Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Bệnh bướu cổ và bệnh ung thư tuyến giáp




I. Giới thiệu chung
1. Vị trí cấu tạo của tuyến giáp

Tuyến giáp có hình con bướm bám vào sụn giáp ở phía trước cổ. Khi nuốt tuyến giáp di động theo thanh quản. Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể.Khối lượng trung bình nặng từ 10gr đến 20gr, là tuyến nội tiết khá lớn so với các tuyến nội tiết khác.




Tuyến giáp tiết các hormone cơ bản là Thyroxine T4 (có 4 nguyên tử Iod) và Triiodothyronine T3 (có 3 nguyên tử Iod).
Tuyến giáp hoạt động tiết hormone nhờ tuyến yên thông qua chất tiết TSH – Thyroid Stimulating Hormone.
Liền với nó có tuyến cận giáp tiết ra chất Thyrocanxitonincos có bốn tuyến nhỏ nằm ngay sau tuyến giáp có vai trò hấp thụ canxi và điều hòa lượng canxi trong máu.
Iod là chất chủ yếu để tổng hợp ra hormone tuyến giáp.Iod được cung cấp thông qua thức ăn.Mỗi ngày một người cần từ 100 đến 300 microgram. Hiện nay chúng ta đang sử dụng muối ăn trộn Iod để bổ sung cho nhu cầu Iod cần thiết hàng ngày.
Trong tự nhiên, Iod còn có nhiều ở trong tảo biển và một số vị thuốc Nam như Ké đầu ngựa.

2. Vai trò của tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất có vai trò rất quan trọng với nhiều hoạt động của các cơ quan phủ tạng của cơ thể. Có thể tóm tắt như sau:
- Điều chỉnh chuyển hóa của cơ thể, tác động đến quá trình nóng lạnh của cơ thể tức là quá trình tích lũy và đốt cháy năng lượng trong cơ thể.
- Kích thích tăng trưởng và phát dục, thấy rất rõ ở phụ nữ trong thời kỳ hành kinh và sinh đẻ.
- Kích thích tuyến sinh dục, điều hòa kinh nguyệt, tiết sữa v.v…
- Kích thích co bóp và hoạt động của tim.
- Kích thích phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh.
- Điều hòa lượng canxi trong máu, quyết định đến chất lượng của xương.
- Quyết định đến sự phát triển của tóc, lông mày, móng chân tay, nước da và huyết áp.

3. Các bệnh về tuyến giáp thường gặp
- Phì đại tuyến giáp không có rối loạn TSH, T3, T4
- Nhược năng tuyến giáp, giảm T3, T4, tăng TSH
- Cường tuyến giáp gây tăng T3, T4, giảm TSH
- Ung thư tuyến giáp hay còn gọi là K tuyến giáp
Riêng ung thư tuyến giáp người ta chia làm nhiều thể, cách chữa trị có khác nhau nhưng tóm lại có các giai đoạn sau:
- Cho uống Iod phóng xạ (Iodine 131) làm chết các tế bào tuyến giáp.
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp và vét hạch di căn, sau đó có thể xạ trị hoặc dùng Iod phóng xạ 131.
- Có thể phối hợp hóa chất Cisplatin Etoposide.
Điều trị theo các cách trên theo đúng chỉ định và kịp thời thì người bệnh K tuyến giáp thể nhú có thể sống được sau 5 năm chiếm 80%-90%. Bệnh nhân K tuyến giáp thể nang sống được 5 năm chiếm 50%-70%.Bệnh nhân K tuyến giáp thể tủy sống sau 5 năm chiếm 40%.Bệnh nhân K tuyến giáp thể không biệt hóa sống sau 5 năm có số lượng ít hơn. (Thông tin của bệnh viện K)

