Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
TÚC DƯƠNG MINH VỊ KINH: 45 HUYỆT





1. Thừa khấp


Vị trí: Từ đồng tử mắt xuống dưới 0,7 thốn. Nằm ngửa, nhắm mắt lại, thẳng từ đồng tử
xuống tới sát bờ xương hốc mắt. (H. 49)
Cách châm: Châm đứng kim, nhắc bệnh nhân nhìn ngược lên, theo bờ dưới hốc mắt châm
xuống, sâu đến 1, 5 thốn, hoặc châm ngang mũi kim hướng vào khoé mắt trong. Cấm cứu.
Chủ trị: Cận thị, mù về đêm, mi mắt cứng đờ, teo thần kinh thị giác.
Tác dụng phối hợp: Với Hợp cốc, Thái dương trị bệnh mắt.

2. Tứ bạch


Vị trí: Nằm ngửa, giữa bờ dưới hốc mắt, thẳng mắt xuống 1 thốn, ở đó có 1 lỗ, đó là huyệt
(H. 49)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,2 – 0,3 thốn, châm ngang từ trên xuống dưới, tiến kim
từ 0,3 – 0,5 thốn. Không cứu.
Chủ trị: Mắt đỏ, sưng đau, liệt mặt, viêm mũi.
Tác dụng phối hợp: Với Hợp cốc, Nghinh hương trị viêm mũi.

3. Cự liệu


Vị trí: Mắt nhìn thẳng, chiếu đồng tử xuống và từ dưới cánh mũi sang ngang gặp nhau. (H.
49)
Cách châm: Châm chếch 0,3 đến 0,5 thốn. Cứu 5 mồi.


Hình 49 - Hình 50




Chủ trị: Tê liệt thần kinh mặt, chảy máu mũi, đau răng, môi má sưng đau.

4. Địa thương

Vị trí: Ngang mép ra, gặp đường rãnh cánh mũi chạy xuống là huyệt (cách bờ cao góc mép
khoảng 0,4 thốn). (H. 49, H. 50)
Cách châm: Châm mũi kim hướng về phía dái tai, sâu 0,3 đến 0,5 thốn, châm ngang thấy
tới Giáp xa, tiến kim đến 2 thốn. Cứu 5 mồi hoặc hơ 5 phút.
Chủ trị: Liệt mặt, miệng mắt méo lệch, góc mép chảy dãi.
Tác dụng phối hợp: Với Giáp xa, Hợp cốc trị đau thần kinh sinh ba, góc mép chảy dãi; với
Hậu khê trị góc mép đờ cứng.

5. Đại nghinh

Vị trí: Chỗ lõm trước góc hàm dưới, ngang huyệt Giáp xa ra phía trước 0,5 thốn. (H. 50)
Cách châm: Châm chếch kim về phía trước hoặc phía sau, tránh động mạch, sâu 0,5 đến 1
thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Hàm răng cắn chặt, má sưng, đau răng, thần kinh mặt tê dại.

6. Giáp xa

Vị trí: Ở chỗ lõm trước và trên góc quai hàm.
Cách lấy huyệt: Ở trên và trước góc hàm khoảng 0,8 thốn. Khi cắn chặt, có một cục cơ nhai
nổi cao, huyệt ở đỉnh cao đó, dùng tay ấn vào có cảm giác buốt đau là đúng. (H. 50)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,4 thốn hoặc chếch về Địa thương sâu tới 2 thốn. Cứu 3
– 5 mồi, hơ 5 – 7 phút.
Chủ trị: Miêng mắt méo lệch, răng đau, quai bị, động kinh, viêm amiđan cấp tính, liệt mặt.
Tác dụng phối hợp: Với Nhân trung, Hợp cốc trị hàm răng cắn chặt; với Hợp cốc, Ê phong
trị quai bị, viêm amiđan.

