Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Điều Trị Nội Khoa - Bài 2: BỆNH LỴ



Bệnh này là bệnh lây lan đường ruột thường thấy ở mùa hạ, thu. Lâm sàng thường thấy có hai loại lỵ tế khuẩn (khuẩn lỵ) và lỵ amíp. Khuẩn lỵ là do nhiễm khuẩn gậy (can khuẩn) của bệnh lỵ mà dẫn tới; lỵ amíp do ở nhiễm nguyên trùng amíp dẫn tới. Đông y gọi chung là “lỵ tật” , nguyên nhân và bệnh lý đó là bên ngoài thì bị dịch độc thấp nhiệt, ăn uống không sạch, tham ăn đồ t­ươi sống, béo ngậy mà dẫn tới tỳ vị không điều, sự truyền dẫn của đại trường mất thường hình thành; nếu người bệnh chính khí bất túc, thêm vào đó là cách chữa không đúng, bệnh tình sẽ kéo dài không khỏi, có thể thành mạn tính "cửu lỵ" hoặc “h­ưu tức lỵ". Nếu bị cảm thấp nhiệt dịch độc sâu nặng, có thể nhanh chóng chuyển vào doanh huyết mà đưa đến hôn mê, kinh quyết, chứng nghiêm trọng do độc tà hãm ở trong, chính khí không dẩy đi được có thể xuất hiện hình ảnh nguy là nội bế ngoại thoát.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1 . Trước khi thành bệnh đã trải qua ăn uống không sạch hoặc đã trải qua tiếp xúc với người bệnh lỵ.

 2. Chứng trạng chủ yếu là: Đột nhiên phát sốt hoặc không sốt, bụng đau  ỉa chảy, số lần đại tiện tăng nhiều, mỗi ngày nhiều lần đến ít nhiều chục lần, lượng phân ít, có chứa chất nhầy hoặc mủ máu và có lý cấp hậu trọng (chỉ chung vùng bụng dưới và hậu môn đau xệ xuống. có khi thấy cảm giác mót rặn, số lần đại tiện nhiều mà phân ít, cảm giác co kéo không thông).

Bảng 2-1. Chẩn đoán phân biệt

 

Bệnh khuẩn lỵ

Bệnh lỵ amíp

 Tính lây lan  

Nhiều tính lây lan

Thường là rải rác

Dấy bệnh

Cấp

Rất chậm

Phát sốt

Thường có phát sốt

Có sốt nhẹ hoặc không phát sốt

Chứng trạng lâm sàng và chứng huyết độc

Nặng

nhẹ

Vùng bụng ấn đau

phía trái bụng dưới

phía phải bụng dưới

Số lần đại tiện và tính trạng

Số lần nhiều, lượng phân ít, chất nhầy và máu mủ dạng phân, không có mùi hôi đặc thù

Số lần ít, phân lượng  nhiều thường có mùi hôi khó chịu, dạng tương đậu, sắc hồng xám

Kiểm tra phân

Lam kính: có lượng lớn tế bào mủ, hồng cầu, có thể tìm thấy tế bào cự phệ, nuôi cấy phân có thể tìm thấy khuẩn gậy (can khuẩn)

Lam kính: ít bạch cầu, nhiều hồng cầu, có thể tìm thấy chất nuôi dưỡng và túi bọc amíp

Các tính chất khác

Trúng độc cấp tính có thể phát sinh choáng ngất

1. có thể kèm phát sưng gan có mủ, xuất hiện phát sốt, chứng trạng  gan sưng to và ấn đau

2. Dễ dàng hình thành bệnh lị mạn tính


3. Kiểm tra điểm ấn đau vùng bụng và hoá nghiệm phân có thể nhìn riêng ra hai loại lỵ.

4. ở mùa tiết của dịch, nếu thấy đột nhiên sốt cao, nôn mửa. ham nằm hoặc hôn mê, phong co quắp, sắc mặt xanh đen, lại làm cho không ỉa chảy hoặc phân có máu mủ, phải nghĩ đến trúng độc khuẩn lỵ (nhất là trẻ em thì thường thấy), cần chú ý theo dõi thường xuyên biến hoá của hô hấp, mạch chuyển và huyết áp, kịp thời tiến hành thông ruột hoặc dùng ngón tay móc từ trong hậu môn lấy phân ra làm hoá nghiệm để nhanh chóng chẩn đoán xác minh.

