Cách đây hơn một năm, vào cuối tháng 4/2010, chị Nguyễn Q.A, 28 tuổi, ở Nghi Tàm Hà Nội, tìm đến Phòng chẩn trị Y học cổ truyền : Nam y - Đo kinh lạc - Châm cứu (tại Phòng 106 nhà L2 Tập thể 93 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội), với tiền sử bị U tuyến giáp từ năm 2005. Các hình ảnh siêu âm tuyến giáp, ngày 24/4/2010 tại Bệnh viện Medlatec của chị cho thấy, thuỳ phải: nhu mô có nang kích thước = 5mm, bên trong có chấm vôi hoá. Thuỳ trái, 2 nang, nang to kích thước = 6mm. Kết luận siêu âm ghi: Hình ảnh bướu giáp thể nhân, và nang tuyến giáp. Đội ngũ nhân viên ở đây đã chẩn bệnh bằng máy đo kinh lạc (bắt mạch bằng máy) cho chị Q.A. Một liệu trình điều trị được đưa ra, ngoài châm cứu (1 liệu trình 10 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày, lại tiếp tục liệu trình mới), chị uống thuốc theo bài thuốc Kỳ Môn Y Pháp của lương y - dược sĩ Đào Kim Long (ông Đinh Lai Thịnh là học trò của Thầy Long). Sau một năm điều trị, hiện nay, hình ảnh khối u của chị Q.A cho thấy đã nhỏ hơn ½. Các chỉ số nội tiết TSH, TF3, TF4 đều trở về bình thường.
Chị Đặng T.H, 41 tuổi, nhà ở TT Nam Thành Công, Hà Nội, đến Phòng chẩn trị này, ngày 20/4/2010, với căn bệnh suy giáp. Một kết quả xét nghiệm trước khi đến Phòng Chẩn trị, các chỉ số nội tiết - hoocmon của chị cho thấy rất phức tạp và đáng lo ngại, như T3 kết quả là 1.07 nmol/L (chỉ số bình thường là 1.3 - 3.10); TSH kết quả là 9.40 µU/mL (trong khi đó chỉ số bình thường là 0.27 - 4.2). Kết quả siêu âm cho thấy hình ảnh tuyến giáp đã teo nhỏ. Tưởng chừng như tuyệt vọng nhưng sau một thời gian châm cứu, kết hợp uống thuốc theo bài thuốc Kỳ Môn Y Pháp, kết quả xét nghiệm gần nhất cho thấy các chỉ số nội tiết - hoocmon ở mức bình thường: T3: 1.39 (chỉ số bình thường là 1.3 - 3.10); TSH kết quả là 3.77 µU/mL (trong khi đó chỉ số bình thường là 0.27 - 4.2). Lạc quan hơn hình ảnh tuyến giáp của chị từ teo, đã phát triển lên 2,6 - 2,9 (....?.)
Bắt mạch bằng máy
Ông Đinh Lai Thịnh - giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ trong y học cổ truyền (thuộc Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội) cho biết, ngoài khám bệnh trực tuyến trên trang web : www.dokinhlac.com.vn. Phòng chẩn trị : Nam y - Đo kinh lạc - Châm cứu ra đời hơn một năm nay là nơi kết hợp việc sử dụng máy Đo kinh lạc để chẩn đoán bệnh, châm cứu của cố
Lương y Lê Văn Sửu. Các bài thuốc bí truyền của Nhà sư - Thượng tọa Thích Thanh Thìn (người rất nổi tiếng về chữa thuốc nam tại khu vực Chùa Hương). Đặc biệt, được sự cho phép của Dược sỹ - Lương y Đào Kim Long , trong việc ứng dụng phép dùng thuốc trong Kỳ môn y pháp và Linh đan Thiềm ô châu vào việc điều trị và hỗ trợ điều trị ung thư, đây là một độc môn bí truyền của Lương y Đào Kim Long.
