1. Công tác chuẩn bị trước khi chữa
- Điều tra nguyên nhân bệnh, bệnh sử, tình hình chữa chạy đã qua, khám ngũ quan
và toàn thân, căn cứ vào tình huống khác nhau đề ra phương án chữa.
2. Nguyên tắc chữa
1. Chú ý cần nắm nguyên tắc, trước chữa điếc, sau khi sức nghe hơi phục thì kiêm
trị câm, chữa và dạy kết hợp.
2. Lấy huyệt ở khu tai làm chủ, phối với lấy huyệt đầu xa thích đáng, huyệt vị
nên thường xuyên thay đổi. Chọn lấy huyệt không nên quá nhiều, lại phải căn cứ
tình hình sức nghe khôi phục để tăng giảm phù hợp.
3. Thủ pháp phải căn cứ vào tình hình bệnh nhân mà định.
Nói chung trước mạnh sau yếu, hoặc mạnh, vừa, yếu, phối hợp với nhau.
4. Liệu trình trước dài sau ngắn (12 - 5 ngày); khoảng cách các liệu trình trước
ngắn sau dài (5 - 10), sức nghe đã khôi phục tất, thời gian dừng châm có thể rất
dài.
5. Nên chọn lấy phương pháp kết hợp Đông, Tây y để nâng cao và củng cố kết quả
chữa. Nếu có kèm bệnh ở ngũ quan hoặc toàn thân, phải tiến hành chữa kịp thời.
A. CHỮA ĐIẾC
1. Thể châm
1.1. Lấy huyệt
Nhĩ môn, Thính vệ (ở giữa Nhĩ môn và Thính cung), Thính cung, Thính hội, Thính
linh, Thính huyệt, Thính thông, Hạ quan thấu Thính cung, ế phong, Hậu thính
cung, Thiên dung, Thiên dù lên phía trên 5 phân, Trung chữ, Tam dương lạc.
Huyệt vị kể trên có thể chọn phối nhau thích đáng, mỗi nhóm 2-3 huyệt, mỗi ngày
châm 1 nhóm. Sức nghe có thể tiến bộ thì có thể chọn một huyệt bất kể nào châm
kim riêng nó 5- 7 ngày, lấy thủ pháp kích thích mức vừa hoặc yếu.
1.2. Yêu lĩnh và thủ pháp châm him
Yếu lĩnh: Châm cần chuẩn, sâu, tốt. kim ẩn huân. vị 1 huyệt cần chuẩn, phương
hướng tiến chung châm sâu ,5 2 thốn sâu thích đáng, huyệt vùng tai nói chung
châm sâu 1,5-2 thốn.
Tốt: Thủ pháp cần tốt, châm cảm cần tốt, rất tốt là làm cho châm cảm dẫn đến khu
tai hoặc trong tai, khi châm cảm không tốt, chỉnh mũi kim hơi hướng về phía tai
thì châm cảm có thể đến được tốt.
1.3. Thủ pháp hành kim
a. Vê xoay lớn: Sau khi vê xoai 3600 thì dừng lại, sau khi đắc khí thì lỏng tay
rút kim. Phép này lượng kích htichs châm rất mạnh, thường dùng ở người bệnh mới
tiếp thu chữa và châm cảm kém.
b. Nắm lấy vê: ngón cái và ngón trỏ tay trái cố định bộ phận thân kim còn lộ ra
ngoài, ngón cái và ngón trở tay phải nắm lấy cán kim nhanh chóng vê xoay nhẹ
hướng lên. Phép này lượng kích thích có thể tuỳ ý, khi dùng sức mạnh thì lượng
kích thích rất lớn.
c. Phép rút kim nhanh chóng: Tiến kim đến mức sâu thích đáng, có châm cảm thì
nhanh chóng rút kim. Phép này dùng hợp ở huyệt vùng tai và sức nghe khôi phục
rất tốt hoặc châm cảm của người bệnh tốt.
d. Vê xoay nhỏ: Mức độ nhỏ và vê xoay nhanh chóng quay trở lại, nói chung từ 180
- 3600, thời gian vê xoay có thể dài một chút. Dùng hợp ở huyệt Đầu xa hoặc châm
cảm kém.
