viêm màng não tuỷ lây lan bạo phát, nhiễm trùng máu, nhiễm độc khuẩn lị khi có kèm phát sinh tuần hoàn suy kiệt. Trị thì nên hồi dương cứu nghịch, bổ khí cố thoát.

Thường dùng " Tứ nghịch thang. giạ 'Cát lâm sâm, Hoàng kỳ, Long cất, Mẫu lệ, Ngũ vị tử, và phối hợp châm cứu mà cứu chữa.  
Ngoài ra, do bệnh thấp nhiệt th­ơng âm th­ơng dương, có thể tạng phủ hư­ như­ợc, công năng mất điều hoà, cho nên sau khi khỏi bệnh, thường phô bày ra các loại trạng thái hư như­ợc. Do công năng tạng phủ mất điều nên sản sinh ra đờm, có thể v­ướng tắc thanh khiếu (v­ướng bí ở những chỗ mấu chốt của sự trong sạch), v­ướng tắc kinh lạc, dẫn đến hôn mê bất tỉnh, ngây dại, bại liệt, câm điếc, chảy dãi, đại tiểu tiện không cầm là những di chứng. Đối với bệnh lành rồi, hoặc có di chứng, khi chữa cần kết hợp với biện chứng tạng phủ, hoặc bổ ích khí huyết âm dương của tạng phủ, hoặc dùng phương pháp hoá đàm khai khiếu thông lạc và phối hợp dùng phép châm cứu mà chữa.

 TÓM TẮT VỆ, KHÍ, DOANH, HUYẾT BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ

Bài này giới thiệu lý luận biện chứng trị liệu bệnh sốt thời khí (ôn nhiệt  bệnh ) với bốn yếu điểm Vệ, Khí, Doanh, Huyết và phư­ơng pháp biện chứng trị liệu của bốn giai đoạn bệnh sốt thời khí về mặt biện chứng, thiệt chẩn chiếm địa vị trọng yếu. Xem biến hoá rêu lưỡi, có thể phân biệt ra vùng bệnh ở vệ phần hoặc khí phần, đồng thời có thể lấy đề phán đoán tân dịch còn hay mất. Xem hiến hoá chất lưỡi, có thể phân biệt ra bệnh tại doanh phần hoặc huyết phần, đồng thời có thể biện rõ âm dịch thịnh hay suy. Đối với bệnh sốt thời khí trong các giai đoạn khác nhau có xuất hiện chứng trạng nh­ư phát sốt, miệng khát, ra mồ hôi, ban chẩn, bạch ám, hôn mê, co quắp v.v. Khi học tập cần tiến hành so sánh phân biệt, biết được những đặc điểm riêng khác nhau của nó, sẽ có giúp đỡ rất chiều cho chẩn đoán. Nắm lấy mặt phát sốt mà nói, có phát sốt mà sợ lạnh, phát sốt không sợ lạnh, nóng rét qua lại, sốt cao sợ nóng, sốt về chiều, phát sốt về đêm nặng hơn, sốt nóng lòng bàn chân bàn tay, đêm sốt sớm mát, là nhiều loại hình sốt khác nhau. Loại hình sốt khác nhau thì chẩn đoán bệnh chứng và trị liệu cũng khác nhau.
Về mặt trị liệu, cần chú ý đến đặc trưng " nhiệt hoá" là đặc trư­ng chung của bệnh sốt thời khí. Ngoài phong hàn biểu chứng và chứng vong dương ra, bệnh đó nhất loạt cấm dùng vị thuốc tân, ôn nhiệt. Nhiệt tà rất dễ th­ơng âm. Lúc chữa, tất cần bảo hộ âm dịch từng giờ, từng phút. Thấp tà dễ th­ơng dương khí, trị bệnh có thấp rõ ràng không thể dùng quá mức loại thuốc khổ, hàn ( đắng, lạnh ), và không thể dùng nhầm thuốc béo bổ.
Nay đem các yếu điểm biện chứng luận trị về vệ khí- doanh huyết quy nạp lại thành bảng như­ sau: bảng 18.

