Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Phần I: Quy Luật Thời Khí (Học Thuyết Ngũ Vận - Thời Khí) Phần I.4


Phần I: Quy luật thời khí

BÀI 9: CÁC BƯỚC ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT NGŨ VẬN - LỤC KHÍ

Thứ tự tìm Khí – Vận
Ứng dụng của học thuyết Ngũ Vận – Lục Khí
Giá trị nhận thức của học thuyết Vận Khí



BÀI 9: CÁC BƯỚC ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT NGŨ VẬN - LỤC KHÍ

I. THỨ TỰ TÌM KHÍ, VẬN

Muốn xem năm nào đó tì nh hình khí hậu và bệnh theo thời khí ra sao, theo thứ tự các bước như¬ sau:
Theo tên năm can chi đó vận (gì, khí gì, vận thịnh hay khí thịnh, tra ở bảng số (14), căn cứ vào đó để quyết định xem năm đó khí hậu lấy khí làm chính hay vận làm chính.
Khi đã có quyết định, Khí làm chính thì xem bảng số (13) để biết cụ thể. từng bước Khí thuận nghịch của năm đó.
Khi đã có quyết định, Vận làm chính thì xem bảng số (12) để biết tình hình khách vận ở các bước vận trong năm. Kế đó theo quan hệ khách chủ để xét thuận, nghịch hay đồng khí ở bảng (15).
Theo ngày tháng của dương lịch ghi ở từng bước khí hoặc từng bước vận để điền vào cho rõ thêm.

Bảng 14: Bảng tìm khí lưu hành của năm

Niên hiệu can chi

Đại vận Khách khí tư thiên Thịnh suy của Lưu hành chính Các tên khác
vận khí
Giáp tý Thổ Hoả Suy Thịnh khí Thuận hoá
Ất Sửu Kim Thổ Suy Thịnh khí Thuận hoá
Bính Dần Thuỷ Hoả Thịnh Suy khí Bất hoà
Đinh Mão Mộc Kim Suy Thịnh khí Thiên hình, Tuế hộ, Bình khí
Mậu Thìn Hoả Thuỷ Suy Thịnh khí Thiên hình, bình khí
Kỷ Tỵ Thổ Mộc Suy Thịnh khí Thiên hình
Canh Ngọ Kim Hoả Suy Thịnh khí Đồng thiên phù Bình khí Thiên hình
Tân Mùi Thuỷ Thổ Suy Thịnh khí Đồng tuế hội, Thiên hình
Nhâm Thân Mộc Hoả Thịnh Suy Vận Tiểu nghịch, Đồng thiên phù
Quý Dậu Hoả Kim Thịnh Suy Vận Bất hoà, Đồng tuế hội
Giáp Tuất Thổ Thuỷ Thịnh Suy Vận Bất hoà, Tuế hội, Đồng Thiên phù
Ất Hợi Kim Mộc Thịnh Suy Vận Bất hoà
Bính Tý Thuỷ Hoả Thịnh Suy Vận Bất hoà, Tuế hội
Đinh Sửu Mộc Thổ Thịnh   Vận Bất hoà
Mậu Dần Hoả Hoả đồng đồng đồng Thiên phù
Kỷ Mão  Thổ Kim Suy Suy Vận Tiểu nghịch
Canh Thìn Kim Thuỷ Thịnh Suy Vận Tiểu nghịch
Tân Tỵ Thuỷ Mộc Thịnh Suy Vận Tiểu nghịch
Nhâm Ngọ Mộc Hoả Thịnh Suy Vận Tiểu nghịch
Quý Mùi Hoả Thổ Thịnh Suy Vận Tiểu nghịch
Giáp Thân Thổ Hoả Suy thịnh khí Thuận hoá
Ất Dậu Kim Kim đồng đồng đồng Thiên phù, Tuế hội, Thái ất thiên phù, Bình khí
Bính Tuất Thuỷ Thuỷ đồng đồng đồng Thiên phù
Đinh Hợi Mộc Mộc đồng đồng đồng Thiên phù
Mậu Tý Hoả Hoả đồng đồng đồng Thiên phù
Kỷ Sửu Thổ Thổ đồng đồng đồng Thiên phù, Tuế hội Thái ất thiên phù Bình khí
Canh Dần Kim Hoả Suy Thịnh khí Thiên hình, Bình khí
Tân Mão Thuỷ kim Suy Thịnh khí Thuận hoá
Nhâm Thìn Mộc Thuỷ Suy Thịnh khí Thuận hoá
Quý Tỵ Hoả Mộc Suy Thịnh khí Thuận hoá, Đồng tuế hội, Bình khí
Giáp Ngọ Thổ Hoả Suy Thịnh khí Thuận hoá
Ất Mùi Kim Thổ Suy Thịnh khí Thuận hoá
Bính Thân Thuỷ Hoả Suy Thịnh Vận Bất hoà
Đinh Dậu Mộc Kim Suy Thịnh khí Thiên hình, Tuế hội, Bình khí
Mậu Tuất Hoả Thuỷ Suy Thịnh khí Thiên hình,Bình khí
Kỷ Hợi Thổ Mộc Suy Thịnh khí Thiên hình
Canh Tý Kim Hoả Suy Thịnh khí Thiên hình, Đồng thiên phù, Bình khí
Tân Sửu Thuỷ Thổ Suy Thịnh khí Thiên hình, Đồng tuế hội
Nhâm Dần Mộc Hoả       Tiểu nghịch, Đồng thiên phù
Quý Mão Hoả Kim       Bất hoà, đồng Tuế hội
Giáp Thìn Thổ thuỷ       Bất hoà, Tuế hội, Đồng thiên phù
ất Tỵ Kim Mộc       Bất hoà
bính Ngọ Thuỷ Hoả       Bất hoà
 Đinh Mùi Mộc Thổ       Bất hoà
Mậu Thân Hoả Hoả       Thiên phù
Kỷ Dậu Thổ Kim       Tiểu nghịch
Canh Tuất Kim Thuỷ       Tiểu nghịch
Tân Hợi Thuỷ Mộc       Tiểu nghịch, Bình khí
Nhâm Tý Mộc Hoả       Tiểu nghịch
Quý Sửu Hoả Thổ       Tiểu nghịch
Giáp Dần Thổ Hoả       Thuận hoá
ất Mão Kim Kim       Thiên phù Tuế hội, Thái ất thiên phù
Bính Thìn Thuỷ Hoả       Thiên phù
Đinh Tỵ Mộc Mộc       Thiên phù
Mậu Ngọ Hoả Hoả       Thiên phù, Tuế hội, Thái ất thiên phù
Kỷ Mùi Thổ Thổ       Thiên phù, Tuế hội, Thái ất thiên phù
Canh Thân Kim Hoả       Thiên hình, Bình khí
Tân Dậu Thuỷ Kim       Thuận hoá
Nhâm Tuất Mộc Thuỷ       Thuận hoá
Quý Hợi Hoả Mộc       Thuận hoá, Đồng Tuế hội


