Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Nam Y chữa ung thư phổi – K phổi



Phổi là cơ quan làm nhiệm vụ cung cấp ôxy (O2) và thải khí điôxit cácbon (CO2) ra khỏi cơ thể. Người bình thường có thể nhịn ăn vài ba ngày, nhịn khát ba đến bốn giờ nhưng không thể nhịn thở vài ba phút.

I. Cấu tạo của phổi và tầm quan trọng của phổi


Bộ máy hô hấp bắt đầu từ mũi qua thanh quản, khí quản, phế quản rồi đến hai lá phổi. Phổi được giãn nở tự do trong lồng ngực. Lồng ngực được cơ cấu bởi các xương sườn, xương sống, xương ức và cả một hệ cơ bao bọc và che chở.

Thể tích không khí qua phổi trong vòng 24 giờ có thể lên đến 1.700 lít. Thể tích máu trong các mao mạch phế nang là khoảng 250ml (theo TS. Đào Kỳ Hưng – Báo Sức khỏe & Đời sống).

Để hoàn thành chức năng trao đổi khí, phổi đã cơ cấu hoàn hảo để đảm bảo tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Ngoài ra nó còn có các chức năng khác như chuyển hóa một số chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu và dự trữ máu. Xác các bạch cầu, vi khuẩn, khói bụi được đẩy ra khỏi các phế nang dưới dạng đờm bằng hình thức ho hoặc khạc đờm ra khỏi khí quản.

II. Tìm hiểu ung thư phổi
Ung thư phổi là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong tất cả các bệnh ung thư. Trong những năm gần đây, nhiều bệnh nhân Việt Nam cũng như trên thế giới đã chi những khoản tiền khổng lồ để được chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh ung thư phổi ở trong nước cũng như tại nước ngoài. Các cường quốc về y khoa mà chúng ta biết đến lâu nay là Mỹ và Trung Quốc hầu như không có kết quả nào rõ ràng trong việc phòng và chữa ung thư phổi mặc dầu đã có những bước tiến vượt bậc trong việc nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật hiện đại như công nghệ phóng xạ hạt nhân, tế bào gốc… để hỗ trợ các phác đồ điều trị thông thường là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.

Ta hãy theo dõi kết quả số liệu thống kê về ung thư phổi tại Hoa Kỳ trong 6 năm liền từ 2005 đến 2010 của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ dưới đây.

Năm

Số mắc mới trong năm

Số chết trong năm

Tỉ lệ tử vong

Tổng số

Nam

Nữ

Tổng số

Nam

Nữ

Tổng số

Nam

Nữ

2005

172.570

93.010

79.560

163.510

90.490

73.020

94,75%

97,29%

91,78%

2006

174.470

92.700

81.770

162.460

90.330

72.130

93,12%

97,44%

88,21%

2007

213.380

114.760

98.620

160.390

89.510

70.880

75,17%

78,00%

71,87%

2008

215.020

114.690

100.330

161.840

90.810

71.030

75,27%

79,18%

70,80%

2009

219.440

116.090

103.350

159.390

88.900

70.490

72,63%

76,58%

68,21%

2010

222.520

116.750

105.770

157.300

86.220

71.080

70,69%

73,85%

67,20%



Thống kê ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới – GLOBOCAN cho biết số liệu về ung thư phổi trong năm 2008 của Việt Nam ở bảng dưới đây.