5. Bệnh này đã kéo dài từ hai tháng trở lên, đau bụng ỉa chảy, phân có máu mủ lúc phát lúc dừng. trở đi trở lại không khỏi. 'hoặc số lần đại tiện tăng nhiều, có nhầy mà phân có máu mủ không rõ rệt thì đều thuộc về bệnh lỵ mạn tính, cần làm xét nghiệm riêng với viêm ruột mạn tính, với bệnh huyết hấp trùng (tham khảo bệnh hữu quan).

6. Xét nghiệm chẩn đoán riêng bệnh lỵ khuẩn và bệnh lỵ amíp (bảng 2- 1 )

 

 PHƯƠNG PHÁP CHỮA

Hiện nay thực tế chứng minh, châm cứu và Đông dược chữa bệnh lỵ cấp tính, nhất là khuẩn lỵ, có đủ đặc điểm giản tiện, có nghiệm, giá thành phù hợp. Do ở bệnh tình nặng nhẹ và cấp mạn khác nhau, có khi lại cần dựa vào phương pháp biện chứng thí trị để tiến hành chữa.

1. Biện chứng thí trị:

Cấp tính bạo lỵ thường thuộc thực chứng. Nói chung là thấp nhiệt lỵ trị thì phải lấy thanh nhiệt hoá thấp, điều khí đạo trệ; chứng nặng là lỵ dịch độc thì cần dùng thêm tễ lớn thuốc thanh nhiệt giải độc.

Lỵ mạn tính lâu ngày thường thuộc hư­ chứng, phải điều bổ tỳ vị làm chính, phân biệt dư­ơng hư hoặc âm thương mà xử lý và liệu chừng phối hợp thuốc cố sáp; nếu nh­ư thấy trong hư­ có thực chứng, có thể lấy thêm phép thanh trường hoá thấp đạo trệ.

a. Thấp nhiệt lỵ:

Ngoài chủ chứng đã kể ở trên ra, lại thấy ngực dạ bĩ bứt rứt, miệng khô đắng mà dính, tiểu tiện ngắn đỏ, hoặc có sợ lạnh, phát sốt, rêu lưỡi vàng trơn, mạch hoạt sác hoặc nhu sác.

Cách chữa: Thanh nhiệt hoá thấp, điều khí đạo trệ.

 Bài thuốc ví dụ: Thược dược thang gia giảm.

Hoàng liên 1 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân.

Bạch thược 3 đồng cân, Mộc hương 1,5 đồng cân,

Chỉ xác 3 đồng cân, Mã xỉ hiện 1 lạng.

* Gia giảm:

+ Mới dấy bệnh có biểu chứng, thấy sợ lạnh, phát sốt, đầu đau, tứ chi đau đớn, thêm Kinh giới, Phòng phong, Cát căn, mỗi thứ 3 đồng cân.

+ Nghiêng về sốt nhiều, có phát sốt, đầu đau, tâm phiền, miệng khô, phân đỏ nhiều trắng ít, những chứng trạng bụng đau và lý cấp hậu trọng đều rất rõ rệt, mạch sác, thì gia Ngân hoa 5 đồng cân, Địa du 5 đồng cân.

+ Nghiêng về thấp nặng, thấy quặn bụng, ngực buồn bằn, phân trắng nhiều đỏ ít, rêu lưỡi trắng trơn, mạch nhu, thì gia Hoắc hương, Xuyên phác,  Thương truật mỗi thứ 3 đồng cân.

+ Kèm có tích trệ, thấy đau bụng, căng đầy, sợ sờ nắn, đại tiện không khoan khoái, mùi hôi tanh tao rất nặng, rêu lưỡi dày và trơn, dùng thêm Đại hoàng 2-3 đồng cân, Binh lang đồng cân, Chỉ xác thì thay dùng bằng Chỉ thực  3 đồng cân.

b. Dịch độc lỵ:

 Phát bệnh nhanh gấp, thể bệnh rất nặng, các loại  chứng trạng chủ yếu đều rất nghiêm trọng, phân lấy máu mủ làm chủ hoặc ra thuần máu t­ơi, lại thấy sốt cao, vật vã, thậm chí ham nằm, hôn mê, co quắp, rêu trên lưỡi vàng trơn, chất lưỡi hồng, mạch sác đại hoặc tế sác.

