Viêm đường ruột cấp tính thường phát ở hai mùa hạ và thu. Nếu lấy nôn mửa, đau
đớn vùng bụng trên làm chủ, gọi là viêm dạ dày cấp; lấy ỉa chảy, đau chung quanh
rốn làm chủ, gọi là viêm ruột cấp tính; thổ tả đều rõ rệt, gọi là cấp tính viêm
đường ruột, thuộc về phạm vi thổ tả hoặc hoắc loạn” trong Đông y học. Thường
bởi ăn uống không sạch, ăn uống bừa bãi, thêm vào đó là bị cảm thử thấp, hoạc
nhân lúc đang nóng mà ham mát, hàn thấp ẩn náu ở trong, đã đưa đến công năng vận
hoá của trường vị mất đều, không phân được trong đục của thuỷ cốc, phát sinh đau
bụng thổ tả; nếu thổ tả quá nhiều, tân và khí hao thương, có thể sẽ xuất hiện
hiện tượng hư thoát.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN
1. Đột nhiên phát sinh nôn mửa, ỉa chảy, đau bụng, nôn mửa ra thường là thức ăn,
phân hiện rõ sắc vàng dạng nước, có sốt ít bệnh án có thể lẫn niêm dịch và huyết
dịch. Có kèm sợ lạnh, phát sốt, đau đầu mức độ khác nhau.
2. Khi thổ tả dữ dội, nếu thấy da dẻ nhăn nheo, hốc mắt lõm sâu, tâm bứt rứt,
miệng khô, nước tiểu ít, là rõ ràng đa ra hiện tượng mất nước; nếu xuất hiện
sắc mặt trắng nhợt, ra mồ hôi mà chân tay lạnh, thân nhiệt giảm xuống, mạch vi,
ti, sác, là rõ ràng đưa ra hiện tượng nguy nặng của suy kiệt tuần hoàn ngoại
vi cần làm xử lý cấp cứu.
3. Vùng bụng trên và quanh rốn có ấn đau, tiếng sôi ruột tăng lên.
4. Tổng số bạch cầu và phần trăm tế bào trung tính trong huyết dịch tăng cao.
5. Bệnh này phải xem xét khác với khuẩn lỵ cấp tính và hoắc loạn như sau:
a. Khuẩn lị cấp tính lượng phân ít, số lần nhiều, phân có máu mủ rõ rệt, cảm
giác lý cấp hậu trọng nổi rõ.
b. Hoắc loạn phần nhiều trước tả sau thổ, thổ tả đều dữ dội, vật thổ tả ra như
nước gạo, lượng nhiều, bụng không đau, có mất nước rõ rệt, hoặc choáng ngất, hôn
mê, cơ thẳng bụng và cơ sinh đôi bắp chân co rút đau đớn.
PHƯƠNG PHÁP CHỮA
1 . Xử lý khẩn cấp:
Do ở sự phát triển của bệnh này thường cấp, chữa trước hết phải cấp cứu chọn lấy
châm cứu, cạo gió, uống thuốc chế sẵn, cho uống đều đều nước muối đun sôi. Nếu
nôn mửa đều đều rối lên không thể uống nước thì phải chuyền dịch; nếu mất nước
nghiêm trọng xuất hiện hiện tợng choáng ngất phải kết hợp Đông Tây y cấp cứu.
a. Châm cứu:
Thể châm: Nội quan, Trung quản, Túc tam lý, Hợp cốc.
Gia giảm
:
+ Đau bụng, gia Khí hải
+ Dương suy muốn thoát, cứu Thủy phân, Thần khuyết (cách muối)
Các huyệt trên phải dùng cách kích thích mạnh, chứng nặng mỗi ngày phải châm
kim 2-3 lần
Nhĩ châm
Đại trường, Tiểu trường, Giao cảm, Thần môn.
b. Cạo gió.
Thao tác: Dùng mép sáng trơn của chìa khoá hoặc tiền cổ bằng đồng tẩm dầu vừng
cạo ở hai cạnh cột sống, khe sườn, xương ngực, khuỷu tay và lõm gối, cạo từ trên
xuống dưới, từ sau lưng ra ngực, trước nhẹ sau nặng, lấy xuất hiện điểm xuất
huyết mầu đỏ tím làm mức dừng cạo.
c. Thuốc chế sẵn
Ngọc khu đan
3 phân, thêm 5 -7 giọt nước cốt gừng sống ngoáy vào nước sôi uống, mỗi ngày 2
lần. Dùng hợp ở chứng quặn bụng nôn mửa rõ rệt.
Hồng linh đan,
mỗi lần uống 1- 2 phân, một ngày 2 lần. Dùng hợp ở thổ tả, đau bụng nghiêng về
nhiệt tượng.