2. Chữa bổ trợ
2.1 Nhĩ châm: Lấy huyệt Nội nhĩ, Tam tiêu, Nhĩ tiêm, Thần môn, Thận là huyệt
châm kim, mỗi ngày một huyệt, 10 ngày là 1 liệu trình, hoặc lấy 1-2 huyệt kể
trên chôn kim.
2.2. Ấn xoa: Tiến hành đồng thời với châm kim, hoặc dùng riêng ở người bệnh khi
dùng châm, hoặc ứng dụng ở khoảng cách giữa các liệu trình để nâng cao và củng
cố kết quả chữa.
Phương pháp: Tiến hành đồng thời hai cạnh, ngón cái tay áp ở Nhĩ môn, theo trước
tai hớng lên chuyển đến sau tai hướng xuống đẩy đến ế phong, liên tục 5-10 lần.
Ngón cái tay áp ở Thính cung theo Thính hội đẩy đi về phía Hạ quan 5-10 lần. áp
ngón cái tay ở Thính linh, ế phong mỗi huyệt 10 giây đồng hồ, khi người bệnh hít
hơi vào thì áp, khi thở ra thì lỏng tay, cộng là 5 lần. Cong ngón trỏ áp ở thính
vệ, nhắc người bệnh chầm chậm làm động tác cắn răng 10 lần, tại chỗ áp có thể
thấy buốt căng, khi hít hơi vào thì tăng thêm.
2.3. Huyệt vị thuỷ châm: Thuốc thường dùng có Bi, đờng glucô 10% v.v... Lấy các
huyệt Nhĩ môn, ế phong, Thính cung, Thính hội thay vòng tiêm vào, mỗi ngày 1
huyệt, tiêm 0,3 - 0,5 mi, mỗi ngày 1 lần, 10 ngày là một liệu trình.
2.4. Dịch Địa long tỏi nhỏ tai (cha tìm được công thức):
Dùng hợp ở người bệnh có sức nghe nhất định mà không có bệnh tai nào khác.
2.5. Chữa bằng thuốc cây cỏ
Phư ơng tễ:
Nữ trinh từ 4 đồng cân Thạch xương bồ 3 đồng cân
Viễn chí 1 đồng cân Xạ hương thu quỳ 5 đồng cân
Xuyên khung 3 đồng cân Địa long 2 đồng cân
Ma bàn thảo 4 đồng cân Ích trí nhân 4 đồng cân
Thơng nhĩ tử 2 đồng cân Sao Uyển tật lê 3 đồng cân
Quyết minh từ 3 đồng cân
Mỗi ngày 1 tễ, sắc nước uống
3. Điều trị theo nguyên nhân
1.Viêm tai giữa mạn tính mủ ảnh hưởng rất lớn đối với sức nghe, lại dễ tái phát,
phải chú ý chữa tận gốc. Có thế sử dụng bột Băng đảm để chữa (bột Mật lợn 2
phần, Băng toan 1 phần), trước hết rửa sạch vùng bệnh, sau đó rắc thuốc lên, mỗi
ngày 1 lần, hiệu quả rất tốt.
2. Điếc câm do thận h, lấy huyệt Thận du, Tam tiêu du làm huyệt vị chôn chỉ hoặc
thuỷ châm, hoặc cứu thêm thì có thể thu được kết quả rất tốt.
3. Những người bị điếc kèm theo bị thiểu năng trí tuệ có thể phối hợp dùng thêm
các huyệt vị dới đây:
Nhóm 1: Đại chuỳ, An miên 2, Nội quan
Nhóm 2: Phó á môn, Túc tam lý.
Mỗi ngày châm 1 nhóm, thay chéo hai nhóm, 10 ngày là một liệu trình
4. Người bị điếc câm trong quá trình chữa, sức nghe thường không ổn định có thể
tăng lên hoặc giảm đi. Xuất hiện 2-3 lần.
Sức nghe lên xuống thường bởi tình cảm có thể biến hoá hoặc viêm đờng hô hấp
trên gây nên. Sức nghe kém đi thường là do cảm nhận ở vùng tai ít hoặc chữa
không đúng gây nên. Bởi thế thường xuyên phải làm tốt công tác t tởng, chú ý đề
phòng các bệnh khác có thể phát sinh. Đặc biệt chú ý và tăng cường việc huấn
luyện nói. Nếu thấy sức nghe tăng lên hoặc giảm đi thì nhất định phải xem xét và
cảm nhận cho chính xác để điều chỉnh lại huyệt vị và thủ pháp.
