Năm |
Bệnh |
Số mắc mới trong năm |
Số chết trong năm |
Tổng số |
Nam |
Nữ |
Tổng số |
Nam |
Nữ |
2005 |
K đại tràng nói chung |
104.950 |
48.290 |
56.660 |
56.290 |
28.540 |
27.750 |
K trực tràng |
40.340 |
23.530 |
16.810 |
|
|
|
Vùng hậu môn, tiểu
khung |
3.990 |
1.790 |
2.340 |
620 |
230 |
390 |
2006 |
K đại tràng nói chung |
106.680 |
49.220 |
57.460 |
55.170 |
27.870 |
27.300 |
K trực tràng |
41.930 |
23.580 |
18.350 |
|
|
|
Vùng hậu môn, tiểu
khung |
4.660 |
1.910 |
2.750 |
660 |
220 |
440 |
2007 |
K đại tràng nói chung |
112.340 |
55.290 |
57.050 |
52.180 |
26.000 |
26.180 |
K trực tràng |
41.420 |
23.840 |
17.580 |
|
|
|
Vùng hậu môn, tiểu
khung |
4.650 |
1.900 |
2.750 |
690 |
260 |
430 |
2008 |
K đại tràng nói chung |
108.070 |
53.760 |
54.310 |
49.960 |
24.260 |
25.700 |
K trực tràng |
40.740 |
23.490 |
17.250 |
|
|
|
Vùng hậu môn, tiểu
khung |
5.070 |
2.020 |
3.050 |
680 |
250 |
430 |
2009 |
K đại tràng nói chung |
106.100 |
52.010 |
54.090 |
49.920 |
25.240 |
24.680 |
K trực tràng |
40.870 |
23.580 |
17.290 |
|
|
|
Vùng hậu môn, tiểu
khung |
5.290 |
2.100 |
3.190 |
710 |
260 |
450 |
2010 |
K đại tràng nói chung |
102.900 |
49.470 |
53.430 |
51.370 |
26.580 |
24.790 |
K trực tràng |
39.670 |
22.620 |
17.050 |
|
|
|
Vùng hậu môn, tiểu
khung |
5.260 |
2.000 |
3.260 |
720 |
280 |
440 |
Qua các con số thống kê của Hội ung thư Hoa Kỳ từ năm 2005 đến 2010, K đại tràng – bao gồm cả trực tràng, cơ vòng hậu môn và vùng tiểu khung với số lượng mắc mới trung bình hàng năm là trên 100.000 người. Số bệnh nhân nữ thường cao hơn bệnh nhân nam và số bệnh nhân chết vì ung thư đại tràng trong năm đó luôn lớn hơn 50% số bệnh nhân mắc mới.
Số bệnh nhân mắc mới cao nhất vào năm 2007, đến năm 2010 có giảm đi nhưng không đáng kể so với năm 2005; chứng tỏ việc phòng và chữa bệnh K đại tràng ở Hoa Kỳ nói chung không có nhiều tiến bộ nào rõ ràng.
Ở Việt Nam, chúng ta chỉ có số liệu thống kê về K đại tràng, trực tràng năm 2008 được Tổ chức Y tế Thế giới công bố như sau:
Năm |
Số ca
mắc mới |
Tỷ lệ
trên 100.000 dân |
Số
chết trong năm |
Tỷ lệ
trên 100.000 dân |
2008 |
3.095 |
8,7 |
1.730 |
4,8 |
Những con số này có thể chưa phản ánh đúng thực tế về tình hình bệnh K đại tràng ở Việt Nam, nhưng tỷ lệ số bệnh nhân chết hơn 50% so với số ca bệnh mắc mới trong năm là tương đương ở Hoa Kỳ.
Chúng ta có thể thấy, việc chữa trị bệnh K đại tràng ở Việt Nam cũng không có sự khác biệt lớn về y pháp, y thuật như ở Hoa Kỳ. Con số bệnh nhân sống sót sau 5 năm là không đáng kể nếu cứ theo phác đồ điều trị hiện hành ở các bệnh viện chuyên khoa hiện nay.
Người sống sót được trên 5 năm như GS. TSKH Nguyễn Phú Thùy là hãn hữu, nhưng sức khỏe luôn luôn ở tình trạng báo động, ung thư di căn càng ngày càng phát triển lan rộng, nội môi cơ thể ngày một suy sụp, cái chết có thể ập đến bất kỳ lúc nào.
