Viêm mạc lồng ngực (lá thành màng phổi) do lao phân làm hai loại thấm ra và khô,
thuộc phạm trù “phong ôn, “huyền ẩm, “hung hiếp thống” trong đông y học.
Nguyên nhân phát bệnh là phế vệ hư nhược, ngoại tà xâm nhiễm nơi vùng thượng
tiêu sườn ngực, tà chính tranh nhau mà tới khí cơ uất kết; như phế khí mất
thông không thể rải tan thủy dịch thì có thể tích dịch thành ẩm. Thời kỳ sau đó
bởi thuỷ ẩm uất nhiệt kết lâu dài, chính khí hư nhược, có thể đã phát sinh
chứng hậu âm thương.
CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN.
1. Phát bệnh có cấp có hoãn, số lượng lớn đều có phát sốt, ho hắng đau ngực và
ra mồ hôi trộm, như khi tích dịch, lượnng tăng nhiều, có thể có-thở hít khó
khăn.
2. Bên bệnh khi tích dịch rất nhiều, vận động của thở hít thường bị hạn chế,
vách lồng ngực no đầy, gõ chẩn vùng dưới hiện lõ âm đục hoặc âm thực, nghe chẩn
ở nơi vùng âm đục thì tiếng nói rung động và tiếng thở hít giảm thấp hoặc mất
đi. Thời kỳ cấp tính của viêm lá thành màng phổi thể khô có thể nghe thấy âm cọ
xát của lá thành màng phổi.
3. Kiểm tra X quang vùng ngực, viêm lá thành màng phổi thể khô có thể không
phát hiện đặc thù; viêm lá thành màng phổi thể thấm ra có thể thấy tích dịch vòm
lá thanh màng phổi.
4. Bệnh này phải chú ý xem xét khác với lồng ngực có mù và lồng ngực có nước đo
dò ra.
PHƯƠNG PHÁP CHỮA
1. Biện chứng thí trị
Căn cứ biểu hiện lâm sàng cửa bệnh này, thời kỳ cấp tính mới bắt đầu có chứng
trạng hàn nhiệt vãng lai, là chứng bán biểu bán lý. Lồng ngực có nước thuộc
chứng “huyền ẩm. Nếu lấy ngực sườn đau đớn làm chủ thuộc chứng khí cơ uất kết.
Thời kỳ sau là chính khí hư nhược, có thể đã biểu hiện chứng âm thương. Bởi
thế, ở lúc biện chứng đã cần nắm vững trọn vẹn quá trình, lại cần coi trọng tính
giai đoạn, căn cứ vào chuyển hoá của bệnh lý, phân biệt riêng để chữa trị. Do ở
tích dịch là mâu thuẫn chủ yếu thường thấy, bởi thế trục thuỷ là một phương pháp
chữa trọng yếu.
a. Chứng bán biểu bán lý:
Hàn nhiệt vãng lai, thân nhiệt nổi lên ẩn đi, có mồ hôi mà sốt không giải, ngực
sườn tức đau, ho hắng dẫn đau, miệng đắng họng khô, nôn khan, rêu lưỡi trắng
mỏng hoặc vàng, mạch huyền sác. Chứng này thường thấy ở bước đầu viêm lá thành
màng phổi thể khô hoặc thể thâm ra.
Cách chữa: Hoà giải sơ lợi
Bài thuốc ví dụ
Sài chỉ Bán hạ thang gia giảm.
Sài hồ
5 đông cân, Hoàng cầm 3 đồng cân.
Thanh cao
5 đồng cân. Cát cánh 3 đồng cân.
Chỉ xác
3 đồng cân, Pháp Bán hạ 2 đồng cân,
Toàn qua lâu
5 đồng cân.
Gia giảm:
+ Sốt cao mồ hôi nhiều mà sốt không giải, ho hắng khí cấp, bỏ Sài hồ, Thanh
cao; gia Ma hoàng 1,5 đồng cân, Thạch cao 2 lạng, Khổ hạnh
nhân 3 đồng cân, Cam thảo 1 đồng cân.