5. Dừng châm trong những trường hợp sau
- Trong thời gian mới chữa, sức nghe tăng lên tới mức có thể nhắc lại được tiếng
nói bình thường cách từ 3m trở lên.
Người bệnh có thể kết hợp đọc hình miệng. Thời gian dừng châm làm ấn xoa để chữa
bổ trợ.
Sức nghe ổn định ở mức nghe được lời nói to. Người bệnh có thể đọc được hình
miệng. Dừng hoặc dứt chửa, nhưng người bệnh cần tiếp tục học đọc hình miệng để
đề Phòng sức nghe suy giảm hơn. Nếu có suy giảm có thể châm bổ huyệt Thính linh
1-2 lần.
Châm kim thời gian dài mà hiệu quả kém phải dừng châm, đổi dùng liệu pháp bổ
trợ. Hoặc sau khi xác định rõ ràng thì lập lại phương án chữa.
B. CHƯA CÂM
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh câm hay nói một cách chính xác thì câm chỉ là
hậu quả, còn nguyên nhân là do các bệnh khác nhau gây ra:
1. Do các bệnh về thần kinh và trí tuệ ví dụ. Down, hysteria, bại não, tự kỷ ...
2. Do điếc nặng không nghe được âm thanh tiếng nói của nhân người xung quanh
thường gặp ở trẻ em điếc bẩm sinh hoặc điếc trong thời kỳ chưa có ngôn ngữ ổn
định (trước 7 tuổi).
Trong bài này chúng tôi chỉ nói đến loại câm do điếc gây ra.
Huấn luyện lời nói là phương pháp chủ yếu để chữa câm.
Thông thường trẻ em học nói là do nghe tiếng nói của những người xung quanh và
bắt chước dần dần theo. Người điếc nặng không nghe được tiếng nói của cộng đồng
xung quanh mình nên không thể biết nói. Do vậy người ta không thể biết sử dụng
các khí quan của mình vào việc cấu tạo âm thanh tiếng nói. Để dạy nói cho người
điếc câm, nhất là đối với những người đã lớn tuổi, cần phải làm cho các cơ quan
phát âm của họ khôi phục lại hoạt động để phù hợp với việc cấu tạo âm các âm
thanh tiếng nói. Cần tập theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Đầu tiên phải dạy cho họ biết cấu âm chính xác sau đó mới tập vào việc học tập
lời nói, từ ngữ và cách giao tiếp bằng tiếng nói.
1. Huấn luyện cách cấu âm cơ bản
Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất. Để có thể học tập và sử dụng được lời nói
trong giao tiếp, người câm không chỉ luyện cách cấu âm của nguyên âm mà còn phải
nắm vững cách cấu âm của các phụ âm. Nắm vững cấu trúc âm tiếng Việt là con
đường ngắn nhất cho người điếc câm khi học nói. Sự kết hợp giữa nguyên âm và phụ
âm theo những kiểu (hay gọi là cấu trúc âm tiết) khác nhau tạo thành những âm
tiết khác nhau.
Ví dụ. âm tiết mở: Phụ âm + nguyên âm: [bà] âm tiết đóng: Phụ âm + nguyên âm +
phụ âm: [bốn]
Việngười dạy phải nghiên cứu kỹ và năm vững ngữ âm tiếng Việt thì mới có thể dạy
phát âm cho người điếc câm được.
1.1. Luyện các nguyên âm
a. Huấn luyện lưỡi:
Trong quá trình phát âm, vị trí của lưỡi ở phía trước hay sau khoang miệng sẽ
tạo ra những nguyên âm khác nhau ví dụ: khi phát âm nguyên [i] vị trí của lưỡi ở
phía trước, nguyên âm [u] lưỡi phải rụt lại phía sau… Do đó nên tập cho người
điếc thè lưỡi ra trước rồi lại thụt lại phía sau, lắc sang trái, sang phải, xoay
vòng tròn quanh môi. Lúc đầu làm chậm dần dần nhanh đến mức tối đa có thể làm
được.
b. Huấn luyện thanh đới
Chủ yếu tập luyện nguyên âm đơn: uu, ô, i, ê, o, e, ư, ơ (â lànguyên âm ơ được
phát âm ngắn) a (aw là nguyên âm a được phát âm ngắn). Đối với những người điếc
câm lớn tuổi phải dùng tay của họ đặt vào cổ của người dạy để họ cảm nhận được
sự dung dộng của dây thanh. Nên dạy theo từng cặp đối lập để người câm dễ tiếp
thu ví dụ:
Đối lập về vị trí của lưỡi: Phía trước [i] và phía sau [u]
Đối lập về độ mở cửa miệng: mở hẹp [ư] và mở rộng [a]
Đối lập về trường độ: âm ngắn [â] và âm dài [ơ].
