Viêm lợi loét Đông y gọi là "Phong nhiệt nha cam" (Cam răng do phong nhiệt) do
vị kinh tích nhiệt và ngoại cảm đánh nhau mà thành, hoặc do sau khi bệnh ôn
nhiệt (sốt dịch) dư độc công lên đưa đến, thuộc thực chứng.
1. Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán
1. Ưa phát ở trẻ em, thường thấy ở suy dinh dưỡng, hoặc sau khi sốt do bệnh
truyền nhiễm.
2. Lợi răng sưng đỏ, ra máu, trên lại có màng giả sắc trắng xám hoặc vàng xám,
hôi miệng, nước bọt tăng nhiều, đau đớn rõ rệt, và lại dễ dàng ra máu.
3. Kèm có phát sốt, đầu đau, ăn uống không ngon miệng, đại tiện bí, nước tiểu đỏ
là chứng trạng toàn thân.
4. Hạch lim pho dưới hàm sưng to, có áp đau.
2. Phương pháp trị liệu
2.1. Biện chứng luận trị
Phép chữa: Sơ phong thanh nhiệt giải độc.
Phương thuốc: Thanh cam giải độc thang gia giảm
Sinh Thạch cao 1 lạng Hoàng liên 1 đồng cân
Hoàng cầm 3 đồng cân Sinh địa 5 đồng cân
Huyền sâm 3 đồng cân Liên kiều 5 đồng cân
Nhân trung hoàng 1,5 đồng cân Tri mâu 3 đồng cân
Ngưu bàng tử 3 đồng cân Bạc hà 1,5 đồng cân
Gia giảm:
Đại tiện bí kết, gia Sinh đại hoàng 3 đồng cân bỏ vào sau, Nguyên minh phấn đổ
vào lúc uống.
2.2. Chữa cục bộ
- Dùng Mang tiêu 1 đồng cân, Bạch phàn 1 đồng cân, Muối ăn 1 đồng cân, thêm
200ml nước, đợi sau khi tan ra, rửa chùi cục bộ.
- Khi rữa nát, dùng Hầu khoa khứ hủ tán bôi chỗ, có bệnh, 1 ngày 3 lần (xem ở
chương IV, bài 3).
Đến khi rữa đã rụng đi và mọc thịt mới, dùng Dưỡng âm sinh cơ tán bôi chỗ bệnh,
1 ngày 3 lần.
2.3. Phương lẻ thuốc cây cỏ
- Sinh Thạc cao 1 lạng, Lô căn (rễ lau) 1 lạng, Trúc diệp (lá tre, trúc) 3 đồng
cân, Sắc nước uống, ngày 2 lần. Nếu có sợ lạnh, phát sốt, gia Ngưu bàng tử 3
đồng cân, Bạc hà 1,5 đồng cân.
2.4. Chữa bằng cứu ngải
Dùng mỗi ngải cỡ vừa, cứu trực tiếp huyệt Lao cung ở cả 2 lòng bàn tay, mỗi bên
đều 3 mồi.
Ghi chú: Cứu Lao cung có thể tác dụng với các chứng ở các bài 1, 2, 3 kể trên.
|