Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Điều Trị Nội Khoa - Bài 16: LAO PHỔI



Lao phổi Đông y học gọi là “phế lao, là do chính khí bất túc, do “lao trùng” xâm nhập phế tạng gây ra. Diễn biến bệnh lý đó bắt đầu là phế âm khuy hao, kế là phát triển thành âm hư hỏa vượng, hoặc khí âm lưỡng hư, bệnh tới tỳ, thận. Trước đây nhân dân lao động đời sống nghèo khổ, điều kiện vệ sinh lao động cực xấu, bởi thế tỷ lệ phát hiện lao phổi và tỷ lệ tử vong rất cao. Ngày nay đời sống nhân dân và điều kiện vệ sinh lao động phần lớn được cải thiện, triển khai rộng khắp công tác phòng lao tỷ lệ phát bệnh và tỷ lệ tử vong đã giảm rõ rệt. Gần đây, nhất là các nước công nghiệp hiện đại, đời sống rất cao, nhưng bệnh lao kháng thuốc xuất hiện trở lại nhiều, tỷ lệ tử vong cao, tổ chức y tế thế giới đang khuyến cáo loài người phải coi trọng là một loại bệnh nguy hiểm.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1. Chứng trạng chủ yếu là: Ho hắng, văng ra máu ngực đau, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, gầy còm, mệt mỏi.

2. Vọng chẩn vùng phổi có thể thấy vùng trên vỏ lồng ngực biến hình hoặc lõm thấp. Nghe chẩn có thể thấy tiếng thở hít vùng phổi giảm thấp hoặc có thể nghe thấy tiếng ran ẩm.

3. Có điều kiện thì tiến hành chiếu hoặc chụp X quang hoá nghiệm dịch đờm tìm trùng lao. ở trẻ em lại có thể làm thực nghiệm phản ứng trùng lao, để giúp cùng chẩn đoán xác minh ở thời gian lao phổi hoạt động, tỷ lệ hồng cầu chìm xuống có thể đã tăng cao.

4. Nếu bệnh lâu ngày xuất hiện ngực buồn bằn, hụt hơi, sau khi hoạt động thì thở suyễn, tim hoảng hốt, chú ý phái kèm tràn khí, màng phổi và bệnh tim có nguồn gốc từ phế.

5. Nếu đột nhiên xuất hiện đau ngực dữ dội, thở gấp, thậm chí phát sinh choáng ngất, rõ ràng đưa ra khả năng phát kèm tự phát tính tràn khí lồng ngực.

PHƯƠNG PHÁP CHỮA

1. Biện chứng thí trị.

Tạng khí có bệnh biến của bệnh này chủ yếu là phế, trọng điểm chủ yếu của bệnh lý ở vào âm hư, chữa thì phải lấy phù chính kháng lao, bổ phế dư­ỡng âm là nguyên tắc. Căn cứ biểu hiện khác nhau của lâm sàng, có thể phân biệt thấy chứng của 3 tạng phế và tỳ, thận, nắm vững chủ thứ của âm hư, khí hư tiến hành xử lý.

a. Phế âm bất túc:

Lao khan đờm ít, chất đờm dính mà sắc trắng, hoặc bất ngờ có kèm sợi máu hoặc sốt nhẹ về chiều, ngực buồn bằn đau âm ỉ, mệt mỏi không có sức, ăn ít, miệng khô, rêu lưỡi mỏng, ven đầu nhọn lưỡi màu hồng, mạch tế sác.

Cách chữa Tư­ âm nhuận phế.

Bài thuốc ví dụ Nguyệt hoa hoàn gia giảm.

Sa sâm, Mạch đông, Thiên đông, Ngọc trúc, mỗi thứ 3 đồng cân, Bách bộ 4 đồng cân, Bách hợp 3 đồng cân, Bạch cập 3 đồng cân.

b. Âm hư ­hỏa vượng:

Ho sặc sụa, thở gấp, ít đờm mà bổi bọt, hoặc nhổ ra đờm vàng, tiếng nói khàn câm, có khi ho nhổ ra máu tươi, sốt về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng, có mồ hôi trộm, ngực đau, tâm phiền mất ngủ, gây mòn rõ rệt, đàn ông thì di tinh, đàn bà thì kinh nguyệt không đều, chất lưỡi đỏ tía, mạch sác.

Cách chữa Tư­ âm thanh nhiệt.

Bài thuốc ví dụ Bách hợp cố kim thang gia giảm.