Bảng 18. Bảng yếu điểm biện chứng luận trị về vệ khí doanh huyết trong bệnh sốt thời khí ( ôn nhiệt bệnh )

 

Bệnh phần vệ

Bệnh phần khí

Bệnh phần doanh

Bệnh phần huyết

Bát cương biện chứng

Biểu

Nơi có bệnh biến

Phế vệ, tứ chi đầu mặt, mũi họng

Phế, tỳ, vị, đại trường, đảm

Tâm, can

Tâm, can, thận

Chủ chứng

Rêu lưỡi trắng, mạch phù, phát sốt sợ lạnh, đầu đau, mũi tắc, ho hắng, chứng trạng phế vệ

Lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch hồng sác, hoặc trầm thực, phát sốt không sợ lạnh, tiện bí, vàng da, ho hắng, là chứng của lục phủ và phế, tỳ

Lưỡi đỏ tía, ít rêu hoặc không rêu, mạch trầm tế sác, phát sốt về đêm  nặng dữ, ban chuẩn ẩn hiện thậm chí nửa hôn tràm, nói nhảm hoặc co quắp là chứng trạng của tâm can

Lưỡi tía tím, không rêu, mạch tế sác, phát sốt về đêm nặng dữ, ban chẩn rõ rệt, thần mờ mệt, co quắp, các loại xuất huyết, chứng trạng của chân âm hao tổn

phép chữa

Giải biểu thanh nhiệt, tuyên phế

Thanh khí hoá thấp, tả hạ, hoà giải, sinh tân

Thanh doanh khai khiếu, tức phong

Lương huyết chỉ huyết, tư âm, tức phong

Phương tễ thường dùng

Ngân kiều tán, tang cúc ẩm, Tân gia hương nhu ẩm, Tam nhân thang gia vị, Hạnh tô tán, Tang hạnh thang, Ma hoàng thang, Quế chi thang

Bạch hổ thang, Ma hạnh thạch cam thang, Đại thừa khí thang, Đại tiểu sài hồ thang, Cam lộ tiêu độc ẩm

Thanh doanh thang An cung ngưu hoàng hoàn, Chí bảo đan, Tử tuyết đan, Chỉ kinh tán

Tê giác địa hoàng thang Thanh ôn bại độc tán Gia giảm phục mạch thang, Thanh cao miết giáp thang, Tam giáp phục mạch thang



III. DANH MỤC THANG TỄ KÈM THEO:
Bệnh phần Vệ:

           

Ngân kiều tán

Hạnh tô tán

Thanh táo cứu phế thang

Kinh phòng giải biểu thang

Tân gia hương nhu ẩm

Tang hạnh thang

Ma hoàng thang

Quế chi thang



Bệnh phần Khí:

     

Bạch hổ thang

Đại thừa khí thang

Cầm liên thang (Cát văn cầm liên thang)

Sài cát giải cơ thang

Đại sài hồ thang

Vương thị thanh thử ích khí thang

Cam lội tiêu độc ẩm

Tiểu sài hồ thang

 

Bệnh phần Doanh

         

Thanh doanh thang

Chí bảo đan

Chỉ kinh tán

Tử tuyết đan

An cung ngưu hoàng hoàn

 

Bệnh phần Huyết

         

Tê giác địa hoàng hoàn

Ngọc nữ tiễn

Hồi dương cứu nghịch thang

Cam lộ tiêu độc ẩm

Tam giáp phục mạch thang

Thanh ôn bại độc ẩm

Phục mạch thang

Tam nhân thang

Thanh cao miết giáp thang

ô mai hoàn



1. Bệnh phần Vệ:

a. Ngân kiều tán

Ngân hoa 1 lạng,                   Ng­ưu bàng tử 6 đồng cân,
Cát cánh 6 đồng cân,                     Liên kiều 1 lạng, 
Kinh giới 4 đồng cân,                      Sinh cam thảo 5 đồng cân,
Đậu xị 5 đồng cân,                         Bạc hà 6 đồng cân,
Trúc diệp 4 đồng cân,
Mỗi lần uống 6 đồng cân, gia vào hai nhánh Lô căn t­ơi sắc lên thấy bay mùi thơm ra thì lấy uống, không đun quá, vì nó nhẹ dễ bay mất hơi.
Bệnh nặng ngày uống ba lần và đêm một lần.
Bệnh nhẹ ngày uống hai lần, đêm một lần.

