Cảm mạo có phân ra nặng nhẹ, chứng nhẹ nói chung gọi là "thương phong", chứng
nặng gọi là "trọng thương phong" hoặc "cảm mạo theo mùa (cảm cúm)", nguyên nhân
thường là do thay đổi của khí hậu, ấm lạnh mất bình thường, khi sức đề kháng của
con người giảm, khi lây nhiễm độc khí của bệnh mà thành.
Trong ngoại tà lấy phong làm chủ, thường kiêm rét, kiêm nóng làm hại con người,
theo mũi miệng mà phạm tới phế, ngoài thì lấn vào da lông, xuất hiện chứng hậu
phế vệ biểu thực.
Bệnh này bao quát ở trong nó là viêm nhiễm đường hô hấp trên và cảm cúm của y
học hiện đại.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN.
1. Có trải qua tiếp xúc với người mắc bệnh, bệnh dấy lên thường gấp.
2. Chứng trạng chủ yếu là đầu đau, tứ chi đau buốt, mũi tắc, tiếng nặng, thường
hắt hơi và chảy nước mũi, ho hắng, ngứa họng hoặc đau họng, chứng nặng thì có sợ
lạnh, phát sốt, có mồ hôi hoặc không có mồ hôi.
3. Nếu thấy sốt cao, đầu đau và tứ chi đau buốt rất nhiều, hoặc kèm có quặn bụng
nôn mửa, ỉa lỏng chảy nước mũi, họng đau, ho hắng rất dữ dội, lại có xu thế lây
lan, phải nghĩ đến cảm cúm lây lan; Lại chú ý tình hình vùng phổi, đề phòng kiêm
phát viêm phổi.
4. Tổng số bạch cầu trong máu giảm, phần trăm hạt tế bào trung tính xuống thấp,
tế bào lim phô tăng nhiều tương đối. Viêm nhiễm đường hô hấp trên do tế khuẩn
gây ra thì tổng số bạch cầu có thể tăng cao.
PHƯƠNG PHÁP CHỮA
Hiện nay trên lâm sàng phần lớn nhằm vào nhân tố đưa đến bệnh này là độc tố của
bệnh, chọn lấy loại thảo dược thanh nhiệt, giải độc, hiệu quả chữa nói chung đều
rất tốt. Nhưng có một số tình hình vẫn cần kết hợp biện chứng thí trị, lấy giải
biểu làm chủ mới có thể thu được hiệu quả
1. Biện chứng thí trị:
Phải lấy giải biểu làm nguyên tắc, nhưng vì chứng hậu lâm sàng có vùng riêng
phong hàn và phong nhiệt, bởi thế, giải biểu cũng có tân ôn và tân lương khác
nhau.
a. Chứng của phong hàn:
Sợ lạnh nặng, phát sốt nhẹ, không có mồ hôi, đầu đau, tứ chi buốt đau, mũi tắc,
chảy nước mũi, ho hắng, nôn ra nước trong dạng như đờm, rêu lưỡi mỏng trắng,
mạch phù.
* Cách chữa: Tân ôn giải biểu.
* Bài thuốc ví dụ
(bài thuốc làm mẫu):
Kinh giới 3 đồng cân,
phòng phong 2 đồng cân,
Tử tô 3 đồng cân,
Tiền hồ 3 đồng cân,
Cát cánh
2 đồng cân, cam thảo 1 đồng cân,
Sinh khương
3 lát hoặc Hành trắng 3 nhánh.
* Gia giảm:
+ Nếu có hiệp với thấp, đầu đau mình đau rất nặng thì thêm Bạch chỉ 1,5
đồng cân, Khương hoạt 2 đồng cân.
b. Chứng của phong nhiệt:
Phát sốt nặng, sợ lạnh nhẹ, ít mồ hôi, đầu căng đau, họng đau hoặc sưng đỏ, ho
hắng văng ra đờm vàng, miệng khô, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.
* Cách chữa: Tân lương giải biểu.
* Bài thuốc ví dụ:
Đạm Đậu xị
4 đồng cân, Bạc hà (bỏ vào sau) 1,5 đồng cân,
Ngân hoa 5 đồng cân,
Liên kiều 5 đồng cân,
Cát cánh 2 đồng cân,
Ngưu bàng tử 3 đồng cân,
Hạnh nhân 3 đồng cân,
Cam thảo 1 đồng cân.
* Gia giảm:
+ Sốt cao, gia Sơn chi 3 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân.
