Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Điều Trị Nội Khoa - Bài 14: VIÊM PHẾ QUẢN



Viêm phế quản có phân biệt cấp tính, mạn tính, viêm phế quản cấp thường do cảm nhiễm đường hô hấp trên bò dài ra mà thành; viêm phế quản mạn thường do viêm phế quản cấp làm cơn lặp lại nhiều lần mà thành, cũng có thể kế phát ở hen phế quản, dãn phế quản hoặc bệnh tật khác ở tạng tâm, hút thuốc thời gian dài hoặc hít phải bụi phấn cứng là nhân tố trọng yếu dân đến bệnh này. Bệnh này lấy ho hắng làm chủ chứng thuộc phạm trù ho hắng của Đông y học. Cấp tính thì thuộc ngoại cạm bạo khái, mạn tính thì thuộc nội thương cửu khái, thường bởi chính khí của cơ thể con người bất túc. khí hậu nhiều biến hoá, nhất là mùa tiết đông xuân, ngoại tà theo mũi miệng xâm phạm vùng phế. công năng tuyên giáng phế khí mất thường mà phát sinh ho hắng; nếu phát cơn lặp lại nhiều lần, lâu dài không khỏi, có thể dẫn đến phế khí khuy hư­, đàm ẩm phục phế, mà hình thành ho suyễn .

ĐIỂM KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN.

1. Viêm phế quản cấp, mới nổi lên thì giống nh­ư chứng trạng của viêm nhiễm đường hô hấp trên, trước hết có hầu ngứa ho khan, một hai ngày sau ho thấy có lượng ít đờm dính hoặc đờm mỏng lỏng, dần dần chuyển thành đờm mủ vàng hoặc đờm trắng dính, có thể giữ liền 2 ba tuần lễ.

2 . Viêm phế quản mạn, thường có bệnh sử ho hắng lặp lại nhiều lần, lấy khí trời mùa thu đông khi rét lạnh dễ phát trở lại hoặc nặng thêm, buổi sớm và tối ho hắng rất dữ dội, đờm thường là sắc trắng trong, mỏng hoặc dạng dịch dính. Nếu ho hắng nhiều lần đều đều, ho nhổ ra đờm vàng đàm hoặc trắng đặc, kèm có phát sốt phải suy ho nhổ ra đờm vàng đậm hoặc trắng đặc kèm có phát sốt phải suy nghĩ đến viêm nhiễm kế phát; nếu kiêm thấy khí suyễn, ngắn hơi hụt hơi, phải suy nghĩ có tràn khí cùng hợp lại.

3. Kiểm tra: Khi nghe để chẩn, tiếng thở hít ở hai phổi thÔ hoặc rải rác ở tính khô tiêng ran ẩm (tiếng ran ẩm đã rất nhiều ở vùng đáy phổi); ở người bệnh thở suyễn mạn tính, viêm phế quản mạn tính lại có thể nghe đến tiếng kêu khò khè. Kiểm tra huyết dịch tổng số bạch cầu và tỷ lệ phần trăm hạt tế bào trung tính, ở viêm phế quản cấp và viêm phế quản mạn khi kế phát viêm nhiễm có thể đã tăng cao.

4 . Ngư­ời già, trẻ em hoặc người bệnh thể chất suy như­ợc, nếu thấy phát sốt rất nhiều, thở suyễn, nghe chẩn vùng phổi có tình hình âm ran ẩm, nêu ra rõ ràng có thể kèm phát viêm phế quản, khi cần có thề kiểm tra X quang vùng phổi.

PHƯƠNG PHÁP CHỮA

1. Biện chứng thí trị.

Căn cứ vào bệnh mới ngoại cảm và bệnh cũ nội thương khá nhau, trên lâm sàng có thể phân làm phong hàn, phong nhiệt, đàm thấp, hàn ẩm là chứng hình để thí trị

a. Phong hàn:

Bệnh nổi lên rất gấp, họng ngứa ho hắng, văng ra đờm mỏng trắng hoặc dính, lại có chứng mũi tắc chảy nước mũi, hoặc có sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, tứ chi đau buốt, rêu lưỡi trắng mỏng mạch phù (tương đư­ơng ở thời gian sớm của viêm phế quản cấp)

Cách chữa Sơ phong tán hàn, tuyên phế hoá đàm.