Năm

Số ca mắc mới

Số chết trong năm

Tỉ lệ tử vong

Tổng số

Nam

Nữ

Tổng số

Nam

Nữ

Tổng số

Nam

Nữ

2008

20.659

13.152

7.507

17.583

11.070

6.513

85,11%

84,17%

86,76%



Với tiêu đề: “Tốn kém rất nhiều tiền, chúng ta không thành công trong việc thay đổi được tỷ lệ tử vong của ung thư phổi”, Steven Reinberg đã viết bài phân tích trên tạp chí Health Day Reporter, ngày 23/10/2007. Tác giả đã trích dẫn số liệu được đăng trên phụ san của tạp chí Cancer ra ngày 22/10/2007 về thực trạng kết quả điều trị ung thư phổi ở Mỹ:“Trong gần 20 năm qua, thời gian sống trung bình của người bị ung thư phổi ở Mỹ chỉ tiến bộ hơn khoảng 1 tháng, mặc dù chi phí cho mỗi bệnh nhân đã tăng lên rất nhiều với hàng loạt thuốc điều trị mới. Một nghiên cứu ở Úc cũng cho thấy trong hơn 20 năm qua, tuổi thọ trung bình của người bị ung thư phổi chỉ kéo dài thêm được khoảng 2 tháng. Theo tính toán, để kéo dài tuổi thọ thêm 1 năm cho bệnh nhân ung thư phổi, Y tế Mỹ phải chi khoảng 1 triệu đô la Mỹ. Cũng tương tự, một báo cáo trước đây của các tác giả Mỹ cho thấy, việc giảm tỷ lệ tử vong vì ung thư đi 1%, sẽ cần chi phí tương đương với 100 tỷ đô la Mỹ”. Theo tiến sĩ Hoàng Xuân Ba.

Hiện nay, số bệnh nhân mắc ung thư phổi ở Mỹ vẫn tiếp tục tăng hàng năm và số ca tử vong trung bình hàng năm đối với bệnh này từ năm 2005 đến 2010 vẫn là trên dưới 160.000 người mặc dầu tỉ lệ tử vong đã được giảm từ 95% xuống còn hơn 70%.

Theo bài viết đăng trên báo Sức khỏe & Đời Sống ngày 20/12/2010, tiến sĩ Trần Văn Thuấn, PGĐ bệnh viện K trung ương cho biết: “Ở Việt Nam số liệu ghi nhận tại một số vùng, ung thư phổi đứng hàng đầu và chiếm 20% trong tổng số hàng trăm loại ung thư”. Tuy nhiên bài viết đã không nêu rõ được tiến bộ của các phương pháp chữa K phổi ở Việt Nam cũng như thống kê số người mắc và tử vong hàng năm vì bệnh ung thư phổi trên toàn quốc.

II. Nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi


Theo bách khoa toàn thư Wikipedia (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ung_thư_phổi) thì ung thư phổi được chia ra làm hai loại chính dựa trên hình dạng tế bào quan sát được trên kính hiển vi:

• Ung thư phổi tế bào nhỏ.
• Ung thư phổi không phải là tế bào nhỏ.

Trong đó ung thư phổi không phải là tế bào nhỏ có ba loại là:

• Ung thư biểu mô tế bào vảy.
• Ung thư biểu mô tuyến.
• Ung thư biểu mô tế bào lớn.

Các nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi là khói thuốc lá, khí phóng xạ Radeon có tính chất không màu, không mùi vị và không nhìn thấy được, bụi Amiăng, ô nhiễm không khí và tiền sử bệnh phổi của bệnh nhân.


Triệu chứng phổ biến của ung thư phổi là:

• Ho không khỏi và ngày càng nặng hơn.
• Thường xuyên thấy đau ngực.
• Ho ra máu.
• Khó thở, ngạt mũi, khàn giọng.
• Viêm phổi và viêm phế quản tái đi tái lại.
• Phù nề vùng mặt và cổ.
• Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cân.
• Mệt mỏi.

Khi có một hay nhiều triệu chứng kể trên thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và xác định rõ tình hình bệnh tật của mình.

III. Tây Y chữa ung thư phổi như thế nào?


Theo TS. Trần Văn Thuấn, PGĐ viện K trung ương, thông thường có bốn biện pháp chữa trị bệnh ung thư phổi – K phổi như sau:

1. Phẫu thuật loại bỏ khối u.
2. Điều trị bằng tia xạ – Xạ trị.
3. Điều trị bằng hóa chất – Hóa trị.
4. Điều trị nhắm đích, hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, điều trị triệu chứng và giảm đau.