7. Hạ quan

Vị trí: Ở phía trước bình tai. (H. 50)
Cách lấy huyệt: Cắn hàm răng, dùng ngón tay áp vào phía trước bình tai, cách tai khoảng
0,7 – 0,8 thốn, cắn hàm răng thì có một hố lõm, khi há miệng, chỗ lõm đó lồi thành chỗ cao là
huyệt.
Cách châm: Châm đứng kim, hơi chếch về phía trước, sau tiến kim sâu 0,3 – 0,5 thốn,
châm chếch về Giáp xa hoặc hướng về khoé mép, sâu từ 1 đến 1,5 thốn. Cứu 3 – 5 mồi, hơ
5 – 7 phút.
Chủ trị: Miệng mắt méo lệch, đau răng ù tai, tai điếc, liệt mặt, viêm tai giữa
Tác dụng phối hợp: Với Ngoại quan trị viêm tai giữa; với Thái dương trị đau thần kinh sinh
ba


8. Đầu duy

Vị trí: Tại góc phía trên cạnh ngoài trán.
Cách lấy huyệt: Từ giữa hai lông mày thẳng lên, vào qua mép tóc 0,5 thốn (lại từ đó) sang
ngang, ra ngoài khoảng 4,5 thốn, hoặc từ góc trán vào tóc 0,5 thốn (H. 51)
Cách châm: Châm mũi kim đi dưới da, hướng lên đầu, sau 0,3 thốn. Không nên cứu.
Chủ trị: Đau đầu, mắt hoa, đau một bên đầu, xương trán, gặp gió chảy nước mắt.
Tác dụng phối hợp: Đầu duy thấu Suất cốc, trị đau 1 bên đầu.

9. Nhân nghinh

Vị trí: Chỗ động mạch nhảy cạnh yết hầu.
Cách lấy huyệt: Chính giữa yết hầu ra mỗi bên 1,5 thốn, chỗ có động mạch nhảy, tránh
động mạch (H. 47)
Cách châm: Ép động mạch cổ về phía cơ ức đòn chủm, châm thẳng từ trước ra sau, sâu từ
0,1 – 0,3 thốn. Cấm cứu.
Chủ trị: Ho hắng, suyễn, lao hạch, sưng tuyến giáp trạng, họng hâu sưng đau, cao huyết áp.
Tác dụng phối hợp: Với Túc tam lý, Khúc trì trị huyết áp cao.

10. Thuỷ đột

Vị trí : Phía trước cơ ức đòn chủm, giữa đường nối huyệt


Hình 51 - Hình 41



Cách châm: Từ ngoài châm chếch hướng vào trong, sâu 0,5 thốn đến 1 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Hầu họng sưng đau, hen suyễn.

11. Khí xá

Vị trí: Huyệt Nhân nghinh thẳng xuống bờ trên xương đòn (H. 47)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu đến 0,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Hầu họng sưng đau, hen suyễn, cổ cứng.

12. Khuyết bồn

Vị trí: Điểm giữa hố lõm trên xương đòn, thẳng đầu vú lên. (H. 52)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn, tránh động mạch. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Hầu họng sưng đau, hen suyễn, đau thần kinh liên sườn, viêm hung mạc (lá thành
màng phổi)

13. Khí hộ

Vị trí: Phía dưới xương đòn, huyệt Toàn cơ ra hai bên là 4 thốn. (H. 52)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Hen, viêm phế quản, đau lổng ngực, nấc, thở hít khó khăn.

14. Khố phòng

Vị trí: Khe liên sườn 1 – 2, huyệt Hoa cái sang ngang mỗi bên là 4 thốn. (H. 52)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Viêm phế quản, sường ngực trướng đau.


Hình 52




15. Ốc ế

Vị trí: Khe liên sườn 2 - 3, huyệt Tử cung sang ngang mỗi bên là 4 thốn. (H. 52)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Viêm phế quản, đau sườn ngực, hen suyễn, rôm sảy.

16. Ưng song

Vị trí: Khe liên sườn 3 – 4, huyệt Ngọc đường sang ngang mỗi bên là 4 thốn. (H52)
Cách châm: Châm chếch kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Ho, hen, sườn đau, sôi bụng, ỉa chảy, viêm tuyến vú.

17. Nhũ trung

Vị trí: Ở chính đầu giữa vú, bờ dưới khe liên sườn 4 – 5. (H. 52). Không châm, chỉ lấy huyệt
làm chuẩn để tìm các huyệt ở ngực, bụng.

18. Nhũ căn

Vị trí: Dưới đầu vú, 1,6 thốn, nằm trên khe sườn 5 – 6; đối với đàn bà thì lấy ở ngấn dưới
bầu vú. (H. 52)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,2 – 0,3 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Ít sữa, vú sưng đau.
Tác dụng phối hợp: Với Chiên trung, Thiếu trạch trị mất sữa.