được sự rung động của dây thanh. Nên dạy theo từng cặp đôi
c. Luyện vận hơi:
- Tập vận động thở sâu. Đốt một ngọn nến rồi dùng hơi thổi cho tắt nến, tập
luyện từ cự ly gần đến xa. Có thể thổi tờ giấy cũng được.
- Tập bước đi theo đúng tốc độ, miệng hô theo nhịp: 1,2, 1,2 ...
- Luyện tập vận khí khi bước chạy, tập thăng bằng ...
1.2. Luyện tập phụ âm
a. Luyện tập đôi môi. Đôi môi không ngừng mở ra ngâm lại, dẩu ra chúm lại cản
trở luồng khí đưa từ phổi ra, không rung động dây thanh:
Ví dụ: tập phát âm [f], [p], [m], [b]
Phát âm từng âm riêng biệt, sau đó Phát âm liên tục các phụ âm môi.
b. Luyện tập gốc lưỡi: Phía sau gốc lưỡi cao lên áp vào vòm họng trong những âm
góc lưỡi như [g], [k], [ng], [kh]. Có thể cho người điếc ngửa đầu ra phía sau
rồi dùng cán thìa đặt vào đầu lưỡi đẩy nhẹ ra phía sau cho gốc lưỡi cao lên.
c. Luyện tập đầu lưỡi: Đầu lưỡi cong lên đưa phía răng hàm trên khi phát các âm
[t], [d], [th], [n].
d. Luyện tập mặt lưỡi. Đầu lưỡi đặt vào răng hàm dưới đẩy lưỡi ra phía trước mặt
lưỡi sẽ áp vào vòm cứng khi phát âm các âm mặt lưỡi [ch], [nh].
đ. Luyện tập phối hợp khoang mũi: khi phát âm cá âm [m, n, ng, nh] luồng hơi
đồng thời thoát ra ở miệng và mũi. Trước hết ngậm môi lại, rung động thanh đới
cho luồng hơi thoát ra mũi, rồi từ từ mở miệng để hơi đồng thời thoát ra cả mũi
và miệng.
2. Sửa tật phát âm
2.1. Phải tận dụng khả năng bù trừ của các giác quan để sửa tật phát âm cho
người điếc
Do suy giảm thính giác nên thị giác và xúc giác của người điếc nhạy cảm và tinh
nhanh hơn những người bình thường khác. Người điếc câm mới học nói, giọng nói và
âm phát ra thường không đúng. Tuỷ theo thời gian mắc bệnh điếc và mức độ điếc
nặng, điếc sâu hay điếc hoàn toàn mà giọng nói của người điếc câm có thể bị cao
quá (giọng thé), thấp quá (giọng rè) hoặc không có âm thanh phát ra. Phải tuỳ
theo thời gian bị câm và mức độ bị điếc của người điếc câm, thêm vào đó còn phải
hiểu biết về cấu trúc âm tiết tiếng việt, phương thức và vị trí cấu âm của từng
âm để tìm ra phương pháp sữa tật phát âm cho từng trường hợp cụ thể dựa trên khả
năng tiếp nhận bằng khả năng bù trừ của họ.
a. Đọc hình miệng: những người có khả năng nghe bình thường không tự nhận biết
được mỗi âm đều có hình miệng khác nhau. Thực tế mỗi âm vị đều có hình miệng
khác nhau đặc trng cho vị trí và phương thức cấu âm của âm đó.
Ví dụ. âm [i] và âm [u] có cùng độ mở miệng hẹp, nhưng khi phát âm [i] hai môi
doãng rộng, lưỡi đa ra phía trước, còn [u] hai môi lại chúm tròn nhô ra phía
trước, lưỡi rụt lại phía sau.