Hiện nay, ngoài các biện pháp trên còn có các kỹ thuật khác được thực hiện ở các bệnh viện tiên tiến trên thế giới đó là sử dụng tế bào gốc, kỹ thuật “bom Nano”, đồng vị phóng xạ hạt nhân…

Tuy nhiên, tất cả các biện pháp trên đều tỏ ra kém hiệu quả trong việc điều trị triệt để căn bệnh ung thư phổi, có nhiều tác dụng phụ không mong muốn gây đau đớn cho bệnh nhân và chi phí tốn kém về mặt kinh tế. Số bệnh nhân sống sót còn lại là rất ít và luôn ở trong tình trạng mạng sống bị đe dọa kể cả khi khối u bé lại hoặc đã mất hẳn vì nội môi – môi trường bên trong cơ thể bị sụp đổ do đã dùng quá nhiều các loại thuốc độc hại trong thời gian dài.

V. Nam Y chữa ung thư phổi

Các bệnh nhân bị K phổi đến điều trị tại cơ sở Nam Y Đạo Pháp là khá đông. Từ 31/1/2006 đến 12/7/2008, trong 30 tháng có tới 472 người. Từ 2008 đến nay, gần 3 năm, con số bệnh nhân K phổi ước tính khoảng 4.000 trong tổng số trên 10.000 bệnh nhân mắc bệnh ung thư các loại đã đến điều trị tại cơ sở Nam Y.

1. Phân loại bệnh nhân ung thư phổi


1.1. K phổi nguyên phát:

Bệnh nhân sau khi được khám và chẩn đoán ở các bệnh viện tuyến tỉnh, khu vực và các bệnh viện đầu ngành ở trung ương, sau khi xác định rõ bệnh K phổi nguyên phát đã đến cơ sở Nam Y Đạo Pháp xin được điều trị ngay. Số bệnh nhân này có tình trạng sức khỏe và bệnh tật ở mức độ nặng nhẹ khác nhau như:

• Đã có hạch trung thất
• Đã có tràn dịch màng phổi
• Đã có hạch thượng đòn
• Đã có chẩn đoán di căn não
1.2. Số bệnh nhân đã phẫu thuật khối u, sau đó điều trị xạ trị mà không sử dụng biện pháp hóa trị đã đến xin điều trị tại cơ sở Nam Y Đạo Pháp.

1.3. Số bệnh nhân đã hóa trị dở dang, sau 1-2-3 đợt, sức khỏe yếu nên không đáp ứng được với hóa chất, tự bỏ điều trị tại bệnh viện đến xin khám và điều trị tại cơ sở Nam Y Đạo Pháp.

1.4. Các bệnh nhân đã được can thiệp đủ các biện pháp của Tây Y ở nước ngoài Singapore, Trung Quốc, kể cả đã sử dụng thuốc Đông Y của Trung Quốc và của thuốc dân gian của Việt Nam, bệnh không đỡ mà tiếp tục tiến triển xấu đã đến xin được điều trị tại cơ sở Nam Y Đạo Pháp.

1.5. Các bệnh nhân bị K phổi thứ phát, đa số bị di căn phổi sau khi điều trị K đại tràng, K vú bằng các biện pháp xạ trị và hóa trị…

1.6. Các bệnh nhân được chẩn đoán K phổi từ những nguyên nhân không thể cứu được bằng Nam Y hoặc các bệnh nhân bị bệnh phổi khác không hoàn toàn là K phổi, ví dụ như khi toàn bộ các phế nang trong phổi bị:


• Nhiễm bụi đá
• Nhiễm bụi than đá
• Nhiễm bụi len, bụi vải hóa chất
• Hóa chất độc hại phát tán trong không khí

Các loại bụi kể trên gây viêm nhiễm lâu ngày dần chuyển thành K phổi thì không thể cứu chữa bằng Nam Y. Đặc biệt có một số bệnh nhân đến khám với hồ sơ K phổi do bệnh viện địa phương và trung ương chẩn đoán nhưng trên thực tế, nguyên nhân chính là do bệnh nhân hít phải bụi kiềm trong không khí ở nhà máy mạ kim loại làm thủng rất nhanh toàn bộ phế nang và gây tử vong trong thời gian rất ngắn.

