Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Chữa bệnh bằng võ công - Kỳ 10 (tiếp theo số 360)


Kỳ 10: Châm cứu chữa choáng tiền đình
Chóng mặt rất thường gặp ở nhiều người, với không ít người đó là triệu chứng của choáng (rối loạn) tiền đình - căn bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh.

Chị K.A, 43 tuổi, nhà ở ngõ Toàn Thắng, quận Đống Đa, Hà Nội, vốn là bệnh nhân “quen” của ông Đinh Lai Thịnh (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền Nam y - Đo Kinh lạc - Châm cứu - Hà Nội). Trước tết năm ngoái, sáng sớm ngủ dậy chị bỗng thấy trời đất quay cuồng, say sẩm mặt mày, nhà cửa đảo lộn, không làm chủ được bản thân chị bị ngã lăn đùng ra sàn nhà. Người nhà vội vàng đưa chị vào Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu. Đúng ngày 24 tháng Chạp, Tết đã cận kề. Dù vậy, Bệnh viện vẫn đông bệnh nhân, chị phải nằm chung giường với bệnh nhân khác.

Không khí nằm viện ngột ngạt, luôn thấy nặng đầu, chị K.A nghĩ tới người đã châm cứu mình khỏi đau tay khoảng 5 năm trước. Hồi ấy, chị bị đau khớp vai, mỗi lần giơ tay lên chải đầu luôn thấy đau buốt. Căn bệnh kéo dài thời gian khá lâu, khiến chị phải lặn lội chữa trị ở nhiều nơi. Nhưng rồi, sau hai đợt được ông Đinh Lai Thịnh châm cứu (mỗi đợt 10 ngày) chị không còn thấy đau khớp vai nữa. Chị K.A hy vọng phương pháp châm cứu có thể giúp mình khỏi bệnh, liền gọi điện tới số máy ông Thịnh. Lúc này, Phòng Chẩn trị đã nghỉ tết, song nghĩ bệnh nhân tin tưởng ông Thịnh nhận lời. Hôm sau, chị K.A xin ra viện, tới Phòng Chẩn trị. Đến 28 Tết, sau ba ngày liền châm cứu, chị thấy bệnh tình của mình đỡ hẳn. Ông Thịnh khuyên chị về nhà tĩnh dưỡng ăn tết, ra giêng ông sẽ tiếp tục điều trị.

Và đó là cái Tết chị K.A chỉ quanh quẩn trong nhà, thực sự nghỉ ngơi. Sau rằm tháng giêng, chị tiếp tục đến Phòng Chẩn trị. Sau 10 ngày châm cứu bệnh tình của chị bắt đầu thấy ổn định. Thêm một đợt 10 ngày nữa, bệnh của chị gần như khỏi hẳn. Cùng thời gian, chị uống thêm thuốc Nam y. Nói chuyện với chị K.A hôm 27/6/2011, chị cho biết sau ba đợt châm cứu sau Tết năm ngoái, đến nay chị hết hẳn triệu chứng choáng tiền đình.

Mắc choáng tiền đình như chị K.A, chị M.H tuổi 40, ở thành phố Hải Phòng, cũng bị căn bệnh hành hạ nhiều năm nay. Thường xuyên thấy đầu óc choáng váng, say sẩm mặt mày, trời đất như quay tròn, khiến chị bất an, lo lắng. Từ ngày có người mách Phòng Chẩn trị (P.106 nhà L2 Tập thể 93 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội), chị lên Hà Nội điều trị. Sau ba đợt châm cứu (mỗi đợt 10 ngày), kết hợp uống thuốc Nam y của dược sĩ - lương y Đào Kim Long, kết hợp bài thuốc bí truyền của Nhà sư - Thượng tọa Thích Thanh Thìn - người nổi tiếng về chữa thuốc Nam tại khu vực Chùa Hương, mà ông Thịnh học được chị đã khỏi bệnh.

Chứng rối loạn tiền đình
Dẫn theo tài liệu bệnh học ông Đinh Lai Thịnh cho biết, tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì thăng bằng, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Biểu hiện của rối loạn tiền đình là người cứ thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng nhiều khi bị mất thăng bằng. Nếu nhắm mắt lại người bệnh cũng cảm thấy nhà cửa đang quay cuồng. Bệnh hay tái phát, gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Những biến chứng kèm theo thường nguy hiểm, như chóng mặt có thể tăng nguy cơ té ngã; tăng nguy cơ tai nạn khi lái xe hoặc điều khiển máy tự động. Người bị rối loạn tiền đình thường thấy mệt mỏi, đi lại khó khăn, không muốn tham gia vào các sinh hoạt thường lệ.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình có nhiều, do môi trường, do thời tiết (chuyển mùa), do nhiễm độc (hóa chất, thuốc, ăn uống...), do tuần hoàn kém và các vấn đề thần kinh, do tâm lý và tạo máu. Rối loạn tiền đình dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều trong phòng điều hoà và tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Do ngồi nhiều trong phòng điều hoà, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống, dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên. Bệnh có thể diễn biến trong vài ba ngày, sau đó hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu, mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.

Đối với những người bị hội chứng rối loạn tiền đình ốc tai lành tính hoặc bị nhạy cảm với các động tác xoay vòng (rối loạn tiền đình do tư thế), cần thường xuyên tập luyện thể dục giúp duy trì thăng bằng khi đứng yên, khi lắc lư, khi xoay chuyển và đi lại; Buổi tối đi ngủ nên để đèn ngủ sáng cho dễ nhìn sự vật chung quanh; Không nên ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi làm việc bên máy vi tính; Hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá; Tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phầm có mùi vị kích thích; Tránh ngoảnh cổ quá nhanh, hoặc đứng ngồi quá nhanh; Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường hay bị choáng váng; Giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt; Tránh leo trèo cao; Tránh đọc sách báo khi ngồi trên xe hơi; Ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.

Hoàng Nghĩa Nam.Tri thức trẻ số 361, ngày 1 tháng 8 năm 2011.



Ảnh: Giám đốc - ông Đinh Lai Thịnh (bìa trái) bên người thầy Nhà sư - Thượng tọa Thích Thanh Thìn. Ảnh: Tư liệu.

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 1) 2587843 lượt người truy cập vào Website này!