Năm

Số ca mới mắc bệnh ung thư tuyến giáp

Số ca chết do ung thư tuyến giáp

Tổng số

Nam

Nữ

Tổng số

Nam

Nữ

2006

30.180

7.590

22.590

1.500

630

870

2007

33.550

8.070

25.480

1.530

650

880

2008

37.340

8.930

28.410

1.590

680

910

2009

37.200

10.000

27.200

1.630

690

940

2010

44.870

10.740

34.130

1.690

730

960

2011

48.020

11.470

36.550

1.740

760

980

2012

56.460

13.250

43.210

1.780

780

1.000

2013

60.220

14.910

45.310

1.850

810

1.040

2014

63.980

15.190

48.790

1.890

830

1.060

Bảng số liệu ung thư tuyến giáp Hoa Kỳ từ 2006-2014



Trên đây là thông tin 9 năm tổng kết về ung thư tuyến giáp của Hoa Kỳ từ 2006 đến 2014, với ưu thế một nước có nền y khoa phát triển bậc nhất thế giới, tuy nhiên số người mắc bệnh ung thư tuyến giáp tăng từ 30.180 năm 2006 lên đến 62.980 năm 2014 (hơn 2 lần). Số người tử vong vì bệnh ung thư tuyến giáp tăng từ 1.500 năm 2006 lên 1.890 năm 2014.

Ở Việt Nam năm 2010, ung thư tuyến giáp đứng thứ 6 trong các loại ung thư với tỉ lệ nam giới mắc bệnh 3,2 ca/100.000 dân, nữ giới mắc bệnh 8,4 ca/100.000 dân.

Đối với bệnh nhân K tuyến giáp các loại sau khi điều trị thường sống trên 5 năm với tỉ lệ cao đến 100% cho nên được cho là bệnh dễ chữa. Tuy nhiên thực tế là không phải như vậy vì sau điều trị bệnh nhân phải uống bổ sung hormone cả quãng đời còn lại, đôi khi phải uống phóng xạ Iod 131 và phải tái khám định kỳ thường xuyên. Thời gian 5 năm hay 10 năm sau cái gì sẽ xảy đến đối với bệnh nhân (ví dụ) mổ cắt tuyến giáp năm 20 tuổi, năm 30 tuổi sẽ ra sao?và cuộc đời sau đó chưa kể chỉ một thời gian ngắn sẽ bị suy tuyến giáp gây nhiều biến chứng và những sự chờ đợi những hậu quả kinh khủng sẽ xảy ra…

Bệnh K tuyến giáp là nỗi ám ảnh chết chóc dù ít nhưng ngay trường hợp người ta gọi là khỏi đi chăng nữa sau 5 năm, rồi sau 10 năm vẫn phải ra đi một cách oan trái. Mọi thứ nghiên cứu, mọi công trình khoa học chỉ xoay quanh việc sử dụng hormone thay thế, phá bỏ tuyến giáp bằng xạ trị, bằng uống phóng xạ Iod 131, bằng hoá trị dùng Cisplatin Etoposide rồi phẫu thuật mổ phanh, hay mổ bằng robot tiến tới mổ nội soi – cắt đi tuyến giáp thế là xong, còn bệnh nhân sau đó phải chờ đợi lo lắng, cái gì sẽ đến và cuộc đời chỉ có thể cộng thêm 5 năm hay 10 năm… đấy là định mệnh đau xót nếu bệnh xảy ra ở tuổi còn rất trẻ 15-20 tuổi cũng như ở độ tuổi 40-50, hậu quả đều giống nhau.

Trên thực tế chúng tôi đã gặp cháu bé đúng 10 tuổi đã bị K tuyến giáp phải mổ cắt hết tuyến giáp, đến năm 11 tuổi thì bị di căn. Bố mẹ cháu đã làm tất cả để chữa trị cho cháu nhưng quả là thật khó khăn vì bệnh tật trước mắt có thể bị đẩy lùi nhưng cuộc sống của cháu sẽ ra sao sau này vì đời sống sinh học của cháu sẽ mãi không thể trở lại bình thường vì không còn tuyến giáp nữa, các rối loạn sinh lý sẽ là thường xuyên khó có thể được kiểm soát, cháu sẽ gặp vấn đề về kinh nguyệt cũng như khả năng có thai là gần như không thể.