b.Tân gia h­ương nhu ẩm:

H­ương nhu 2 đồng cân,       -           Kim ngân hoa 3 đồng cân,  
Bạch biển đậu 6 đồng cân,     -        Liên kiều 3 đồng cân.
Hậu phác 2 đồng cân

c. Hạnh tô tán

Tử tô 3 đồng cân,     -                    Tiền hồ 3 đồng cân,
Chỉ xác 2 đồng cân,            -           Đại táo 5 quả
Sinh Thượng 2 đồng cân,              -           Cát cánh 3 đồng cân,
Chê'bán hạ 3 đồng cân,       -           Cam thảo 1 đồng cân.
Khổ hạnh nhân 3 đồng cân,           -    Trần bì 1 đồng cân,
Phục linh 3 đồng cân,
 
d. Tang hạnh thang

Tang diệp 3 đồng cân,     -     Tượng bối mẫu 3 đồng cân,
Lê bì lượng vừa phải.    -        Hạnh nhân 3 đồng cân,
Đậu xị 3 đồng cân,     -          Sa sâm 3 đồng cân,
Sơn chi 1,5-3 đồng cân,
 
đ. Thanh táo cứu phế thang
 
Tang diệp 3 đồng cân,
Thạch cao 5 đồng cân đến 1 lạng,
Nhân sâm ( nhất thiết đều dùng hài nhi sâm hoặc sa sâm) trên dưới 3 đồng cân,
Cam thảo 1 đồng cân,     -      Mạch đông 3 đồng cân,
Ma nhăn 3 đồng cân,     -       Hạnh nhân 3 đồng cân,
A giao 2-3 đồng cân,     -       Tỳ bà diệp 3 đồng cân.
 
e. Ma hoàng thang
 
Choàng 1-3 đồng cân,
Cam thảo (chích) 1 đồng cân.
Quế chi 1-3 đồng cân,     -     Hạnh nhân 3 đồng cân,
 
g. Kinh phòng giải biểu thang
 
( Kinh phòng bại độc tán)
Kinh giới 3 đồng cân,     -       Xuyên phung 2 đồng cân,
Cát cánh 2 đồng cân,     -       Nhân sâm 1 đồng cân,
Bạc hà thêm vào một ít.     -            phòng phong 3 đồng cân,
Th­ơng hoạt 2 đồng cân,     -            Tiền hồ 3 đồng cân,
Cam thảo 1 đồng cân,     -      Sài hồ 3 đồng cân,
Phục linh 3 đồng cân,     -      Chỉ xác 3 đồng cân,
Sinh kh­ượng 3 lát,
 
h. Quế chi thang
 
Quế chi 1,5-3 đồng cân, Bạch thược d­ược 2-3 đồng cân,
Chích cam thảo 1-2 đồng cân,
Sinh khương 2-4 lát,
Đại táo 4-6 quả.
 
2. Bệnh phân Khí:
a. Bach hổ thang
 
(Thạch cao tri mẫu thang)
Thạch cao 1-3 lạng,             -           Canh mễ (gạo mùa) l lạng
Tri mẫu 3-5 đồng cân,         -           Cam thảo 1-2 đồng cân,
 
b.V­ương thị thanh thử ích Khí thang
 
Đạm trúc diệp 2 đồng cân,     -        Thạch hộc 3 đồng cân,
Mạch công 3 đồng cân,       -           Canh mễ 3 đồng cân,
Hà ngạnh 5 đồng cân,          -           Tri mẫu 2 đồng cân,
Tây dương sâm 1 đồng cân, 5 phân,
Cam thảo 2 đồng cân.         -           Tây qua bì 1 lạng
Hoàng liên 1 đồng cân,
 
c. Đại thừa Khí thang
 
Đại hoàng 2- 4 đồng cân, Mang tiêu (hiện dùng Huyền minh phấn là thứ tinh chế của mang tiêu) từ 3-5 đồng cân, Hậu phác 3-4 đồng cân,
Chỉ thực 2- 4 đồng cân.
Đun trước Chỉ thực và Hậu phác sôi chừng hơn 10 phút, bỏ thêm Đại hoàng.
Giữ sôi dăm ba dạo, sau đó bỏ bã, lại bỏ Mang tiêu hoặc Huyền minh phấn vào thì có thể uống được.
Nhất thiết trước hết uống nước sắc đầu, khi mà hai, ba giờ sau chưa thấy tả hạ, mới lại uống lần thứ hai.
Nếu đã đại tiện được dễ dàng thì thuốc còn lại không uống nữa.
 