âm [ư] và âm [a] lại chỉ khác nhau ở độ há của miệng. âm [a] miệng há to, còn âm
[ư] độ há của miệng lại hẹp ...
Â, [t] đầu lưỡi phải đặt vào răng hàm trên .
Tóm lại, bằng thị giác, người điếc âm có thể quan sát và tiếp thu được vị trí
cấu âm của các âm tố trong mỗi âm tiết. Có thể dùng một gương lớn, cả người dạy
và người học đều ngồi trước gương để người học có thể so sánh hình miệng của hai
người và bắt chước theo. Khi được huấn luyện người điếc câm có khả năng đọc môi
rất chính xác.
b. Bằng xúc giác người điếc câm có thể tiếp nhận được các phương thức cấu âm của
các âm thanh tiếng nói.
Ví dụ. Để Phân biệt âm [b và m] có thể đặt 1 ngón tay trước mũi để người điếc
câm nhận biết âm [b] không có hơi thoát ra mũi khi phát âm còn âm [m] có hơi
thoát ra.
Phân biệt âm [t và đ] bằng cách đặt tay vào cổ để biết [t] thanh đới không rung
[đ] thanh đới có rung mạnh.
Âm [b và p] đặt tay trước miệng để nhận [b] hơi thoát ra yếu, còn [p] hơi bật
mạnh ra ...
c. Khó khăn nhất cho người điếc câm là vấn đề học phát âm thanh điệu trong tiếng
Việt. Các nhà ngôn ngữ học đã xác nhận, thanh điệu trong tiếng Việt có một vị
trí đặc biệt.
Thanh điệu cũng là một âm vị trong mỗi âm tiết, nhưng nó là âm vị siêu đoạn
tính, không thể tách rời khỏi âm tiết, thể hiện ở cao độ của âm tiết. Bằng khả
năng bù trừ của thị giác và xúc giác hỗ trợ cho thính giác bị suy kém, người
điếc câm rất khó nhận biết được thanh điệu. Khả năng tiếp nhận được thanh điệu
hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nghe của người điếc.
Có một số người cho rằng:
- Có thể dạy phát âm các thanh cao nh: sắc, ngã, ngang (trước các âm tiết không
có dấu) bằng cách cho người bệnh ngửa đầu tối đa làm cho căng các cơ của dây
thanh.
- Dạy phát âm các thanh trầm nh: huyền, hỏi, nặng. Cho bệnh nhân cúi đầu gập cổ
cho chùng các cơ của giây thanh.
Cạch dạy trên cũng không cho được kết quả mong muốn trong việc dạy thanh điệu,
nhng có thể sửa giọng thé hoặc giọng rè theo cách trên.
3. Huấn luyện nghe cho người điếc câm
Trên 90% người điếc câm vẩn có thể nghe được ở một vài tần số với cờng độ lớn.
Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật số và tin học, các loại máy
trợ thính hiện đại đã ra đời đem lại khả năng phục hồi chức năng tuyệt vời cho
những bệnh nhân điếc nặng. ở những nước phát triển, bệnh nhân điếc được phát
hiện sớm, được đeo máy trợ thính và huấn luyện phục hồi chức năng nghe rất sớm
(gọi chung là can thiệp sớm early intervention). Ngay trong quá trình chữa điếc
người ta vẩn cho bệnh nhân đeo máy cho đến khi chữa khỏi mới bỏ máy. Ở Việt Nam
hiện nay do nhiều yếu tố, việt phát hiện điếc vẩn còn rất muộn, do đó rất nhiều
bệnh nhân khi được đeo máy thì đã quá lớn hoặc điếc đã lâu, khả năng phân biệt
tiếng nói rất kém, nhiều khi không phân biệt được các câu nói, chỉ nghe được
tiếng động mà hoàn toàn không hiểu được từ nào. Vì vậy việc huấn luyện và nâng
cao năng lực nghe hiểu lời nói cho người điếc ở Việt Nam là rất cần thiết.