Bài thuốc ví dụ Chỉ tấu tán gia giảm.

Khổ hạnh nhân 3 đồng cân, Cát cánh 2 đồng cân.

Tiền hồ 3 đồng cân, Kim phí thảo 3 đồng cân,

Tử uyển 3 đồng cân, Cam thảo 1 đồng cân.

Gia giảm:

+ Ngực buồn bằn, sợ không đâu, nhiều đờm, rêu lưỡi trắng trơn, gia Pháp bán hạ 3 đồng cân, Quất hồng 2 đồng cân.

+ Kèm có khí suyễn, trong hầu có tiếng đờm kêu, bỏ Cát cánh: gia Ma hoàng 1,5 đồng cân, Phật nhĩ thảo 5 đồng cân.

b. Phong nhiệt:

Ho hắng không thoải mái, văng ra đờm vàng đặc hoặc trắng dính, miệng khô họng đau hoặc có phát sốt, đầu đau, sợ gió, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác (tương đồng ở viêm phế quản cấp và viêm phế quán mạn kế phát viêm nhiễm).

Cách chữa SƠ phong thanh nhiệt, túc phế hoá đàm.

Bài thuốc ví dụ Tang cúc ẩm gia giảm.

Tang diệp 3 đồng cân, Cúc hoa 3 đồng cân.

Liên kiều 3 đồng căn, Bạc hà 1,5 đồng cân,

Ngưu bàng tử 3 đồng cân, Cát cánh 2 đồng cân,

Hạnh nhân 3 đồng cân, Tiền hồ 3 đồng cân.

Cam thảo 1 đồng cân, Qua lâu bì 3 đồng cân.

Gia giảm:

+ Phong nhiệt nặng, văng ra đờm vàng đặc, lượng nhiều hoặc phát sốt rất cao, bỏ Tang cúc hoa, Bạc hà, Ngưu bàng tử; gia Sao hoàng cầm 3 đồng cân, Ngư tinh thảo 5 đồng cân - lạng, hoặc Kim kiều mạch 1 lạng.

+ Trong nóng ngoài rét, sốt nhiều, vật vã, thở suyễn, đờm trắng dính, bỏ Tang diệp, Cúc hoa, Bạc hà; gia Ma hoàng 1,5 đồng cân, Sinh Thạch cao 1 lạng.

+ Nếu kéo dài lặp lạt rất lâu, phế nhiệt hoá táo thương tân, ho sặc sụa đau s­ờn, đờm ít mà dính, miệng họng khô táo, lưỡi hồng, bỏ Cúc hoa, Liên kiều,Ngưu bàng tử, Bạc hà; gia Nam sa sâm 3 đồng cân, Chích tang bì 3 đồng cân, Địa cốt bì 3 đồng cân, Đại cáp tán 5 đồng cân bọc lại sắc

c. Đàm thấp:

Ho hắng phát cơn lặp lại nhiều lần, ngày càng nặng, đờm nhiều dễ ra, sắc trắng, chất dính hoặc đặc dầy thành cục, sớm tối ho dữ dội, ngực dạ bĩ buồn bằn, ăn uống không biết ngon, rêu lưỡi trắng trơn, mạch nhu hoạt (tương đương ở viêm phế quản mạnh tính).

Cách chữa Táo thấp hoá đàm.

Bài thuốc ví dụ Nhị trần thang gia giảm.

Pháp bán hạ 3 đồng cân, Phục linh 3 đồng cân,

Trần bì 2 đồng cân, Hạnh nhân 3 đồng cân,

Xuyên phác 1,5 đồng cân, Phật nhĩ thảo 3 đồng cân,

Tử uyển 3 đồng cân, Nhẫn đông hoa 3 đồng cân.

Gia giảm:

+ Đờm nhiều, ngực buồn bằn, kèm có khí cấp, thì bỏ Tử uyển, Nhẫn đông hoa; gia tử 3 đồng cân, Lai phục tử 3 đồng cân, Bạch giới tử 1,5 đồng cân.