Qua bài viết này, chúng ta thấy sau khi người bệnh được phẫu thuật K đại tràng an toàn, nếu tiếp tục điều trị hóa trị có thể bị rối ruột dẫn đến phải cắt ruột, rồi sau đó bị di căn gan, di căn phổi…v.v… Người bệnh cuối cùng có thể chết vì từng tế bào trong cơ thể đều bị nhiễm độc, nội môi bị ô nhiễm nghiêm trọng và cuối cùng sụp đổ, người bệnh thật khó tránh khỏi cái chết oan uổng do đã bị áp đặt phương pháp chữa bệnh kém hiệu quả nếu không nói rằng đó là phương pháp thiếu khoa học.
II. Nam Y chữa các bệnh đại tràng
Đại tràng là đoạn cuối của ống tiêu hóa bắt đầu từ ruột thừa đến hậu môn. Đại tràng được chia thành các bộ phận nhỏ sau đây:
- Đại tràng lên, bên phải
- Đại tràng ngang
- Đại tràng xuống, bên trái
- Đại tràng sigma
- Trực tràng
- Hậu môn
Đoạn cuối của ống tiêu hóa này chứa đựng các chất cặn bã chuẩn bị để đào thải ra ngoài. Ở đây có nhiều lý do và nguy cơ dẫn đến viêm nhiễm cấp và mãn tính. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại và kéo dài sẽ có muôn phần nguy hiểm đến sức khỏe.
Chúng tôi xin đề cập tới các bệnh liên quan đến đại tràng theo quan điểm của Nam Y như sau:
1. Giun, sán, ký sinh trùng…
Đây là các bệnh xảy ra phổ biến ở các vùng dân cư có điều kiện vệ sinh môi trường và sinh sống nghèo khó. Nhưng từ lâu cả Tây Y và Đông Y đều đã có dư những biện pháp phòng tránh và chữa bệnh hiệu quả.
2. Bệnh tiêu chảy trẻ em
Đây là bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ sơ sinh từ 1 đến 2 tháng tuổi. Bệnh này có liên quan đến virut Roto, thường là do các cháu ăn phải thức ăn hoặc bú phải sữa không đảm bảo chất lượng. Có nhiều phương để chữa bệnh này, ví dụ:
2.1. Dùng Cỏ sữa nhỏ lá (Euphorbia thymifolia burm)
Nhổ tươi, sao đen, hạ thổ, lấy khoảng 5gr đun kỹ lấy ra một lượng nhỏ 5ml cho bé uống bằng thìa con hay trộn với nước gạo rang sẽ khỏi ngay.
2.2. Đinh Hương (Eygenia cargophillus): 3 cái, Mộc Hương (Sausurea lappa): 2gr, Hoài Sơn (Dioscorea percimilis): 5gr
Cho vào xong nấu bột trẻ em, đổ vào cùng 60ml nước, đun sôi nhỏ lửa cho đến khi còn 10ml thì dừng, lấy cho bé uống ít một dần đến khỏi.
2.3. Thuốc ITE (Tiêu chảy trẻ em)
Nam Y Đạo Pháp có hoàn tán loại thuốc bột đóng gói 3gr gọi là ITE dùng cho các cháu từ sơ sinh bị tiêu chảy. Thuốc này dùng nước sôi để hãm, phần nước trong con uống, phần còn lại mẹ uống.
Đây là loại thuốc được pha chế với công thức đặc biệt để điều hòa môi trường ruột làm khỏi bệnh một cách nhanh chóng và an toàn cho cả bé và mẹ.
Các cháu bình thường có thể dùng thuốc thường xuyên 2 gói 3gr một ngày sẽ tránh được các rối loạn về tiêu hóa, làm tốt đường ruột, hay ăn, chóng lớn, tránh được mụn nhọt, rôm sẩy.
Chúng ta cần phải biết có một số trường hợp các bà mẹ bị rối loạn sinh sữa hoặc sữa mẹ kém chất lượng do sinh hoạt tình dục sớm, tần suất nhiều, trẻ bú sữa mẹ lúc này bị tiêu chảy. Khi đó cần phải dùng ngay ITE để ngăn ngừa mỗi khi bé bị tiêu chảy.