II. Tóm tắt việc tìm thuốc chữa bệnh tuyến giáp ở Việt Nam và quốc tế
Tìm lại trong kho tàng y khoa phương Đông thấy không có nhiều mô tả các bệnh về tuyến giáp. Trong cuốn “Nam dược thần hiệu” của y tổ Tuệ Tĩnh (xuất bản tháng 6/1960 bởi phòng tu thư huấn luyện viện nghiên cứu Đông Y in lần thứ nhất) quyển 10 – ngoại khoa từ trang 593 đến trang 623, phần Anh Lựu có nói đến u bướu quanh cổ. Theo mô tả thì Anh giống với u tuyến giáp hơn nhưng phần chữa trị thì rất đơn giản bằng nhiều phương khác nhau. Tuệ Tĩnh chia ra làm 5 loại: Huyết anh, Cân anh, Khí anh, Nhục anh và Thạch anh mà người xưa tuy đã xếp vào loại u bướu nhưng chưa biết bản chất là bệnh gì, phương chữa thì chung chung, không rõ kết quả.

Vào những năm đầu của 1960, GS. Trương Công Quyền, nguyên hiệu phó trường Đại học Y Dược Hà Nội đã chế ra chất Iodosoja – cho Iod tác dụng lên bột đỗ tương hay đậu nành – tên khoa học Soja mase (L…) pipe. Vị thuốc này dùng cho những người mắc bệnh bướu cổ do thiếu Iod. Sau này người ta dùng Iod trộn vào muối ăn để tránh bị bướu ổ do thiếu Iod.

Cũng vì y học hiện đại biết rõ Iod là nguyên tố cần cho tuyến giáp cho nên người ta tìm ở thảo mộc có chứa Iod để thay thế cho Iod ở dạng muối vô cơ như các vị thuốc Côn bố, Hải tảo, Ké đầu ngựa… nhưng tựu chung cũng chỉ là cung cấp cho tuyến giáp chất Iod khi tuyến giáp đang làm việc bình thường và người ta chưa có bệnh gì ở tuyến giáp cả. Mọi tuyên truyền quảng cáo cho tác dụng thần kỳ của các sản phẩm có thảo dược chứa Iod cần được hiểu là có giới hạn mặc dù nó được sản xuất ở Nhật, Mỹ, Trung Quốc… không phải là để chữa bệnh tuyến giáp như bướu cổ, ung thư tuyến giáp mà chỉ là cung cấp cho những người ở vùng thiếu Iod trong khẩu phần ăn uống hàng ngày mà thôi.

III. Nam Y Đạo Pháp nghiên cứu chữa các bệnh về tuyến giáp
- Bướu cổ đơn thuần
- Bướu cổ do nhược giáp
- Bướu cổ do cường giáp
- Các loại ung thư tuyến giáp
- Bệnh nhân sau khi đã bị phá bỏ tuyến giáp do phóng xạ Iod, phẫu thuật mổ cắt, xạ trị, hóa trị

1. Bướu cổ đơn thuần
Năm 1988, bệnh nhân đầu tiên chính là con gái thứ hai của tôi, khi đó đang là sinh viên năm thứ 3 của trường Đại học Thủy lợi Hà Nội. Trường chỉ cách nhà 30km nên con tôi vẫn đi lại về nhà thường xuyên. Sau những tháng cuối năm học bận thi, đến khi về nhà nghỉ hè thì đã mang theo một cái cổ to phè khó coi. Cháu khóc lóc đòi bố phải chữa.

Khi tìm hiểu kỹ tất cả các điều kiện ăn ở, sinh hoạt của con và 6 bạn khác ở cùng ký túc xá tại Hà Nội thì thấy không có gì khác nhau: cùng ở một phòng, cùng ăn uống, sinh hoạt như nhau nhưng các cháu khác không bị to cổ. Khi khám các triệu chứng lâm sàng của con thấy cổ to khác thường, mắt sáng, hốt hoảng, nhức đầu, kinh nguyệt bắt đầu có rối loạn. Xét nghiệm các chỉ số cận lâm sàng thấy FT3, FT4 và TSH ở trong giới hạn bình thường.

Tôi có nhận xét như sau: Vì nhu cầu đạt đủ nồng độ T3 và T4 thường xuyên nhưng hệ máu nghèo nàn xung quanh tuyến giáp không đủ để vận chuyển Iod tới nơi nên cổ phồng to lên nhằm tạo sức ép để chuyển Iod đến tuyến giáp nhiều hơn. Nhu cầu năng lượng tăng phía trước cổ nên hệ cơ gáy bị co rút làm máu lên não thiếu mà gây nhức đầu. Thiếu máu não làm ảnh hưởng phần nào tới hoạt động của tuyến yên.Nếu tình trạng này kéo dài mãi sẽ dẫn đến rối loạn các chỉ số nội tiết FT3, FT4 và TSH thực sự.

