Trong cấu tạo của TLT có nhiều khoang nhỏ khác nhau. Bình thường, TLT mềm. Khi sinh hoạt tình dục, các khoang ấy chứa đầy tinh dịch nên căng cứng và ôm chặt lấy cổ bàng quang và trở thành một chiếc van ba chiều đóng chặt không cho nước tiểu từ bàng quang chảy qua niệu quản. Đến khi đạt cao trào khoái cảm, TLT phối hợp với toàn bộ cơ quan sinh dục nam nhu động mạnh mẽ để giúp quá trình phóng tinh được thực hiện.
Hình ảnh tuyến tiền liệt
Tinh dịch tiết ra từ TLT chiếm xấp xỉ 25% toàn bộ lượng tinh dịch và tinh trùng được phóng ra trong mỗi lần sinh hoạt tình dục của nam giới. Nó đóng vai trò rất quan trọng cho đời sống của tinh trùng, là bảo bối để duy trì chức năng sinh sản, bảo toàn nòi giống và duy trì chất lượng của đời sống tình dục của con người. “Nam nhi” từ quân vương đến thứ dân chắc chẳng ai muốn mất đi bộ phận nhỏ bé và ý nghĩa này.
II. PHÌ ĐẠI TLT
Vì lý do sức cường dương của người đàn ông thay đổi thường liên quan đến lượng hóc môn testosteron và estradiol. Mỗi khi nhu cầu tình dục không được đáp ứng và thỏa mãn trong thực tế dẫn đến biến đổi tiêu cực ở quá trình sinh lý. Lượng dịch trắng trong TLT được tiết ra không được giải phóng hết làm cho TLT sưng to dần, tăng khối lượng và có thể bị xơ hóa, người ta gọi hiện tượng lâm sàng đó là phì đại TLT hoặc u xơ TLT.
Đàn ông ở tuổi từ 40, 50 trở đi, đa số TLT to lên và tuổi càng cao thì tỉ lệ phì đại TLT càng lớn. Thông thường người TLT phì đại hay kèm theo hiện tượng bí tiểu, muốn đi tiểu tiện nhưng dòng tiểu bị chậm, ngắt quãng, không đi hết bãi, nước tiểu còn sót lại … nhưng cũng có người tiểu tiện vẫn thông suốt dù TLT phì đại đến 150gr (rất đặc biệt).
Từ trước đến nay người ta vẫn cho rằng bí tiểu đồng nghĩa với TLT phì đại. Nhưng Nam Y Đạo Pháp qua nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu và điều trị bệnh phì đại TLT đã thấy rằng hoàn toàn không phải như vậy. Vì sự đàn hồi của TLT suy giảm phần nào cản trở dòng nước tiểu thoát ra chứ không làm đến mức độ bí nghẹt không tiểu tiện được. Hiện tượng bí tiểu xảy ra cả ở đàn ông và đàn bà mặc dầu đàn bà không có bộ phận TLT. Nguyên nhân chính là do nhu động của bàng quang và niệu đạo bị giảm chức năng hoặc bị tê liệt cấp tính hoặc mạn tính. Các trường hợp liệt này phần nhiều liên quan đến độ pH thấp của nước tiểu, lúc này nếu đo được chỉ khoảng 5,0 hoặc 5,5. Có khi chỉ cần điều chỉnh độ pH tăng lên bằng cách truyền huyết thanh kiềm, uống nước muối Natri Bicarbonat hoặc uống nước sắc một nắm lá khế là thông tiểu (cách chữa dân gian).
III. CÁCH CHỮA PHÌ ĐẠI TLT
Khi truy cập trên mạng Internet về cách chữa phì đại TLT thì có thể thấy vô số cơ sở bệnh viện công-tư, các cơ sở điều trị bằng y học cổ truyền Đông-Nam y, các cây thuốc và các bài thuốc liên quan giới thiệu cách chữa mà tất cả có thể được tóm tắt như sau:
1. Tây Y
Tây Y cho rằng thuốc Nội khoa có lợi tiểu, nội tiết cũng như kèm theo có các loại thuốc có chứa Kali và Natri có tác dụng để nâng độ pH của nước tiểu nhằm giải quyết tình trạng bí tiểu.
Nếu tình trạng bí tiểu không được cải thiện thì đặt ra biện pháp can thiệp ngoại khoa bằng cách nới rộng vòng trong của TLT nhằm bớt gây áp lực lên cổ bàng quang hoặc thậm chí phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn,và toàn bộ TLT.
