Loét dạ dày Và loét tá tràng thuộc phạm trù vị quản thống' trong Đông y học
Nguyên nhân phát bệnh thường là ăn uống không giữ mức hoặc tinh thần bị kích
thích thời gian dài, đến nỗi can vị bất hoà, tỳ vị không khẻo, vị trí uất hoá
hoả mà thương âm, khí trệ hàn ngưng mà thương dương, hoặc từ khí tới huyết.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN
1. Vùng bụng trên đau phát cơn lặp lại nhiều lần, thường kèm hơi nóng, sôi bụng,
ợ chua, ở mùa thu đông phát cơn đau rất nhiều. Có quan hệ mật thiết với ăn uống.
Loét dạ dày thường đau nhiều ở sau khi ăn 2 đến 4 giờ đồng hồ, sau khi ăn lại có
thể giảm nhẹ đau.
2. Khi phát cơn đau, có cảm giác ấn đau nhè nhẹ, loét dạ dày điểm ấn đau ở
đường chính giữa hoặc lệch về bên trái, loét tá tràng thường lệch về bên phải
3. Nếu phân hiện rõ mầu sắc dạng đen như sơn, thực nghiệm huyết ẩn trong phân
dương tính, rõ ràng đưa ra có xuất huyết bên trong.
4. Chú ý xuất hiện chứng phát kèm.
Phàm nôn mửa lặp lại nhiều lần thức ăn hôi rữa, nhất là lấy thấy ở buổi tối làm
nhiều, thường là hẹp môn vị. Người bệnh trung buổi trở lên thời gian dài không
khỏi, đau đớn mất đi tính quy luật, gầy còm, thiếu máu hoặc vùng bụng trên sờ
thấy khối sưng, là biểu hiện biến thành ung thư. Khi có điều kiện phải làm
chụp cản quang để chẩn đoán xác minh.
Nếu hợp kèm nôn ra huyết, phân có huyết lượng lớn hoặc bởi thủng cấp tính đột
nhiên đau bụng dữ dội, cơ vùng bụng cứng đơ, phải kịp thời đưa đi khoa ngoại
làm kiểm tra và xử lý cần thiết.
5. Chẩn đoán xem khác:
a. Mạn tính viêm dạ dày:
Đau đớn không rõ rệt tính quy luật, khu vực ấn đau vùng bụng trên rất rộng, lại
không cố định, ăn uống không tốt, sau khi ăn đau đớn căng tức bứt rứt thêm nặng,
thường kèm nôn mửa.
b. Chứng thần kinh chức năng dạ dày:
Đau đớn không quy luật, quan hệ không rõ rệt với sự ăn uống, thường do kích
thích tình chí dẫn tới đau đớn, vùng bụng trên nói chung không có ấn đau, hoặc
nơi vùng ấn đau thường có biến động.
c. Bệnh đường mật mạn tính:
Đau đớn không quy luật, đã thường có bệnh sử phát cơn đau thắt hoặc vàng da,
phát cơn có quan hệ với đồ ăn là chất dầu béo, phía bụng phải trên (vùng túi
mật) có ấn đau, có thể kèm cục bộ cơ bụng căng kéo hoặc có sốt nhẹ.
PHƯƠNG PHÁP CHỮA
1. Biện chứng thí trị.
Căn cứ vào thời gian đau, tính chất đau quan hệ với ăn uống, phân biệt riêng hư
thực, hàn nhiệt, khí huyết khác nhau:
Nếu đau lâu ngày không khỏi, thế đau âm ỉ, ưa sờ, sau khi ăn thì giảm đau là
chứng hư.
Thể đau cấp, quá dữ dội, sợ sờ nắn, sau khi ăn thì đau nặng thêm là thực chứng.
Đau lạnh, ưa nhiệt, là chứng hàn.
Hơ nóng đau gấp, là chứng nhiệt.
Đau trướng hoặc đau đớn chạy ẩn náu là khí trệ.
Đau nhói, nơi đau cố định là huyết ứ.
