Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Điều Trị Nội Khoa - Bài 13: PHỔI SƯ­NG MỦ



Phổi sưng mủ thường kế phát sau khi ở vùng phổi viêm nhiễm hoá mủ, Đông y học gọi là “phế ung. Bởi phong nhiệt ngoại tà xâm phạm ở phế, hoặc phế kinh chất đàm nhiệt nhiều, nhiệt úng huyết ứ uất kết thành ung, huyết bại nhục hủ mà hoá mủ.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1. Thời gian bắt đầu thấy sợ lạnh phát sốt, ho hắng đau ngực, văng ra đờm trắng dính hoặc vàng dính, khi trên dưới 10 ngày hình thành s­ưng mủ, ho ra lượng lớn đờm dịch nh­ư mủ có mùi hôi rất sợ (giống như­ mùi hôi của trứng gà thối). sau khi đặt yên có thể phân làm 3 lớp (bọt, dịch tương. dịch mủ hoặc tổ chức phổi bị phá hoại). Cũng có thể có lượng ít hoặc lượng nhiều huyết văng ra.

2. Gõ chẩn nơi vùng bệnh biến hiện rõ âm đục, nghe chẩn thấy tới tiếng ran ẩm, tiếng thở hít dạng ống (rít), vòm mủ lớn có thể nghe thấy tới tiếng vò rỗng. Bệnh trình dài có thể thấy xuất hiện ngón tay có hình dáng cái chầy.

a. Tổng số bạch cầu và tỷ lệ phần trăm hại tế bào trung tính trong máu đều tăng cao.

4. Chiếu X quang kiểm tra: Thời gian sớm thấy ảnh viêm âm, sau đó có thể thấy vùng thấu sáng và mặt bảng dịch.

5. Chú ý có hay không có lao, hoặc quá khứ kéo dài ho hắng văng huyết lặp lại, tuổi của người bệnh và đã trải qua phát bệnh, để xem xét khác với lao phổi có hang, chứng giãn phế quản và ung thư phổi.

PHƯƠNG PHÁP CHỮA

1. Biện chứng thí trị.

Bệnh này thuộc về chứng thực nhiệt, chữa thì phải lấy thanh nhiệt hoá ứ, giải độc bài nùng làm chủ.

a. Thời gian bước đầu:

Sợ lạnh phát sốt, ho hắng đờm dính, ngực đau, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch sác.

Cách chữa Tham khảo bài viêm phổi, chứng tà phạm phế vệ

b. Thời gian hoá mủ:

Phát sốt, ho ra đờm mủ tanh hôi, hoặc trong đờm có dây máu, ngực đau, sư­ờn ngực căng đầy tức, rêu l­ưỡi vàng, mạch sác

Cách chữa Thanh phế bài nùng.

Bài thuốc ví dụ Kinh vĩ thang gia vị.

Ngư tinh thảo 1 lạng, Kim Ngân hoa 5 đồng cân,

Liên kiều 5 đồng cân, Tử hoa địa đinh hoặc Bồ công anh 1 lạng

Cát cánh 2 đồng cân, Dĩ nhân 5 đồng cân.

Đào nhân 3 đồng cân, Đông qua nhân 4 đồng cân,

Đại cáp tán 5 đồng cân bọc lại, Lô căn 1 lạng.

Gia giảm:

+ Đờm nhiều, hơi thở gấp, gia Tang bạch bì 4 đồng cân, Đình lịch tử 3 đồng cân.

+ Ho ra máu rất nhiều, bỏ Đào nhân; thêm Hắc sơn 3 đồng cân, Đan bì 3 đồng cân, Bạch cập phiến 3 đồng cân, hoặc dùng riêng nuốt bột Sâm tam thất 5 phân, một ngày 2 lần.

+ ngoài ra, ở thời gian khôi phục khí âm hao tổn, sốt nhẹ không có sức, ho khan, tự ra mồ hôi, ra mô hôi trộm, gia Hoàng kỳ 5 đông cân, Nam sa sâm 3 đông cân, Bắc sâm 3 đồng cân, Mạch đông 3 đồng cân, Địa cốt bì 3 đồng cân; ước giảm Ngư tinh thảo, Liên kiều, Kim ngân hoa, Đào nhân là loại thanh nhiệt giải độc và hoá ứ

2. Phương lẻ:

a. Kim kiều mạch căn 2-4 lạng, sắc uống. Hoặc dùng nửa cân thuốc khô, thêm nước trong hoặc rượu vàng 1250 cm3, bỏ vào trong lọ gốm, miệng lọ lấy Trúc nhự đậy nút kín, đun chư­ng cách thuỷ bằng lửa nhỏ 3 giờ đồng hồ, sau khi lọc qua rây thêm vào thuốc phòng thối rữa để sần dùng. Mỗi ngày uống 3 lần. mỗi lần 30 - 40 cm3

b. Xuyên tâm liên (Nhất kiến hỷ) 1 -2 lạng sắc uống, hoặc nghiền nhỏ, cho vào trong túi dẻo, nuốt, mỗi lần 1 đồng cân, một ngày từ 4 - 6 lần.

c. Nước muối dưa rau cải bẹ để lâu, mỗi lần 1-2 thìa nước nấu, một ngày 3 lần.