d. Cam lộ tiêu độc ẩm
 
Hoắc hư­ơng 3 đồng cân,               -    Nhân trần khao 5 đồng cân,
Liên kiều 4 đồng cân,          -           Xương bồ 2 đồng cân,
Bạch đậu khấu 1 đồng cân,     -        Hoạt thạch 6 đồng cân,
Xuyên bối mẫu 2 đồng cân,     -       Hoàng cầm 4 đồng cân,
Mộc Thông 2 đồng cân, Xạ can 3 đồng cân, .
Bạc hà 1 đồng cân ( hậu hạ = cho vào sau trước khi bắc xuống ).
 
đ. Cầm liên thang
 
(Cát căn cầm liên thang )
Cát căn 6 đồng cân,            -           Cam thảo 2 đồng cân.
Hoàng cầm 3 đồng cân,       -           Hoàng liên 2 đồng cân,
 
e. Sài cát giải cơ thang
 
Sài hồ 1-3 đồng cân,           -           Bạch chỉ 1 đồng cân,
Cam thảo 1-2 đồng cân,     -           Cát căn 2-4 đồng cân,
Cát cánh 1-2 đồng cân,
Thạch cao 5 đồng cân đến 1 lạng
Thư­ơng hoạt 2-4 đồng cân,
Hoàng cầm 2-4 đồng cân,
Xích thước dược 2-3 đồng cân.
 
g. Tiểu sài hồ thang .
 
Sài hồ 2-4 đồng cân, Hoàng cầm 1,5-3 đồng cân,
Bán hạ 2-3 đồng cân,
Nhôm sâm hoặc Đảng sâm 3-4 đồng cân,
Gừng sống 2-4 lát, Chính cam thảo 1-2 đồng cân,
Đại táo 4-6 quả.
 
h. Đại sài hồ thang
 
Sài hồ 2- 4 đồng cân, Th­ược dư­ợc 2-3 đồng cân,
Gừng sống 3-5 lát, Hoàng cầm 1,5 đồng cân,
Chỉ thực 2-3 đồng cân, Đại táo 4-6 quả.
Bán hạ 2-3 đồng cân, Đại hoàng 1,5-3 đồng cân,
 
3. Bệnh phần Doanh.
  a. Thanh doanh thang
 
Ng­u giác 0,3-1 đồng cân, Trúc diệp tân 1-2 đồng cân,
Hoàng liên 1-2 đồng cân, Sinh địa 5-10 đồng cân,
Ngân hoa 3-5 đồng cân, Đan sâm 2-5 đồng cân,
Huyền sâm 2-4 đồng cân, Liên kiều 2-5 đồng cân,
Mạch đông 2-4 đồng cân,
 
b. Tử huyết đan
 
Kim bạc, Hàn thuỷ thạch, Từ thạch, Thạch cao, Tê giác Linh dương giác, Thanh mộc h­ơng, Trầm h­ương, Huyền sâm,Thăng ma, Cam thảo, Đinh h­ơng, phác tiêu Tiêu thạch, Xạ h­ương, Chu sa ( trong sách không ghi tễ lượng của từng vị).
 