2.4. Tiêu độc, lợi sữa
Các bà mẹ phải mổ đẻ, hoặc phải khâu rách âm đạo sau khi sinh đẻ thường phải sử dụng một lượng kháng sinh lớn để chống nhiễm khuẩn, sau đó có thể vú có ít sữa, sữa kém chất lượng dẫn đến các cháu bé khi bú mẹ bị tiêu chảy. Trong trường hợp này, có thể cho mẹ uống thuốc theo phương Kỳ Môn Y Pháp để giải độc và lợi sữa cho mẹ uống, con sẽ khỏi tiêu chảy.
3. Bệnh đại tràng mãn tính và co thắt đại tràng
Đây là một hiện tượng bệnh lý do hậu quả của các bệnh đường ruột lâu ngày không được điều trị khỏi dẫn đến đại tràng bị suy thoái, thường xuyên bị co thắt gây đau quặn, đi ngoài lỏng xì xoẹt, phân sống, ăn lạ lập tức đi ngoài. Người mắc bệnh thường phải ăn uống kiêng khem dẫn đến cơ thể suy nhược, mỏi mệt. Các biện pháp của Tây Y và Đông Y không còn hiệu quả sau một thời gian dài điều trị. Đối với các trường hợp này có thể dùng thuốc theo phương Kỳ Môn Y Pháp để phục hồi lại bộ máy tiêu hóa nói chung và đại tràng nói riêng.
- Bệnh nhân Nguyễn Trọng D. ở Lỗ Xá, Nhân Hòa, Mỹ Hào, Hưng Yên mắc bệnh đại tràng mãn tính phải uống thuốc 1 năm mới khỏi.
- Bệnh nhân Nguyễn Như Tiến, Bắc Giang bị nặng nề hơn, phải uống thuốc 3 năm mới hoàn toàn khỏi bệnh.
Việc phục hồi công năng cho bệnh nhân bị đại tràng mãn đã bị suy thoái đúng là một kỳ công của cả người bệnh và thầy thuốc.
4. Bệnh Polyp đại tràng
Đây là một hội chứng bệnh do rối loạn năng lượng và kiểm soát dị vật ở cơ trơn thuộc đại tràng có thể xuất hiện ở đại tràng lên đến đại tràng ngang, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng và hậu môn. Người bệnh có thể bị một hay nhiều polyp tại các vị trí khác nhau. Các polyp này xuất hiện do trạng thái rối loạn năng lượng ruột gây ra thay đổi hướng nhu động ruột, làm co thắt ruột gây đau đớn khó chịu cho bệnh nhân.
Polyp đại tràng có tính chất giống với các polyp cơ trơn khác như polyp bàng quang, polyp tử cung, polyp dạ dày, polyp xoang mũi, thậm chí polyp màng cứng ở vỏ não.
Những người bị đau quặn bụng thường đến bệnh viện khám và được nội soi. Khi phát hiện có polyp đại tràng, các bác sĩ thường chỉ định cắt nội soi, sau đó điều trị tân dược. Có trường hợp, polyp xuất hiện trở lại chỉ sau 3 tháng, có khi còn nhanh hơn. Tuy vậy, nếu cắt đi cắt lại nhiều lần sẽ dẫn tới tình trạng nguy hiểm. Chính vì vậy, sau khi được điều trị cắt nội soi không dứt bệnh, nhiều bệnh nhân đã tìm đến các cơ sở chẩn trị Đông Y, thầy thuốc Bắc, thầy thuốc Nam để chữa bệnh bằng các liệu pháp đông, nam dược mong được chạy chữa khỏi bệnh.
Riêng cơ sở Nam Y Đạo Pháp chúng tôi đã nhận chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân đã từng mổ cắt nội soi polyp đại tràng từ 1 đến 2 hoặc 3 lần. Sau khi dùng thuốc theo phương Kỳ Môn Y Pháp và sử dụng các y pháp và y thuật của Nam Y, các polyp hoàn toàn không còn tái phát, do đường ruột được phục hồi chức năng tận gốc, quá trình tiêu hóa thông suốt và ổn định, người bệnh có thể khỏi hoàn toàn.