Đo nhiệt độ kinh lạc để chẩn bệnh, ông Đinh Lai Thịnh cho biết, tức là dùng máy đo nhiệt độ mặt da đo nhiệt độ ở Tỉnh huyệt và các vị trí thay thế Tỉnh huyệt (trên 10 đầu ngón chân, ngón tay), sau đó nhiệt độ đo này được chuyển vào máy tính thông qua “Phần mềm chẩn bệnh bằng Đo nhiệt độ kinh lạc” để đưa ra kết quả chẩn đoán. Phương pháp chẩn bệnh mới này được cố Lương y Lê Văn Sửu phát minh ra từ năm 1983, dựa trên cơ sở của phép “Tri nhiệt cảm độ trắc định pháp” của Lương y Xích Vũ người Nhật Bản. Trải qua nhiều năm tìm tòi và nghiên cứu, Cố Lương y Lê Văn Sửu và các thế hệ học trò của ông ngày càng hoàn thiện hơn phương pháp Đo Kinh Lạc để chẩn bệnh. Hiện nay với phần mềm phiên bản 2.0 và Máy Đo Kinh Lạc Model TS - 208, để đo cho 1 bệnh nhân chỉ mất khoảng từ 3-5 phút đã có thể cho ra kết quả chẩn đoán ban đầu. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì theo Tứ chẩn của Đông y (Văn chẩn, Vấn chẩn, Vọng chẩn, Thiết chẩn), để khám cho một bệnh nhân chúng ta phải mất từ 60-90 phút. Mặt khác thời gian đo nhiệt độ càng rút ngắn thì kết quả chẩn bệnh càng chính xác do cơ thể ít bị tác động của môi trường, ngoại cảnh. Sự ưu việt của phiên bản 2.0 còn được thể hiện là đối với từng bệnh danh cụ thể ta có thể xem xét ngay từ Biện chứng, Triệu chứng hay ra ngay phác đồ điều trị (cả dùng thuốc và Châm cứu). Thiết bị Đo nhiệt độ kinh lạc có thể chẩn đoán cụ thể, chi tiết tình trạng của từng đường kinh, tạng phủ, từng phần của cơ thể con người từ nông đến sâu như: Biểu- Lý, Khí- Huyết ở các mức độ Hàn- Nhiệt, Thực - Hư, Thịnh - Suy… Ngoài ra nó cũng có thể đưa ra những kết luận chẩn đoán tổng hợp cho từng bệnh nhân, từng nguyên nhân gây bệnh giúp cho người thầy thuốc đưa ra phương pháp điều trị chính xác, khoa học, khách quan và toàn diện nhất. Khi cần đo, khám, thầy thuốc chỉ cần cắm đầu đo vào máy là sử dụng được. Máy có dung lượng nhớ được hàng chục nghìn hồ sơ, bệnh án của bệnh nhân nên việc tra cứu tiền sử bệnh, tìm bệnh nhân cũ rất nhanh chóng và tiện lợi. Đặc biệt, phần mềm chẩn bệnh phiên bản 2.0 tích hợp trong TS-2008 có thể giúp chỉ ra 140 bệnh danh, từ đó giúp đưa ra phác đồ điều trị (bằng thuốc và châm cứu). Phần mềm cũng cập nhật hơn 300 bài thuốc và hơn 500 bài châm cứu ứng dụng với từng bệnh danh.
Dựa trên nguyên lý cơ bản của máy TS-208, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ trong Y học cổ truyền đã nâng cấp, nghiên cứu thành công máy đo kinh lạc 25 kênh ( Máy TS-2010). Máy TS-2010 có thể theo dõi hoạt động công năng của 12 Tạng phủ cùng một lúc (thông qua nhiệt độ), điều này hết sức có ý nghĩa trong việc theo dõi biến chuyển của tật bệnh hay nghiên cứu, đánh giá và tìm ra các bài thuốc mới để điều trị đúng cho bệnh nhân.
Máy đo kinh lạc TS-2010 đã được hội đồng khoa học Thành phố Hà Nội nghiệm thu tháng 11 năm 2010 và được đánh giá xếp loại xuất sắc.
