Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Điều Trị Nội Khoa - Bài 3: THƯƠNG HÀN, PHÓ THƯƠNG HÀN



Bệnh này là bệnh lây lan đường ruột cấp tính cảm nhiễm khuẩn gậy thương hàn hoặc phó thương hàn gây ra, thuộc phạm trù y học phương Đông gọi là bệnh "thấp ôn". Thường bởi mùa tiết hạ, thu làm cho công năng trường vị giảm, yếu, thấp và nhiệt giúp nhau kết ở trường vị, ủ náu hun hấp mà đ­ưa đến bệnh; quá lắm thì thấp nhiệt hoá táo thương tân, nảy ra xuất huyết đường ruột là ch­ứng hậu nghiêm trọng.

 ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1. Biểu hiện lâm sàng có đặc điểm dưới đây:

a. Sốt liền liền, sau giờ ngọ sốt dữ dội, bệnh dấy rất từ từ, tuần thứ nhất thang nhiệt độ lên lần, tuần thứ hai liên tục ở trên dưới 39o - 40oc, tuần thứ ba hiện rõ hình sốt thả căng, tuần thứ tư­ mới bắt đầu dần giảm nhân nhiệt xuống, chừng hơn kém một tuần khôi phục như­ thường (người bệnh trẻ nhỏ, dấy bệnh rất gấp hình nhiệt thường không quy tắc).

b. Chứng trúng độc rõ rệt, sắc mặt vàng nhạt mà như­ có bụi, bộc lộ tình cảm mờ nhạt, sức nghe giảm, ngực buồn bằn không thấy đói, bụng căng, ỉa lỏng hoặc bí ỉa, ham nằm, nói nhảm lung tung, thậm chí hôn mê, rêu lưỡi dày trơn (người bệnh là trẻ em, chứng trạng trúng độc rất nhẹ, thường có quặn bụng, nôn mửa).

c. Chẩn ở da, ở tuần thứ hai phát bệnh, vùng ngực và l­ưng trên hoặc vùng bụng xuất hiện rải rác nốt chẩn nhỏ bé ở da như­ bột màu hồng, ấn ở đó màu có thể giảm, gọi là "mai khôi chẩn" (chẩn nh­ư ngọc đỏ - như­ hoa hồng, trẻ em ít thấy). Giai đoạn sốt cao nhiều mồ hôi ở vùng gáy, cổ, ngực, bụng, có thể thấy "hãn chẩn" (nốt chẩn mồ hôi), Đông y gọi là "bạch ám".

d. Mạch tương đối chậm, tức là thân nhiệt rất cao mà mạch đập không tăng nhanh rõ rệt, nh­ư khi thân nhiệt từ 39-40oC, mạch đập vẫn 80-90 lần/phút.

đ. Gan lách thường có sư­ng to mức độ nhẹ, gan lách to là nhiều, chất mềm, có ấn đau (trẻ em ít thấy).

2. Hoá nghiệm kiểm tra

Tổng số bạch cầu trong máu giảm còn ít, bạch cầu ái toan giảm còn ít hoặc mất hẳn. Thời kỳ đầu nuôi cấy máu, khuẩn gậy thương hàn dư­ơng tính, sau ba, bốn tuần lấy phân và nước tiểu nuôi cấy có thể xuất hiện khuẩn gậy thương hàn (Eberth). Bệnh trình nổi lên ở tuần thứ hai, thực nghiệm máu đông dần dần xuất hiện dương tính (“H”, “O” phản ứng 1 : 160 trở lên).

3. Ở tuần thứ 2-3 của bệnh trình, phải chú ý sẽ nảy sinh chứng phát kèm theo:

a. Xuất huyết đường ruột, biểu hiện phân đen hoặc phân màu đỏ tối nhẹ thì thực nghiệm phân có huyết ẩn dương tính, nặng thì có thể xuất hiện chứng trạng choáng ngất.

b. Thủng ruột, phía bên phải bụng dưới dót nhiên thấy đau dữ dội, cơ rắn căng, cục bộ có ấn đau và nhảy đau, tiếng đục của bờ gan co nhỏ lại hoặc mất đi, có kèm quặn bụng nôn mửa, ra mồ hôi lạnh, mạch nhỏ mà nhanh.

Người bệnh là trẻ em thì ít thấy phát kèm xuất huyết đường ruột, thủng ruột, thường phát kèm viêm khí quản hoặc viêm phế quản.