Cách chữa: Thanh nhiệt giải độc.

Bài thuốc ví dụ: Bạch đầu ông thang gia vị.

Bạch đầu ông 1 lạng, Trần bì 3 đồng cân,

Hoàng liên 1 đồng cân, Hoàng bá 3 đồng cân,

Ngân hoa 5 đồng cân, Địa du 5 đồng cân.

Đan bì 3 đồng cân, Xích thược 3 đồng cân,

Chỉ xác hoặc Chỉ thực 3 đồng cân, Mộc hương 1,5 đồng cân.

* Gia giảm:

+ Kiêm có nôn mửa không thể ăn vào, gia Khương Bán hạ 3 đồng cân, Sinh Đại hoàng 3-5 đồng cân (hậu hạ).

+ Thấy ham nằm hoặc hôn mê, vật vã là chứng trạng nhiệt độc vào doanh, gia riêng một hạt Thần tê đan ngoáy vào uống.

+ Thấy co giật, hôn quyết, là nhiệt động can phong, gia riêng Tử tuyết đan 5 phân, ngoáy vào uống.

+ Trẻ em chứng trạng trúng độc rõ rệt, có thể dùng Sinh Đại Hoàng 5 đồng cân, sắc lấy nước cốt đặc rót vào mũi.

+ Loại hình này nếu mất nước nghiêm trọng, rối loạn chất điện giải hoặc xuất hiện choáng ngất do trúng độc, phải dùng kết ~ hợp Đông Tây y mà chữa.

c. Hư­ hàn lỵ:

Bệnh lỵ lâu dài không khỏi, phát trở đi trở lại, mỗi lần bởi ăn không cẩn thận hoặc bị lạnh mát mà dụ phát, phân mỏng lỏng có lẫn nước nhầy trắng vàng, hoặc dịch dính tím đen, thậm chí trơn tuột ra không cầm, lòi dom, vùng bụng đau âm ỉ từng lúc, ư­a sờ nắn, ­ưa nóng ấm, ăn ít, thần mệt mỏi,sợ lạnh, tứ chi mát lạnh, sắc mặt vàng úa, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch tế nh­ược.

Cách chữa: ôn bổ cố sáp.

Bài thuốc ví dụ: Dư­ỡng tạng thang gia giảm.

Đảng sâm 3 đồng cân, Bạch truật 3 đồng cân,

Bào khương 1 đồng cân, Nhục quế 5 phấn.

Bạch đậu khấu  3 đồng  cân, Thạch lựu bì 3 đồng cân.

Kha tử bì 3 đồng cân.

* Gia giảm:

+ Khí hư­, phân ra trơn tuột, lòi dom, gia Hoàng kỳ 3 đồng cân, Thăng ma 2 đồng cân.

+ D­ương hư­, sợ lạnh, chân tay lạnh mát, mạch trầm, gia Chế Phụ tử  1,5 đồng cân.

+ Thấp nhiệt không mát, kèm chứng trạng lỵ cấp tính liệu chừng gia thuốc thanh nhiệt giải độc (tham khảo phép trị lỵ thấp nhiệt và lỵ dịch độc kể trên hoặc phương lẻ ở đoạn dưới), bỏ Kha tử, Nhục đậu khấu là thuốc cố sáp.

d. Âm thương lỵ:

Lỵ mạn tính lâu ngày, kéo dài không khỏi, xuất hiện chứng trạng âm thương, trong tim nóng bứt rứt, miệng khô, thế h­ư, sức kém, chất lưỡi đỏ tía, ít rêu, mạch tế sác.

Cách chữa: Dư­ỡng âm thanh nhiệt.

Bài thuôc ví dụ: Trú xa hoàn gia vị.

Hoàng liên 1 đồng cân, A giao 3 đồng cân,

Bào khương  8 phân, Đương  quy 3 đồng cân,

Bạnh thược  3 đồng cân, Ô mai 3 đồng cân,

Địa du  3 đồng cân, Cam thảo 1 đồng cân.