19. Bất dung

Vị trí: Rốn lên 6 thốn là Cự khuyết, từ đó sang mỗi bên 2 thốn là huyệt. (H. 52)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn. Cứu 3 mồi. Chủ trị: Giãn dạ dày, đau thần
kinh liên sườn.

20. Thừa mãn

Vị trí: Rốn lên 5 thốn là Thượng quản, từ đó sang ngang mỗi bên 2 thốn là huyệt. (H. 52)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 2 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Viêm dạ dày cấp, mạn, đau dạ dày, co rúm cơ thẳng bụng.

21. Lương môn

Vị trí: Rốn lên 4 thốn là Trung quản, từ đó sang ngang mỗi bên 2 thốn là huyệt. (H. 52)
Cách châm: Châm đứng kim. Sâu 1 đến 2 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Loét dạ dày, tá tràng, viêm dạ dày mạn. cấp, thần kinh dạ dày rối loạn.

22. Quan môn

Vị trí: Rốn lên 3 thốn là Kiến lý, từ đó sang ngang mỗi bên 2 thốn là huyệt. (H. 52)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 2 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Đau bụng, trướng bụng, chán ăn, sôi bụng, ỉa chảy, phù thũng.

23. Thái ất

Vị trí: Rốn lên 2 thốn là Hạ quản, từ đó sang ngang mỗi bên 2 thốn là huyệt. (H. 52)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 2 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Đau dạ dày, lòi dom, đái dầm, bệnh tinh thần.

24. Hoạt nhục môn

Vị trí: Rốn lên 1 thốn là Thuỷ phân, từ đó sang ngang mỗi bên 2 thốn là huyệt. (H. 52)
Cách châm: Đứng kim, sâu 1 đến 2 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Nôn, mửa, đau dạ dày, bệnh tinh thần.

25. Thiên khu

Vị trí: Ở hai bên cạnh rốn
Cách lấy huyệt: Nằm ngửa, tính từ chính giữa rốn sang ngang mỗi bên 2 thốn. (H. 53)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1,5 thốn. Cứu 7 – 15 mồi. Hơ 5 – 15 phút.
Chủ trị: Đau bụng, trướng bụng, sôi bụng, ỉa chảy, lỵ, táo bón, ỉa ra máu, đau bên cạnh rốn,
kinh nguyệt không đều, khí hư, trẻ em tiêu hoá kém.
Tác dụng phối hợp: Với Túc tam lý trị bệnh đường ruột, với Tam âm giao trị bệnh phụ khoa;
với Tam âm giao và Âm lăng tuyển trị bệnh ở hệ thống tiểt niệu.

26. Ngoại lăng

Vị trí: Dưới rốn 1 thốn là huyệt Âm giao, từ đó sang ngang mỗi bên 2 thốn là huyệt. (H. 53)
Cách châm: Châm sâu 1 – 2 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Đau bụng, đau bụng hành kinh.

27. Đại cự

Vị trí: Dưới rốn 2 thốn là huyệt Thạch môn, từ đó sang ngang mỗi bên 2 thốn là huyệt. (H.
53).
Cách châm: Đứng kim, sâu 1 đến 2 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Viêm bàng quang, đau bụng, lỵ, di tinh.

28. Thuỷ đạo

Vị trí: Dưới rốn 3 thốn là Quan nguyên, từ đó sang ngang mỗi bên 2 thốn là huyệt. Huyệt
này còn gọi: Bên trái là huyệt Bảo môn, bên phải là Tử hộ. (H. 53)
Cách châm: Đứng kim, sâu 1,5 đến 2,5 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Viêm thận, viêm bàng quang, bí đái, viêm tinh hoàn.

29. Qui lai


Hình 53



Vị trí: Dưới rốn 4 thốn là huyệt Trung cực, từ đó sang ngang mỗi bên 2 thốn là huyệt. (H. 54)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2 thốn. Cứu 5 –7 mồi.
Chủ trị: Viêm tinh hoàn, viêm nội mạc Tử cung, viêm phần phụ, kinh nguyệt không đều.
Tác dụng phối hợp: Với Tam âm giao trị khí hư, bạch đới; với Thái xung trị thoát vị bìu,
viêm tinh hoàn.


Hình 54



30. Khí xung

Vị trí: Dưới rốn 5 thốn là Khúc cốt, từ đó sang ngang mỗi bên 2 thốn là huyệt. (h54)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 2 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Bệnh ở bộ máy sinh dục.