+ Họng đau rất dữ, họng viêm hoặc viêm amiđan rõ rệt, gia rễ Thổ Ngưu tất
1 lạng hoặc Sơn đậu căn 3 đồng cân, Xạ can 3 đồng cân hoặc Bản
lam căn 1 lạng, Tảo hưu 5 đồng cân.
+ Mùa hạ làm cho hiệp với thử và thấp, ngực buồn bằn, dạ bĩ, quặn bụng trên,
phân có thể lỏng, rêu lưỡi trơn, thì bỏ Đậu xị, Hạnh nhận, Cam
thảo: thêm Hoắc hương 3 đồng cân, Bội lan 3 đồng cân, Đậu
quyển 4 đồng cân.
2. Phương lẻ:
a. Khương hoạt 5 đồng cân, Đại thanh diệp hoặc Bản lam căn
1 lạng, Mã tiên thảo hoặc áp chích thảo 1 lạng sắc nước uống.
Cảm mạo phong hàn hoặc phong nhiệt và cảm cúm dùng đều thích hợp.
b. Đông thanh diệp tươi 2 lạng, Trà hiệp 3 đồng cân, sắc nước
uống. Cảm mạo phong hàn hoặc phong nhiệt dùng đều hợp.
c. Nhất chi hoàng hoa, Bạch anh mỗi thứ 1 lạng, sắc uống. Dùng hợp
ở cảm mạo phong nhiệt.
d. Gừng sống 5 lát, Hành trắng 3 nhánh hoặc Tỏi cắt lát 1
đồng cân, thêm Đường đỏ vừa đủ sắc uống. Dùng hợp ở cảm mạo phong hàn.
3. Châm cứu.
a . Thể châm: Phong trì, Hợp cốc, phục lưu
* Gia giảm :
+ Sốt cao, gia Đại chùy, khúc trì
+ Đầu đau dữ dội, gia Thái dương, ấn đường
+ Ho hắng, gia Phế du, Xích trạch.
+ Họng đau, gia, Phù đột, Thiếu thương (chích ra máu).
Các huyệt ở phương chủ, dùng phép kích thích mạnh, làm đi làm lại thủ pháp kích
thích, làm cho thấy hơi ra một chút mồ hôi.
b. Nhĩ châm:
Nội tị, Ngạch, Chẩm, Thận Thượng tuyến, Bì chất hạ.
1. Chú ý rèn luyện tăng thêm thể chất và sức chống bệnh.
2. Làm tốt vệ sinh hoàn cảnh và vệ sinh cá nhân khi khí hậu có biến hoá, chú ý
kịp thời tăng hoặc giảm quần áo.
3. Thời gian có bệnh lây lan, phải chú ý cách ly đúng mức.
4. Thuốc dự phòng:
a. Dã cúc hoa ương tử (cây hoa dại mới mọc) một nắm, rau Dấp cá 1
lạng, Ngân hoa đằng (dây Kim ngân) 1 lạng.
Cách dùng: Thêm 500 cm3 nước, sắc còn 200cm3
mỗi lần uống 20-40 cm3 một ngày uống 3 lần.
b. Thiên tương xác, Tử tô ngạnh hoặc Già tử ngạch, Tỳ bà
diệp, mỗi thứ 1 lạng; Bồ công anh, Tang diệp mỗi thứ 5
đồng cân, sắc uống. Phương này dùng cả hai mặt phòng và trị.
c. Tử tô 2 đồng cân, Dã cúc hoa 0,5 - 1 lạng, Lộ biên kinh
0,5 - 1 lạng, Tứ biên cúc 5 đồng cân, Ngân hoa 3 đồng cân.
Mùa đông, xuân, gia Tang diệp; mùa hạ, thu gia Thủy đăng tâm.
Sắc nước uống như chè, hoặc sắc đặc uống làm 2 lần, trẻ em giảm 1/2. Bảy ngày
làm một liệu trình, uống liền 1-2 liệu trình
Bài thuốc tham khảo
(loại thuốc chế sẵn bán trên thị trường gồm cả cổ phương và tân phương).
1. Ngọ thời trà:
Trà diệp, Bạch thược, Thương
truật, Chỉ xác, Mạch nha, Hoàng cầm, Sơn tra, Phòng phong, Hoắc hương, Tô diệp,
Biển đậu, Thanh cao, Hoạt thạch, Trần bì, Hậu phác, Mộc qua, Sa nhân, Bạch chỉ,
Cát cánh,Phục linh, Khương hoạt, Cam thảo, Cát căn, Hoàng liên, Hương nhự, Nhân
trần, Bạc hà, Đại phúc bì.