 

* Gia giảm:

+ Âm thương rõ rệt, liệu chừng gia Nam  sa sâm 3 đồng cân, Sinh địa 3 đồng cân, Thạch hộc  3 đồng cân.

+Thấp nhiệt không mát, lại thấy chứng trạng lỵ cấp tính, liệu chừng gia thuốc thanh nhiệt giải độc (tham khảo phép trị lỵ thấp nhiệt và lỵ dịch độc kể trên hoặc phương lẻ ở đoạn dưới).

2. Phương lẻ:

a. Địa cẩm, Lạt liễu, Phượng vĩ  thảo, Phượng  nhỡn thảo, Mã xỉ hiện, Thiết hiện thái, Bạch đầu ông, Ngân hoa, Địa du, Khổ sâm, Thuỷ d­ương mai, Toán bàn tử căn,, Xa tiền thảo, Mã tiền thảo, Tiên hạc thảo, Khổ trấp, dược vật kể trên có thể chọn từ 1 - 3 loại, mỗi lần dùng từ 5 đồng cân đến 1 lạng (loại t­ươi lấy gấp đôi lượng), sắc uống, mỗi ngày 1 -2 tễ. Chủ yếu là dùng hợp ở khuẩn lỵ cấp tính. Bạch đầu ông có hiệu quả đối với bệnh lỵ amíp

b. Tỏi củ hấp chín nhừ uống trong, mỗi lần một củ, môi ngày ba lần, có thể trị bệnh lỵ khuẩn. Cũng có thể dùng 2 củ tỏi và 1 nắm rau sam sắc uống, mỗi ngày 1 tễ. Dịch ngâm ra của Tỏi 1 0%. Có thể làm thụt giữ ở trong ruột, dùng hợp ở lỵ mạn tính.

c. Rễ xương bồ, nghiền thành bột mịn đóng bao chất dẻo, mỗi viên đóng 0,3 gram, mỗi lần uống 3 viên (trẻ em giảm một nửa), mỗi ngày 3 lần. Dùng hợp ở lỵ khuẩn và viêm ruột.

d. Lá chè xanh hoặc hoa chè 100 gam, thêm nước chừng gấp bảy lần, đun sôi trong 20 phút, bớt nóng sẽ lọc lấy dịch đậm cô đặc đến 75cm3 để nguội thêm r­ợu ngon, làm cho toàn lượng thành 100 cm3 là được, mỗi lần uống 2cm3, cứ 6 giờ đồng hồ uống 1 lần.

Dùng ở khuẩn lỵ cấp tính.

đ. Xuân căn bạch bì 2 lạng, sắc uống, mỗi ngày một tễ. Dùng hợp ở lỵ lâu dài .

e. Nha đảm tử nhân mỗi lần 10 hạt, dùng Long nhãn nhục bọc bao nuốt uống xuống một ngày 3 lần. Dùng hợp ở bệnh lỵ amíp.

3. Phép chữa mới:

Phép chữa thuỷ châm tiêm 2cm3 nước vào huyệt Thạch môn (dưới rốn 2 thốn, nếu tiêm trở lại nhiều lần cũng có thể lấy chỗ 1,8 thốn hoặc 2.2 thốn), huyệt  (dưới rốn 2,5 thốn).

4. Chữa bằng châm cứu:

a. Thể châm: Huyệt Thương c­ự hư

* Gia giảm:

+ Phát sốt (trên 380C), gia Khúc trì.

+ Sốt lặng (trên 39oC), gia Khúc trì, Hợp cốc.

+ Quặn bụng nôn mửa, gia Nội quan.

+ Số lần đại tiện rất nhiều hoặc bụng đau lý cấp hậu trọng rất dữ,  gia thiên khu.

L­ưu kim nói chung 20-30 phút, khoảng cách làm kích thích mạnh đối với ch­ng nhẹ thì 1-2 lần, chứng nặng từ 2-3 lần. Số lần châm mỗi ngày là chứng nhẹ 2 lần, chứng nặng 3 lần.

b. Nhĩ chân:

Đaị trường, Tiểu trường, Trực  trường hạ đoạn, thần môn, Giao cảm.