Để có thể huấn luyện nghe cho người điếc câm, trước hết cần hiệu chỉnh cho họ
một máy trợ thính phù hợp với độ suy giảm thính giác của mỗi người. Máy phải
được hiệu chỉnh về tần số và cường độ, đảm bảo cho người điếc không bị khó chịu
khi đeo máy nghe đối với những người vừa đeo máy vừa chữa điếc thì cần phải được
đo thính lực định kỳ 3 tháng 1 lần, để đánh giá sự tăng tiến của thính giác
trong quá trình điều trị, đồng thời phải hiệu chỉnh lại máy nghe cho phù hợp với
mức độ điếc của họ. Huấn luyện nghe cho người điếc cũng cần phải theo trình tự
từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
1. Huấn luyện theo phương pháp lặp đi lặp lại nhiều lần. Có nhìn hình miệng và
không nhìn hình miệng. Trước hết phải cho người điếc nhìn hình miệng để biết
cách phát âm, từ đó họ biết nhắc lại được. Đồng thời dạy luôn chữ viết và có
tranh minh họa để họ dễ nhớ. Sau đó cho người dạy che miệng lại bằng một mảnh
vải sẫm màu để người điếc không nhìn được hình miệng của người dạy, nên họ phải
chú ý lắng nghe để nhắc lại âm thanh nghe được, nhưng vẫn cho họ nhìn chữ viết
và Xem tranh (chú ý: không dùng vật cứng để che miệng khi phát âm cho người điếc
nghe vì sẽ làm cho âm thanh bị méo đi)
2. Huấn luyện cho người điếc biết đinh hớng: Người dạy có thể sử dụng các dụng
cụ phát âm thanh trong cuộc sống hàng ngày ví dụ: Trống, thanh la, còi hoặc bằng
ngay chính giọng nói của mình, đứng phía sau người điếc, từ các góc độ khác nhau
để người điếc có thể xác định phương hớng và vị trí phát ra âm thanh. Cách huấn
luyện này có thể kết hợp với trò chơi. Tuy nhiên cần lu ý những trường hợp đeo
máy nghe một bên tai hoặc người bệnh có độ điếc không bằng nhau ở hai tai thì
cách này rất khó huấn luyện. Vì người điếc một tai thì không thể xác định được
hướng phát ra âm thanh.
3. Để người điếc có thể tiến bộ nhanh trong việc tiếp nhận các âm thanh của
tiếng nói, không nên dạy những cấu trúc âm tiết không có nghĩa, vì như thế người
điếc rất khó hiểu. Cần phải dạy trước hết là những danh từ chỉ sự vật xung quanh
vì người điếc có thể dễ dàng nhận biết khi có vật cụ thể để quy chiếu. Không nên
bắt đầu dạy cho họ bằng những tính từ trạng từ hoặc những danh từ có khái niệm
trừu tượng vì như vậy người điếc rất khó phân biệt và nhận biết. Tiếng Việt là
loại hình ngôn ngữ đơn tiết nên việc dạy nghe và nói cho họ cũng thuận lợi hơn
các loại hình ngôn ngữ đa âm tiết. Với sự thổ trợ của máy trợ thính, việc tiếp
nhận thanh điệu trong tiếng Việt cũng đỡ khó khăn hơn. Tuy nhiên để dạy cho
người điếc phân biệt được các từ chỉ khác nhau về thanh điệu là một việc hết sức
khó khăn. Đặc biệt là những người điếc quá nặng, không thề đòi hỏi tiếng nói của
họ được rõ ràng như tiếng nói của người bình thường. Tuy vậy trong giao tiếp nhờ
vào ngữ cảnh cụ thể trong các tình huống giao tiếp họ vẫn hiểu được câu nói của
người bình thường.
4. Dù chỉ nghe được một vài tần số nhưng máy trợ thính vẫn là phương tiện hỗ trợ
tốt nhất cho người điếc câm trong quá trình học nghe và nói. Nhờ có sự phát
triển của kỹ thuật số, hiện nay các loại máy trợ thính đã được phát triển rất
mạnh và có thể phù hợp với tất cả các mức độ điếc khác nhau.
Hơn thế nữa, phẫu thuật cấy ốc tai điện tử cũng đã và đang phát triển mạnh mẽ
trên toàn thế giới. Ở nước ta kỹ thuật này cũng đã được áp dụng thành công. Điều
đó đem lại cho những người điếc nặng khả năng phục hồi chức năng nghe rất hiệu
quả.