Có bệnh nhân tiếp xúc với bụi kiềm trong xưởng mạ không thường xuyên, mỗi lần một ít, phổi bị nhiễm bụi xút trong thời gian dài, các vách ngăn của phế nang bị thương tổn thành hang, hốc mà bệnh nhân không nhận thấy ảnh hưởng đến nhiều đến sức khỏe, đến khi đi khám chụp chiếu phổi mới biết, lúc ấy dễ bị chẩn đoán nhầm với lao phổi nhưng thử BK lại âm tính. Tình trạng này có thể dẫn tới phổi bị viêm nhiễm và dần trở thành K phổi.



2. Những nguyên nhân dẫn tới K phổi
2.1. Bệnh nhân ung thư phổi đến khám chữa bệnh tại cơ sở Nam Y Đạo Pháp đều có liên quan đến việc hút thuốc lá, thuốc lào.

Số đàn ông bị K phổi hầu hết đều có hút thuốc lá, thuốc lào, trong đó có cả nam thanh niên dưới 30 tuổi, còn lại thông thường là trên 50 tuổi. Số đàn bà bị mắc K phổi là những người trong gia đình có nhiều người thân có thói quen nghiện hút thuốc lá, thuốc lào. Cũng có người hút thuốc lào từ nhỏ; số này thường thấy ở các vùng chuyên trồng thuốc lào Thái Bình, Hải Phòng… Các bà bán hàng nước ở các bến xe, bến đò… tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào hàng ngày. Nói chung những bệnh nhân thuộc loại này đến khám chữa bệnh K phổi là khá nhiều.


2.2. Các bệnh nhân bị K phổi vì tiếp xúc lâu ngày với hơi ga, hơi xăng dầu.
2.3. Các bệnh nhân làm nghề hò hát, viêm phế quản mãn tính dẫn đến K phổi.
2.4. Các thầy giáo, cô giáo tiếp xúc nhiều với bụi phấn bảng làm bằng thạch cao.
2.5. Công nhân các mỏ than, nhà máy xi măng, công nhân các nhà máy dệt sợi, dệt len… không trang bị bảo hiểm cẩn thận khi lao động, về lâu dài các bệnh phổi chuyển dần từ nhẹ thành nặng và cuối cùng là K hóa. Đây chính là các bệnh nghề nghiệp cần được quan tâm.
2.6. Những người hay bị viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản mãn tính, lâu ngày dẫn đến K phổi.


2.7. Bệnh nhân K phổi do di căn từ ung thư trực tràng, đại tràng.
2.8. Bệnh nhân K phổi do di căn từ ung thư gan mật.
2.9. Bệnh nhân K phổi sau lao.
2.10. Bệnh nhân K phổi do di căn từ ung thư vú.
2.11. Bệnh nhân bị K phổi sau khi K tuyến giáp di căn trung thất rồi di căn vào phổi.
Nói chung, mỗi bệnh nhân đến khám và điều trị tại cơ sở Nam Y Đạo Pháp đều có hoàn cảnh và nguyên nhân mắc bệnh khác nhau, có thể là một nguyên nhân như hút thuốc lá nhưng cũng có thể là do nhiều nguyên nhân cộng lại, mỗi người một vẻ nhưng đều có sức khỏe giảm sút, hệ miễn dịch suy yếu, khả năng phòng vệ cơ thể đáp ứng kém với những biến đổi của môi trường, khí hậu, thời tiết.

3. Nhận xét về nguyên nhân gây ra ung thư phổi
Nam Y Đạo Pháp thấy rằng có rất nhiều người hút thuốc lào, thuốc lá cả đời mà vẫn sống đến 80, 90 tuổi mà không bị K phổi trong khi lại có người chưa đến 30 tuổi vì hút thuốc lá mà đã mắc bệnh K phổi, tại sao như vậy? Câu trả lời đối với những người dù hút thuốc mà không bị K phổi là bởi họ có một hệ thống phòng vệ miễn dịch cơ thể mạnh, hữu hiệu, trong một cơ thể cường tráng với đời sống lao động và môi trường sống trong sạch đã giúp họ loại bỏ được tất cả các tổ chức lạ có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong cơ thể.