c. Thanh danh ng­ưu hoàng hoàn
 
(An cung ng­ưu hoàng hoàn)
Ng­ưu hoàng 1 lạng,             -     Hoàng liên 1 lạng,
Hùng hoàng 1 lạng,              -     Trân châu 5 đồng cân,
Uất kim 1 lạng,                    -     Chu sa 1 lạng,
Hoàng cầm 1 lạng,               -     Xạ h­ương 2,5 đồng cân.
Tê giác 1 lạng,                     -    Sơn chi 1 lạng,
Băng phiến 2.5 đồng cân,
 
d. Chí bảo đan
 
Nhân sâm 1 lạng,                 -    Chế nam tinh 3,5 đồng cân,
Băng phiến 1 đồng cân,  Hùng hoàng 1 lạng,
Chu sa 1 lạng,            -           Thiên trúc hoàng 1 lạng,
Ng­u hoàng 5 đồng cân,     -             Đại mại 1 lạng.
Xạ hư­ơng 1 đồng cân,         -    Tê giác 1 lạng,
Hổ phách 1 lạng,
( Phương gốc lại có An tức h­ương, Kim bạc, Ngân bạc là ba thứ thuốc trong thuốc chế sẵn ở vùng Th­ượng Hải bán ra, đã giảm bỏ không dùng ).
Các vị trên nghiền nhỏ mịn, trộn đều, thêm mật nấu 20% đến 30% trộn làm viên, mỗi tễ lượng nh­ư trên làm thành 240 viên.
Ngày uống 1-2 viên, dùng nước sôi để nguội hoà tan mà uống chia làm hai đến bốn lần.
 
đ. Chỉ kinh tán
 
Toàn yết, Ngô công, các vị bằng nhau, nghiền nhỏ, hợp thành tán tễ, để sẵn dùng.
Mỗi lần uống 3 - 5 phân, ngày uống 2- 4 lần. Nước sôi để ấm ấm ngoáy đều uống. Trẻ em căn cứ tuổi tác liệu chừng giảm bớt.
 
4. Bệnh phần Huyết.
  a. Tê giác địa hoàng thang
 
Tê giác 3 phân đến 1 đồng cân,
Xích th­ược dược 2- 4 đồng cân,
Sinh địa hoàng 5 đồng cân đến 1 lạng,
Đan bì 2- 4 đồng cân.
 
b.Thanh ôn bại độc ẩm
 
Thạch cao 2 lạng, Xích th­ược dư­ợc 2- 4 đồng cân,
Tê giác 3 phân đến 1 đồng cân,
Chi tử 2- 4 đồng cân, Hoàng cầm 2- 4 đồng cân,
Huyền sâm 2-4 đồng cân,
Cam thảo phấn 8 phân đến 1,5 đồng cân
Sinh địa hoàng 5 đồng cân đến 1 lạng,
Đan bì 2-4 đồng cân, Hoàng liên 1-3 đồng cân,
Cát cánh 1-2 đồng cân, Tri mẫu 2-4 đồng cân,
Liên kiều 2-4 đồng cân, Trúc diệp 1-2 đồng cân.
Thạch cao sắc nước, sau khi đun sôi được hơn 10 phút, lại bỏ các vị thuốc khác vào.
Tê giác mài với nước uống thêm vào hoặc dùng lấy một phân Ng­ưu hoàng nhân tạo, hoặc một lạng sừng trâu dùng thay.
 
c. Ngọc nữ tiễn
 
Thạch cao 1-2 lạng, Tri mẫu 2-3 đồng cân,
Thục địa 4 đồng cân đến 1 lạng,
Ng­ưu tất 2-4 đồng cân, Mạch đông 2-4 đồng cân,
 
d. Phục mạch thang
 
(Chích cam thảo thang) .
Chích cam thảo 3 đồng cân, A giao 3 đồng cân,
Quế chi 2 đồng cân, Đảng sâm 2 đồng cân,
Mạch đông 3 đồng cân,sinh Thượng 3 đồng cân, Sinh địa hoàng 1 lạng,
Ma nhân 3 đồng cân, Đại táo 6 quả.
 
đ. Gia giảm phục mạch thang
 
Lấy thang " phục mạch thang " kể trên, gia giảm vào như­ sau:
Bỏ đi các vị: Sinh như­ợng, Quê'chi, Đảng sâm, Đại táo.
Thêm vào: Bạch thược .
 
  e. Hồi dương cân nghịch thang
 
Thục phụ tử 3 đồng cân,
Nhục quế 1 đồng cân, Can h­ương 1 ,5 đồng cân,
Cát lâm sâm 3 đồng cân (hãm riêng)
Xạ hương 3 ly (cho vào lúc uống)
Ngũ vị tử 2 đồng cân, phục linh 3 đồng cân,
Trần bì 1 đồng cân; Bạch truật 3 đồng cân,
Pháp bán hạ 3 đồng cân,
Chích cam thảo 1 đồng cân.
 