Tịch ôn đan,
mỗi lần uống 2-4 miếng (hoặc nửa gói đến 1 gói), một ngày 2 lần. Dùng ở thổ tả,
đau bụng, rêu lưỡi trắng trơn, biểu hiện chứng hàn thấp
Thuần dương chính khí hoàn mỗi lần uống 5 phân đến 1 đồng cân, ngày 2 lần. Dùng
ở chứng hàn đau bụng thổ tả
Những thuốc kể trên đây bà chửa đều kị dùng.
2. Biện chứng thí trị
Biện chứng phải phân rõ hai loại hàn thấp, thấp nhiệt. Chú ý nắm vững biện chứng
hư thoát. Trị liệu lấy phương hướng tiết trọc, hoá thấp hoà trùng làm chủ; nhiệt
chứng thì thanh nhiệt, hàn chứng thì ôn trung.
a. Chứng hàn thấp:
Nôn mửa đồ ăn nước trong, ỉa ra phân vàng nhạt mỏng lỏng, dạ buồn bằn, bụng
trướng đau ưa sờ nắn, khát ưa uống nóng, hoặc sợ lạnh. phát sốt, đau đầu, đau
mình, rêu lưỡi trắng hoặc trắng trơn, mạch nhu.
Cách chữa
phương hương hoá trọc, ôn trung táo thấp.
Bài thuốc ví dụ
Hoắc hương chính khí tán gia giảm.
Hoắc hương, Bộ lan, Tử tô, Thương truật, Hậu phác,
mỗi thứ 3 đồng cân, Mộc hương 1,5 đồng cân, Bạch khấu nhân 1 đồng
cân (bỏ vào sau), Trần bì 2 đồng cân, Can khương 1 đồng cân,
Phục linh 3 đồng cân.
b. Phong thấp nhiệt
Nôn mửa đồ ăn chua rữa và niêm dịch, ỉa ra phần lỏng mà vàng sẫm, nhiều bóng
bọt, có mùi hôi nóng, hoặc dây niêm dịch, huyết dịch, giang môn hun nóng, dạ
buồn bằn, bụng đau gấp gáp, sợ sờ nắn, miệng khát, tâm bứt rút, nước tiểu vàng,
kèm có phát sốt, rêu lưỡi vàng trơn, mạch sác.
Cách chữa
phương hương tiết trọc, thanh nhiệt hoá thấp.
Bài thuốc ví dụ
Cát căn cầm liên thang gia giảm.
Cát căn
3 đồng cân, Sao Hoàng cầm 3 đồng cân,
Hoàng liên
1 -2 đồng cân, Hoắc hương 3 đồng cân,
Bội lan
3 đồng cân, ổi Mộc hương 1,5 đồng cân,
Địa cẩm thảo
5 đồng cân, Lục nhất tán 4 đồng cân bọc lại sắc,
Tiên hà diệp
(lá sen tươi) 1 góc
Gia giảm:
+ Nếu chứng hàn chứng nhiệt cùng thấy lẫn lộn, thì lấy Hoàng liên, Hậu phác
hoặc Hoàng liên, Can khương cùng dùng.
+ Biểu chứng rõ rệt, có nóng rét, gia Đậu quyển 4 đồng cân,
Hương nhu
1,5 đồng cân.
+ Hiệp với trệ đồ ăn, gia Sao Lục khúc 5 đồng cân, Tiêu Sơn tra 3
đồng cân.
+ Nôn mửa quặn bụng trên rõ rệt; gia Khương bán hạ 3 đồng cân, Khương
trúc nhự 3 đồng cân.
+ Tiểu tiện ít nước tiểu, gia Thông thảo 1 đồng cân, Xa tiền thảo
5 đồng cân.
+ Bụng đau mà chuyển gân co rút, gia Đạm Ngô thù 8 phân, Bạch thược
5 phân, Mộc qua 3 đồng cân.
+ Ngoài đó ra gặp thổ tả dữ dội , hao thương tân dịch, khi dẫn đến vong âm rõ
rệt (tức là hiện tượng mất nước), ta phải dưỡng âm sinh tân, lấy Sinh mạch
tán Gia giảm:
Đảng sâm
5 đồng cân, Mạch đông 5 đồng cân,
Ngũ vị tử
1,5 đồng cân, Đoạn Mẫu lệ 1 lạng,
Ô mai
2 đồng cân, Bạch thược 4 đồng cân,
Thạch hộc
4 đồng cân, Cam thảo 1,5 đồng cân.
+ Nếu kiêm thương tới dương mà đến nỗi hư thoát vong dương (tuần hoàn ngoại vi
suy kiệt), phải gấp rút ôn trung hồi dương cứu nghịch, dùng Thông mạch tứ
nghịch thang hợp với Phụ tử lý trung thang gia giảm:
Đảng sâm
5 đồng cân, Bạch truật 4 đồng cân,
Can khương
2 đồng cân, Phụ tử 1 ,5-3 đồng cân,
Cam
thảo
1,5 đồng cân.
+ Vong âm vong dương cùng thấy, đồng thời chữa cả hai.