Bảng 15 : Bảng tính ảnh hưởng của khách vận tới chủ vận trong 10 năm
Bước vận dương lịch Sơ vận 20 - 1, 2- 4 ± 1 nhị vận 3 -4,

14 - 6 ± 1
Tam vận 15 - 6, 26 - 8± 1 Tứ vận 27 - 8, 7 - 11 ± 1 Chung vận

8 - 11, 19 - 1 ± 1
Chủ vận Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ
Niên can          
 

Giáp
Thổ Kim Thuỷ Mộc Hoả
Chủ khắc khách Chủ khắc khách Chủ khắc khách Chủ khắc khách Chủ khắc khách
Nghịch Nghịch Nghịch Nghịch Nghịch
Ất Hoả Thổ Kim Thuỷ Mộc
Chủ sinh khách Chủ sinh khách Chủ sinh khách Chủ sinh khách Chủ sinh khách
Nghịch Nghịch Nghịch Nghịch Nghịch
Bính Thuỷ Mộc Hoả Thổ Kim
Khách sinh chủ Khách sinh chủ Khách sinh chủ Khách sinh chủ Khách sinh chủ
Thuận Thuận Thuận Thuận Thuận
Đinh Kim Thuỷ Mộc Hoả Thổ
Khách khắc chủ Khách khắc chủ Khách khắc chủ Khách khắc chủ Khách khắc chủ
Thuận Thuận Thuận Thuận Thuận
Mậu Hoả Thổ Kim Thuỷ Mộc
Chủ sinh khách Chủ sinh khách Chủ sinh khách Chủ sinh khách Chủ sinh khách
Nghịch Nghịch Nghịch Nghịch Nghịch
 