+ Ngực sườn đau nhiều, nên thông lạc chỉ thống, gia Đào nhân 3 đồng cân,
Uất kim 3 đồng cân.
+ Ho hắng tức ngực, thở gấp, gia Đình lịch tử 3 đồng cân, Chích tang
bì 5 đồng cân.
+ Nếu hàn nhiệt chưa lui, khi mà đã hình thành lượng lớn nước ở lồng ngực, có
thể đồng thời dựa theo ở chứng huyền ẩm để chữa
b. Chứng huyền ẩm:
Ho hắng, vùng ngực căng buồn bằn, quá lắm thì thở gấp không thể nằm ngang, hoặc
xoay nghiêng thì thở hít dẫn đau, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền hoạt. Chứng
này thấy ở viêm lá thành màng phổi thể thấm ra mà dịch tích đã rõ ràng.
Cách chữa
Trục thủy khử ẩm, lấy giúp thêm lý khí hòa lạc
Bài thuốc ví dụ
Khống diên đan.
Cam toại
(Cam toại sau khi ngâm một ngày đêm dùng bột miến bọc kín lại nướng), Đại
kích, Bạnh giới tử các vị bằng nhau nghiền chung nhỏ mịn, rảy nước làm viên.
Phương này có tác dụng tả hạ trục thuỷ, lượng dùng phải dựa vào thể chất khoẻ
yếu mà suy nghĩ. Nói chung ban đầu dùng từ 6 - 8 phân, tiến dần lên đến 1.5 đồng
cân, uống liền 3-5 ngày, dừng 2-3 ngày lại uống, hàng ngày vào buổi sáng sớm lúc
bụng đói uống ngay. Sau khi uống có thể thấy quặn bụng nhè nhẹ đau bụng, ỉa phân
lỏng vài ba lần; nếu đau bụng hoặc đi lỏng nghiêm trọng nên giảm lượng hoặc
dừng uống, lại có thể ăn một bát cháo gạo để hoãn giải cái phản ứng ấy.
Ở khi dùng thuốc trục thuỷ khử ẩm, phải phối hợp bài thuốc sắc lý khí hoà lạc
c. Chứng khí cơ uất kết:
Ngực sườn đau đớn vùng ngực thấy khí buồn bằn, thở hít không dễ, khoảng cách
có ho buồn bằn, kéo dài qua thời gian lâu không khỏi, khi ngày râm mát chứng
trạng càng làm rõ rệt, ríu lưỡi mòng, mạch huyền. Chứng này có thể thấy ở viêm
lá thành màng phổi thể khô, viêm lá thành màng phổi thể thấm ra có tích dịch rất
ít và thời kỳ sau của lá thành màng phổi dính liền.
* Cách chữa
Lý khí hoà lạc.
Bài thuốc ví dụ
Hương phụ Toàn phức hoa thang gia giảm.
Chế Hương phụ
3 đồng cân, Toàn phức hoa 2 đồng cân bọc lại,
Sao Tô tử
3 đồng cân, Giáng hương phiến 1 đồng cân 1 đồng cân.
Quảng Uất kim
3 đồng cân, Sài hồ l ,5 đồng cân.
Xích thược
3 đồng cân, Sao chỉ xác 1,5 đồng cân.
Sao Diên hồ sách
3 đồng cân
* Gia giảm:
+ Ho hắng rất nhiều: thêm chừng Khổ hạnh nhân 3 đồng cân, Qua lâu bì
3 đồng cân, Tỳ bà diệp 3 đồng cân bỏ lông đi.