BÀI THUỐC THAM KHẢO

1. H­ương liên hoàn:

Mộc hương 1 đồng cân, Hoàng liên 2 đồng cân, mỗi lần uống 1 đồng cân, một ngày 2 lần. Dùng hợp ở thời kỳ đầu  bệnh lỵ chứng nhẹ.

2. Mộc hương Binh lang hoàn:

Mộc hương, Binh lang, Thanh bì. Trần bì, Hoàng liên, Nga truật, mỗi thứ 1 lạng, Hoàng bá, Đại hoàng mỗi thứ 3 lạng; Sao hương phụ, Khiên ngưu tử,  mỗi thứ 4 lạng. Nghiền chung nhỏ mịn; 4 lạng hoà tan ra nước ráy làm viên, mỗi lần uống 1 ,5 đồng cân, một ngày 2 lần. Dùng hợp ở bệnh lỵ mới nổi lên kèm có trệ đồ ăn đại tiện không thoải mái.

3. Phỉ thực đạo trệ hoàn:

Sinh Đại hoàng, Xuyên hoàng liên, Hoàng cầm, Phục linh, Bạch truật, chỉ thực, Lục khúc, Trạch tả. Nghiền chung nhỏ mịn, nấu hồ Lục khúc làm viên.

Cách uống và chứng phù hợp như­ Mộc hương, Binh lang hoàng ở trên.

4. Phụ tứ lý trung hoàn:

Nhân sâm, can khương, Chích cam  thảo, Bạch truật, Chế Phụ tử.

Lượng dùng như­ trên. Dùng hợp ở chứng lỵ mạn tính lâu ngày (h­ư hàn lỵ).

5. Ô mai hoàn:

 Ô mai nhục 2 lạng, Tế tân 6 đồng cân, Can khương 1 lạng, Quế chi, Đẳng sâm, Hoàng , Chế Phụ phếên, mỗi thứ 6 đồng cân. Hoàng liên 1 lạng 6 đồng cân, Đương quy 4 đồng cân, Xuyên tiêu 4 đồng cân. Nghiền chung nhỏ mịn, luyện mật làm viên.

Lượng dùng như trên. Dùng hợp ở lỵ mạn tính lâu ngày, nóng rét lẫn lộn.

6. Bổ trung ích khí hoàn:

 Hoàng kỳ, Chích Cam thảo, Đẳng sâm, Đương quy, Trần bì, Thăng ma, Sài hồ, Bạch truật. Lượng dùng như­ trên. Dùng hợp ở lỵ mạn tính lâu ngày có lòi dom.

7. Thần tê đan:

Tê giác tiêm 6 lạng, Thạch xương bồ tươi 6 lạng, Hoàng cầm 6 lạng, Sinh địa tươi 1 cân, Ngân hoa tươi (dùng tươi giã lấy nước là tốt nhất) 1 cân, Cam trung hoàng 4 lạng, Liên kiều 10 lạng, Bản lam Căn 9 lạng, Đậu xị  8 lạng, Huyền sâm 7 lạng, Thiên hoa phấn 4 lạng, Tử  thảo 4 lạng.

Trừ Thạch xương bồ tươi, Sinh địa tươi, Đậu xị ra, các thuốc còn lại lấy bột mịn sạch, trộn đều vào nhau, lại đem Thạch xương bồ tươi Sinh địa tươi đập giã lấy nước. Đậu xị thì đun nhừ nát, trộn vào trong bột mịn của thuốc, giã và trộn đều làm viên, mỗi hợp tễ nh­ư thế viên thành 480 hạt.

8. Tử tuyết đan:

 Hoạt Thạch 1 cân, Thạch cao 1 cân, Hàn thuỷ thạch 1 cân giã ra sắc nước bỏ bã, cho vào các thuốc sau đây:

Linh dương giác 5 lạng, Thanh Mộc hương 5 lạng, Tê giác 5 lạng, Trầm hương 5 lạng, Đinh hương 1 lạng, Thăng ma 1 cân, Huyền sâm 1 cân, Chích cam thảo nửa cân.