Kỷ
Mộc Hoả Thổ Kim Thuỷ
đồng đồng đồng đồng đồng
Canh Kim Thuỷ Mộc Hoả Thổ
Khách khắc chủ Khách khắc chủ Khách khắc chủ Khách khắc chủ Khách khắc chủ
Thuận Thuận Thuận Thuận Thuận
Tân Thổ Kim Thuỷ Mộc Hoả
Chủ khách khách Chủ khách khách Chủ khách khách Chủ khách khách Chủ khách khách
Nghịch Nghịch Nghịch Nghịch Nghịch
Quý Thuỷ Mộc Hoả Thổ Kim
Khách sinh chủ Khách sinh chủ Khách sinh chủ Khách sinh chủ Khách sinh chủ
Thuận Thuận Thuận Thuận Thuận


II. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT NGŨ VẬN - LỤC KHÍ

1 Gặp năm Khí thịnh:
Ở từng bước khí có tên gì đó, theo đó tìm chứng bệnh tương ứng của đường kinh sẽ thấy như sau: (theo châm cứu đại thành)

a. Thủ thái âm phế kinh:
Thuộc kim, nhiều khí, ít huyết
Tà tại khí: phế trước tức, giãn ra mà ho, hen, đau trọng hố đòn, bệnh quá lắm thì hai bàn tay chéo lại mà mắt mờ mờ, không còn thị giác, gọi là tý quyết.

Tà tại khuyết : huyết úng mà không thấm, ho hắng khí lên, suyễn khát mà tâm bứt rứt, ngực tức, phía trong và cạnh trước cánh tay đau, quyết, lòng bàn tay nóng. Khí thịnh hữu d¬ư thì vai và lư¬ng trên đau, phong hàn mồ hôi không ra, trúng gió, tiểu tiện nhiều lần mà không đủ bãi, mạch thốn khẩu to gấp ba lần hơn ở Nhân nghinh. H¬ư thì vai và lưu trên đau lạnh, ít hơi không đủ để thở, n¬ước tiểu đổi mầu, tự nhiên đi rớt ra không có chừng mực, mạch thốn khẩu ngư¬ợc lại, nhỏ hơn ở Nhân nghinh.

b. Thủ dương minh đại trường lánh: thuộc kim, khí huyết đều nhiều.

Tà tại khí:
răng đau, má s¬ưng.
Tà tại huyết: mắt vàng, miệng khô, chảy máu mũi, hầu họng đau, bắp thịt bả vai ở trước vai đau, ngón cái và ngón trỏ tay bại không sử dụng được. Khí hữu dư¬ thì đúng chỗ mạch đi có nóng đau, mạch Nhân nghinh to gấp ba lần hơn ở thốn khẩu. Hư¬ thì lạnh đau không thể trở lại như cũ, mạch Nhân nghinh ng¬ược lại, nhỏ hơn ở thốn khẩu.

c. Túc dương minh vị lánh: thuộc thổ, khí huyết đều nhiều.

Tà tại khí
: rét run lai rai, hay rên, ngáp nhiều lần, in ắt đen. Bệnh đến thì ghét người, ghét lửa, nghe tiếng gỗ, nứa cọ vào nhau thì tự nhiên mà sợ, tim muốn động; một mình muốn ở chỗ mà đóng cửa chính, cửa sổ. Quá lắm thì muốn trèo cao mà hát, vứt áo mà chạy, bụng trướng kêu tiếng to, gọi là can (can là xương ống chân) quyết.

Tà tại huyết : cuồng, sốt rét, thấp dâm (nhiều Khí thấp), ra mồ hôi, chảy máu mũi, miệng méo, môi lệch, cổ s¬ưng, hầu tý (chứng đau tê ở hầu), bụng trên phù nề, đầu gối x¬ương bánh chè đau, sư¬ng. Đau dọc theo trước ngực vú, khí xông lên từ Phục thỏ, cạnh ngoài xư¬ơng ống chân, đến phía trên mu bàn chân đều đau, ngón giữa không dùng được. Khí thịnh thì phía trước thân mình đều nóng... là hữu d¬ư ở vị thì tiêu cốc (thức ăn chất bột) mau đói, nước đái vàng, mạch Nhân nghinh to gấp ba lần hơn ở thốn khẩu. Khí bất túc, thì phía trước thân mình đều rét run, trong vị lạnh thì trướng đầy. H¬ư thì ngược lại, mạch Nhân nghinh nhỏ hơn ở thốn khẩu.

d. Túc thái âm tỳ kinh : thuộc thổ, nhiều khí ít huyết.