Thuốc trên phơi sống, nghiền nhỏ mịn, trộn hồ làm thành miếng mỏng hoặc để bột
đóng gói nặng 3 đồng cân. Mỗi lần uống 1 gói, một ngày từ 1-2 lần uống. Sắc uống
hoặc hãm nước sôi uống. Dùng hợp ở cảm mạo phong hàn chứng nhẹ, có kèm đường
ruột tiêu hoá không tốt.
2. Ngân kiều giải độc phiến
(hoàn), lức là Ngân kiều tán chế thành :
Ngân hoa, Liên kiều, Cát cánh, Bạc
hà, Cam thảo, Kinh giới, Đậu xị, Ngưu bàng tử, Lô căn.
Mỗi lần uống 4-6 miếng hoặc viên, một ngày 2 lần, dùng hợp ở cảm mạo phong
nhiệt
3. Tang cúc cảm mạo phiến, thuốc chủ yếu có Tang diệp, Cúc
hoa, Hạnh nhân.
Mỗi lần uống 4-6 miếng 1 ngày 3 lần. Chứng phù họp là cảm mạo phong nhiệt.
4. Cảm mạo thoái nhiệt xung tễ, thuốc chủ yếu có Liên kiều,
Bản lam căn, Đại thanh diệp, Tảo hưu.
Mỗi lần uống 1 gói, mỗi ngày uống 3 lần. Dùng hợp ở Phong nhiệt cảm mạo, bao
quát cảm cúm và viêm nhiễm đường hô hấp trên.
5. Thanh nhiệt tiêu viêm xung tễ, thuốc chủ yếu là
Bồ công anh. Cách dùng và chứng phù hợp như trên.
THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y.
1 . Bệnh cúm (Grippe).
Là một bệnh do siêu vi trùng gây ra (có 3 nhóm A. B, A': nhóm A hay gây thành
dịch to), xuất hiện lẻ tẻ hoặc thành dịch to (vụ dịch ở Hà Nội năm 1957). ảnh
hưởng nhiều đến sản xuất.
Bình thường bệnh cúm không phải là một bệnh nặng nhưng dịch càng lâu, thể nặng
càng xuất hiện nhiều.
a. Triệu chứng
Bệnh nhân đang khoẻ mạnh, đột ngột bị sốt cao, đồng thời đau mình mẩy, nhức đầu,
cay mắt, cay mũi mài mắt đỏ nhừ.
Tình trạng đó kéo dài trong 3 - 4 ngày rồi nhiệt độ xuống dần.
Phần nhiều sau khi trở lại bình thường, nhiệt độ lại có thể lên cao lại rất có
giá trị chẩn đoán nhưng chỉ một vài ngày rồi khỏi hẳn.
Các thể nặng thường xảy ra ở trẻ em. người già hoặc đàn bà có mang, nặng vì bội
nhiễm hoặc vì siêu vi trùng đã vào phủ tạng: Phổi, ruột, não, màng não gây ra
chảy máu, phù phổi cấp, trụy mạch, hôn mê đột ngột.
b. Chẩn đoán
Thường rất dễ trong các vụ dịch
Ngoài vụ dịch, việc chẩn đoán rất khó vì chỉ dựa vào phản ứng Hiếc (Hirst) mà
không phải phòng xét nghiệm nào cũng có thể làm được.
Việc cấy siêu vi trùng này cũng rất khó vì nó chỉ mọc ở trứng lộn cho nên việc
làm ra thuốc phòng bệnh cũng rất khó khăn, đòi hỏi rất nhiều trứng lộn (phải có
hai trứng lộn mới đủ làm một liều thuốc phòng bệnh).
2. Bệnh cảm (Coriza spasmodique saisonnier)
Có ba nguyên nhân chính: Siêu vi trùng, tạp trùng, dị ứng.
Cũng do siêu vi trùng nhưng không cùng loại với siêu vi trùng cúm, siêu vi trùng
này không mọc trong trứng lộn. Ngoài siêu vi trùng ra, còn có thể do tạp trùng
hoặc dị ứng.
Chỉ là một bệnh lẻ tẻ hoặc có tính chất dịch nhỏ, ít khi gây thành dịch to.
a. Triệu chứng
Cũng bắt đầu đột ngột bằng sốt, chỉ sốt ít hoặc không sốt. Đồng thời bệnh nhân
thấy khô cổ, đau họng, hắt hơi, chảy nước mũi và mệt mỏi khó chịu.
b. Tiến triển
Sau vài ba ngày, bệnh nhân có thể ho, ho khan hoặc khạc ra ít đờm trắng.
Thường bệnh nhân khỏi hẳn, không bị
biến chứng.
|