5. Kiết lỵ Amibe và trực trùng
Đây là một bệnh nhiễm trùng đặc biệt dai dẳng ở đại tràng gây tổn hao sức khỏe ở mọi lứa tuổi. Cả đông và tân dược từ lâu đã có nhiều loại thuốc để chữa bệnh này nhưng hầu như không ngăn chặn hiệu quả tính chất viêm mãn của nó dẫn tới bị trĩ nội, trĩ ngoại và cuối cùng là các u bướu vùng cơ vòng hậu môn hay trực tràng.
Hiện nay để chữa lỵ Amibe mãn tính, Nam Y Đạo Pháp hoàn toàn không dùng thuốc độc hại, không dùng kháng sinh mà dùng thuốc Nam để loại bỏ Amibe và trực trùng bằng quy luật sinh sát của môi trường. Thuốc được dùng là một tập hợp các dược thảo không có độc và tác dụng phụ, vì thế bệnh được chữa khỏi một cách nhanh chóng và an toàn. Các búi trĩ nội, ngoại cũng ngừng chảy máu và từ từ biến mất trong thời gian điều trị.
Tất cả các bệnh cơ bản ở đại tràng nếu được chữa dứt điểm thì K đại tràng có thể được ngăn chặn hoàn toàn. Nếu các chức năng ở đại tràng được hoàn thiện thì giúp cho toàn bộ hệ tiêu hóa bình thường. Sẽ không có áp lực của các đợt nhu động ruột đổi chiều ngược dòng gây đau bụng, co thắt hoặc dịch trào ngược gây áp lực làm viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
6. Các nguyên nhân khác gây bệnh ở đại tràng
Chúng ta cần chú ý đến các nguyên nhân gián tiếp khác gây nên các bệnh ở đại tràng như: khi gan bị ngộ độc, đốt cháy ở gan tăng lên khiến việc hấp thụ nước ở đại tràng và ruột tăng đột ngột, gây ra táo kết, bệnh nhân cả tuần không đi ngoài được phải áp dụng biện pháp thụt tháo. Nếu không kịp thời được giải độc gan và làm nhuận táo thì có thể gây ra tử vong vì kết ruột.
Điển hình của bệnh xảy ra ở đại tràng này là những bệnh nhân bị ngộ độc chì (công nhân làm việc trực tiếp tại các lò nấu chì thủ công), các bệnh nhân bị ngộ độc mãn do nhiễm thuốc trừ sâu, diệt cỏ và bảo vệ thực vật. Có trường hợp bệnh nhân bị táo kết toàn bộ ruột một cách nặng nề. Các biện pháp thụt tháo hoặc mổ can thiệp đều có thể gây tử vong, ngoại trừ sử dụng các y pháp và y thuật của Nam Y.
7. Phòng bệnh K đại tràng
So với các bệnh ung thư ở các bộ phận khác thì K đại tràng là hệ lụy của rất nhiều các vấn nạn khác nhau xảy ra ở các bộ phận của đại tràng. Việc đưa ra các lý do nguyên nhân trên đây cũng chỉ là điển hình. Dưới góc độ Nam Y, kết cục của các bệnh này về nguyên tắc là do bị tắc ruột làm đình chỉ việc đào thải các chất cặn bã của hệ tiêu hóa dẫn tới những nguy cơ mất còn của sinh mạng con người.
Tuy vậy, các hệ lụy ấy đều có thể được chữa khỏi hoàn toàn với kết quả mỹ mãn nếu người bệnh quyết tâm chữa bệnh bằng Nam Y, và khi đó có thể hoàn toàn yên tâm là đã phòng được bệnh K đại tràng.