+ Ho lâu ngày thể hư, sợ lạnh, thần mệt không có sức, đờm nhiều mà mỏng trắng, ăn uống không biết ngon, gia Bạch truật 3 đồng cân, Chích quế chi 1 đồng cân, Cam thảo 1 đồng cân.

d. Hàn ẩm:

Người bệnh tuổi già ho hắng phát cơn lặp lại nhiều lần, thời gian dài không khỏi, khi khí trời rét lạnh thì nặng thêm, đờm nhiều bọt trắng hoác trắng dính, thở suyễn thở hụt hơi, trong hầu co tiếng đờm kêu, sau khi hoạt động hoặc về ban đêm càng rõ rệt, thậm chí không thể nằm ngang: sợ lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch nhỏ mà huyền (tương đư­ơng ở thở suyễn mạn tính hoặc viêm phế quản v­ướng tác, hoặc phát kèm phế khí thũng vư­ớng tác).

Cách chữa ôn phế hoá đàm.

Bài thuốc ví dụ Tiểu thanh long thang gia giảm.

Ma hoàng 1-2 đồng cân: Quế chi 1,5 đồng cân

Can khương 1.5 đồng cân, Tế tân 5 phân,

Ngũ vị tử 1 -2 đồng cân, Pháp bán hạ 3 đông cân,

Bạch tiền 3 đồng cân, Cam thảo 1 đồng cân.



Gia giảm:

+ Ho quá lắm, gia Tử uyển 3 đông cân, Nhẫn đông hoa 3 đồng cân. Đờm kêu quá lắm, gia Đình lịch tử 3 đồng cân.

+ Kế phát viêm nhiễm noãn chứng trạng đờm nhiệt, gia Sinh thạch cao 1 lạng. Sốt nặng thì bỏ Quế chi, Can khương Tế tân; thêm riêng Sao hoàng cầm 3 đồng cân Xạ can 1,5 đồng cân.

+ Nếu thở suyễn, thở hụt hơi, tim thổn thức, sau khi hoạt động càng quá lắm là phế khí thũng hoặc chứng hậu của bệnh tim có nguồn gốc từ phế, tham khảo cách chữa “chứng hư­ ở bài hen phế qu­ản; nếu bệnh tim có nguồn gốc từ phế hợp lại có tấm suy hoặc viêm nhiễm kế phát làm cho bệnh tình nghiêm trọng thì phải kết hợp Đông Tây y để chữa.

2. Phương lẻ.

a. Bách bộ 1 lạng, Cát cánh 5 đồng cân, sắc đặc, thêm lượng đường vừa đủ, mỗi ngày uống 1 tễ, phân làm 2 lần uống. Dùng hợp ở viêm phế quản mạn tính.

b. Ty qua đằng trấp mùa hạ gần tối, đem dây Ty qua (dây mướp) cắt nơi cách mặt đất 2 xích (khoảng 80 cm) đêm đầu chót dưới quay lại cắm vào trong lọ gốm sạch sẽ, trên đậy lại bằng vải mỏng, sáng sớm ngày hôm sau thì có thể thu được nước cốt của cành lá dây tươi, mỗl lần uống 30-50 cm3 ngày uống 3 - 4lần. Hoặc dùng dây mướp 2 lạng (tươi thì càng hay) sắc uống, ngày 1 tễ, uống liền 1 tuần. Dùng hợp ở viêm phế quản cấp, mạn tính.

c. Tùng tháp (quả thông) 3 quả, Đậu hủ 2 nắm, cùng sắc, sau khi đun sôi thêm đường phèn vừa đủ, lúc bụng đói uống nước ăn đậu hủ. Dùng hợp ở viêm phế quản cấp, mạn tính.

d. Bạch giới tử 1 lạng, Nha tạo 3 đồng cân, cùng thả vào trong nước ngâm l đêm, lấy Bạch giới tử ra sấy khô, sao chín kỹ,, hàng ngày các buổi sáng tối uống 1 lần, mỗi lần dựa theo số tuổi, mỗi tuổi uống 1 hạt. Dùng hợp ở viêm phế quản mạn.