Chứng hậu lâm sàng thường thấy có can vị bất hoà và tỳ vị hư hàn là hai loại
lớn. Nguyên tắc trị thì lấy điều hoà vị khí, sơ can kiện tỳ làm chủ.
a. Can vị bất hoà:
Dạ dày trướng đau, công ẩn không định, liền tới mạng sườn và phía sau lưng trên,
sau khi ăn đau nhiều lắm, ngực buồn bằn, có hơi nóng, ợ chua, miệng đắng, rêu
lưỡi trắng mỏng, mạch tế huyền.
Cách chữa
Sơ can hoà vị.
Bài thuốc ví dụ
Sài hồ sơ can ẩm gia giảm.
Sài hồ sao giấm
1,5 đồng cân, Sao Chỉ xác 1,5 đồng cân.
Bạch thược
3 đồng cân, sao Diên hồ sách 3 đồng cân,
Chế Hương phụ
3 đồng cân, cam thảo l đồng cân.
Gia giảm:
+ Khí uất hoá hoả, thế đau cấp bách, sôi bụng, ợ chua, miệng đắng, rêu lưỡi
vàng, gia Xuyên Hoàng liên sao gừng 6 phân,Chích ô tặc cốt 4 đồng
cân, hoặc Đoạn Ngoã lăng tử 6 đồng cân
+ Khí trệ huyết ứ, đau nhói, nơi đau cố định, căng cả mảng, sợ nắn, chất lưỡi
tím thì bỏ Sài Hồ; thêm Thất tiếu tán 4 đồng cân bọc lại sắc.
+ Xuất huyết thì dùng riêng bột sâm Tam thất, mỗi lần uống 5 phân, một
ngày 2-3 lần.
+ Hoả uất thương âm, đau âm ỉ như đói, miệng khô, chất lưỡi hồng, bỏ Sài hồ,
Hương phụ; gia Mạch đông, Sa sâm, Xuyên luyện tử, mỗi thứ 3
đồng cân.
b. Tỳ vị hư hàn:
Vùng dạ dày đau âm ỉ, khi nhẹ khi nặng, vùng trong dạ dày thấy lạnh, ưa ấm, ưa
nắn, bụng đói thì đau nhiều, sau khi ăn thì đau giảm, ăn nhiều lại trướng, hoặc
nôn ra nước trong, phân nát, sợ lạnh, tinh thần mệt mỏi, rêu lưỡi trắng nhạt,
mạch tế.
Cách chữa
ôn vị kiện trung.
Bài thuốc ví dụ
Hoàng kỳ kiện trung thang gia giảm.
Hoàng kỳ
4 đồng cân, Bạch thược 4 đồng cân.
Chích Quế chi
1.5 đồng cân, Chích Cam thảo 1,5 đồng cân,
Can khương
1 đồng cân, Đại táo 4 quả.
Gia giảm:
+ Hàn nặng, đau lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, miệng nhiều nước trong, gia Cao
lương khương 1 đồng cân.
+ Khí trệ, vùng dạ dày bĩ trướng, gia sao Chỉ xác 1.5 đồng cân, Mộc
hương 1 ,5 đồng cân.
+ Khí không nhiếp huyết, phân ra màu đen thì bỏ Can khương, Quế chi; gia
Bào Khương thán 1,5 đồng cân, Xích thạch chi 4 đồng cân bọc lại.
Uống riêng ô cập tán (ô tặc cốt, Bạch cập hai vị bằng nhau,
nghiền chung nhỏ mịn), mỗi gói 3 đồng cân.
+ Trong vị đình ẩm, nôn mửa nước trong dãi lạnh, vùng dạ có tiếng nước óc ách,
thì bỏ Hoàng kỳ, Đại táo; gia Khương Bán hạ 3 đồng cân, Phục
linh 3 đồng cân.