Hiện tại nhiều cơ sở quảng cáo rầm rộ các thuốc, cách chữa trên các phương tiện truyền thông cả thuốc Đông, thuốc Tây, bệnh viện công tư… tuy vậy cần quan sát kỹ số liệu thống kê về bệnh ung thư TLT của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ từ năm 2005 đến 2013:
Năm |
Số mắc bệnh |
Số tử vong |
Tỉ lệ phần trăm % |
2005 |
232.090 |
30.350 |
13% |
2006 |
234.046 |
27.350 |
12% |
2007 |
218.890 |
27.050 |
12% |
2008 |
186.320 |
28.660 |
15% |
2009 |
192.280 |
27.360 |
14% |
2010 |
217.730 |
32.050 |
15% |
2011 |
240.890 |
33.720 |
14% |
2012 |
241.740 |
28.170 |
12% |
2013 |
238.590 |
27.720 |
12% |
Bảng số liệu ung thư tiền liệt tuyến Hoa Kỳ 2013
(American Cancer Society) |
Ở Việt Nam có số liệu của năm 2010, số người mắc bệnh ung thư TLT là 1.208, số
chết 716 chiếm tỉ lệ 59%.
Năm
|
Số mắc bệnh
|
Số tử vong
|
Tỉ lệ phần trăm %
|
2010
|
1.208
|
716
|
59%
|
Bảng Thống kê về ung thư tiền liệt
tuyến ở Việt Nam năm 2010
|
Qua số liệu thống kê trên ta thấy số người chết vì bệnh ung thư TLT ở Mỹ trong khoảng thời gian gần 10 năm hầu như không thay đổi khoảng trên dưới 30.000 người, chứng tỏ các biện pháp phòng bệnh và điều trị bệnh chưa đủ thuyết phục. Số bệnh nhân nam chết vì bệnh ung thư TLT đứng thứ hai sau số bệnh nhân nam chết vì ung thư phổi theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ.
2. Nam Y chữa phì đại TLT và ung thư TLT
Phì đại TLT và ung thư TLT là hai hiện tượng lâm sàng khác nhau. Phì đại TLT hoặc phì đại có xơ hóa không nên gọi là u xơ TLT, đó chỉ là phì đại. Khi TLT bị phì đại thì dễ bị viêm nhiễm, và có kèm theo hiện tượng bí tiểu. Nước tiểu tồn đọng ở bàng quang gây sức ép lên tuyến tiền liệt, nhưng do bị phình to và xơ hóa nên chặn dòng nước tiểu đi qua niệu đạo.
Hình ảnh ung thư tiền liệt tuyến
Từ viêm nhiễm mạn tính bị đi bị lại rồi dẫn đến ung thư là quá trình diễn biến bình thường của nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư TLT. Qua xét nghiệm siêu âm bệnh nhân thấy hình ảnh phì đại TLT cộng với quá trình viêm nhiễm lâu, khi làm xét nghiệm thấy chỉ số PSA tăng cao, như vậy từ phì đại viêm nhiễm đã chuyển sang ung thư. Đây là quá trình tất yếu xảy ra chậm hay nhanh ở người bệnh. Nếu kiểm tra độ pH nước tiểu của bệnh nhân thấy thấp ở 5,0 – ,6,0 thường có hiện tượng bí tiểu, tiểu ra máu, tiểu buốt, rắt, đi tiểu nhiều lần không hết bãi… nguyên nhân là do bàng quang và niệu đạo khi này đã bị liệt nhu động không thể hoạt động như bình thường.
Theo Nam Y Đạo Pháp, xử lý bệnh cảnh như vậy không cần phải sinh thiết chọc tìm tế bào lạ vì theo quy luật sinh học tự nhiên, sinh thiết sẽ kích thích quá trình viêm nhiễm tăng lên và tuyến tiền liệt sưng to hơn gây đau đớn thêm cho bệnh nhân, ấy là chưa kể đến nếu đã có ung thư thì quá trình các tế bào ác tính tăng nhanh đột biến gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Ngay lập tức bệnh nhân sẽ được dùng thuốc theo phương Kỳ Môn Y Pháp kết hợp Linh đan Thiềm Ô Châu (phương thuốc bí truyền của dân tộc Việt Nam), châm cứu Thần Châm và điều tiết độ pH của nước tiểu để bệnh nhân có thể giảm nhẹ triệu chứng bí tiểu, đi tiểu khó. Sau khi dùng thuốc một thời gian ngắn thì khối lượng TLT giảm dần, chỉ số PSA cũng xuống thấp dần đến mức bình thường, các triệu chứng bí tiểu cũng sẽ hết.