đ. Phật nhĩ thảo, Kim phí thảo, Thiên danh tinh, Thạch hồ tuy, Qua tử kim, Xa tiền tử hoặc thảo, số thuốc kể trên chọn lấy 1 - 2 lọa, lượng dùng 1 lạng, sắc uống, mỗi ngày 1 tễ. Dùng hợp ở viêm phế quản mạn, cấp tính.

e. Tang bì, Tỳ bà diệp, Hồ đồi diệp mỗi thứ 4 đồng cân, sắc uống mỗi ngày 1 tễ. Dùng hợp ở viêm phế quản mạn tính kế phát cảm nhiễm.

g. Ngũ vị tử nửa cân (trẻ em dùng lượng giảm một nửa), Trứng gà tươi mà da đỏ 10 quả, trước hết đem Ngũ vị tử đun với nước sôi nửa giờ đồng hồ, đợi sau khi thuốc mát, thả 10 quả trứng vào ngâm 7 ngày, mỗi ngày sáng sớm lấy 1 quả trứng, dùng nước đường hoặc rượu vàng (rượu nếp ngâm) nóng uống đưa. Dùng hợp ở viêm phế quản thở suyễn và chứng suyễn phế quản. Ngày phục nóng nực (tam phục - sau hạ chí 30 ngày là ngày Canh thứ 3 bắt đầu) khi bệnh chưa phát uống cái đó càng tốt.

3. Cách chữa mới.

Huyệt vị chôn chỉ : Lấy huyệt Thiên đột hoặc Chiên trung, Phế du thấu Quyết âm du, Trung phủ thấu Vân môn. Khổng tối hoặc Liệt khuyết, mỗi lần chọn 2 - 3 huyệt. Sau 20-30 ngày có thể chôn cấy một lần. Dùng hợp ở viêm phế quản mạn.

4. Cách chữa châm cứu.

a. Thể châm Phế du, Thiên đột, Liệt khuyết

Gia giảm:

+ Chứng phong hàn, gia Đại trữ (cứu), Hợp cốc

+ Chứng phong nhiệt, gia Xích trạch

+ Chứng đàm thấp, gia Thái uyên, Phong long, Thái bạch

+Đàm ẩm ho suyễn. gia Định suyễn.

b. Nhĩ châm : Bình suyễn, Thận thượng tuyến, Thần môn, Phế

BÀI THUỐC THAM KHẢO

1. Bảo kim hoàn:

Xuyên Bối mấu, Bạch truật, Phục linh, Bán hạ, mỗi thứ 5 cân. Ma hoàng bỏ tiết 10 cân Dùng Cam yến trấp, Lê trấp, Bột tề trấp (nước Mã đề), Sinh Khương trấp (nước gừng sống) Lai phục trấp (nước củ cải), mỗi thứ chế 1 lần. Nghiền chung nhỏ mịn, luyện mật làm viên.

Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, ngày uống 2 lần. Dùng hợp ở suyễn ho hắng nhiều đờm.

2. Nam chúc hoàn:

Nam chúc tử 5 phân, Thiên trúc hoàng 2 đồng cân, Bạc hà 1 đồng cân, Trần bì 2 đồng cân, Hạnh nhân 3 đồng cân, Xuyên bối mẫu 3 đồng cân, nghiền chung nhỏ mịn. Dùng Chích Ma hoàng 1 đồng cân, Đông hoa 2 đồng cân, Tang bạch bì 1,5 đồng cân, sắc nước rảy làm viên.

Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, 1 ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở ho hắng thở suyễn nhiều đờm.

3. Đại cầm hóa đàm hoàn:

Thiên đông 12,5 cân, Qua lâu bì 3,5 cân, Qua lâu tử 9 cân, Hải phù thạch 12 cân, Hoàng cầm 12,5 cân, Quất hồng 12,5 cân, Liên kiều 6 cân 4 lạng, Xạ can 12,5 cân, Thanh đại 2,5 cân, Sơn Từ cô 12,5 cân. Nghiền chung nhỏ mịn, luyện mật làm viên.

Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, 1 ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở chứng trạng ho hắng thở thấy đàm nhiệt.

4. Hạnh tô nhị trần hoàn:

Hạnh nhân 1 lạng, Chế bản hạ 2 lạng, Trần bì 1 lạng, Phục linh 1 lạng, Cam thảo 5 đồng cân, Tô Tử 1 lạng, Tô ngạch 1 lạng. Nghiền chung nhỏ mịn, rảy nước làm viên.

Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, mỗi ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở phong hàn và ho hắng thở thấy đàm thấp.

5. Thông tuyên lý phế hoàn:

Tô diệp, Quất bì, Tiền hồ, Hoàng cầm, Cát cánh, Ma hoàng, Chỉ xác, Phục linh, Bán hạ, Cam thảo, Hạnh nhân. Nghiền chung nhỏ mịn, luyện mật làm viên.