Các nguyên nhân đẩy tới tình trạng hệ thống phòng vệ cơ thể suy giảm là thức ăn, nước uống, không khí bị ô nhiễm. Việc lạm dụng kháng sinh trong quá trình chữa các bệnh viêm nhiễm, nhất là các loại kháng sinh thế hệ mới phổ rộng (thế hệ III, IV).

Tóm lại, môi trường sống và cách thức sử dụng thuốc kháng sinh chữa bệnh, cộng với thể trạng bệnh nhân dẫn tới suy giảm miễn dịch nói riêng và khả năng phòng vệ cơ thể nói chung đã dẫn tới tình trạng K phổi.


Đối với Nam Y, K phổi dù là do bất kỳ nguyên nhân và hình thức nào, nếu bệnh nhân còn có thể đến khám bệnh thì còn có khả năng điều trị, đẩy lùi bệnh và dần tới khỏi bệnh. Các bệnh nhân từ chối điều trị của bệnh viện hoặc bệnh viện không còn khả năng điều trị mà chỉ chữa triệu chứng thì Nam Y có thể chữa khỏi hẳn hoặc kéo dài. Mặc dù K phổi là mối đe dọa tử vong lớn nhất đứng đầu nhiều loại ung thư khác nhau, nhưng nếu bệnh nhân chưa có can thiệp mổ cắt, hóa trị, xạ trị… thì đa số bệnh nhân có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

4. Phác đồ cơ bản chữa ung thư phổi của Nam Y
4.1. Chẩn đoán

Các bệnh nhân K phổi đến với cơ sở Nam Y hầu hết đều đã được khám và chẩn đoán kỹ lưỡng ở các cơ sở khám chữa bệnh khu vực, bệnh viện tuyến cơ sở và trung ương, bệnh viện chuyên ngành, đã có đầy đủ các kết quả xét nghiệm máu, sinh hóa, miễn dịch, tế bào, nước tiểu, siêu âm, chụp X-quang, chụp CT, cộng hưởng từ MRI, PET CT…

• Ban đầu, các bệnh nhân được khám tổng thể đo nhiệt độ tỉnh huyệt bằng kỹ thuật Đo Kinh Lạc để hiểu rõ công năng sinh học của các phủ tạng.
• Tiếp đến là việc xem xét các kết quả hình ảnh chụp, chiếu, siêu âm… tổng quát ổ bụng các cơ quan như gan, mật, tụy, thận, lách, bàng quang, tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt…
• Xem xét các kết quả phân tích máu, nước tiểu, sinh hóa…
• Xét nghiệm miễn dịch (các chất chỉ điểm ung thư), tế bào học để đánh giá rối loạn chuyển hóa vật chất.
• Kết quả điện tâm đồ, điện não đồ nếu có.
• Cuối cùng là việc khám theo tứ chẩn và chẩn đoán theo quy luật sinh học để kết luận việc chữa trị có kết quả hay không.

Nếu kết luận cho thấy có khả năng chữa khỏi hẳn hoặc đẩy lùi được bệnh thì quyết định lập phương chữa. Còn nếu xem xét thấy không còn khả năng chữa trị bằng Nam Y thì thông báo cho bệnh nhân và gia đình biết.

4.2. Lập đơn thuốc theo phương Kỳ Môn Y Pháp

Với các kết quả xét nghiệm đã có cùng với thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân, kết quả chẩn đoán thu thập được từ “thất chẩn”, đơn thuốc sẽ được lập theo phương Kỳ Môn Y Pháp nhằm mục đích: Phục hồi khả năng tích lũy vật chất, bù đắp cho cơ thể đã bị suy yếu trong quá trình lâu dài bị bệnh để trước hết đẩy lùi các cơn đau do các hệ cơ bị co rút do thiếu dinh dưỡng kéo dài. Đào thải các chất cặn bã lắng đọng trong các phế nang: máu, mủ, nước, dịch… Tăng cường hệ miễn dịch và phòng vệ cơ thể.