III. Nam Y chữa ung thư – K đại tràng
1. Phân loại bệnh nhân
Đa phần các bệnh nhân bị ung thư đại tràng đều đã trải qua việc khám và chữa bệnh ở các bệnh viện Tây Y. Có người bệnh khi đến với cơ sở Nam Y đã ở trong tình trạng hậu quả chữa trị rất nặng nề, có người bệnh viện cho về vì không còn khả năng điều trị. Chúng tôi phân loại ra một số trường hợp sau:
a) Các bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật cắt khối u đại tràng, nối trực tiếp an toàn, sau đó không hóa trị, xạ trị mà đến điều trị tại cơ sở Nam Y Đạo Pháp.
b) Các bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật cắt khối u đại tràng, nối trực tiếp ở các vị trí đại tràng phải, đại tràng trái, đại tràng ngang, đã hóa trị an toàn, sau hóa trị có biểu hiện di căn gan.
c) Các bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt, nối nhưng vết mổ không liền, chưa kịp hóa trị, vết mổ há ra bốc mùi hôi thối.
d) Các bệnh nhân đã được cắt bỏ đại tràng, làm hậu môn nhân tạo, hậu môn thật khâu kín, không bị viêm loét, nhiễm trùng, rỉ máu mủ.
e) Các bệnh nhân đã được cắt bỏ đại tràng, làm hậu môn giả nhưng hậu môn thật vẫn chảy máu mủ.
f) Các bệnh nhân sau khi được chẩn đoán K đại tràng hay ung thư trực tràng, không điều trị ở các bệnh viện mà đến chữa bệnh tại cơ sở Nam Y Đạo Pháp.
g) Các bệnh nhân không được nhận điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị do tuổi cao, sức khỏe yếu.
h) Một số ít bệnh nhân bị K đại tràng đã trải qua quá trình chữa trị lâu dài, phức tạp bao gồm phẫu thuật nối trực tiếp an toàn, sau đó hóa trị thì bị rối ruột phải mổ cắt ruột, rồi lại tiếp tục hóa trị… hậu quả ung thư di căn rất nặng nề ở nhiều bộ phận cơ thể như gan, phổi, hạch mạc treo, não, cộng thêm rối loạn nhịp tim, cơ thể suy nhược trầm trọng; khi đã ở trong tình trạng thập tử nhất sinh mới tìm đến cơ sở Nam Y Đạo Pháp để xin được điều trị.
2. Nguyên tắc biện pháp điều trị
Các trường hợp bệnh nhân kể trên, sau khi đến với cơ sở Nam Y Đạo Pháp đều được khám tỉ mỉ dựa trên căn cứ các hồ sơ bệnh án đã điều trị tại các bệnh viện, các kết quả xét nghiệm sinh hóa, huyết học, tế bào, miễn dịch, nước tiểu để đánh giá chuyển hóa cơ bản vật chất trong cơ thể. Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư để xem mức độ “nông sâu” nghiêm trọng của bệnh, căn cứ tình trạng bệnh cảnh lâm sàng, cơ địa của bệnh nhân. Tất cả các biện pháp chẩn đoán – (được gọi là) “thất chẩn” – được thực hiện để tìm ra giải pháp điều trị theo luận điểm cơ bản của Nam Y, đó là:
- Giải độc cơ thể bao gồm phủ tạng, khí huyết, cơ nhục, tế bào.
- Phục hồi khả năng miễn dịch, khả năng loại dị vật của cơ thể.
- Làm lành các thương tổn.
- Lấy hoạt động nội tiết để khởi động lại toàn bộ các hệ thống tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, cân bằng khả năng đồng hóa và dị hóa của cơ thể.
- Dùng phương pháp Thần Châm, châm cứu để điều động năng lượng đến những vùng thiếu hụt năng lượng cục bộ gây nên đau đớn cho bệnh nhân.
3. Kết quả
Qua thực tế chữa bệnh nhiều năm tại cơ sở Nam Y Đạo Pháp, có thể đánh giá việc sử dụng Nam Y phối hợp để chữa các bệnh K đại tràng với kết quả như sau:
1. Đối với các bệnh nhân sau khi được cắt mổ khối u đại tràng và nối trực tiếp đại tràng an toàn mà không thực hiện hóa trị hay xạ trị, sau đó đến điều trị tại cơ sở Nam Y Đạo Pháp, có thể nói hầu hết các bệnh nhân này hoàn toàn khỏi bệnh, không di căn, sống bình thường. Chúng tôi theo dõi các bệnh này chưa thấy ai bị di căn hoặc tái phát tại chỗ. Số lượng bệnh nhân dạng này tương đối nhiều. Có thể nêu ra một ví dụ cụ thể điển hình bệnh nhân Lùng (có ảnh và hồ sơ).