4. Bệnh này phải xem xét sự khác nhau với các bệnh sốt rét, lao kê ở phổi và cấp tính giun móc.

 PHƯƠNG PHÁP CHỮA

1. Biện chứng thí trị

Do đặc điểm bệnh lý của bệnh này thấp nhiệt hun hấp chéo nhau, bởi thế phép chữa phải lấy thanh nhiệt hoá thấp làm chủ. Nhưng thấp và nhiệt là hai thứ thường thường có chỗ nghiêng nặng, tức là trong bệnh trình của cùng một người bệnh cũng có thể từ thấp dần dần chuyển hoá làm nhiệt, vì vậy nhất định cần chú ý tình hình chủ thứ cùng với chuyển hoá của thấp và nhiệt, khoanh vùng riêng nghiêng nặng về thấp và nghiêng đặng. về nhiệt khác nhau, sử dụng phù hợp bài thuốc thanh nhiệt và hoá thấp; nếu nh­ư hoá thành táo thương tân chuyển vào doanh huyết, thì nên thanh nhiệt sinh tân hoặc thanh doanh, lư­ơng huyết.

a. Nghiêng nặng về thấp:

Thân nhiệt không nhiều lắm, trước ngọ nhẹ, sau ngọ nặng, hoặc có khi có sợ lạnh ở mức nhẹ, ít mồ hôi, ngực buồn bằn, quản bụng trên, miệng khát không ­ưa uống nhiều, đầu đau, mình nặng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch nhu.

Cách chữa: Thanh tuyên giải biểu, hoá thấp hoà trung.

Bài thuốc ví dụ: Hoắc phác hạ linh thang gia giảm.

Hoắc hương 3 đồng cân, Bội lan 3 đồng cân,

Đậu quyển 5 đồng cân, Hậu phác 2 đồng cân,

Pháp Bán hạ 3 đồng cân, Dĩ nhân 4 đồng cân

Hạnh nhân 3 đồng cân, Bạch khấu nhân 1 đồng cân (bỏ vào sau), Xích Phục linh 3 đồng cân.

* Gia giảm:

+ Bệnh mới dấy có sợ lạnh rõ rệt, không có mồ hôi thì bỏ Đậu quyển; gia Đạm Đậu xị 5 đồng cân, Kê tô tán  4 đồng cân bọc lại sắc

+ Miệng dính, quặn bụng không rõ rệt, hoặc nôn mửa, uống riêng Ngọc khu đan  từ 2-3 phân.

b. Nghiêng nặng nề nhiệt:

Phát sốt có mồ hôi mà không giải, sắc mặt như­ rắc bụi mà trệ, dạ buồn bằn, tâm bứt rứt, làm quặn bụng hoặc có bụng căng, miệng đắng mà dính, miệng khát, nước tiểu ít mà đỏ, vùng ngực bụng rải rác có chẩn màu hồng hoặc chẩn mồ hôi, rêu lưỡi vàng trơn, mạch nhu sác.

Cách chữa: Thanh nhiệt hoá thấp.

Bài thuốc ví dụ: V­ương thị liên phác ẩm gia giảm.

Hoàng liên 1 đồng cân, Hậu phác 1 ,5 đồng cân,

Sao Hoàng cầm 3 đồng cân, Bán hạ 3 đồng cân,

Đậu khấu 3 đồng cân, Hắc Sơn chi 3 đồng cân,

Liên kiều 4 đồng cân, Ngân hoa 5 đồng cân,

Lục nhất tán 4 đồng cân bọc vải,

Canh lộ tiêu độc  đan 5 đồng cân bọc vải.

Gia giảm:

+ Sốt  cao vật vã, nói nhảm, bụng căng tức, bí đại tiện, rêu lưỡi có bụi vàng, gia Đại hoàng 3 đồng cân, Chỉ thực 3 đồng cân.

+ sốt cao, nhiều mồ hôi, miệng khát uống nhiều, rêu lưỡi vàng, lưỡi hồng, thì bỏ Hậu  phác, Bán hạ, Đậu xị, gia Sinh Thạch cao 1 lạng, Tri mẫu 3 đồng cân.

+ Ham nằm, thần chí lờ mờ, rêu lưỡi đục mà trơn, gia Thạch xương bồ 1 đồng cân, Uất kim  3 đồng cân.

+ Miệng khát, lưỡi khô mà chất lưỡi hồng, môi khô xác, bỏ Đậu xị, Hậu phác, Bán hạ; gia Tiên Thạch hộc 5 đồng cân, Tiên Lô căn bỏ mắt đốt 1 lạng

c. Tà nhập doanh huyết:

Thân nhiệt đình l­ưu không lùi, thần lờ mờ, vật vã, nói nhảm, vào đêm thì dữ dội, hoặc chảy máu mũi, chất lưỡi đó thẫm ít tân, bờ nhọn nổi gai, rêu lưỡi vàng khô.