Sa sâm, Mạch đông, Bách hợp, Bạch cập, mỗi thứ 3 đồng cân, Bách bộ 4 đồng cân, Sinh địa 4 đồng cân, Huyền sâm 3 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân, Bạch mao Hạ khô thảo 5 đồng cân.

c. Khí âm lưỡng hư:

Ho hắng, hụt hơi, đờm nhổ ra mỏng trắng hoặc kèm lượng ít huyết dịch, cốt chưng sốt về chiều, sợ gió, tự ra mồ hôi, bụng chướng ăn ít, phân lỏng, sắc mặt trắng nhợt hoặc có phù thũng, chất lưỡi sáng như­ lột mà ít tân, mạch tế sác, không có sức.

Cách chữa ích khí d­ưỡng âm.

Bài thuốc ví dụ Bổ phế thang gia giảm. .

Đảng sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ, Sơn dược, mỗi thứ 3 đồng cân, Ngũ vị tử 1 đồng cân, Đông trùng hạ thảo, Mạch đông, Ngọc trúc, mỗi thứ 3 đồng cân, Chích bách bộ 3 đồng cân.

d. Gia giảm:

Ngoài ra, ở cùng lúc biện chứng thí trị, lại phải nhằm vào bệnh này có ho hắng, lạc huyết, sốt về chiều, mồ hôi trộm là chứng chủ yếu tiến hành phối ngũ gia giảm:

Ho hắng rất nhiều, gia Cam hạnh nhân 3 đồng cân, bột Xuyên Bỗi mẫu 1,5 đồng cân nuốt; ho mà văng ra đờm đặc vàng lượng nhiều, thì thêm chừng Tri mẫu 3 đông cân, Ng­ư tinh thảo 1 lạng, Hải cáp phấn 5 đồng cân bọc lại sắc.

+ Khi cơn ho ra máu, gia Tiên hạc thảo 3 đông cân, Ngẫu tiết 3 đồng cân; có hình ảnh của hoả thì thêm chừng Sơn chi 3 đồng cân, Đan bì 3 đồng cân, Thiến thảo thán 3 đồng cân; xuất huyết lượng nhiều thì uống riêng bột Sâm Tam thất, mồi lần 5 phân, một ngày 2 lần.

+ Sốt về chiều, thêm chừng Thanh cao 4 đồng cân, Địa cốt bì 3 đồng cân, Công lao diệp 3 đồng cân; sốt nhiều lắm thì dùng chừng Ngân sài hồ 1,5 đồng cân, Hồ hoàng liên 1,5 đồng cân, Miết giáp 5 đồng cân

+ Mồ hôi trộm, gia chừng Phù tiểu mạch 5 đồng cân, Biết đào can (cành đàokhô) 2 đồng cân, Đoạn long cốt 5 đồng cân, Đoạn mẫu lệ 8 đông cân.

2. Phương lẻ.

a. Dương đảm (mật Dê), sấy khô nghiền bột, dồn vào túi dẻo, mỗi lần uống 1 viên, 1 ngày 3 lần uống. Dùng ở lao phổi ngấm ẩm.

b. Công lao diệp, Luật thảo, mỗi thứ một lạng, sắc với nước, mỗi ngày 1 tễ. Trị lao sốt về chiều.

c. Bạch mao Hạ khô thảo 1-2 lạng, sắc uống.

d. Xuyên tâm liên (Nhất kiến hỉ) 5 đồng cân, Công lao diệp 5 đồng cân. Ngưu bàng tử 1 lạng, sắc nước. Mỗi ngày 1 lần, dùng liền 2 - 3 ngày. Trị lao phổi phát sốt.

đ. Kim kiều mạch căn 1-2 lạng, Mã tiền thảo 1 lạng, sắc uống. Có thể trị trị lao phối phát sốt.

3. Cách chữa mới.

Thuỷ châm: Mỗi ngày dùng 0.1 - 0.2 gam Liên độc tố tiêm vào huyệt Phế du hoặc Kết hạch huyệt (từ huyệt Đại chuỳ sang ngang 3,5 thốn), hai huyệt thay nhau sử dụng

4. Chữa bàng châm cứu.

a. Thể châm:

Phế du. Chiên trung, Thái Uyên, Túc tam lý.

Gia giảm:

+ Sốt về chiều, gia Đại chuỳ, Nội quan.

+ Tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, gia Hậu khê, Âm khích

+ Ăn uống không ngon, gia Trung quản , Tam âm giao.