Các vị thuốc được kê trong đơn thuốc Kỳ Môn Y Pháp đều là những cây cỏ có tên trong danh mục Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – GS.TS. Đỗ Tất Lợi, với tính chất hoàn toàn không có độc, không có hoặc ít có tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh.

4.3. Châm cứu

Nam Y Đạo Pháp sử dụng phương pháp Thần Châm để châm cứu bổ trợ chống khó thở, rối loạn nhịp tim, chống đau đớn các vùng ngực, cổ, vai, gáy… do K phổi thu hút mất năng lượng gây thiếu máu và co rút hệ cơ cục bộ.

4.4. Tập luyện khí công dưỡng sinh

Bệnh nhân K phổi nên tập luyện khí công dưỡng sinh để khắc phục tình trạng bế tắc hành khí, hành huyết, hành thủy trong toàn cơ thể, nhất là ở phổi. Việc tập luyện được võ sư khí công trực tiếp hướng dẫn. Đã có nhiều bệnh nhân được chữa khỏi một cách nhanh chóng đến không ngờ khi phối hợp tất cả các phương pháp chữa trị của Nam Y nêu trên.

4.5. Phối hợp chữa trị với y khoa hiện đại

Trong điều kiện nhất định có thể phối hợp với y học hiện đại trong trường hợp:

• Hút dịch tràn màng phổi nếu có, vì khi uống thuốc Nam Y thì dịch sẽ ngừng tiết ra, dịch đã tràn ở màng phổi nếu không hút hết có thể đọng lại và khô đi kết lại thành lớp như tổ ong, khó có thể khắc phục sau này. Tuy nhiên, không nên làm thủ thuật dính kết phổi vào lồng ngực để chống tràn dịch, nếu không bệnh nhân sẽ rất khó thở về sau, dẫn đến khó có khả năng cứu chữa.
• Phối hợp sử dụng kháng sinh để điều trị chống bội nhiễm và vi khuẩn xâm nhập ở phổi và các bộ phận khác của hệ hô hấp.

4.6. Sử dụng Nhân Sâm Ngọc Linh và Linh Đan Thiềm Ô Châu

Có thể phối hợp dùng Nhân Sâm Ngọc Linh – Panax Articulatus để nâng cao thể trạng sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch và cơ chế phòng vệ của cơ thể đối với người bị mắc bệnh ung thư nói chung và K phổi nói riêng. Đây là một vị thuốc có thể nói là tốt nhất đối với việc chữa ung thư hiện nay, tuy nhiên giá khá đắt, khó tìm được trên thị trường và có thể bị giả mạo bằng các loại sâm rẻ tiền khác, cho nên người bệnh cũng như người nhà của bệnh nhân cần cẩn thận khi mua.

Thường xuyên phối hợp sử dụng thuốc sắc uống theo phương Kỳ Môn Y Pháp cùng với Linh đan Thiềm Ô Châu – là thực phẩm chức năng được chế biến từ con Cóc Việt Nam – Bufo Melanotectus, được Bộ Y Tế cho phép lưu hành toàn quốc, có công dụng hữu hiệu trong việc ngăn chặn, loại bỏ các tế bào ung thư, tổ chức lạ trong cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, bổ sung các nguyên tố vi lượng, bổ máu, bổ tinh khí, tĩnh tâm, an thần, tráng dương cho cơ thể.

4.7. Tránh các nguyên nhân gây bệnh trực tiếp và gián tiếp

Bệnh nhân cần nhanh chóng tránh các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến K phổi như bỏ hẳn việc hút thuốc lá, thuốc lào, hơi độc, nói nhiều, hò hát, hùng biện…

Nếu là vùng cư trú có vấn đề về ô nhiễm môi trường thì cần phải chuyển đến nơi ở khác an toàn hơn để tránh các tác hại tiếp tục ảnh hưởng đến sức khỏe.