g.Tam nhân thang
 
Hạnh nhân 3 đồng cân,
Bạch khấu nhân 8 phân đến 1 ,5 đồng cân,
Dĩ nhân 3-5 đồng cân
Hoạt thạch 3-5 đồng cân, Hậu phác 1-2 đồng cân,
Trúc diệp 1-3 đồng cân, Thông thảo 1 đồng cân,
Chế bán hạ 1 ,5-3 đồng cân.
 
h. Cam lộ tiêu độc ẩm
 
(Xem ở phần khí )
 
i. Tam giúp phục thạch thang
 
Mẫu lệ 1 lạng,
Chích cam thảo 3 đồng cân,
Sinh bạch thược 3-6 đồng cân,
Mạch đông 3-6 đồng cân, .
Miết giáp 5 đồng cân đến 1 lạng,
Quy bản 5 đồng cân đến 1 lạng,
Đại sinh địa 5 đồng cân đến 1 lạng,
Ma nhân 3 đồng cân,  
A giao 4 đồng cân.
 
k. Ô mai hoàn
 
Tên vị Tễ lượng hoàn Tễ lượng thang
Ô mai nhục 9 lạng 5 quả
Hoàng liên 16 lạng 3 đồng cân
Hoàng bá 6 lạng 3 đồng cân
Nhâm sâm hoặc Đảng sâm 6 lạng 3 đồng cân
Đương quy 4 lạng 3 đồng cân
Chế phụ tứ 6 lạng 2 đồng cân
Quế chi 6 lạng 2 đồng cân
Sao Xuyên tiêu 4 lạng 2 đồng cân
Can khương 10 lạng 2 đồng cân
Tế tân 6 lạng 1 đồng cân
Cách chế hoàn tễ: Ô mai nhục dùng giấm 50% ngâm 1 đêm, giã nát hoà vào số thuốc còn lại giã đều, sấy hoặc phơi khô, nghiền thành bột nhỏ mịn, thêm mật làm viên.
Mỗi lần uống 3 đồng cân, ngày uống 1-3 lần uống lúc đói bụng.
Tễ l­ượng thang tễ ghi trên là của Nam khai y viện.
 
B. LỤC KINH BIỆN CHỨNG VÀ TAM TIÊU BIỆN CHỨNG.
 
Biện chứng của bệnh sốt thời khí ( ôn nhiệt bệnh ) nói chung có phân ra ba loại: Vệ khí doanh huyết biện chứng, Lục kinh biện chứng và tam tiêu biện chứng. Căn cứ vào chứng ta hay gặp trên lâm sàng và những tài liệu gần đây hướng dẫn, khi chẩn trị bệnh truyền nhiễm th­ờng sử dụng vệ khí doanh huyết biện chứng, cho nên chúng ta đã giới thiệu trọng điểm phía trên về vệ khí doanh huyết biện chứng luận trị, Ở đây chỉ thuật qua về Lục kinh biện chứng và Tam tiêu biện chứng cung cấp cho ngư­ời học tham khảo.
 
I. LỤC KINH BIỆN CHỨNG
 
Lục kinh bao gồm Thái d­ương kinh, Dương minh kinh, Thiếu dư­ơng kinh, Thái âm kinh, Thiếu âm kinh, Quyết âm kinh, vốn nó là tên gọi của kinh lạc. Sau đó ngày x­a dùng nó để khái quát sáu giai đoạn biến hoá trong quá trình phát triển của bệnh th­ương hàn, thành ra là cư­ơng lĩnh của biện chứng luận trì về bệnh th­ương hàn. I. LỤC KINH BIỆN CHỨNG
 