31. Bễ quan

Vị trí: Thẳng phía trên mào chậu trước xuống, ngang bằng huyệt Hội âm. (H. 54), cách Phục
thỏ 6 thốn.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 3 thốn. Cứu 5 mồi.
Chủ trị: Chi dưới tê, bạ, viêm hạch bẹn, đau lưng, teo cơ chi dưới.

32. Phục thỏ

Vị trí: Cạnh ngoài, phía trên xương bánh chè lên 6 thốn. (H. 55)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 3 thốn. Cấm cứu.
Chủ trị: Chi dưới tê bại, liệt, viêm khớp gối, dị ứng mẩn ngứa.

33. Âm thị

Vị trí: Cạnh ngoài, phía trên xương bánh chè lên 3 thốn. (H. 55)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 đến 3 thốn. Cấm cứu.
Chủ trị: Gối, đùi tê bại, đau buốt.

34. Lương khâu

Vị trí: Ở mé ngoài và phía trên xương bánh chè lên thốn
Cách lầy huyệt: Ngồi ngay, co đầu gối vuông góc, tính từ giữa bờ trên xương bánh chè lên
2 thốn, rồi từ đó ra ngoài 1 thốn, khi duỗi thẳng chân ra thì ở đó có một chỗ lõm. (H. 55).
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1 thốn. Cứu 3 –7 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Đau khớp gối, liệt chi dưới, đau dạ dày, vú sưng đau, sôi bụng.
Tác dụng phối hợp: Với Trung quản, Nội quan trị bệnh đau dạ dày.

35. Độc tỵ

Vị trí: Ở chỗ nối tiếp xương bánh chè và đầu trên xương chày. Huyệt này còn có tên là Tất
nhỡn. (H56)
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, co đầu gối vuông góc, phía ngoài, dưới xương bánh chè có một
hố lõm cạnh ngoài gân, đó là huyệt.
Cách châm: Châm mũi kim chếch vào phía trong, sâu 0,3 – 0,4 thốn, cũng có thể châm luồn
dưới gân giữa bánh chè thấu sang huyệt Tất nhân ở phía trong. Cứu 3 mồi, hoặc hơ 5 – 10
phút.
Chủ trị: Đau khớp gối.
Tác dụng phối hợp: Với âm lăng tuyển và Dương lăng tuyền trị phong thấp đau đầu gối.

36. Túc tam lý


Hình 55 - Hình 56



Vị trí: Dưới huyệt Ngoại Tất nhân 3 thốn, cạnh ngoài phía dưới đầu gối. (H. 56)
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay ngắn hoặc nằm ngửa, co đầu gối, bàn chân để tự nhiên, bảo
bệnh nhân để bàn tay úp lên xương bánh chè, đầu ngón tay giữa tới đầu lấy đó làm mức rồi
từ đó ra ngoài 1 thốn là huyệt. (H. 57). Hoặc dùng tay nắn phía dưới lồi trên xương chầy,
thẳng giữa xương bánh chè xuống, từ đó ra ngoài 1 thốn.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 – 1,5 thốn, có cảm giác buốt, tức tại chỗ, sau chuyển
đến mặt trước ống chân, có khi thẳng tới ngón chân 3 – 4, có khi hướng lên chuyển tới bụng.
Cứu 7 – 10 mồi hơ 30 phút.
Chủ trị: Bệnh đường ruột, nôn mửa, đau dạ dày, đau bụng, lỵ, tiêu hoá kém, ỉa chảy, táo
bón, váng đầu, đau đầu, mất ngủ, cao huyết áp, cảm mạo, đau răng, đau lưng, liệt, kinh
nguyệt không đều, đau bụng hành kinh, bế kinh. Huyệt này có tác dụng làm tăng sức đề
phòng cảm mạo, chống cơn mỏi mệt.
Tác dụng phối hợp: Với Hợp cốc, Khúc trì trị cao huyết áp; với Thái xung trị viêm gan; với
Can du trị mắt hoa mờ; với Trung quản trị đau dạ dày; với Thiên khu, Khí hải trị bụng trướng
lỵ, ỉa chảy táo bón.

37. Thượng cự hư

Vị trí: Dưới huyệt Túc tam lý 3 thốn (H. 56)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 – 2,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Đau bụng, trướng bụng, ỉa chảy, lỵ, liệt 1 bên người.