4.8. Thăm khám bệnh

Bệnh nhân đang điều trị bằng Nam Y hàng tháng có thể xem xét sự tiến triển tốt xấu của bệnh qua các triệu chứng lâm sàng như: ho, sốt, ăn uống, ngủ nghỉ, đại tiểu tiện, chiếu chụp X-quang, hoặc xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu, các chỉ số miễn dịch…

Hoàn toàn tránh xem xét lại bằng các chụp cắt lớp (CT scan), cộng hưởng từ (MRI) có tiêm cản quang, chụp PET CT có tiêm phóng xạ vì khả năng bệnh sẽ tiến triển nặng thêm, di căn tràn lan là rất lớn. Việc thăm khám này chỉ nên làm sau khi bệnh nhân đã hoàn toàn hồi phục, khỏe mạnh.

VI. Kết luận

Đối với Nam Y, các khối u phổi có thể tế bào khác nhau, dù đã được xác định là lành tính hay ác tính đều phải được điều trị để loại bỏ triệt để bởi vì Nam Y coi tất cả các kiểu khối u ấy – bản chất là tế bào lạ hay tổ chức lạ (u bướu) đều có thể gây tử vong cho bệnh nhân khi chúng phát triển lớn, chèn ép và xâm lấn sang các cơ quan nội tạng khác của cơ thể.

Thời gian chữa bệnh K phổi đối với bệnh nhân được phát hiện sớm theo tiêu chuẩn giai đoạn của Tổ chức Y tế Thế giới, hoặc chưa có can thiệp Tây Y như mổ cắt, xạ trị, hóa trị, thì đa số bệnh nhân có thể được chữa khỏi hẳn với thời gian trung bình từ 4 tháng đến 7 tháng mà không sợ di căn, sức khỏe phục hồi trở lại, đời sống sinh hoạt, lao động hoàn toàn như những người bình thường khác. (Thậm chí có bệnh nhân được chữa khỏi hẳn – khối u biến mất hoàn toàn chỉ sau 3 tháng). Sau đó bệnh nhân có thể tiếp tục uống thuốc nhắc lại để củng cố sức khỏe ở các năm tiếp theo.

Các bệnh nhân K phổi sau khi đã được can thiệp điều trị mổ cắt khối u, xạ trị, hóa chất nhiều đợt, ở các bệnh viện hàng đầu trong nước cũng như ở nước ngoài như Singapore, Trung Quốc, Thái Lan… nhất là đã thực hiện việc thăm khám nhiều lần bằng chụp CT, cộng hưởng từ MRI có tiêm cản quang, PET CT có tiêm phóng xạ, bệnh ung thư di căn tràn lan sang các bộ phận khác của cơ thể, sau khi đến với cơ sở Nam Y Đạo Pháp xin được điều trị trở thành những thách thức sinh tử, cần phải phối hợp nhiều biện pháp của Nam Y mới có hy vọng thoát khỏi lưỡi hái của tử thần.

Chúng tôi khuyến nghị đối với các bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi – K phổi cần phải bình tĩnh, không sợ hãi quá mức, sáng suốt lựa chọn cho mình các biện pháp chữa trị hiệu quả nhất vì Nam Y đã có biện pháp chữa được bệnh ung thư phổi rất hiệu quả, có thể đẩy lùi bệnh dần dần đến khỏi hoàn toàn, với chi phí thấp hoàn toàn không tốn kém đối với mức thu nhập và điều kiện kinh tế của gia đình Việt Nam.

VII. Bệnh nhân K phổi điển hình

Số bệnh nhân ung thư phổi – K phổi đã được Nam Y Đạo Pháp chữa khỏi từ trước đến nay là rất đông, tuy nhiên vì lý do bí mật nhân thân nên chúng tôi không thể kể hết ra được. Chỉ có những người đã được đăng báo và đồng ý đăng tin mới được nêu tên ở đây.

1. Chu Bá Phồn, K phổi di căn hạch trung thất,
2. Bùi Công Trứ, SN 1939, K phổi phải di căn hạch trung thất và thượng đòn,
3. Nguyễn Thị Vinh, 1934, K phổi di căn giai đoạn cuối,


 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 371) 2690362 lượt người truy cập vào Website này!