+ Đau lâu dài không dứt; hoặc thể đau như châm, thêm chừng Đào nhân 3
đồng cân, Hồng hoa 1,5 đồng cân, Đương quy tu 3 đồng cân,
Chích một dược 1 đồng cân.
d. Chứng âm thương:
Sau giờ ngọ sốt về chiều tim bứt rứt, nóng trong lòng bàn tay bàn chân, ban đêm
ra mồ hôi trộm, gầy còm, gò má đỏ hoặc kèm đau buồn bằn ở lồng ngực, ho khan
không có đờm, mồm và họng phát khô, lưỡi hông ít rêu, mạch tế sác.
Cách chữa
Dưỡng âm thanh nhiệt.
Bài thuốc ví dụ
Sa sâm Mạch đông thang gia giảm.
Nam sa sâm
4 đồng cân, Ngọc trúc 5 đồng cân,
Mạch đông
3 đồng cân, Bạch thược 3 đồng cân.
Địa cốt bì
3 đồng cân, Chích tang bì 3 đồng cân,
Quất lạc
1 đồng cân, Xuyên bối mẫu 1,5 đồng cân.
Ngân Sài hồ
2 đồng cân.
Gia giảm:
Kiêm có khí hư, sắc mặt trắng nhợt, thần mệt hụt hơi, gia Sao Đảng
sâm 5 đồng cân, Hoàng kỳ 5 đồng cân, Ngũ vị tử 1 đồng cân.
2. Chữa bằng châm cứu.
a. Thể châm
: Chi câu, Kỳ môn, Dương lăng tuyền.
Ngực buồn bằn, gia Nội quan, Nơi ngực đau có thể làm bầu (giác) đốt lửa hút.
b. Nhĩ châm
Giao cảm, Thần môn, Tâm, hung, phế
THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y
Lao màng phổi là một bệnh thường gặp ở lâm sàng nội khoa trong đó năng phổi bị
tràn dịch. Tràn dịch có thể là:
- Nước trong, thường gặp nhất, nước màu vàng chanh
- Mủ,hiếm có hơn, việc điều trị cũng phức tạp hơn.
Trong bài này chúng tôi chỉ nói đến cách điều trị lao màng phổi tràn dịch nước
trong.
Bệnh lao màng phổi có thể xuất hiện tự phát hoặc hậu phát.
Tự phát.
Trước thường gọi là Vì lạnh.
Biểu hiện như một bệnh viêm cấp, tự nhiên khỏi được nếu không có tổn thương ở
phổi.
Hậu phát.
Ở đây có nhiều tổn thương Phổi, viêm màng phổi chỉ phụ thuộc nên tràn dịch rất
ít, có thể gọi đấy là lao phổi có viêm màng.
Cũng được sắp xếp vào thể hậu phát này các trường hợp tràn dịch màng phổi, sau
khi ép phổi hoặc tràn khí màng phổi tự phát.
1. Triệu chứng.
a. Thời kỳ khởi phát.
Bệnh bắt đầu đột ngột với các triệu chứng:
- Sốt: Nhất là về buổi chiều.
- Ho khan, không có đờm.
- Đau ngực, khó thở.
- Nếu được nghe phổi của bệnh nhân lúc này, chúng ta có nghe được tiếng cọ màng
phổi, nhưng chỉ trong một vài ngày tiếng cọ sẽ biến mất và bệnh chuyển sang thời
kỳ toàn phát.
b. Thời kỳ toàn phát.
Lúc này việc chẩn đoán thường dễ dàng vì bệnh đã thể hiện rõ rệt với hội chứng
tràn dịch màng phổi.
Nếu chọc màng phổi lấy nước ra xét nghiệm, chúng ta sẽ thấy trong nước ấy:
- Lúc đầu có nhiều bạch câu đa nhân nhưng về sau số bạch cầu đơn nhân tăng dần
để rồi nhiều hơn hẳn
- Có nhiều hồng cầu.
- Nhiều anbumin và phản ứng Rivalta dương tính (+).
- Xét nghiệm trực tiếp rất ít khi thấy BK.
