Viêm mũi dị ứng Đông y gọi là "Tỵ cứu', do ở phế hư vệ khí mất cố, năng lực đề
kháng ngoại tà giảm, phong hàn thừa hư lấn vào gây ra.
1. Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán
1. Thường đột nhiên phát bệnh, xuất hiện mũi tắc, mũi ngứa, hắt hơi liên tục,
chảy nước mũi trong không dứt. Thường phát cơn khi bị lạnh.
2. Niêm mạc mũi trắng nhợt và phù nước.
2. Phương pháp trị liệu
2.1. Biện chứng thí trị
Phép chữa: Bổ phế cố biểu, khử phong tán hàn.
Phương thuốc: Ngọc bình phong tán hợp với Quế chi thang gia giảm
Sinh hoàng kỳ 4 đồng cân Phòng phong 1,5 đồng cân
Bạch truật 2 đồng cân Quế chi 2 đồng cân
Sao Bạch thược 3 đồng cân Chích Cam thảo 1 đồng cân
Sinh nhượng (gừng sống) 2 lát Hồng táo 3 quả
Gia giảm:
- Bệnh thới nổi lên nặng về phong hàn, gia Ma hoàng 1 đồng cân hoặc Tế tân 5
phân.
Bệnh lâu khí hư nhiều, gia Đảng sâm 5 đồng cân, Kha tử 3 đổng cân.
2.2. Thuốc chế sẵn
- Bổ trung ích khí hoàn, mỗi lần uống 1,5 đồng cân, 1 ngày 3 lần uống. (Xem ở
chơng I, bài 14, thay thang làm hoàn).
2.3. Phương lẻ thuốc cây cỏ
- Cóc mắn (Nga bất thực thảo) nghiền mịn, dùng vadơlin trộn đều, bôi trên băng
gạc đắp ở trên mũi tắc, mỗi lần để 1- 1,5 giờ đồng hồ sau đó lấy ra, cũng có thể
đem bột thuốc mịn làm thành tễ hít ngửi.
- Thiền y 1 lạng, nghiền cực nhỏ mịn, sau khi phát cơn lấy 3-5 phân róc nước sôi
vào uống, uống liền 20 ngày, nếu thấy có hiệu quả có thể dừng rồi uống lại.
2.4. Chữa bằng châm cứu
Thể châm:. Cứu Thượng tinh, Phế du, châm Hợp cốc,
Nhĩ châm: Nội tỵ, Thợng thận tuyến, Ngạch, Nội phân bí.
BÀI 4: VIÊM MŨI TEO
Viêm mũi teo Đông y gọi là "Tỵ cảo" (mũi chết khô), dân gian gọi là "cái mũi
thối" (Xú tỵ tử). Do phế kinh có hoả lâu ngày làm phế táo âm thương, mũi mất tư
dưỡng gây ra.
1. Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán
1. Hốc mũi rộng, niêm mạc khô, khứu giác giảm dần.
2. Có vảy mủ vàng lục (xanh lá cây), mùi hôi thối đặc biệt, khi khối vảy lấp
tắc, thường cảm thấy tắc mũi.
3. Kèm có hoa mắt, đầu đau, hốc mũi và hầu họng thường cảm thấy khô táo khi vảy
mủ rơi ra có thể gây chứng chảy máu mũi.
1. Phương pháp trị liệu
1.1 Biện chứng luận trị
Phép chữa: Dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt
Phương thuốc: Thanh táo cứu phế thang gia giảm
Nam Sa nhân 4 đồng cân Mạch đông 3 đồng cân
Sinh Thạch cao 1 lạng Xuyên thạch hộc 4 đồng cân
Hoàng cầm 3 đồng cân Tạng bạch bì 3 đồng cân
Hoàng cúc hoa 3 đồng cân Tỳ bà điệp 3 đồng cân
Xuất huyết, gia Trắc bá diệp 3 đồng cân, Sinh địa 5 đồng cân
2.2. Phương lẻ thuốc cây cổ
- Mật ong, dùng bông tiêm tẩm bôi ở cạnh trong lỗ mũi bên có bệnh, một ngày 3
lần.
- Dầu vừng dùng lửa nhỏ nhào luyện, sau khi sôi được 15 phút, đợi nguội rồi cho
vào trong lọ nhỏ mắt sạch sẽ, nhỏ vào trong lỗ mũi bên bệnh, 1 ngày 3 lần.
- Bạch cúc hoa 3 đồng cân, Bạch mật 2 lạng, đem Cúc hoa thả vào trọng mật hấp 2
giờ đồng hồ, dùng mật bôi vào trong lỗ mũi.
2.3. Chữa bằng châm cứu
Thể châm: ấn đường, Hợp cốc
Nhĩ châm: Nội tỳ, Tuyến thượng thận, Ngạch.
BÀI 5. BỆNH POLYP MŨI
Polyp mũi Đông y gọi là "Tỵ trĩ".
1. Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán
1. Trong mũi có thể thấy vật mới mọc sắc trắng xám hoặc phấn hồng, bề mặt sáng
trơn mềm nhũn, sờ đó không có cảm giác và khó ra máu.
2. Polyp to có thể làm cho sống mũi dãn rộng, bè như hình "con ếch".
3. Mũi tắc mà nhiều nước mũi, khứu giác giảm, hoa mắt, căng đầu.
4. Nếu bề mặt polyp sần sùi hoặc chảy máu, cần nghĩ đến biến đổi ác tính.
2. Phương pháp trị liệu
Điều trị tại chỗ.
|