+ Ngủ không tốt, gia An miên, Thần môn.

+Trong đờm lẫn máu, gia Cách du, Trạch hạ (dưới huyệt Xích trạch 1 thốn)

b. Nhĩ châm:

Phế, Chẩm, Bình suyễn, Giao cảm, Thần môn

BÀI THUỐC THAM KHẢO

1. Bạch cập tán:

Bạch cập, Bào sơn giáp, Đoạn mẫu lệ, Chích Bách bộ, Các vị bằng nhau, nghiền nhỏ mịn. Mỗi lần uống 1 đồng cân. 1 ngày 3 lần uống. uống đưa bằng nước. Dùng hợp ở lao phổi thể tẩm ẩm hoặc hình thành hang.

2. Đoạn quy phiến:

Khắc xà ô quy (cũng có thể dùng Rùa đen thường), dùng bùn đất đem bọc kín chắc lấy Rùa đen, để trên 1ửa đốt đến khi bùn đất khô nứt, Rùa đen đã thành than, nghiền bột. Mỗi lần uống 1 đồng cân, mỗi ngày 2 lần uống. Hiện đã chế mảnh, mỗi lần uống 4 mảnh, mỗi ngày uống 2-3 lần. Trị lao phổi, lao xương.

3. Hà xa phiến:

Bột nhau thai ép thành mảnh, mỗi mảnh 1 phân. Mỗi lần uống 4 mảnh, mỗi ngày uống 1-3 lần. Dùng ở phế thận l­ưỡng hư, hình gầy hụt hơi lưng buốt đùi mềm, liệt dương hoạt tinh.

THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y

Bệnh lý học (theo Cát Lâm y khoa đại học) (Tóm tắt).

Bệnh lao là do cảm nhiễm trùng lao, là một bệnh truyền nhiễm mạn tính.

1. Thành phần chủ yếu của thân khuẩn này là chất lòng trắng trứng và chất béo. Chất lòng trắng trứng có thể làm cho cơ thể rất nhạy, đẻ ra phản ­ứng biến thái của tính truyền nhiễm. Thân khuẩn hàm lượng chất béo rất cao, có thể tới 40% thành phần thân khuẩn, bởi thế sức đề kháng củ­a nó với ngoại giới rất mạnh, ở nơi râm mát, trong đờm khô nó có thể sinh tồn trên dưới nửa năm; theo bụi đất bay rộng ở trong không khí, có thể giữ gìn sức truyền nhiễm trong vòng 8-10 ngày; cho nên bệnh này rất dễ truyền rộng rãi, khuẩn lao sau khi bị thực bào ăn, nói chung không dễ bị giết, có khi lại có thể sinh trư­ởng đông đúc ở trong thực bào, bị thực bào đư­a đến bất kỳ nơi nào, bởi thế nó có thể ở trong cơ thể lâu dài.

Khuẩn lao sau khi xâm nhập cơ thể con người có quan hê mật thiết với sức đề kháng, sức tránh dịch và trạng thái phản ứng biến hoá mà bị tiêu diệt nhanh hay không ngừng sinh đẻ đông đúc rồi gây bệnh.

2. Biến hóa bệnh lý cơ bản và kết cục của bệnh lao:

a. Biến hoá cơ bản của bệnh lao là một chứng viêm có biến hoá dưới dạng là thấm xuất, tăng sinh, biến chất và hấp thu.

b. Kết cục của bệnh biến lao: 1) Bệnh biến có xu h­ướng tiến triển; thấm xuất và hoại tử, hình thành và tản rộng dịch hoá, hang rỗng. 2) Xu h­ướng du hợp của bệnh biến: Hấp thu, xơ hoá và vôi hóa.

3. Bệnh biến phát triển và phân hình của lao phổi.

a. Nguyên phát tính lao phổi, thường ở trẻ em , sơ nhiễm, tản rộng theo dòng limphô, tản rộng theo dòng máu, tản rộng theo phế quản.

b. Kế phát tính lao phổi; có hai nguồn cảm nhiễm:

- Sẵn có ổ bệnh trong phổi

- Cảm nhiễm từ ngoại giới, thường thấy ở người lớn.

4. Có các loại lao:

Lao màng tương ở ngực bụng, ngoài tim, lao ruột, lao thận và bàng quang, lao xương khớp, lao hạch, lao màng não.

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 98) 2696696 lượt người truy cập vào Website này!