Đồng thời nếu làm phản ứng da tubeculin hay BCG tét cho bệnh nhân chúng ta thấy
kết quả rất lưỡng tính.
Tóm lại, việc chẩn đoán thường dễ dàng nhưng vấn đề quan trọng là phải biết phổi
đã tổn thương cha và tổn thương như thế nào vì nó sẽ quyết định biến chuyển,
tiên lượng bệnh và do đó cách điều trị cũng khác đi. Muốn biết tình trạng phổi
cần phải:
- Thử đờm nhiều lần.
- Chụp điện phổi sau khi bơm hơi vào màng phổi.
- Và nhất là chụp phổi cắt lớp (tomographie)
2. Biến chuyển
Bệnh thường khỏi hẳn: Sau 3-4 tuần lễ nhiệt độ xuống dần rồi bệnh nhân hết sốt.
Thời gian có khi ngắn hơn, có khi dài hơn và lúc đó đồng thời với viêm màng
phổi, các màng khác cũng có thể viêm (màng tim, màng bụng).
Khi đã khỏi, bệnh có thể:
- Khỏi hẳn, không để lại di chứng màng
- Hoặc để lại ít nhiều di chứng như: Màng dính và dày, túi cùng không mở.
3. Cơ chế sinh bệnh.
Tràn dịch màng phổi là do sự tiết dịch (exsudatif) của màng phổi đối với tổn
thương rất nhỏ dưới màng phổi. Tràn dịch đó có thể tự nhiên khỏi hẳn được bằng
cách nghỉ ngơi nhưng vẫn phải đề phòng vì đó là biểu hiện của nhiễm lao cho nên
sau khi khỏi bệnh nhân phải coi như người có thể sẽ bị lao phổi, lao màng não và
điều trị theo hướng đó. Tất cả sự quan trọng của vần đề nằm trong việc điều trị
và dưỡng bệnh, vì theo thống kê, người ta thấy trong thời gian 3 năm sau khi bị
viêm phổi màng có từ 15% đến 40% trường hợp bị lao phổi.
4. Phòng ngừa và di chứng.
a. Đề Phòng màng dầy và dính.
Bệnh nhân phải được chữa sớm và được nghỉ ngơi nhiều để cho nước rút nhanh, có
thể thì màng mới ít bị dính vì tràn dịch càng lâu bao nhiêu màng càng dễ dính
bấy nhiêu.
b. Đề Phòng lao hậu phát.
Sau khi khỏi, bệnh nhân phải an dưỡng 6 tháng, nghỉ hoàn toàn trong khi đó, cứ
3 tháng phải kiểm tra phổi bằng điện quang.
Sau thời gian an dưỡng, bệnh nhân bắt đầu làm công tác nhẹ nhưng vẫn phải theo
dõi về lâm sàng và điện quang, 6 tháng một lần, cứ như thế trong ít nhất 3 năm
mới chắc chắn.
Lưu ý
Viêm tràn dịch màng phối có thể có rất nhiều nguyên nhân.
Viêm tràn dịch màng phổi khác với tràn dịch màng phổi. Cùng một nguyên nhân có
thể gây ra các loại viên tràn dịch màng phổi khác nhau hoặc cùng một thứ dịch
màng phổi lại có thể tương ứng với những bệnh căn khác nhau.
KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ CỦA TÁC GIẢ
(Thừa kế của cụ lương y Trành ở thị xã Lạng Sơn).
Phổi có nước, tràn dịch màng phổi: giun đất dưới gốc cây chuối đã ăn buồng. Rửa
đất cát bám ngoài cho vào nồi, đốt trên bếp than cho cháy thành tro trắng. Lấy
tro trắng đó cho vào chén nước ngoáy tan, gạn lấy nước (bỏ cặn cát đất) cho
uống. Chú ý mỗi lần uống không quá ba con, dịch màng phổi rút rất nhanh.
|