Tà tại khí : gốc lưỡi cứng, ăn thì nôn, đau ở dạ dày, bụng trướng hay quết, sau đó ra hơi được thì khoái nhừ say, thân thể đều thấy nặng nề.

Tà tại huyết : đau gốc lưỡi, chân tay không thể động lắc, ăn không xuống, tâm bứt rứt, đau gấp dưới vùng tim, sốt rét lạnh, ỉa lỏng, thuỷ bí, vàng da, không thể nằm, đứng mạnh lên thì cạnh trong đùi và đầu gối sưng, quyết, ngón chân cái không thể sử dụng được. Thịnh thì mạch thốn khẩu to gấp ba lần hơn ở Nhân nghinh. Hư¬ thì ngược lại, mạch thốn khẩu nhỏ hơn ở Nhân nghinh.

đ. Thủ thiếu âm tâm lành: thuộc hoả, nhiều khí ít huyết.

Tà tại khí: họng khô, tim đau, khát mà muốn uống gọi là tý quyết
Tà tại huyết: mắt vàng, sườn đau, cạnh trong và sau bắp thịt bả vai, cánh tay đau, quyết, trong lòng bàn tay nóng đau. Thịnh thì mạch thốn khẩu to gấp hai lần hơn ở Nhân nghinh. H¬ư thì ngược lại, nhỏ hơn ở Nhân nghinh.

e. Thủ thái dương tiểu trường kinh: thuộc hoả, nhiều huyết ít khí

Tà tại khí : đau họng, hàm sưng, không thể ngoái cổ lại được vai nh¬ư lôi nhổ lên, bắp vai tựa nh¬ư gãy rời ra.

Tà tại huyết: tai điếc, mắt vàng, má sưng; cổ, hàm, vai, bắp vai, khuỷu, cạnh ngoài và sau cánh tay đau. Thịnh thì mạch Nhân nghinh to gấp hai lần hơn ở thốn khẩu. H¬ư thì Nhân nghinh ngược lại, nhỏ hơn ở thốn khẩu.

g. Túc thái dương bàng quang lánh: thuộc thuỷ, nhiều huyết ít khí.

Tà tại khí đầu đau, mắt tựa như¬ lòi ra, gáy tựa như nhổ lên, cột sống đau, thắt l¬ưng như gãy, khớp đùi không thể gập khúc, kheo chân nh¬ư kết lại, bắp chân dưới tựa như xé rách, gọi là khoả quyết.

Tà tại huyết: trĩ, sốt rét, cuồng, điên; đầu, thóp, gáy đau, mắt vàng, chảy nước mắt, chảy máu mũi, gáy, lưng trên, thắt lưng, kheo, bắp chân dưới, gót chân đều đau, ngón út chân không thể sử dụng được. Thịnh thì mạch Nhân nghinh to gấp hai lần hơn mạch thốn khẩu. H¬ư thì ngược lại, mạch ở Nhân nghinh nhỏ hơn ở thốn khẩu.

h. Túc thiếu âm thận kinh: thuộc thuỷ, nhiều khí ít huyết.

Tà tại khí: đến bữa không thèm ăn, mặt đen nh¬ư màu than, ho nhổ ra có máu, khát mà suyễn, ngồi mà muốn đứng lên mắt mờ nh¬ư không nhìn thấy, tim bâng khuâng như¬ tình trạng bị đói. Khí bất túc thì hay sợ, trong lòng cẩn thận như¬ người muốn ngã, gọi là cất quyết.

Tà tại huyết: miệng nóng, lưỡi khô, hầu sưng, khí lên, cuống họng khô mà đau, tâm bứt rứt, đau tim, vàng da, ruột có tích, xương sống và cạnh trong phía sau đùi đau, liệt quyết ham nằm, dưới lòng bàn chân nóng mà đau, Thịnh thì mạch thốn khẩu to gấp hai lần hơn ở Nhân nghinh. Hư¬ thì ngược lại, nhỏ hơn ở Nhân nghinh.

i. Thủ quyết âm tâm bào kinh: phối với thận, thuộc tướng hoả, nhiều huyết ít khí.

Tà tại khí: lòng bàn tay nóng, khuỷu cánh tay cong co, nách sưng. Quá lắm thì ngực sườn đầy ức, trong tâm nhạt nhẽo hoặc động to, mắt đỏ, mắt vàng, hay c¬ười không nghỉ.