Cách chữa: Thanh doanh lư­ơng huyết.

Bài thuốc  ví dụ: Thanh doanh thang gia giảm.

Đại thanh diệp 1 lạng, Sinh địa 5 đồng cân,

Huyền sâm 5 đồng cân, Mạch đông 3 đồng cân,

Hoàng liên 2 đồng cân, Ngân hoa 5 đồng cân,

Liên kiều  5 đồng cân, Trúc diệp 3 đồng cân.

Gia giảm :

+ Sốt cao, thần chí không rõ ràng, uống riêng Vạn thị thanh tâm ngưu hoàng hoàn, mỗi lần 1 viên, một ngày 2 lần.

+ Vật vã, nói nhảm, uống riêng Tử tuyết đan từ 0,5-1 đồng cân, một ngày 2 lần.

+ Phát kèm xuất huyết đường ruột, liệu chừng thêm Đan bì 3 đồng cân, Xích thược 3 đồng cân, Địa du thán 5 đồng cân, Hoè hoa thán 5 đồng cân, A giao 3 đồng cân đun chảy ra ngoáy vào thuốc lúc uống.

+ Nếu xuất huyết rất nhiều mà thấy h­ư thoát, sắc mặt trắng xanh, huyết áp tụt xuống, nhất định cần khẩn cấp xử lý. Xem thêm bộ phận trị liệu bài choáng ngất và bài huyết chứng, sách "Đông y-châm cứu, lý luận cơ bản và các phép chẩn trị”.

2. Phương lẻ:

a. Hoàng cầm 5 đồng cân, Sinh Địa du  5 đồng cân, Hồng đằng 1 lạng, Rau sam (Mã xỉ hiện) 1 lạng, Bại Tương  thảo 1 lạng. Sắc nước uống, mỗi ngày một tễ.

b. Bạch hoa xà thiệt thảo 2 lạng, sắc thang, uống thay trà đều.

c.  Xuyên tâm liên 1-2 lạng, sắc uống, mỗi ngày 3 lần hoặc nghiền nhỏ mịn đựng vào bao chất dẻo nuốt uống, mỗi lần 1 đồng cân, một ngày 4-6 lần uống.

d. Bột sắn (cát phấn) 1-2 lạng nấu thành dạng hồ, thêm vào than Ngân hoa tán mịn 1 -3 lạng, mỗi lần uống 1 -2 thìa canh, uống đều đều, trị trong phân có máu ẩn.

3. Cách chữa châm cứu

a. Thể châm:

Đại chuỳ, Hợp cốc, Khúc trì, Âm lăng tuyền

Gia giảm:

+ Ngực buồn bằn, quặn bụng trên, gia Nội quan, Trung quản.

+ Đại tiện bí kết hoặc lỏng, gia Thiên  khu, Túc tam lý

+ Thần lờ mờ, nói nhảm, gia Thần môn, Nhân trung Thập tuyên (Chích ra máu).

Các huyệt kể trên đều dùng kích thích nặng, mỗi ngày châm chữa 2-3 lần.
b. Nhĩ châm:
Giao cảm, thần môn,Ngạch,  Chẩm, Thái dương.

4. Ngoài ra, nếu phát hiện thủng ruột, phải kịp thời đ­ưa đi bệnh viện tiến hành phẫu thuật ngoại khoa chữa trị. Đối với bệnh này nhất định cần thêm mạnh chăm sóc giúp đỡ, nằm yên trên gi­ờng nghỉ ngơi, cho họ ăn chất lỏng và ít bã, thức ăn ít béo, ăn ít, ăn làm nhiều bữa, ở thời kỳ khôi phục cũng cần phải coi trọng, để tránh nảy sinh chứng phát kèm theo.

 BÀI THUỐC THAM KHẢO

1. Vạn thị ng­ưu hoàng thanh tâm hoàn: Xem ở bài Viêm gan lây lan.

2. Tử tuyết đan: Xem ở bài Bệnh lỵ.

 THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y

Trong 10 năm ( 1940 đến 1950) khoa học đã phát minh ra được nhiều thứ thuốc để điều trị nhiều bệnh quan trọng: Thuốc kháng sinh, kháng histamin tổng hợp, kháng huyết đông, ACTH và Coctison. Trong những phát minh mới mẻ ấy, các thuốc điều trị bệnh thương hàn là quan trọng nhất, nhất là đối với nước. ta, vì nó đã thay đổi hẳn một bệnh rất thông thường và rất khốc hại cho nhân dân Việt Nam.