38. Điều khẩu


Hình 59



Vị trí: Dưới Thượng cự hư 2 thốn (dưới Độc ty 8 thốn). (H. 56)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 1 –2,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Viêm khớp gối, bại liệt chi dưới.

39. Hạ cự hư

Vị trí: Dưới Độc ty 9 thốn (dưới Thương cự hư 3 thốn). (H. 56)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 2,5 thốn. Cứu 3 mồi.
Chủ trị: Viêm ruột cấp, mạn, chi dưới bại liệt, đau thần kinh liên sườn.

40. Phong long

Vị trí: Đoạn giữa, cạnh trước, mé ngoài ống chân.
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, co gối, hoặc nằm thẳng duỗi chân. Từ mắt cá ngoài lên phía
Dương lăng tuyền 8 thốn, từ đó ra phía trước 1 thốn, là huyệt. (H. 58)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu từ 0,3 – 0,8 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 – 10 phút.
Chủ trị: Nhiều đờm, ho, suyễn đau bụng, váng đầu, táo bón, đau chi dưới, động kinh.
Tác dụng phối hợp: Với Trung quản trị các chứng đàm ẩm; với Liệt khuyết hoặc Nội quan
trị ho hắng, hen suyễn; với Khâu khư chữa động kinh.

41. Giải khê

Vị trí: Ở chính giữa mặt trước khớp cổ chân.
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay bàn chân đặt ngang bằng, ở nếp ngang cổ chân, chỗ tiếp nhau
của mu bàn chân và ống chân, ở khe lõm giữa hai gân (cơ duỗi dài, cơ duỗi ngón chân, cơ
duỗi dài ngón cái). (H. 59)
Cách châm: Châm mũi kim hướng về phía gót chân, châm đứng kim, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
Cứu 5 mồi, hơ 5 đến 10 phút.
Chủ trị: Bong gân khớp cổ chân, nôn mửa, chi dưới bại liệt.
Tác dụng phối hợp: Với Dương cốc trị chứng hồi hộp.

42. Xung dương

Vị trí: Ở mu bàn chân, dưới Giải khê 1,5 thốn.
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, đặt bàn chân ngang bằng, chỗ cao nhất trên mu bàn chân, ở
cạnh trong gân duỗi dài ngón chân, chỗ có động mạch đập là huyệt. (H. 59)
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,2 – 0,3 thốn (tránh động mạch). Cấm cứu.
Chủ trị: Chi dưới bại liệt, mu bàn chân sưng, đau răng hàm trên, đầu mặt phù thũng, động
kinh.


Hình 59



43. Hãm cốc
Vị trí: Ở chỗ lõm phía trước khe xương bàn chân 2 – 3, cách Nội đình 2 thốn.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,5 đến 1 thốn. Cứu 3 mồi. (H. 59)
Chủ trị: Mặt phù thũng, sôi bụng, đau bụng, mu bàn chân sưng đau.
 

44. Nội đình
Vị trí: Ở giữa khe nối ngón 2 và ngón 3 chân (H. 59)
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, đặt bàn chân ngang bằng, ở đầu khe nối ngón 2 và ngón 3
chân, hướng về phía sau một ít.
Cách châm: Châm đứng kim, sâu 0,3 – 0,5 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Đau răng hàm trên, đau hầu, miệng khát, đau dạ dày, đau bụng, trướng bụng, ỉa
chảy, mất ngủ, táo bón, đau bụng hành kinh.
Tác dụng phối hợp: Với Hợp cốc chữa viêm amiđan, phong hoả, đau răng, lơị răng sưng
đau; với Túc tam lý trị đau bụng; với Tam âm giao trị đau bụng kinh nguyệt.


45. Lệ đoài
Vị trí: Ở cạnh ngoài gốc móng chân ngón 2 (cạnh phía ngón út)
Cách lấy huyệt: Ngồi ngay, đặt bàn chân ngang bằng, ở cạnh gốc móng ngón 2 phía ngón
út, cách gốc móng hơn 0,1 thốn. (H. 59)
Cách châm: Châm sâu 0,1 thốn. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.
Chủ trị: Viêm ruột, hôn mê, sốt cao, nhiều mộng mị, điên cuồng, đau răng, chảy máu cam.

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 2) 2705375 lượt người truy cập vào Website này!