Tà tại huyết: tâm bứt rứt, tim đau, lòng bàn tay nóng, Thịnh thì mạch ở thốn khẩu to gấp một lần hơn ở Nhân nghinh. Hư¬ thì ngược lại, mạch thốn khẩu nhỏ hơn ở Nhân nghinh.

k. Thủ thiếu dương tam tiêu lành: phối với tâm bào lạc, thuộc tướng hoả, nhiều khí ít huyết.

Tà tại khí: tai điếc, ù ù ào ào, họng sưng, hầu tý.

Tà tại huyết : ra mồ hôi, mắt lồi ra, khoé mắt đau, má đau, phía sau tai, vai, bắp vai, khuỷu, cạnh ngoài cánh tay đều đau, ngón út và ngón nhẫn không sử dụng được, Thịnh thì mạch ở Nhân nghinh to gấp một lần hơn ở thốn khẩu. H¬ư thì ngược lại, nhỏ hơn ở thốn khẩu.

l. Túc thiếu dương đảm lánh : thuộc mộc, nhiều khí ít huyết.
Tà tại khí: miệng đắng, hay thở dài, tim và sườn đau, không thể xoay sang bên cành, quá lắm thì mặt hơi có bụi, ứng dụng học thuyết Ngũ vận - Lục khí mình mẩy không mỡ màng, phía ngoài chân lạnh, gọi là dương quyết.

Tà tại huyết: góc đầu và hàm đau, mắt lồi ra, khoé đau, trong hố đòn sưng đau, dưới nách sưng đau, hạch ổ gà (mã đao) ở nách, cổ, mồ hôi ra mà rét run,sốt rét; ngực sườn, sườn cụt, khớp hông, đến huyệt Tuyệt cột ở ống chân và cạnh ngoài phía trước mắt cá chân đều đau, ngón út và ngón áp út không sử dụng được. Thịnh thì mạch ở Nhân nghinh lớn gấp một lần hơn ở thốn khẩu. H¬ư thì ngược lại, nhỏ hơn ở thốn khẩu.

m. Túc quyết âm can lành : thuộc mộc, nhiều huyết ít khí Tà tại khí: lưng đau không thể cúi ngửa, đàn ông sán khí, đàn bà sưng bụng dưới, quá lắm thì hầu khô, mặt có sắc bụi lòi ra.

Tà tại huyết: ngực tức, nôn mửa, ỉa như¬ tháo cống, hồ sán (một loại sán khi), còng bí (khó đái, bí đái). Thịnh thì mạch thốn khẩu to gấp một lần hơn ở Nhân nghinh. H¬ư thì mạch thốn khẩu ngược lại, nhỏ hơn ở Nhân nghinh.

2. Gặp năm vận thịnh , ở từng bước vận trong năm có tên hành nào đó, theo hành lấy tạng phủ tương ứng tìm chứng bệnh sẽ thấy như¬ sau (theo Học thuyết tạng phủ ở sách Trung y học khái yếu):

a. phế : Bệnh tật chủ yếu của phế là ở đường hô hấp, nh¬ư ho, hen, mệt nhọc, tiếng nói nhỏ nhẹ, hụt hơi, l¬ời nói, khó đái hoặc phù thũng, ra mồ hôi và mồ hôi trộm, tắc mũi, chảy nước mũi, khó thở. cánh mũi phập phồng, tiếng nói như câm, mất tiếng.

b. Đại trường : Bệnh tật chủ yếu của đại trường là chuyền tống cặn bã, bài tiết phân, nh¬ư táo bón, bí ỉa, đau bụng, ỉa chảy, hoặc lị máu mủ.

c.Vị : Bệnh của vị là bụng trên đầy tức, đau đớn, ăn uống giảm, quặn bụng nôn mửa, ợ hơi, nấc, đau dạ dày, răng đau, lợi răng đau chảy máu, thổ huyết, nục huyết.

d. Tỳ : Bệnh của tỳ là tiêu hoá hấp thụ không tết, kém ăn, bụng trướng, ỉa lỏng, nhão, phù thũng, đàm ẩm, các chứng xuất huyết, thổ huyết, nục huyết, băng lậu huyết, tiện huyết, bần huyết, cơ bắp gáy mòn, chân tay mềm yếu, môi trắng nhợt hoặc vàng, khô khan, l¬ời nói, hụt hơi, ỉa chảy kéo dài, lòi dom, sa dạ dày, sa dạ con hoặc xa các tạng phủ khác phát sốt, nặng đầu, đau mình, mệt mỏi, chân tay rã rời.