1 Bệnh Thái d­ương: I. LỤC KINH BIỆN CHỨNG
 
Bệnh của Thái dư­ơng chia ra làm hại loại chủ yếu là "chứng của kinh" và " chứng của phủ". I. LỤC KINH BIỆN CHỨNG
 
a. Thái dương kinh chứng là bệnh tà xâm phạm cơ biểu, lại chia ra làm hai loại: "trúng phong và "th­ương hàn".
Trúng phong là biểu h­ư, th­ơng hàn là biểu thực.
Bệnh thái dương "trúng phong", thấy chứng phát sốt sợ gió, ra mồ hôi, đầu gáy cứng đau, mạch phù hoãn. Chữa thì dùng phép giải cơ phát biểu. Lấy "Quế chi thang" làm ph­ương chủ yếu.
Bệnh Thái dương " thương hàn", thấy chứng sợ lạnh phát sốt, không có mồ hôi, xương khớp đau đớn mạch phù khẩn. Chữa thì dùng phép phát hãn giải biểu, lấy "Ma hoàng thang" làm ph­ương chủ  yếu
 
b. Thái dương phủ chứng là nhân biểu tà chưa giải, chuyền vào trong bàng quang gây nên. Nếu thấy chứng phát sốt sợ gió, tiểu tiện không lợi, tiêu khát hoặc n­ước vào thì nôn, là chứng bàng quang "súc thuỷ".
 
2. Bệnh Dương minh:
 
Bệnh Dương minh là do Thái dương chuyền kinh mà đến, biểu hiện là vị trường thực nhiệt, phân làm hai loại hình:
 
a. Dương minh lánh chứng có sốt cao, khát nhiều, ra mồ hôi, mạch hồng đại. Chữa thì dùng phép thanh lý nhiệt, lấy "Bạch hổ thang" làm ph­ương chủ yếu.
 
b. Dương  minh phủ chứng có sốt về chiều, ra mồ hôi, bụng đầy mà cứng, đại tiện bí kết, nói nhảm thần mờ tối, lần áo sờ gi­ường, mạch trầm thực. Chữa thì dùng phép thông phủ tả nhiệt, lấy "Đại thừa Khí thang" làm ph­ương chủ yếu.
 
3. Bệnh Thiếu dương:
 
Bệnh Thiếu dương lấy chứng trạng chủ yếu là nóng rét qua lại (hàn nhiệt vãng lai), ngực sườn đầy tức, tâm phiền hay nôn, miệng đắng họng khô, mắt hoa, lêu lưỡi trắng, mạch huyền. Bệnh ở khoảng giữa Thái dương và Dương minh, gọi là chứng đảm nhiệt bán biểu bán lý. Chữa thì dùng phép hoà giải biểu lý, lấy "Tiểu sài hồ thang" làm ph­ương  chủ yếu.
 
4. Bệnh Thái âm:
 
Bệnh Thái âm thường thấy là từ ba bệnh dương chuyển biến mà đến, cũng có trường hợp ngoại tà trúng thẳng vào Thái âm. Ngoại tà vào lý hoá làm hàn thấp, thấy chứng tứ chi mệt mỏi, cơ bắp đau ê ẩm, bụng trên ch­ớng đầy, không nghĩ đến ăn uống, đại tiện ra lỏng, miệng không khát, l­ới nhạt rêu trắng, mạch hoãn. Bệnh Thái âm là tỳ hư­ hàn thấp. Chữa thì dùng phép ôn trung tán hàn, lấy "Lý trung thang" làm phư­ơng chủ yếu.
 
5. Bệnh Thiếu âm:
 
Bệnh Thiếu âm là do các kinh khác chuyền đến, cũng có trường hợp trúng thẳng vào, là giai đoạn tâm thận hư­ suy nghiêm trọng. Chứng trạng chủ yếu là không sốt mà sợ lạnh, mạch vi tế, nhưng muốn nằm ra giư­ờng (muốn ngủ không ngủ được, tựa như­ ngủ mà không ngủ ), tứ chi quyết lạnh, tiểu tiện trong mà dài. Chữa thì dùng phép hồi đ­ương cứu nghịch, lấy "Tứ nghịch thang" làm phư­ơng chủ yếu.
 
