Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
III - KINH LẠC


Học thuyết Kinh lạc là một bộ phận trọng yếu trong lý luận cơ bản của y học phương đông. Nó và Âm Dương, Tạng tượng, Vệ - Khí - Doanh - Huyết, gộp lại hình thành hệ thống lý luận của Đông y. Thông qua các mặt nguyên nhân bệnh, bệnh lý, chẩn đoán và trị liệu, bất luận là nội, ngoại, châm cứu, đều cần nắm vững lý luận kinh lạc, chỉ có như thế mới phát huy tác dụng to lớn trên lâm sàng.

ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH LẠC

Nói giản đơn về kinh lạc là: Trên thân mình người ta, cứ một tạng phủ bên trong và bề mặt bên ngoài có mối quan hệ "thông lạc". Nói cụ thể hơn thì kinh là một đường dây chăng, mỗi một tạng phủ đều có một đường kinh riêng của nó. Nói chung là nó đan dọc trên dưới, thông đạt trong ngoài, mà có đường tuần hành nhất định (theo một đường nhất định mà đi gọi là tuần hành), mỗi một kinh lại phân bố một số huyệt vị. Lạc là do ở đường kinh có phân bố ra rất nhiều chi nhỏ, số lớn là lưới ngang không mấy chỗ là không có thông, giống như một cái lưới bao bọc lấy toàn thân, làm cho kinh này với kinh khác có quan hệ với nhau. Do vậy kinh lạc ở trong ngoài, trên dưới, phải trái, trước sau của cơ thể có quan hệ tương hỗ chung, làm cho tạng phủ trong cơ thể và các tổ chức khí quan các nơi ngoài cơ thể có cùng một quan hệ, duy trì các hoạt động sống được thống nhất và điều hòa. Bảng 3.

Bảng 3 - Phân biệt kinh và lạc

Phân loại Tuần hành Nơi đi Số lượng
Kinh mạch
Lạc mạch
dọc cơ thể
ngang cơ thể
ở sâu
ở nông
ít
nhiều

Về hình tượng mà nói, kinh lạc hầu như có liên quan đến mọi nơi của cơ thể, do đó cũng có tác dụng hai mặt:

Một là có tác dụng giúp "vận hành khí huyết", sức hoạt động công năng của con người như giơ tay cầm nắm các vật, óc suy nghĩ vấn đề, chủ yếu là dựa vào khí huyết đưa đẩy. "Khí huyết" có thể đưa đẩy đều đặn đến toàn thân là thông qua đường kinh lạc chuyển đạt.
Mặt nữa là có tác dụng làm "chuyển biến tật bệnh". Do kinh lạc là nơi thông suốt giữa tạng phủ bên trong cơ thể và bề mặt bên ngoài của con người gọi là "thông lạc", cho nên không những nó đem những bệnh tật bên ngoài chuyển dần vào trong, như bên ngoài bị lạnh có thể dẫn đến ho hắng và đau bụng, lại còn đem những bệnh biến của tạng phủ phản ảnh lên bề mặt ngoài cơ thể. Ở những nơi đường kinh thuộc tạng phủ đó tuần hành có xuất hiện chứng trạng, có thể theo đó chẩn đoán bệnh ở kinh nào, tạng nào, phủ nào. Phép chữa bệnh bằng châm cứu cũng căn cứ vào quan hệ của kinh lạc, theo nội tạng và huyệt vị hữu quan mới đạt đến mục đích chữa khỏi bệnh. Ví dụ: Châm huyệt Túc tam lý ở chân có thể chữa đau dạ dày vì huyệt Túc tam lý ở trên kinh mạch túc dương minh vị, kinh mạch này đi từ đầu,

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 4) 2705415 lượt người truy cập vào Website này!