PHƯƠNG LẺ
a. Thanh Mộc hương nghiền bột, mỗi lần uống 0,5- 1 đồng cân, mỗi ngày
uống 2-3 lần. Có tác dụng lý khí chỉ thống.
b. Vỏ trứng gà sấy khô tán bột, mỗi lần uống 1 đồng cân, ngày uống 2-3
lần. Có tác dụng chế toan dứt đau.
c. Chích ô tặc cốt 375 gam, Mật ong 200 gam, chế thành viên mỏng, mỗi
viên 0,7 gam. Mỗi ngày uống 3-4 lần, mỗi lần uống 5-7 viên, 3 tháng là một liệu
trình Trị bệnh loét đau dạ dày, ợ chua, xuất huyết.
d. Ngoài ra, như Loa ti xác, Phongh xác, Ngoã lăng tử, Đoạn mẫu lệ, chọn
bất kể một loại, thêm vào 1/3 Cam thảo nghiền cực nhỏ mịn, trộn đều, mỗi
lần uống 1 đồng cân, 1 ngày 3 lần. Có tác dụng chế toan dứt đau.
3. Cách chữa mới.
a. Liệu pháp chôn chỉ:
Trung quản thấu Thương quản, Vị du thấu Tỳ du, Lương môn thấu Quan môn (ở dưới
Lương môn 1 thốn), huyệt Túc tam lý, làm chôn chỉ ruột dê.
b. liệu pháp cắt trị:
ở khe xương bàn tay số 4-5 cạnh khích lòng bàn tay, cắt trị chỗ gốc ngón 4-5
nối hợp xuống chừng 0,5cm.
4. Liệu pháp thôi nã. ở huyệt Tỳ du và điểm áp đau ở sau lưng trên, từ
nhẹ đến nặng, áp 1 -2 phút, xoa huyệt Trung quản 10 phút, sau cùng bắt (nã) ở
huyệt Thừa sơn.
5. Chữa bàng châm cứu.
a. Thể châm:
Nhóm 1: Trung quản, Nội quan, Túc tam lý
Nhóm 2: Vị du, Can du, Tam âm giao
Hai nhóm huyệt vị thay chéo, sử dụng, lại có thể gài kim trong da ở Điểm ấn đau
vùng lưng trên.
Gia giảm:
+ Đau sườn, ợ chua, gia Thái xung, Kỳ môn.
+ Bung đói đau nhiều, sợ lạnh, phân lỏng, gia Thiên khu, Khí hải
+ Phân phát màu đen hoặc có máu ẩn, gia Ẩn bạch, Tỳ du.
b. Nhĩ châm:
Loét dạ dày : Vị, Giao cảm, Thần môn.
Loét tá tràng: Thập nhị trường, Giao cảm, Thần môn.
BÀI THUỐC THAM KHẢO
1. Ô bối tán:
Ô tặc cốt 3 lạng, Tượng Bối mẫu 1 lạng.
Nghiền chung nhỏ mịn, trộn đều, đóng gói, mỗi gói 3 đồng cân
Mồi lần uống 1-1,5 đồng cân, mỗi ngày uống 2-3 lần. Có hiệu quả chế toan dứt
đau.
2. Ô thược tán:
Ô Tặc cốt 80 cân, bột Cam thảo 26 cân và 11 lạng.
Bạch thược
13 cân 5 lạng. Nghiền chung nhỏ mịn, đóng gói 3 đồng cân. Lượng dùng và chủ trị
như Ô bối tán.
3. Ô cập tán:
Ô tặc cốt, Bạch cập,
hai lượng bằng nhau. Nghiền chung nhỏ mịn, đóng gói, mỗi gói 3 đóng cân. Mỗi lần
uống 1 - 1,5 đồng cân, mỗi ngày uống 2 - 3 lần. Có hiệu quả chế toan cầm máu
4. Việt cúc hoàn:
Thương truật 3 đồng cân, Hương phụ 3 đồng cần, Xuyên khung
2 đồng cân, Lục khúc 3 đồng cân, Hắc Sơn chi 2 đồng cân.
Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, mỗi ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở đau dạ dày do can vị
bất hoà.
5. Phụ tử lý trung hoàn:
Nhân sâm
2 - 4 đồng cân ( hoặc Đảng sâm 2 - 4 đồng cân), Bạch truật 2 - 4
đồng cân, Bào khương 1 - 2 đồng cân, Chích Cam thảo 1 - 2 đồng cân,
Phụ tử chế 1 - 2 đồng cân.