6. Bệnh Quyết âm:
 
Bệnh Quyết âm có chứng trạng chủ yếu là tứ chi quyết lạnh, nóng. rét giao lẫn nhau, dưới thì đi lị, trên thì nôn ra tanh, miệng khát họng khô, mửa ra giun. Đó là cuối kỳ của thư­ơng hàn, bệnh ở can và tâm bào là chủ yếu, chứng hầu của bệnh tình rất là phức tạp. Chữa thì phải dùng ôn và thanh. Nếu thuộc chứng hôi quyết (quyết do giun đũa ) có thể dùng loại Ô mai hoàn.
Quy luật chuyển biến nói chung của bệnh thương hàn là:
 
Dương kinh thường bắt đầu từ Thái dương, sau đó mới chuyền đến Dương minh hoặc Thiếu dương. Nếu chính khí bất túc, cũng có thể chuyền và âm kinh. âm kinh thường bắt đấu từ Thái âm, sau đó chuyền vào Thiếu âm, Quyết âm. Nhưng bệnh đã có thể phát ở dương, cũng có thể phát ở âm; đã có thể thuận kinh mà chuyền, cũng có thể v­ượt kinh mà chuyền ( như­ bệnh Thái dương có thể chuyền vào Thái âm); có thể hai kinh hợp bệnh (như Thái dương, Dương minh hợp bệnh), hoặc cùng có bệnh (như­ Thái dương, Thiếu dương đồng bệnh).
 
II.TAM TIÊU BIỆN CHỨNG:
 
Tam tiêu biện chứng là m­ượn tên Tam tiêu để khái quát ba loại hình chứng trong quá trình phát triển của bệnh sốt thời khí ( ôn nhiệt bệnh).
Chứng của Thượng tiêu bao quát chứng trạng của bệnh phế và tâm bào. Nếu thấy phát sốt sợ lạnh. ho hắng, khí suyễn, mạch phù, là chứng của bệnh phế. Nếu:chuyền ngược vào tâm bào thì thất thần mờ tối, nói nhảm, lưỡi cứng, chi lạnh là chứng của tâm bào. Đó là thời kỳ đầu tiên của bệnh sốt thời khí, tương đương với chứng của phần vệ và chứng nghịch chuyển doanh huyết.
Chứng của trung tiêu bao quát chứng của bệnh ở vị, trường và tỳ như­ phát sốt không sợ lạnh, ngược lại mà sợ nóng, mặt hồng mắt đỏ, tiện bí , tiểu tiện ít, rêu lưỡi vàng là chứng trạng của nhiệt ở trường vị. Phát sốt không cao. Ngực và bụng trên bí bứt rứt, quặn bụng, phân lỏng nhão, mình nặng mệt mỏi, rêu l­ưỡi nhầy, mạch hoãn, là tỳ uẩn thấp nhiệt (tỳ có thấp nhiệt ẩn náu). Đó là thời kỳ cao nhất của bệnh sốt thời khí tương đ­ương với chứng của bệnh ở khí phần.
Chứng của hạ tiêu bao quát chứng trạng của bệnh can, thận. Nh­ư tà nhiệt hao thư­ơng thận âm có thể thấy lòng bàn tay bàn chân nóng, họng khô, tâm bứt rứt không ngủ được. Thận âm hao dẫn đến can âm hao, can phong nội động có thể thấy tay chân co động, tứ chi lạnh như­ băng, tâm động, nhảy Đó là thời kỳ cuối của bệnh sốt thời khí tương đ­ương với chứng của bệnh ở huyết phần.
Tam tiêu biện chứng cho rằng: Bệnh sốt thời khí đầu tiên xâm phạm vào Thượng tiêu, và từ Thượng tiêu hư­ớng xuống trung tiêu và hạ tiêu mà chuyền biến.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
  ·       Chương Vận khí điển trong Hải thượng Y tông Tâm lĩnh – Lê Hữu Trác
·        Hồng nghĩa giác tư y thư – Tuệ tĩnh
·        Ngư tiều vấn đáp y thuật – Nguyễn Đình Chiểu
·        Gia đạo truyền thông bảo – Đặng Chính Tế  
·        Châm cứu đại thành – Dương Kế Châu
·        Tung nhai ôn sinh thư
·        Trung y khái luận – NXB Y học Hà Nội
·        Tân biên Trung y học khái yếu – NDVSXBX Bắc Kinh
   

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 2) 2587199 lượt người truy cập vào Website này!