Tán vị thuốc trên vừa lấy đũa đảo, cho vào nước sắc thuốc trên đun, bỏ bã cho vào thuốc sau đây:

Phác tiêu 2 cân, Tiêu thạch 2 cân.

Lấy cho sạch sẽ, cho vào nước thuốc trước, sắc nhỏ lửa, không ngừng tay quấy đến khi nước muốn ngưng, lại thêm vào hai vị sau đây:

Chu sa  3 lạng (nghiền nhỏ), Xạ hương 1 lạng 2 đồng cân (nghiền nhỏ).

Thuốc vào nước trộn đều, ng­ưng thành giống như­ tuyết hoa cho nên gọi là tử tuyết.

TAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y.

1 . Bệnh lỵ A míp

(Nhắc lại lâm sàng)

a. Về căn nguyên

Trong bệnh lỵ amíp, vai trò của vi trùng ruột rất quan trọng, nó chuẩn bị cho sự nhiễm amíp. Vấn đề này không những đã được thực hiện trên thực nghiệm mà còn được chứng minh ở cả lâm sàng: Có nhiễm trùng ruột mới dễ bị nhiễm amíp, và lỵ trực trùng thường hay phối hợp với lỵ amíp. Do đó trong công tác điều trị, bao giờ cũng phái quan tâm đến sự bội nhiễm.

b. Về triệu chứng

Căn bản của bệnh lỵ là táo bón: Khi đi ỉa, bệnh nhân chỉ đi ra có mũi và máu chứ ít chất phân cho nên rất khó chịu, bụng tr­ướng.

Trong việc điều trị, không nên tìm cách cầm đi ỉa lại mà phải làm sao cho bệnh nhân đi ỉa được dễ dàng.

c. Về biến chuyển

Bệnh lỵ là một bệnh dễ tái phát; căn bản đấy là một bệnh mạn tính có từng đợt cấp diễn, kịch phát. Khi amíp ở trong ruột, nó làm viêm niêm mạc ở đại tràng, ở manh tràng, hoặc ở đại tràng xích-ma. Trong lỵ cấp, tổn thương thường ở đại tràng xích-ma và trực tràng; trong lỵ mạn tính, tổn thương có thể lên đến manh tràng. ở những nơi đó, amíp gây ra những tổn thương sâu và rộng ở niêm mạc, khu trú ở đấy và biến thành kén (kyste) là một hình thức rất khó tiêu diệt cho nên khi bệnh mới phát, cần phải:

Đánh mạnh để diệt nhanh trùng amíp.

Đánh lâu để diệt hẳn những phần tử còn sót lại, tránh chúng biến thành kén.

Mặt khác, trong mỗi đợt tái phát, tổn thương càng sâu rộng hơn, đại tràng bị viêm loét thêm nên không đủ sức đề kháng nữa, dễ bị nhiễm trùng thêm.

Trong khi đó bệnh nhân theo một chế độ ăn uống thiếu thốn, khắt khe, cho nên toàn cơ thể bị suy yếu, không còn sức đề kháng toàn thân nữa.

2. Bệnh lỵ trực trùng

Đây là một bệnh nhiễm trực trùng Xi-ghe-la (Schighella) đường ruột bệnh cấp tính hay lây thành dịch nhỏ, nhất là đối với trẻ em.

Truyền bệnh do thức ăn, nước uống bị nhiễm vi trùng từ phân người mang bệnh.

Triệu chứng:

- Sốt cao.

 - Đau bụng, mót ỉa.

- Đi ỉa nhiều lần (20-30 lần) mỗi lần phải rặn, có một ít mũi, máu, có khi đi rửa nhiều.

- Bệnh nhân mệt nhọc, lưỡi khô, mồm đắng, đái ít, mạch nhanh, có thể trụy mạch và chết.

 - Khi khỏi thì khỏi hẳn, không để lại di chứng, ít biến chứng.

 Có hai biến chứng:

Thấp khớp do lỵ trực trùng.

- Viêm giác mạc, niệu quản, khớp (hội chứng De Reiter hay Fiessingcr - Leroy).

Ở nước ta loại thông thường nhất là Xi-ghe-la Flêch-nơ-ri (Schigella  Flexneri).

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 25) 2696623 lượt người truy cập vào Website này!