Trong một số trường hợp bệnh nhân không có phì đại TLT nhưng chỉ số PSA tăng cao trên mức bình thường kèm theo độ pH nước tiểu là 5,5 hoặc thấp hơn gây hiện tượng bí tiểu cấp, chảy máu đường tiết niệu, niệu đạo nóng rát, nhức buốt, cần phải xử trí bằng cách truyền huyết thanh kiềm, uống thuốc muối Natri Bicarbonat để hạ độ acid trong máu và nước tiểu, châm cứu điều hòa năng lượng cho bàng quang, niệu quản và niệu đạo để có thể đi tiểu một cách dễ dàng hơn. Bệnh nhân ở bệnh viện cần dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, cầm máu…, sau đó kết hợp uống thuốc Nam Y theo đơn Kỳ Môn Y Pháp và Linh đan Thiềm Ô Châu để điều trị có kết quả tốt.
Ở cơ sở Nam Y Đạo Pháp trong suốt quá trình nhiều năm chữa các bệnh phì đại TLT và ung thư TLT, nếu chưa có can thiệp ngoại khoa, hầu hết các bệnh nhân đều khỏi và trở về đời sống sinh hoạt bình thường. Dùng thuốc theo Kỳ Môn Y Pháp, Linh đan Thiềm Ô Châu và châm cứu Thần Châm, chắc chắn bệnh nhân sẽ khỏi hoàn toàn. Trong điều trị bằng Nam Y, bệnh nhân sẽ tránh được không phải sinh thiết, phẫu thuật nong rộng hay cắt bỏ TLT.
Quá trình theo dõi 44 bệnh nhân phì đại TLT và ung thư TLT đến chữa bệnh tại cơ sở Nam Y Đạo Pháp từ 18/01/2010 đến 15/09/2013 thấy có kết quả như sau:
1. Bệnh nhân phì đại TLT đơn thuần từ 25gr đến 140gr, đã có hoặc không thấy dấu hiệu bí tiểu, qua điều trị và theo dõi bằng siêu âm đều có đáp ứng nhỏ lại đến bình thường.
2. Bệnh nhân phì đại TLT có kèm theo các dấu hiệu chỉ số PSA tăng cao, bí tiểu, nhưng chưa phẫu thuật đều khỏi.
3. Các bệnh nhân ung thư TLT
a) – Loại TLT phì đại kèm theo bí tiểu và chỉ số PSA tăng cao (từ 16-25), đã phẫu thuật nong rộng, có các hạch vùng chậu, trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ có một vài đốt sống có dấu hiệu di căn: có hai bệnh nhân đang điều trị kết quả đáp ứng tốt, chưa có tổng kết cuối cùng.
- Loại đã phẫu thuật cắt bỏ TLT, hóa trị, cắt bỏ tinh hoàn, di căn lan tràn vùng tiểu khung: có một bệnh nhân đang điều trị nhưng không đáp ứng một cách hiệu quả, chỉ giảm nhẹ và kéo dài.
b) Loại TLT không phì đại, kèm theo bí tiểu, nghẹt tiểu, chỉ số PSA: 16 và pH nước tiểu: 5,5, trong nước tiểu có máu Ery: 3+, bệnh viện kết luận K TLT vì có hạch vùng tiểu khung. Sau khi điều trị kết hợp thuốc Kỳ Môn Y Pháp, Linh đan Thiềm Ô Châu và hàng ngày uống nước có pha thêm Natri Bicarbonat, bệnh nhân tiến triển tốt sau 2 tuần, chỉ số PSA giảm còn 10 và sau 3 tháng, bệnh nhân bình phục bình thường với tất cả các chỉ số xét nghiệm, siêu âm, nước tiểu và hạch ở vùng tiểu khung cũng hết. Số này có 2 bệnh nhân.
IV. KẾT LUẬN
1. Bệnh nhân phì đại TLT nên chữa bằng Nam Y kết hợp ăn nhiều rau xanh, uống nước kiềm Natri Bicarbonat.
2. Bí tiểu hoặc nghẹt tiểu cần điều trị dứt điểm bằng Nam Y kết hợp với uống nước Natri Bicarbonat. Hiện tượng này xảy ra ở cả đàn ông và đàn bà là do nguyên nhân liệt bàng quang và niệu đạo.
3. Không nên chọc sinh thiết vào TLT kể cả khi có dấu hiệu ác tính. Nên kết hợp chống tắc tiểu bằng nội khoa để thông tiểu, sau đó chữa bằng Nam Y.
4. Mổ cắt bỏ TLT hoặc nong rộng là biện pháp cuối cùng bất khả kháng vì nếu bệnh nhân không được chữa khỏi sẽ đồng nghĩa với tử vong. Kết quả chữa trị ung thư TLT ở Hoa Kỳ trong gần 10 năm đã cho thấy chưa có sự thay đổi tiến bộ.
5. Trong dân gian Việt Nam có nhiều bài thuốc hay chữa được bệnh phì đại TLT và tất nhiên có cả những kẻ lừa đảo làm tiền bệnh nhân. Hãy tỉnh táo để lựa chọn phương pháp chữa bệnh khi có chẩn đoán phì đại TLT hay ung thư TLT.
|