4. Phương pháp dạy nói cho người điếc câm
1. Việc dạy nói cho người điếc câm trên cơ sở tổng thể, tức là dạy phát âm trên
cơ sở từ và dạy từ trong chức năng là thành phần câu và phải gắn với những tình
huống giao tiếp cụ thể. Theo nghiên cứu của chúng tôi thì quá trình bắt đầu học
nói của người điếc câm cũng đi theo đúng con đường phát triển ngôn ngữ nói ở trẻ
bình thường những từ, câu mà trẻ em bình thường bắt đầu biết nói cũng là những
từ và câu người câm điếc dễ tiếp thu và sử dụng được sớm nhất.
2. Nguyên tắc đối lập phải được coi là nguyên lý bắt buộc cho việc dạy cấu âm,
dạy từ và cách tạo câu cho người điếc câm.
3. Việc học nói của người điếc câm cũng nh trẻ em bình thường phải trải qua một
giai đoạn dài các âm mới được đúng dần dần. Do đó không thể đòi hỏi người điếc
câm phát âm đúng được ngay các từ được học. Chỉ cần người câm có thể biết sử
dụng được từ cần thiết, đúng với câu mà họ muốn diễn đạt, còn phát âm có thể cha
chính rõ ràng thì phải được sửa trong thời gian dài. Trước hết cần kích thích
người câm sử dụng lời nói trong cách giao tiếp bằng cách tích cực phát triển
ngôn ngữ đối thoại cho họ. Không thể yêu cầu người câm mới học nói biết kể một
câu chuyện nào đó, nhng có thể gợi ý, dẫn dắt họ kể chuyện bằng các câu hỏi để
họ trả lời.
4. Dù trong hoàn cảnh nào cũng không nên tách biệt người câm điếc ra khỏi cộng
đồng. Như vậy sẽ làm chậm quá trình học tập của họ. Đặc biệt đối với trẻ em câm
thì môi trường nhà trường, kể cả nhà trẻ và mẫu giáo là môi trường đặc biệt cần
thiết cho sự học tập và phát triển tiếng nói của trẻ.
5. Chữa bổ trợ cho người câm
5.1. Cách chữa mới bằng châm him
Lấy các huyệt: á môn, Tăng âm, Cường âm, Liêm tuyền, Thượng liêm tuyền, dới
Thượng liêm tuyền 5 phân, Ngoại kim tân, Ngoại ngọc dịch.
Phương pháp: Lấy 1-2 huyệt, căn cứ vào thực trạng của người bệnh tiến hành cùng
một lúc với chữa điếc.
5.2. Cắt sửa hãm lưới
Nếu dây hãm lưỡi bị ngắn, lưỡi không thể thè dài ra ngoài miệng. Khi thè ra đầu
lưỡi bị biến hình. Hoạt động của lưỡi bị hạn chế do hãm lưỡi ngắn sẽ làm cho
phát âm của người bệnh bị sai lệch không đúng thì có thể cắt sửa dây hãm lưỡi.
Chú ý không cần quá quan trọng vào thủ thuật này, đặc biệt là ở trẻ em. Nếu được
tập luyện tích cực trong một thời gian dây hãm lưỡi có thể dần dần dài ra.
C. NHẬN THỨC
Điếc câm là một khuyết tật mà điếc là nguyên nhân chính gây ra. Điếc câm không
phải là một bệnh có thể chữa khỏi dễ dàng trong một thời gian ngắn. Cần phải
hiểu tất cả mọi phương pháp chữa điếc câm đều chỉ là hỗ trợ cho việc huấn luyện
dạy dỗ trong một thời gian dài. Việc huấn luyện cho người điếc câm không thể
nóng vội, sốt ruột, nhưng cũng không nên quá bi quan bỏ mặc họ chịu tàn tật. Có
rất nhiều người.điếc câm đã tiến bộ và thành đạt trong xã hội nhờ sự dìu dắt
giúp đỡ của gia đình, nhà trường và cộng đồng. Cho đến nay hầu hết các tỉnh
thành đã có các trung tâm phục hồi chức năng cho người khuyết tật trong đó bao
gồm tật điếc câm. Những thành phố lớn nh Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều
trường chuyên biệt dành cho trẻ điếc. Với sự giúp đỡ của chính phủ và các tổ
chức từ thiện trong và ngoài nước, không chỉ có các trường công lập mà đã có
nhiều trường dân lập được xây dựng, thu hút được nhiều trẻ em điếc câm theo học.