Mỗi lần uống l,5 đồng cân, 1 ngày 2 lần uống. Dùng ở đau dạ dày
6. Lương phụ hoàn:
Cao lương khương, Hương phụ,
hai vị bằng nhau.
Mỗi lần uống l,5 đồng cân, một ngày 2 lần uống. Dùng ở đau dạ dày do vị hàn.
THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y
1 . Loét dạ dày, tá tràng
Đây là một bệnh toàn thể biểu lộ bằng triệu chứng địa phương cho nên điều trị
địa phương, dù bằng phẫu thuật, cũng không đủ mà phải dùng những thuốc có tác
dụng toàn thể.
a. Nguyên nhân sinh bệnh.
Hiện chưa biết rõ tuy có nhiều thuyết được đưa ra vì thế mà có nhiều cách
chữa.
+ Có người cho là một bệnh địa phương.
+ Có người bảo là do thần kinh phế vị cường tính làm cho dịch vị tiết ra nhiều,
dạ dày vận động nhiều hơn.
+ Có người cho là một bệnh dị ứng: Dị ứng đối với chất gì người ta cũng không
rõ, chỉ biết rằng đo histamin trong máu người loét dạ dày cao hơn người bình
thường.
Gần đây hơn, áp dụng học thuyết páplôp, nhiều môn phái (Bưkôp, Cattan. Frumusan)
cho đây là một bệnh thần kinh cho sự rối loạn hoạt động của đại não, vỏ đại não.
Thuyết này cho rằng vỏ đại não và các nội tạng là một hệ thống nhất, liên hệ mật
thiết với nhau, điều chỉnh lẫn nhau qua các trung tâm dưới vỏ não.
Bởi thế nên các chấn thương tinh thần, các xúc động làm rối loạn sự hoạt động
của vỏ đại não, đại não không điều chỉnh được các trung làm dưới vỏ não nữa nên
các mao quản co lại, các nội tạng (trong đó có dạ đày) bài tiết nhiều hơn, vận
động nhiều hơn, sinh ra loét dạ dày. Khi đã bị loét dạ dày rồi, sẽ có ảnh hưởng
ngược lại từ dạ dày lan đến vỏ não làm duy trì sự rối loạn ấy sinh ra một vòng
luẩn quẩn chỉ có thể thoát được khi nào não phục hồi được sự hoạt động bình
thường của nó bằng cách kìm hãm vỏ não bằng giấc ngủ nhân tạo.
Đặc điểm của bệnh.
Là sự biến chuyển có chu kỳ
+ Mỗi chu kỳ đau độ 10- 1 5 ngày: Trong mỗi ngày, cơn đau có liên hệ đến bữa ăn,
hoặc đói thì đau, ăn thì đỡ, hoặc no thì đau, đói thì đỡ.
+ Ngoài những kỳ đau, bệnh nhân ăn uống như thường không đau, mặc dù loét vẫn
còn tuy có đỡ nhưng không mất hẳn.
Bởi thế không những phải điều trị trong thời kỳ đau mà lúc hết cơn đau vẫn phải
tiếp tục điêu trị vì cha có bằng cớ rõ rệt chắc chắn của sự khỏi bệnh hoàn
toàn. Thời kỳ không đau có thể rất lâu vài ba năm, có khi 10 nầm rồi bệnh lại
tái phát cho nên rất khó định đoạt giá trị của một phương pháp điều trị.
c. Đặc điểm của từng vị trí loét
* Loét dạ dày
+ Dễ ung thư hoá hơn: Sự thay đổi đó rất khó biết nên chỉ định phẫu thuật ở đây
rộng rãi hơn. Phải nghi bệnh đã ung thư hoá khi chữa mà hình dạng loét trong
phim điện quang không thay đổi sau 2 - 3 tháng.
+ Tương đối ít tái phát hơn vì thế thời gian chữa chủng cố ngắn hơn.
* Loét tá tràng
Không ung thư hoá nhưng:
+ Dễ Chảy máu
+ Dễ tái phát hơn cho nên thời gian chữa củng cố lâu hơn.