đ. Tâm : Bệnh của tâm là hồi hộp, thổn thức, sợ hãi, hay quên, mất ngủ, phát cuồng, c¬ời cợt không ngừng, hôn mê, nói nhảm, hoặc mạch nhỏ yếu, loạn nhịp, sắc mặt trắng nhợt hoặc xanh tím, lưỡi hồng tía hoặc nứt, lở loét, lưỡi cứng không nói, ra mồ hôi nhiều và sốt nhẹ.

e. Tiểu trường : Bệnh của tiểu trường là công năng tiêu hoá, hấp thụ kém, tiểu tiện dị th¬ường ít mà đỏ, có khi đái ra mau.

g. Bàng quang : Bệnh của bàng quang là đái són, đái đau, đái vội đái ít khó đái

h. Thận : Bệnh của thận là khó đái, phù toàn thân, hoặc đái không ngừng, uống nhiều đái nhiều, đái són, đái dầm, động tác chậm chạp, xương mềm sức yếu, thiếu máu hoặc choáng váng, hay quên; trẻ em trí lực phát triển kém, chậm; răng lợi lỏng lẻo, rụng; xuất tinh sớm, liệt dương, ỉa chảy, ỉa chảy mạn tính, mộng tinh, di tinh, tình dục tăng tiến, bứt rứt; hen¬ suyễn, ngắn hơi, bí ỉa hoặc tảng sáng ỉa chảy; lông tóc khô xác, bạc hoặc th¬a rụng.

i. Tâm bào : Bệnh của tâm bào là mọi chứng tà Khí trư¬ớc khi vào tim đều phạm vào tâm bào trước, nhất là khi siết cao, nhiệt nhập tâm bào thì sinh ra mê man nói nhảm.

k. Tam tiêu : Bệnh của tam tiêu.có liên quan tới các bộ máy tạng phủ trong ổ bụng, lồng ngực, biểu hiện phần lớn có liên quan tới công năng chuyền tống chất lỏng nuôi d¬ưỡng và bài tiết.

l. Đảm : Bệnh của đảm là đau sườn, vàng da, đắng miệng, nôn ra nước đắng.

m. Can : Bệnh của can là đau đầu dữ dội, đau mắt, đỏ mắt, ù tai, điếc tai, váng đầu, mất ngủ, dễ hoảng hết, xuất huyết não, thổ huyết, nục huyết, thị lực giảm, quáng gà, mắt đỏ, đau gân, tê dại khó co duỗi, co quắp, co giật, móng tay khô xác hoặc mềm ra.

III. GIÁ TRỊ NHẬN THỨC CỦA HỌC THUYẾT VẬN KHÍ:

Giá trị của học thuyết Ngũ Vận - Lục Khí có hai mặt, một là về mặt phòng bệnh, hai là về mặt chữa bệnh.

1. Về mặt phòng bệnh : Về mặt phòng bệnh, học thuyết vận khí có một giá trị rất to lớn, nếu ta làm cho mọi người học và biết được quy luật này, mỗi người sẽ theo đó mà có cách đề phòng phù hợp, tránh được những hành vi cá nhân trái với lẽ tự nhiên gây ra suy giảm sức chống đỡ của cơ thể, đồng thời lại biết cách ăn, ở, và làm việc sao có lợi cho sức khoẻ và nâng đỡ cho những tố chất yếu kém của các tạng phủ để có đủ sức thích nghi, v¬ượt qua những biến đổi dị thư¬ờng của khí hậu khác lạ trong môi trường sống.

2. Về mặt chữa bệnh : nếu nắm được quy luật vận khí, ngoài những bệnh về tố chất ra, thầy thuốc còn nhanh chóng tìm ra loại tà khí gây . bệnh làm cho chứng trạng của người bệnh diễn biến phức tạp, từ đó đi đến có những quyết định đúng đắn nhất trong việc phân chia chính, phụ, hoãn, cấp làm cho công việc chữa bệnh đạt kết quả cao.
Cơ quan Y tế các cấp, bộ môn phòng dịch các địa phư¬ơng và từng thầy thuốc ở các đơn vị cơ sở nên có Thổng báo dự phòng cho nhân dân được biết một cách đúng đắn, thư¬ờng kỳ, chắc rằng hiệu quả tự phòng bệnh trong nhân dân sẽ tạo ra một thuần phong mỹ tục mới trong cuộc sống khoa học ngày nay.

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 3) 2587200 lượt người truy cập vào Website này!