Rễ cây xác (xác thụ căn 1 cân,) sắc đặc lấy 2 bát lớn, một ngày 3 lần phân ra uống.

3. Chữa bằng châm cứu.

Sợ lạnh phát sốt: Đại chùy Phê' nhiệt, Xích trạch, Hợp cốc.

Ho hắng đau ngực: Phế du, Thái uyên, Chiên trung.

Đờm nhiều: Phong long.

THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y

1. Căn nguyên.

a. Bệnh thường là hậu phát sau:

Một bệnh về phổi hay phế quản nh­ư:

- Dãn phế quản.

- Ung thư phế quản

- Viêm phổi và phế quản.

- Ngoại vật trong phế quản.

Một thương tích vào phổi hay phế quản.

Một bệnh ở ngoài phổi.

Hoặc gần phổi như là ở trung thất (hẹp hay ung thư­ thực quản). dưới cơ hoành (áp xe gan).

Hoặc xa phổi như­ là viêm tai giữa, viêm xương chũm, viêm ruột thừa, di căn đến phổi.

Một thủ thuật.

Lớn như­: Mổ bụng, mổ ruột thoát vị, mổ loét dạ dày hay ung thư­ dạ dày.

Nhỏ như­: Cắt hạch Hạnh nhân ở cổ, nhổ răng.v.v.

b. Cùng có khi không tìm thấy một địa điểm xuất phát nào, nên người ta phải coi nh­ư một áp xe tự phát.

c. Biết những vi trùng nào đã gây ra áp xe phổi là một điều rất quan trọng để điều trị cho có kết quả chắc chắn, thường thường thì người ta tìm thấy các loại vi trùng sinh mủ nh­ư:

Phế cầu, tụ cầu, tràng cầu, liên cầu trùng, áp xe phổi do tụ cầu trùng ngày càng nhiều ở trẻ em, người lớn.

Có khi có loại vi trùng yếm khí làm ra mủ thối.

Hiếm thấy hơn có loại vi trùng Fri-et-lăng-đe (Fredlander), Oai-mo-rơ (Whitemore): Loại này làm m­ng mủ ở tất cả các nơi trong cơ thể, nhưng đặc biệt là ở gan và ở phổi (bệnh mélioidose) rất trầm trọng và thường là bệnh nhân dễ chết.

Có khi là amíp: Địa điểm m­ng mủ ở đáy phổi phải, mủ trắng đục (màu cà phê sữa) thì chắc chắn là do amíp gây ra.

Bao giờ cũng phải tìm nhiều lần vi trùng lao vì nếu có vi trùng lao thì đường lối điêu trị sẽ hoàn toàn khác hàn.

Muốn tìm được vi trùng trong mủ, cần phải lấy mủ lúc bệnh nhân vừa mới khạc ra đem cấy. Chắc chắn hơn là tìm cách hút đờm ngay thẳng phế quản của bệnh nhân. Ngoài ra còn cần làm ngay kháng sinh đồ.

2. Triệu chứng.

Bệnh diễn ra trong hai thời kỳ đánh dấu bằng một biểu hiện đạc biệt là khạc mủ (Vomique).

a. Thời kỳ kết tụ mủ.

Thời kỳ này có những triệu chứng của một bệnh viêm phổi cấp tính: Bệnh nhân đau ngực, sốt cao, có dấu hiệu thực thể của một bệnh nhân viêm phổi.

b. Thời kỳ vỡ mủ

Chỗ kết tụ mủ vỡ vào trong phế quản, người bệnh trong một cơn ho, bắt đầu khạc ra nhiều mủ. Từ đó trở đi bệnh chuyển sang thời kỳ thứ hai:

Người bệnh khạc thường xuyên ra mủ, về toàn thân, người đó có những triệu chứng của m­ưng mủ ở phổi kéo dài.

-Điện quang, thấy một hay nhiều hang trong đó có mực nước ở giữa một đám phổi tối mờ, chụp điện nhiều tư­ thế và soi phế quản .

3. Tiễn biến.

a. Bệnh có thể chuyển biến rất nhanh rồi khỏi tự nhiên trong vòng nửa tháng (tỷ lệ ở pháp: 25% khỏi tự nhiên).

b. Nếu không khỏi bệnh sẽ mạn tính. Chung quanh hang to ở phổi sẽ xuất hiện tổ chức xơ rồi trong đó xuất hiện nhiều hang nhỏ đầy mủ, thành những đám xơ mủ (pyosclérose). Đặc tính của xơ mủ là càng ngày càng ăn lan rộng dần dần làm cho các ống phổi cũng bị viêm, bị dãn ra, và tổn thương khó lành được nữa. Bệnh nhân sẽ chết vì suy mòn hoặc vì nung mủ di chuyển vào gan, lên não hay vì gan, thận bị thoái hoá dạng tinh bột (amylose).

c. Một đặc điểm quan trọng của áp xe phổi là bệnh rất dễ tái phát thời gian dài.

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 119) 2696717 lượt người truy cập vào Website này!