Đo nhiệt độ Kinh Lạc để chẩn bệnh, tức là dùng máy đo nhiệt độ
mặt da đo nhiệt độ ở Tỉnh huyệt và các vị trí thay thế Tỉnh huyệt
(trên 10 đầu ngón chân, ngón tay). Sau đó nhiệt độ đo này được
chuyển vào máy tính thông qua “Phần mềm chẩn bệnh bằng đo
nhiệt độ Kinh Lạc” để đưa ra kết quả chẩn đoán sớm và hiệu quả.
Tìm tòi và sáng tạo
Phương pháp chẩn bệnh mới này được cố Lương y Lê Văn Sửu phát minh từ năm 1983 dựa trên cơ sở của phép “ Tri nhiệt cảm độ trắc định pháp” của Lương y Xích Vũ người Nhật Bản. Để có được sản phẩm hoàn thiện gồm thiết bị và phần mềm chẩn bệnh bằng phương pháp “Đo nhiệt độ Kinh Lạc” như hiện nay, kỹ sư Đinh Lai Thịnh (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
công nghệ trong y học cổ truyền) và người thầy của mình là cố Lương y Lê Văn Sửu đã mất gần 30 năm nghiên cứu, tìm tòi. Giải thích về phép chẩn bệnh bằng đo nhiệt độ kinh lạc, kỹ sư
Đinh Lai Thịnh cho biết đã áp dụng một quy luật đơn giản của vạn vật là Công sinh nhiệt thể hiện trong con người. Khi công năng tạng phủ hoạt động tăng thì nhiệt tăng, khi công năng tạng phủ hoạt động giảm thì nhiệt giảm. Sự tăng giảm nhiệt độ ấy thể hiện qua Tỉnh huyệt bằng quan hệ kinh lạc. Dùng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ Tỉnh huyệt, đánh giá mức độ hoạt động công năng các tạng phủ khác nhau nhằm tìm ra bản chất của hiện tượng bệnh tật trong con người.
KS Đinh Lai Thịnh trình bày trong Hội thảo “Chẩn bệnh bằng phương pháp đo nhiệt độ kinh lạc” năm 2010.
Từ năm 1983, tại Học viện Quân Y, các bác sỹ đã dùng nhiệt kế điện tử của Liên Xô để đo nhiệt độ mặt da và chẩn đoán, theo dõi điều trị lâm sàng.
Từ chiếc máy đo nhiệt độ đơn chiếc năm 1995, năm 2004, kỹ sư Đinh Lai Thịnh đã hoàn thiện phần mềm chẩn bệnh bằng phương pháp đo nhiệt độ Kinh Lạc. Sau khi nhiệt độ của 24 điểm huyệt được nhập vào máy tính, phần mềm tự động tính toán số đo rồi đưa ra chẩn đoán bằng cách so sánh với các mô hình bệnh lý có trong cơ sở dữ liệu. Toàn bộ số đo của mỗi bệnh nhân đều được lưu lại trong phần mềm để so sánh với những lần đo tiếp sau để đánh giá hiệu quả của việc chữa trị.
Theo đó, để đo nhiệt độ Kinh Lạc cho mỗi bệnh nhân chỉ mất từ 3 - 5 phút có thể cho ra kết quả chẩnđoán ban đầu. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì theo Tứ chẩn của Đông y (Văn chẩn, Vấn chẩn, Vọng chẩn, Thiết chẩn), để khám cho một bệnh nhân phải mất từ 1 - 1,5 giờ. Mặt khác t hời gian đo nhiệt độ càng rút ngắn thì kết quả chẩn bệnh càng chính xác do cơ thể ít bị tác động của môi trường, ngoại cảnh.
Với phiên bản TS-2010, dựa trên nguyên lý hoạt độ ng của máy TS- 208, nhưng có thể đo nhiệt độ đồng thời tại 25 điểm. Thực chất, kênh thứ 25 này để đo nhiệt độ môi trường, song hành với 24 điểm đo ứng với 12 kinh mạch trong cơ thể người bệnh cùng lúc. Kết quả kiểm chuẩn thiết bị cho thấy, TS-2010 có độ chính xác cao với sai số tối đa là 0,05 độ C, cao hơn nhiều so với các kết quả đo bằng nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử. Bên cạnh đó, có thể kết nối trực tiếp với máy tính thông qua phần mềm phiên bản 3.0 giúp thầy thuốc không phải nhập từng thông số nhiệt độ như trước đây. Sự ưu việt của phiên bản 2.0, 3.0 còn có thể xem xét ngay triệu chứng hay trên phác đồ điều trị (cả dùng thuốc và châm cứu). Thiết bị đo nhiệt độ Kinh Lạc có thể chẩn đoán cụ thể, chi tiết tình trạng của từng đường kinh, tạng phủ, từng phần của cơ thể con người từ nông đến sâu như: Biểu - Lý, Khí - Huyết ở các mức độ Hàn - Nhiệt, Thực - Hư, Thịnh - Suy khác nhau …
Ngoài ra, có thể đưa ra những kết luận chẩn đoán tổng hợp cho từng bệnh nhân, từng nguyên nhân gây bệnh giúp thầy thuốc có phương pháp điều trị chính xác, khoa học, khách quan và
toàn diện.
Thành công ngoài mong đợi
Tháng 11 - 2010, Hội đồng KHCN Hà Nội đã nghiệm thu máy đo nhiệt độ Kin h Lạ c 25 kênh (TS-2010) dùng trong khám chữa bệnh theo y học cổ truyền của kỹ sư Đinh Lai Thịnh và đánh giá đạt loại xuất sắc . Trên thực tế, các loại máy này đang được sử dụng để chẩn bệnh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như: Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định , Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Long An, Đà Nẵng, Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh, Yên Bái, Vĩnh Phúc… cũng như trên thế giới như: Ucraina, Cuba...
Do được thiết kế và chế tạo trong nước nên bộ thiết bị này đơn giản, dễ sử dụng và kinh tế. Đặc biệt, phù hợp với các tuyến y tế cơ sở cũng như tại các phòng khám tư nhân, giúp cho các thầy thuốc thực hiện các hoạt động chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
chăm sóc sức khỏe nhân dân bằng y học cổ truyền. Chi phí khám bệnh bằng máy đo Kinh Lạc hiện nay từ 50.000 – 80.000đ/lần, rút ngắn thời gian chờ đợi, nhất là không gây độc hại và ảnh hưởng đến môi trường.
Máy đo nhiệt độ kinh lạc 25 đầu kênh.
Hiện nay, Trung tâm đã mở phòng khám chẩn trị y học cổ truyền bằng máy đo kinh lạc tại địa chỉ P106, nhà L2, tập thể 93 Láng Hạ, Hà Nội và phòng khám trực tuyến tại địa chỉ: www.dokinhlac.com.vn. Ngoài ra, Trung tâm còn liên tục mở các lớp chuyển giao công nghệ chẩn bệnh bằng máy đo kinh lạc cho các lương y khắp mọi miền đất nước Kỹ sư Đinh Lai Thịnh chia sẻ: “Mong muốn lớn nhất cuả tôi là đưa phương pháp khám bệnh bằng kinh lạc này ra cộng đồng, phục vụ sức khỏe và lợi ích của người lao động ”. Phương pháp đo nhiệt độ Kinh Lạc để chẩn bệnh đã góp phần hiện đại hóa nền y học cổ truyền, cụ thể hóa lý luận Đông y và chắc chắn ngày càng có nhiều người đón nhận.
Tôn Anh
|