Nam Hoàng ( Tri Thức trẻ,số 356 tháng 10/2011)
BOX:
Các bệnh lý tuyến giáp theo ông Đinh Lai Thịnh - giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ trong y học cổ truyền, gồm:
1. Bướu tuyến giáp đơn thuần hay bướu tuyến giáp lành tính, đôi khi quen gọi ngắn gọn là bướu cổ. Nguyên nhân là do thiếu hụt iod trong đất và nước, là nguyên nhân quan trọng ở vùng bướu cổ địa phương. Sự thiếu hụt này gây lên tình trạng gọi là rối loạn do thiếu iod. Bên cạnh do rối loạn trong quá trình sinh tổng hợp hormon tuyến giáp, yếu tố miễn dịch của một số người có kháng thể kích thích tuyến giáp làm tăng khối lượng song không làm thay đổi khả năng sinh tổng hợp hormon tuyến giáp; do dùng một số loại thức ăn (như các rau củ thuộc họ cải: củ cải, bắp cải chứa chất ngăn cản sự tạo ra các tiền chất của T3, T4...), hay một số loại thuốc gây rối loạn chuyển hoá iod. Điều trị bệnh này nhằm giảm kích thước của bướu, giữ cho chức năng tuyến giáp luôn ở trạng thái bình thường.
2. Bệnh bướu giáp lan toả nhiễm độc (bệnh Basedow): được coi là một bệnh nội tiết nặng, trong đó tình trạng bệnh lí nổi bật là tổ chức tuyến giáp tăng sinh và phì đại lan toả, đồng thời tiết quá nhiều hoocmon giáp trạng so với nhu cầu của cơ thể, dẫn tới nhiễm độc nội sinh hoocmon giáp các cơ quan trong cơ thể. Bệnh căn bởi các chấn thương tinh thần, có thể gặp bệnh xuất hiện ngay sau các viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp, viêm họng, cúm, bạch hầu...
3. Bệnh suy chức năng tuyến giáp: là tình trạng giảm chức năng tuyến giáp dẫn đến sự thiếu hụt tổng hợp hormon tuyến giáp. Bệnh có thể xuất hiện sau khi sinh hoặc trong thời kỳ trưởng thành, gây ra chứng đần độn (cretinism). Nguyên nhân do thiếu hụt bẩm sinh men tổng hợp hormon giáp, do tai biến sau điều trị phóng xạ, chiếu xạ, thiếu hụt cung cấp iod, thuốc kháng giáp tổng hợp, suy toàn bộ chức năng tuyến yên, thiếu hụt TSH đơn độc, u vùng dưới đầu...
4. Bướu tuyến giáp thể nhân Tuyến giáp to có thể dưới dạng nhân, đơn nhân hay nhiều nhân. Bướu tuyến giáp nhiều nhân có thể xuất hiện ngay từ đầu, hoặc trên nền một bướu to lan toả đã có sẵn. Dạng bướu này là sự phì đại của toàn bộ tuyến giáp, trong đó xen kẽ nhiều nhân giáp. Nếu không có biến chứng thì chức năng tuyến giáp không thay đổi. Trong số bệnh nhân có bướu tuyến giáp thể nhân thì 50% là bướu đơn nhân. Về nguyên nhân của bướu tuyến giáp thể nhân cũng tương tự như bướu cổ đơn thuần lan toả.
5. Ung thư tuyến giáp: Là u ác tính của tế bào biểu mô nang tính. Có bốn thể loại khác nhau về diễn biến và tiên lượng đó là u thư tuyến giáp thể nhú, thể nang, thể kém biệt hoá, và thể tuỷ.
Ảnh 1: Giám đốc ông Đinh Lai Thịnh (bìa trái) đang giới thiệu Phần mềm phiên bản 2.0. Ảnh: Tư liệu.
Ảnh 2: Giám đốc-Ông Đinh Lai Thịnh (bên trái) giới thiệu máy Đo Kinh Lạc Model TS – 2010 tại hội thảo khoa học. Ảnh: Tư liệu.
Ảnh 3: Giao diện phần mềm "Đo nhiệt độ kinh lạc".
|