2. Chứng chảy máu dạ dày và tá tràng
Chảy máu dạ dày và tá tràng là một trường hợp cấp cứu có rất nhiều nguyên nhân:
thông thường như là dạ dày, có thể chữa khỏi bằng Nội khoa, hiếm lắm mới phải
dùng phẫu thuật.
a. Lâm sàng (nhắc lại lâm sàng)
Biểu hiện lâm sàng bằng nôn và đi ngoài ra máu, xảy ra bất thình lình lúc bệnh
nhân đang khoẻ mạnh.
* Nôn ra máu
Bệnh nhân có khi ngất, chóng mặt rồi nôn ra nhiều máu đỏ, mấy ngày sau đi ngoài
ra phân đen.
* Đi ngoài ra máu
Có khi bệnh nhân không nên ra máu mà đi ngoài ra phân đen, và khi ấy có thể
ngất ngay trong nhà xí.
Dù trong trường hợp nào, lúc bấy giờ khám bệnh chúng ta sẽ thấy triệu chứng mất
máu ở người bệnh như :
- Người xanh xao, mặt tái nhợt, môi trắng bệch.
- Chân, tay, mũi lạnh toát.
- Mạch nhanh, huyết áp hạ.
- Nắn bụng bệnh nhân vẫn mềm nhưng hơi đau ở thượng vị hoặc hố chậu.
- Nếu day trở nhiều, bệnh nhân lúc đứng lên ngồi xuống có thể bị ngất trở lại.
b. Biến chuyển
Sau 10 - 15 ngày, bệnh nhân có thể hồi phục :
- Da đỏ trở lại.
- Mạch và huyết áp trở lại bình thường.
- Số hồng cầu tăng dần lên.
- Bệnh nhân có thể ngồi dậy và đi đứng được. Nhưng vài ngày sau bệnh có thể tái
phát và tái phát là một yếu tố tiên lượng xấu, chúng ta phải nghĩ đến đặt vấn đề
phẫu thuật.
c. Nguyên nhân
Có thể do một bệnh trong dạ dày hoặc ngoài dạ dày.
* Nguyên nhân trong dạ dày
+ Loét dạ dày hay tá tràng là nguyên nhân thông thường nhất.
- Loét cũ, sâu, tổ chức xung quanh xơ cứng, mạch máu cứng, máu ra nhiều, khó tự
dừng lại..
- Loét mới, rộng, tổ chức xung quanh còn mềm, dễ phù nề, ứ máu, máu ra ít hơn,
dễ ngừng lại hơn.
Một số thuốc có thể gây chảy máu ở bệnh nhân có loét dạ dày như Atporin,
antipirin, phenylboutazon, cortizon, có khả năng gây loét nhẹ.
+ Ung thư dạ dày.
+ Viêm dạ dày - tá tràng.
Nguyên nhân ngoài dạ dày
+ Tăng áp lực tĩnh mạch gây :
- Giãn tĩnh mạch thực quản và sau đó vỡ ra.
- Chảy máu dạ dày lan tràn.
+ Trong bệnh xơ gan, bệnh Banti cũng có thể gây chảy máu do thiếu protrombin vì
gan suy .
+ Máu từ gan hay mật quản theo mật (hémogéme), trong áP xe gan, ung thư gan.
+ Những bệnh chảy máu Bệnh: Bệnh sinh chảy máu(hémogéme), bệnh ưa chảy máu
(hémogéme) hay bệnh nhiễm trùng nặng gây chảy máu, thường không nguy hiểm.
+ Không tìm thấy nguyên nhân: (20o/o):
Những nguyên nhân chảy máu đường tiêu hoá thường gặp nhất là loét dạ dày - tá
tràng và tăng áp lực tĩnh mạch.
Đứng trước sự chảy máu đó, dù cho nguyên nhân gì, mục tiêu chủ yếu là:
- Bảo vệ cơ thể khỏi bị mất máu.
Làm ngừng chảy máu.
Bằng biện pháp nội khoa và Ngoại khoa khi cần thiết.
KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ CỦA TÁC GIẢ
Xuất huyết dạ dày tá tràng
+ Châm bồ: Đại lăng, Khích môn.
+ Cứu: Ẩn bạch Đại đôn
|