Với nhận định như trên mà tôi quyết định dùng biện pháp châm cứu Thần Châm để chữa bệnh cho cháu. Các huyệt để châm cứu bao gồm: Thiên Đột, Hạ Đòn, Nhân Nghênh, Giáp Biên cạnh tuyến giáp. Cách châm trừ huyệt Thiên Đột châm sâu khoảng 1cm, còn lại các huyệt khác chỉ châm dưới da không động vào tuyến giáp hay các cơ vân. Huyệt Hạ Đòn châm kim dưới da dọc dưới giữa xương đòn sâu 1,5-2cm. Huyệt Giáp Biên châm 2 kim cạnh sát tuyến giáp luồn dưới da 1,5-2cm. Phía trên đầu và gáy châm thêm các huyệt Ấn Đường, Thái Dương, Tứ Thần Thông, Cảnh Trung, Đại Trùy và Phong Môn. Kết hợp với châm cứu là dùng thuốc sắc kê đơn theo phương Kỳ Môn Y Pháp, đặc biệt chú ý là dùng vị thuốc Ké đầu ngựa với số lượng từ 20gr đến 25-30gr.

Sau 2 tuần điều trị gồm 6 lần châm cứu và 5 thang thuốc, con tôi đã khỏi bệnh hoàn toàn và cho đến nay gần 28 năm mà cháu vẫn bình thường, bệnh không tái phát. Sau khi chữa cho con xong, tôi thấy cần phải đi sâu thêm vào nghiên cứu cho các bệnh nhân khác. Tôi đã thông báo cho các bệnh nhân tuyến giáp ở các xã, huyện lân cận Mỹ Văn, Hải Hưng (thời bấy giờ) và tất cả các bệnh nhân đến chữa ở các mức độ khác nhau kể cả nhược giáp và cường giáp đều khỏi cả. Có người phải chữa tròn một năm mới hoàn toàn thôi châm cứu Thần châm và uống thuốc.

2. K tuyến giáp u nhú và u thể nang, thể tủy và thể không biệt hóa
Sau năm 2004, tôi và gia đình đã chuyển dần cơ sở Nam Y Đạo Pháp ra Hà Nội do áp lực công việc chữa bệnh cho bệnh nhân và phần nào do bè bạn khuyến khích. Nhiều người biết tôi nghiên cứu và chữa bệnh ung thư bằng phương pháp mới của Nam Y Đạo Pháp có kết quả cao nên những người bị chẩn đoán ung thư tuyến giáp các thể: chưa phẫu thuật, đã phẫu thuật, đã trở nên suy giáp, đã mổ nối khí quản để thở… tự đến xin điều trị khá đông.

Khi chữa bệnh tôi có nhận xét chung về những người mắc bệnh tuyến giáp là nữ giới khá đông, bệnh nhân nam là rất ít. Bệnh bắt đầu là phì đại tuyến giáp đơn thuần, chưa có rối loạn T3, T4 và TSH đến có rối loạn, đa số là nhược giáp, ít cường giáp. Sau đó là giai đoạn K tuyến dạng u nhú nhiều và gặp ít hơn là u nang.

Việc chữa trị các bệnh nhân này rất giống với chữa bướu cổ lành tính đơn thuần, khác là thời gian sử dụng thuốc và châm cứu dài hơn. Cứ sau thời gian từ 2 đến 3 tháng lại cho bệnh nhân đi siêu âm và làm xét nghiệm chỉ số T3, T4 và TSH, thậm chí cả các chỉ số sinh hóa, chức năng gan, thận, công thức máu và nước tiểu để xem có các bệnh lý khác kèm theo để điều chỉnh đơn thuốc chữa bệnh.

Nguyên tắc chữa bệnh tuyến giáp chủ yếu là dùng châm cứu Thần châm để huy động năng lượng nội sinh đến vùng đầu và xung quanh cổ gáy. Dùng thuốc theo phương Kỳ Môn Y Pháp để giải độc nội môi, tăng cường miễn dịch và khả năng loại dị vật và tế bào lạ bằng Linh đan Thiêm Ô Châu, (là thực phẩm chức năng đã đăng ký Bộ Y Tế cho lưu hành toàn quốc để hỗ trợ điều trị ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch loại dị vật của cơ thể). Những người có thể trạng yếu còn được cho dùng Nhân sâm Ngọc Linh để thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng, tạo điều kiện tốt cho chuyển biến tình trạng bệnh.

