Viêm sụn vành tai do viêm da vùng tai hoặc ngoại thương nhiễm trùng gây ra, nếu
không khống chế được nhiễm trùng, toàn bộ sụn vành tai có thể bị tiêu hủy.
1. Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán
1. Loa tai sưng trướng, sắc hồng, nóng nh đốt, đau đớn.
2. Sưng trướng, phá vỡ không mất, miệng mụn lâu ngày không kín.
3. Khi nghiêm trọng, kèm có hình hàn phát sốt, đầu đau, miệng khát là chứng
trạng toàn thân.
2. Phương pháp trị liệu
2.1. Biện chứng thí trị
Phép chữa: Thanh nhiệt giải độc.
Phương thuốc: Sài hồ thanh can thang gia giảm.
Sài hồ 1 đồng cân Hoàng cầm 3 đồng cân
Từ hoa địa đinh 1 lạng Bán biên liên 5 đồng cân
Xích thược 3 đồng cân Sơn chi 3 đồng cân
Kim ngân hoa 5 đồng cân Liên kiều 5 đồng cân
Nếu thấy người lạnh phát sốt, đầu đau là biểu chứng gia Ngưu bàng tử ,5 đồng cân
Bạc hà 1 đồng cân bỏ vào sau.
2.2. Chữa cục bộ
a. Chưa vỡ: Dùng Kim hoàng tán (xem ở bài 2 - Nhọt tai ngoài) trộn mật ong đắp
ngày 1 lần.
b. Đã vỡ: Dùng Cửu nhất đan rắc ngoài. Miệng mụn rất sâu thì dùng giấy vê tẩm
thuốc cắm vào, toàn bộ bên ngoài đậy bằng gạc bằng cao Hoàng liên, chung quanh
sưng trướng dùng tiếp Kim hoàng tán trộn mật ong đắp ngoài, một ngày 1 lần.
2.3. Chữa bằng châm cửu
Xem ở bài 2. Nhọt ống tai ngoài.
|