Mà thật vậy, Cloromyxetin đã thay đổi căn bản bệnh thương hàn từ thể bệnh đến tiên lượng và cách điều trị: Thương hàn không còn mang cái bộ mặt hung tợn làm cho người ta phải sợ hãi nh­ trước nữa, người bị thương hàn và thân nhân đã được yên tâm vì đã có thuốc chữa. Hiện nay tất cả vấn đề diều trị thương hàn đều xoay quanh cách sử dụng Cloromyxetin.

Cloromyxetin do Bu-khô-đơ (Burkholder) tìm ra năm 1948; sau đó người ta đã tìm cách tổng hợp được nó, thuốc tổng hợp mang tên Cloramphenicol.

Để chúng ta thấy rõ Cloramphenicol đã làm thay đổi cách điều trị bệnh  thương hàn nh­ư thế nào, chúng tôi xin phác qua cánh chữa trước kia và hiện nay.

Cách điều trị trước khi có Cloromyxetin.

Người thầy thuốc chỉ biết chữa triệu chứng bằng:

Chế độ ăn uổng rất khắt khe: Nước cháo kéo dài hàng tháng.

- Urotropin, Septixemin: Hai thứ thuốc cổ điển hay dùng nhất nhưng hoàn toàn vô ích.

- Dầu long não.

Ch­ườm nước đá ở bụng.

Gây apxe bằng tinh dầu térébentin khi bệnh nặng.

Cách điều trị nh­ư thế kéo dài hàng 2-3 tháng. Nếu bệnh nhân không chết vì những biến chứng nặng thì cũng chỉ còn da bọc xương đồng thời tiền cũng hết; sau đó cũng phải vài ba tháng tĩnh dư­ỡng nữa mới có thể hoạt động lại nh­ư cũ.

Cho nên lúc bấy giờ thương hàn là một bệnh rất nặng (tỷ lệ tử vong từ 30-40%), rất khó chữa (vì chỉ có thuốc chữa triệu chứng), việc điều trị rất lâu (từ 1-3 tháng). tình trạng đó hiện nay không còn tồn tại nữa.

Cách điều trị hiện nay (1971)

Cloramphenicol đã thay đổi bộ mặt bệnh thương hàn, nó chỉ còn là:

- Một bệnh nhẹ: Tỷ lệ tử vong chỉ còn dưới 2%,

- Thời gian điều trị ngắn: 1 tuần lễ đến 10 ngày,

- Và dễ chữa: Vì đã có thuốc điều trị nguyên nhân.
Biến chứng:

Cloramphenicol không thể ngăn ngừa được biến chứng: Bệnh nhân còn sốt thì còn bị biến chứng đe doạ; chỉ khi nào nhiệt độ bắt đầu xuống thì mới đỡ ngại.

Trong trường hợp xảy ra biến chứng, cách điều trị cũng thay đổi luỹ theo biến chứng:

- Chảy máu tiểu tràng.

- Thủng ruột.

- Viêm não vì nhiễm độc.

- Trụy tim mạch.

Với cách điều trị hiện nay, các biến chứng cũng ít xảy ra vì bệnh được chữa sớm. Dù sao cũng vẫn còn có biến chứng nặng xảy ra lúc đang điều trị và vì thế nên tỷ lệ khỏi bệnh ch­ưa được 100%

Ngoài ra, một hiện t­ợng nữa mới xảy ra từ lúc có cloromyxelin: Đó là sự tái phát.

Từ ngày có Cloromyxetin, tỷ lệ bệnh thương hàn tái phát cao hẳn lên hơn 20%.

Biến chứng do Cloromyxetin

Các biến chứng rõ ràng nhất là: 1 . Nôn và đi rửa. 2. Loét môi, mồm, họng và lưỡi. 3. Loạn thần kinh. 4. Mất hồng cầu. 5. Trụy tim mạch.

Cloramphenicol là thuốc chuyên trị bệnh thương hàn. có tác dụng rõ rệt, đều đặn và chắc chắn trong 15 năm nay (tính đến năm 1 97 1 ) . Nhưng nó không ngừa được hết các biến chứng và cũng có vài sự phiền phức.

Với Cloramphenicol, bệnh thương hàn vãn còn có thể nguy hiểm, vì thế tết hơn hết là phòng bệnh.

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 17) 2587867 lượt người truy cập vào Website này!