Hơn thế nữa từ năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai các chơng trình
giáo dục hoà nhập cho trẻ em khuyết tật trên toàn quốc. Điều này đã giúp cho các
trẻ em điếc câm có điều kiện đi học cùng với các trẻ bình thường khác. Từ 1998
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã có Khoa Giáo dục đặc biệt. Xã hội đã hết sức
quan tâm, nếu được sự quan tâm chăm sóc chu đáo của gia đình, lựa chọn và phối
hợp các phương pháp chữa điếc và dạy học một cách kiên trì, chắc chắn những
người điếc sẽ không trở thành câm và sẽ có một sự tiến bộ trởng thành tốt.
D. DỰ PHÒNG
Bệnh điếc không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó gây ra hậu quả nặng nề về tâm
lý và tình cảm của người bệnh.
Điếc ở trẻ em sẽ gây ra câm. Điếc ở người lớn sẽ gây mặc cảm tự ti tách biệt với
cộng đồng. Chính vì thế từ năm 1978, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xây dựng
chơng trình phòng chống điếc trên toàn thế giới. Để có thể phòng chống tốt cần
phải quan tâm đến những vấn đề sau:
1. Đẩy mạnh việc dự phòng, điều trị và chăm sóc tốt các bệnh truyền nhiễm của
trẻ nhỏ. Trong thời gian mắc bệnh, cần phải tăng cường quan sát phát hiện sớm sự
suy giảm của sức nghe để kịp thời kiểm tra và chữa trị
2. Chú ý phát hiện sớm các bệnh về' tai, đặc biệt là những viêm màng tai nhĩ
đóng kín (hay còn gọi là viêm tai thanh dịch - bệnh thường gặp ở trẻ em) và phải
tiến hành chữa trị triệt để.
3. Chú ý chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ khi mang thai.
Phòng tránh các bệnh truyền nhiễm và các bệnh khác. Tránh sử dụng các loại thuốc
và dược vật có độc.
Trong khi sinh con cần phải dự phòng và xử lý kịp thời khi trẻ bị ngạt do chuyển
dạ lâu và sinh khó.
4. Cần kiểm tra và theo dõi phát hiện điếc ở trẻ sơ sinh
5. Có một số thuốc gây nhiễm độc cho các tế bào thần kinh thính giác do đó sử
dụng cẩn phải thận trọng hỏi kỹ bác sĩ.
Nếu có hiện tượng ù tai phải dùng thuốc và đi khám ngay.
6. Phụ nữ mang thai tháng thứ 7 và tháng thứ 8 tuyệt đối tránh mọi chấn thương
tinh thần do mâu thuẫn gia đình gây ra. Bởi vì theo kinh nghiệm trẻ em điếc câm
do nguyên nhân này chiếm phần rất lớn trong số các nguyên nhân .
Đ. TIÊU CHUẨN KẾT QUẢ CHỮA
1. Tiêu chuẩn chung
Có thể đối thoại với mọi người: Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi của người đối
thoại.
- Đo thính lực: Sức nghe có tăng ở tất cả các tần số so với trước khi chữa.
- Đeo máy trợ thính phù hợp: Có thể nghe được 50 db - 60db ở các tần số cơ bản
500hz 100 hz 2000 z và 3000hz.
2. Mức độ đánh giá
2.1. Tiên bộ rõ rệt
- Có thể giao tiếp bằng tiếng nói với mọi người. Kể được một câu chuyện nào đó
về bạn bè và người thân.
- Đo thính lực: Sức nghe có tăng khoảng 20db trở lên so với trước khi chữa.
- Đeo máy trợ thính: Có thể nhắc lại đúng những từ quen thuộc mà không cần nhìn
hình miệng.
2.2. Tiến bộ
- Có thể đối thoại với mọi người những phải nhìn miệng và phát âm không rõ phải
dùng chữ viết đối thoại mới hiểu.
- Sức nghe có tăng nhưng không đạt được cường độ 20db.
- Đeo máy trợ thính nghe được tiếng nói nhưng chưa hiểu, phải nhìn hình miệng.
2.3. Không hiệu quả
Lời nói và sức nghe không đạt được những tiêu chuẩn trên.
|