Mỗi lần uống 1viên, 1 ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở viêm phế quản cấp thời kỳ đầu, ho hắng không thoải mái.

6. Khí quản viêm hoàn:

Thuốc chế sẵn, thuốc chủ yếu tổ thành là: Ma hoàng, Hạnh nhân, Xuyên bối, Khoản đông hoa.

Mỗi lần uống 3 viên, mỗi ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở viêm phế quản cấp, mạn tính.

7. Lê cao:

Lê tươi 100 cân, bỏ hạt nấu nước, lọc bỏ bã gom thành cao trong, mỗi một cân cao trong, thêm Đư­ờng phèn 2 cân 8 lạng, gom lại thành cao.

Mỗi lần uống 1 thìa canh, 1 ngày 2 lần. Dùng hợp ở viêm phế quản mạn tính kèm chứng đàm nhiệt ở mức độ nhẹ hoặc thời gian sau của viêm phế quản cấp tính. Không nên dùng ở thời gian đầu của cảm mạo ho hắng.

8.Tỳ bà cao:

Tỳ bà 100 cân, bỏ hạt, nghiền lấy nước cất lọc bỏ bã, thu thành cao trong, mỗi một cân cao trong, thêm đường phèn 2 cân 8 lạng gom lại thành cao.

Lượng dùng. cách dùng, chứng phù hợp nh­ư Lê cao.

THAM KHẢO BỆNH KỌC TÂY Y

1. Nhắc lại lâm sàng.

Viêm phế quản kinh diễn không luôn luôn kèm theo dãn phế quản (chỉ có 30% theo Kourilsky theo dõi trong 200 ca viêm phế quản kinh) và ngư­ợc lại dãn phế quản không phải luôn luôn do viêm phế quản và cũng không nhất thiết phải có triệu chứng của viêm phế quản.

Tuy vậy, hai bệnh này có những tính chất giống nhau về triệu chứng, biến chuyển. nguyên nhân sinh bệnh cho nên khó tách rời hoàn toàn được về phương diện điều trị. Đây cũng là lý do để chúng tôi ghép hai bệnh này trong cùng một bài điều trị học.

Triệu chứng:

+ Ho kinh diễn, hàng tháng, hàng năm, lúc đầu ít, sau nhiều,mùa lạnh thường ho nhiều hơn, nhất là nửa đêm về sáng.

+ Khạc ra nhiều đờm, phần nhiều đục và có mủ.

+ Khó thở lúc gàng sức, có những cơn khó thở nh­ư cơn hen.

+ Thỉnh thoảng bị sốt và ho nhiều hơn (thường về mùa rét do bội nhiễm).

+ Trong dãn phế quán có khi chỉ khạc ra máu, không khạc

+ Toàn thể trạng thường tốt. không sút kém lấm, trừ trong các đợt biến chuyển.

2. Khám xét cẩn phải chu đáo.

a. Khám kỹ về tai mũi họng. Vì 90% có một ổ nhiễm trùng ở tai mũi, họng, hoặc răng (70% là viêm hốc xương mặt).

b. Chụp phổ chụp phế quản có lipiodol, soi phế quản loét hay u ở đấy.

c. Xét nghiệm đường tìm vi trùng và làm kháng sinh đồ.

d. Khám kỹ về tim mạch: Để kịp thời phát giác một suy tim phải khởi phát

đ. Sau đó phải điều tra nguyên nhân làm giảm sức đề kháng của viêm mạc phế quản :

+ sinh hoạt của bệnh nhân lúc ở nhà, lúc làm việc (nghề nghiệp) để tìm nguyên nhân sự kích thích phế quản liên tục do bụi hoặc hơi hoá chất (NH4, CL, NO3H).

+ Cơ địa dị ứng'?

Các yếu tố nói trên, lâm sàng và ngoài lâm sàng, lổng hợp lại để đ­a ra các chỉ định điều trị.

KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ CỦA TÁC GIẢ

Điều trị chứng khái huyết do giãn phế quản:

Tả châm l­ưu kim kích thích các huyệt Đại chùy, Trung phủ.

Ngày 2 lần, mỗi lần 30 phút.

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 3) 2585347 lượt người truy cập vào Website này!