2. Đối với những bệnh nhân đã cắt mổ u, nối trực tiếp và sau đó đã hóa trị an toàn, không bị rối ruột hay liệt ruột. Những bệnh nhân này có thể chất suy yếu, đa số gan bị áp lực độc hại của hóa chất sau một thời gian ngắn có biểu hiện di căn gan mới đến điều trị tại cơ sở chúng tôi. Các bệnh nhân ở dạng này còn nhiều cơ hội để chữa khỏi bệnh, vì Nam Y có khả năng loại bỏ ung thư di căn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể miễn là tình trạng di căn chưa bị nặng nề nguy hiểm đến quá trình chuyển hóa vật chất. Trước khi có các biện pháp chữa ung thư di căn của Nam Y, một số nhà khoa học trong và ngoài nước lầm tưởng khối u bị phẫu thuật gọn gàng với kỹ thuật hoàn hảo thì bệnh nhân có thể được an toàn. Ví dụ bệnh nhân Trần Đ, hồ sơ đặc biệt X1904, quá trình điều trị bệnh nhân được chẩn đoán K đại tràng đã sang Hoa Kỳ, theo lời kể của bệnh nhân: “Đã đến bệnh viện tốt nhất gặp giáo sư hàng đầu thế giới để phẫu thuật loại bỏ khối u đại tràng sigma. Sau khi phẫu thuật, các bác sĩ khẳng định là an toàn không sợ di căn. 9 tháng sau, khi bệnh nhân đến đúng bệnh viện đó khám lại thì phát hiện khối u đường kính 3cm ở đáy phổi phải, lập tức được các bác sĩ hàng đầu Hoa Kỳ phẫu thuật và điều trị hóa trị 9 đợt. Sau thời gian hóa trị được 3 tháng, bệnh nhân đi khám lại đã thấy một khối u di căn đến phổi trái kích thước 30x26x19mm ở đáy phổi trái và một khối u di căn ở gan phải kích thước 10x12x11mm. Như vậy việc chữa K đại tràng của bệnh nhân Trần Đ ở Hoa Kỳ là hoàn toàn thất bại nên đã tìm đến với cơ sở Nam Y Đạo Pháp tại Hưng Yên. Bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Nam dược với phương Kỳ Môn Y Pháp. Sau khi dùng hết 21 thang trong vòng 45 ngày, bệnh nhân sang Singapore làm PET CT thấy khối u gan hoàn toàn mất, khối u phổi giảm kích thước còn 26x22x18mm. Do bệnh nhân Trần Đ yêu cầu giữ bí mật nhân thân nên chúng tôi chỉ đưa ví dụ quá trình điều trị để chứng tỏ rằng không một cách giải phẫu nào có thể loại bỏ được ung thư di căn, và càng hóa trị nhiều càng dễ di căn vì nội môi cơ thể bị ô nhiễm nặng nề dẫn tới suy sụp.
3. Đối với các bệnh nhân đã phẫu thuật nối trực tiếp đại tràng an toàn nhưng sau khi rút chỉ, vết mổ há miệng không liền, mùi hôi thối bốc ra khó chịu, bệnh nhân được cho về nhà để chăm sóc triệu chứng, hẹn khi nào vêt mổ liền sẽ có hướng giải quyết tiếp. Có khá nhiều trường hợp như vậy đã đến cơ sở Nam Y Đạo Pháp với tâm trạng hoang mang. Rất may, cơ sở chúng tôi có biệt dược Lôxain (được chế từ cây cỏ Việt Nam, không có độc tính), dùng bôi trực tiếp lên chỗ há miệng trong vòng 7 ngày có thể được hàn kín vết mổ. Nếu bên trong vết mổ còn thương tổn sẽ để lại một lỗ dò nhỏ. Sau khi uống thuốc theo phương Kỳ Môn Y Pháp dần dần thương tổn sẽ hết và bệnh nhân sẽ phục hồi. Tất cả các bệnh nhân dạng này đều không phải quay lại bệnh viện để điều trị Tây Y. Nhiều người vẫn sống bình thường đến hàng chục năm nay.