Với thời gian 11 năm gần đây, cơ sở chúng tôi đã tiếp nhận 1.115 bệnh nhân tuyến giáp các loại đến chữa bệnh với kết quả có tới 762 bệnh nhân ung thư tuyến giáp được chữa khỏi. Đây là những bệnh nhân chưa can thiệp phẫu thuật hoặc loại bỏ tuyến giáp bằng xạ trị, tỉ lệ là 100% khỏi bệnh. Số bệnh nhân phì đại tuyến giáp lành tính là 127 người; sau một thời gian điều trị từ 3 đến 6 tháng đều trở về bình thường khỏi bệnh mỹ mãn.Tuy nhiên cũng có một số bệnh nhân bướu cổ lành tính có thời gian điều trị dài hơn.

Điển hình là bệnh nhân Đỗ Thị Bình phải điều trị liên tục trong vòng 2 năm mới khỏi. Quá trình điều trị kéo dài vì bệnh cảnh có các triệu chứng nhiễm thể nhú nặng, bướu cổ sần sùi phát triển to bằng hai nắm tay, mắt nhìn có ruồi muỗi bay, nhức đầu liên tục, da đen sạm… Sau 2 năm điều trị, da trắng, mắt sáng, cổ nhỏ lại bình thường, hoàn toàn khỏe mạnh.

Số bệnh nhân tuyến giáp đã mổ, sau đó tái phát di căn hạch là 123 người. Có 2 bệnh nhân là khỏi hoàn toàn sau điều trị tại cơ sở do chỉ phẫu thuật mổ cắt bán phần tuyến giáp, có di căn hạch. Còn lại chỉ có thể khắc phục không phải mổ nội khí quản và phải thường xuyên uống thuốc sắc và Linh đan Thiềm Ô Châu để phòng chống di căn. Đôi khi có hiện tượng nghẹn hay khó thở phải đến cơ sở để được châm cứu chống co thắt cơ cổ, gáy, và ngực.

Số bệnh nhân còn lại 103 người do đã mổ nội khí quản và di căn trầm trọng nhiều nơi, suy giáp nặng nên không khỏi, không đỡ mà chỉ kéo dài được chừng 5-6 tháng.

Phần kết luận
Bệnh bướu cổ đơn thuần lành tính, bệnh cường giáp, nhược giáp, bệnh K tuyến giáp các loại có thể được chữa khỏi đúng nghĩa với Nam Y Đạo Pháp. Người mắc bệnh hoàn toàn có thể bình phục trở về cuộc sống bình thường, sinh con cái, sống cuộc sống hạnh phúc.

Phương pháp chữa bệnh này tôi đã chân truyền và tâm truyền cho các đệ tử Nam Y,.Sau 28 năm dùng phương pháp nghiên cứu chữa các bệnh ung thư nói chung và các bệnh tuyến giáp nói riêng, nay tôi công bố với toàn thể nhân dân, bệnh nhân tuyến giáp trong nước và quốc tế các kết quả điều trị như trên để có thể hoàn toàn không phải phá bỏ tuyến giáp dẫn tới những tai biến không lường sau này.

Bất kỳ một nền y khoa nào cũng có những thế mạnh yếu khác nhau. Bất kỳ một công trình khoa học nào cũng cần có sự bổ sung hỗ trợ để đạt được kết quả hoàn hảo. Chúng tôi mong muốn các nhà khoa học, các thầy thuốc trong và ngoài nước, những người yêu mến nền y khoa ngàn năm của đất Việt hãy cùng chúng tôi tiếp tục hoàn chỉnh công trình này để mang lại niềm vui hạnh phúc cho những bệnh nhân và gia đình họ, giảm gánh nặng bệnh tật cho xã hội và trên hết là đóng góp vào sự phát triển y học để phụng sự cho toàn nhân loại.

Nguồn : Namydaophap.

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 4) 2696323 lượt người truy cập vào Website này!