4. Các bệnh nhân sau khi phẫu thuật làm hậu môn giả, hậu môn thật khâu kín, không có hiện tượng viêm nhiễm, rỉ máu mủ. Đây là đối tượng bệnh nhân có thể uống thuốc của Nam Y Đạo Pháp để giữ lại mạng sống, mặc dù phải đeo một túi chất thải bên cạnh không mong muốn. Nam Y có thể giữ nhiều bệnh nhân này sống từ 5 đến 7 năm mà không có hiện tượng di căn lan đến các cơ quan khác của cơ thể. Ví dụ: bà Đức, Phú Thọ; bà Chiến, Chùa Vẽ, Hải Phòng.
5. Đối với các bệnh nhân sau phẫu thuật làm hậu môn giả, hậu môn thật còn rỉ máu, mủ, dịch do bị viêm nhiễm, Nam Y không có khả năng chữa trị để kéo dài thêm cuộc sống vì quy luật đào thải sinh học, vùng ruột bị K chưa được cắt bỏ tồn tại trong tiểu khung sẽ thối rữa, tính mạng bệnh nhân sẽ không thể giữ lâu được.
6. Các bệnh nhân sau khi được chẩn đoán K đại tràng, trực tràng, cơ vòng hậu môn… ở các cơ sở khám chữa bệnh sau đó đã đến cơ sở Nam Y Đạo pháp xin tư vấn và chữa bệnh. Đối với những bệnh nhân này, chúng tôi xem xét kỹ hồ sơ bệnh án cũng như các kết quả xét nghiệm, dùng thất chẩn để chẩn đoán bệnh. Nếu thấy khối u ở các vùng sâu cách hậu môn từ 15cm trở lên thì chúng tôi khuyến nghị bệnh nhân nên đến các bệnh viện chuyên môn để được phẫu thuật sớm vì khối u có thể làm tắc hoàn toàn hệ tiêu hóa gây chết đói. Nếu thấy khối u ở vùng cơ vòng hậu môn thì không nên can thiệp hóa trị hay xạ trị mà sử dụng phương thuốc Kỳ Môn Y Pháp của Nam Y để chữa ngay. Nếu kiên trì uống thuốc, sau 1 năm có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Ví dụ: Bệnh nhân Đào, Khôi, Hà Nội.
7. Đối với những bệnh nhân hoàn toàn không còn khả năng can thiệp bằng các biện pháp Tây Y do bệnh lan tràn toàn bộ từ đại tràng lên đến trực tràng, trên một cơ thể cơ địa suy yếu vì tuổi cao, bệnh viện từ chối điều trị, chúng tôi tiến hành điều trị ra đơn thuốc một cách thận trọng từng tuần 7 ngày một đợt, kết hợp với châm cứu Thần Châm để chống rối loạn nhu động ruột. Nếu sau một tuần đầu mà bệnh nhân không có biểu hiện tắc ruột thì chúng tôi sẽ điều trị đến khỏi. Ví dụ: Bà Vũ Thị Hạ, bệnh nhân bị K đại tràng và có polyp trực tràng, vì tuổi già, K di căn tràn lan, bệnh viện không can thiệp cho về nhà chữa triệu chứng. Nam Y Đạo Pháp đã chữa khỏi hoàn toàn trong vòng 1 năm bắt đầu từ ngày 26/12/2008.
8. Một số ít bệnh nhân bị K đại tràng đã phẫu thuật an toàn nhưng khi hóa trị gây rối ruột phải cắt bỏ đoạn ruột bị rối rồi lại tiếp tục hóa trị, K di căn lan tràn đến gan, phổi, cơ thể suy yếu đến nỗi khổng thể tiếp tục điều trị tại bệnh viện được nữa, khi đến với cơ sở Nam Y Đạo Pháp, trở thành một thách thức chỉ có Nam Y mới có thể gánh vác. Ví dụ, bệnh nhân Nguyễn Phú Thùy: sau 1 năm điều trị tại cơ sở, ung thư di căn hoàn toàn biến mất cả ở phổi lẫn ở gan… nhưng vì sau tổng cộng 23 đợt hóa chất trong vòng 7 năm điều trị Tây Y đã làm ô nhiễm trầm trọng nội môi. Tất cả các tế bào trong cơ thể không còn khả năng sinh ra tế bào mới thay thế cho tế bào già cỗi dẫn đến cơ thể dần dần tiêu hết cơ bắp, chỉ còn da bọc xương rồi suy kiệt và tử vong.
( Trích từ Nam Y đạo pháp).
|