3. phương lẻ.
a. Bạch phàn tán mịn 1 đồng cân, ngoáy với nước uống, một ngày 2 lần.
b. Lấy chứng trạng viêm ruột cấp tính làm chủ, có thể dùng đơn lẻ của bệnh khuẩn
lỵ cấp tính để chữa, như Phượng vĩ thảo tươi, Thiết hiện thái, Địa
cẩm mà chữa.
4. Cách chữa mới.
Liệu pháp thuỷ châm. Lấy huyệt Thạch môn.
DỰ PHÒNG
Triển khai vận động vệ sinh môi trường, ra sức diệt ruồi nhặng, quản lý chặt chẽ
vệ sinh ăn uống. ở mùa tiết bệnh này lưu hành, mỗi bữa có thể ăn mấy tép Tỏi,
hoặc dùng Hoắc hương tươi , Bội lan tươi lượng vừa đủ hãm
nước uống thay trà.
BÀI THUỐC THAM KHẢO
1. Ngọc khu đan:
Thành phần xem ở bài Say nóng.
2, Hồng linh đan:
Xạ hương
6 đồng cân, Chu sa 2 lạng, Thanh mông thạch 8 đồng cân, Ngân
tiêu 2 lạng, Hùng hoàng 1-2 lạng, Nguyệt thạch 1-2 lạng,
Băng phiến 6 đồng cân.
Các thứ đều lấy bột mịn sạch, trừ Băng phiến, Xạ hương ra ngoài, trước
hết đem Thanh mông thạch, Hùng hoàng, Chu sa nghiền thật kỹ, tiếp theo
sau là thêm vào bột mịn thuốc còn lại đó trộn đều nghiền đến cực nhỏ, sau cùng
thêm Xạ Hương, Băng phiến nghiền đều cho vào bình đậy kín chắc lại.
3. Tịch ôn đan:
Thành phần xem ở bài Say nóng.
4. Thuần dương chính khỉ hoàn:
Trần bì, Thương truật, Nhục quế, Công đinh hương, Hoắc hương, Đông truật,
Phục linh, Chế Bán hạ, Thanh Mộc hương, Hồng chích đan làm áo.
5. Lục nhất tán:
Hoạt thạch
6 lạng, Cam thảo l lạng nghiền chung nhỏ mịn.
Tham khảo bệnh học tây y
Thổ tả là một bệnh viêm nhiêm tiểu tràng cấp tính do trực trùng Cốc (Koch) gây
ra, có khi thành dịch giết hại nhiều người, chúng ta cần nắm vững và xử trí kịp
thời để ngăn cản sự hoành hành của nó. Cách điều trị mà chúng tôi sẽ trình bày
dưới đây áp dụng không những cho bệnh tả mà còn cho tất cả các bệnh đi rửa vì
nhiễm trùng bởi một loại vi trùng khác hoặc nhiễm độc (Salmonella, siêu vi
trùng, ngộ độc) và cũng gây ra một hội chứng mất nước ngoài tế bào. Từ khi hoà
bình được lập lại (1954), bệnh thổ tả không còn thấy ở nước ta nữa nhờ tiêm
phòng (đến 1971), nhưng hội chứng mất nước cấp vẫn còn.
Triệu chứng chính là nôn mửa và tháo dạ:
- Bệnh nhân nôn rất nhiều, lúc đầu có thức ăn, sau nôn ra nước và mật.
- Ỉa ra toàn nước, trong đó lổn nhổn những hạt giống như gạo trắng.
Tình trạng nôn mửa và đi rửa đó sẽ gây ra một hội chứng do rối loạn điện giải
đặc biệt: Hội chứng mất nước ngoài tế bào và mất Nacl. Vấn đề điều trị phải
giải quyết hội chứng đó cấp bách vì nếu không, trongvài giờ bệnh nhân sẽ bị nguy
ngập ngay. Cụ thể chúng ta sẽ thấy bệnh nhân trong tình trạng:
Mặt hốc hác, môi tím, lưỡi khô.
Tiếng khàn khàn, có khi mất cả liếng.
Người rất mệt nhọc, chân tay teo lại, bắp chân bị chuột rút.
Toàn thân giá lạnh, râm rấp mồ hôi.
Nước tiểu ít.
Mạch tay không sờ thấy, nếu lấy được cũng thấy nhanh và nhỏ.
Huyết áp không đo được.
Tĩnh mạch cũng khó tìm thấy.
Nếu tìm thấy tĩnh mạch và lấy ít máu ra thì thấy máu hình như đặc lại, chảy rất
khó, protein và hồng cầu tăng lên vì mất nước, urê cũng tăng lên ( 1 -2 gam) vì
bệnh nhân nôn nhiều không đi đái được.
Trong tình trạng đó, có khi chỉ trong vài giờ, bệnh nhân sẽ chết mà nguyên nhân
là mất Nacl và nước, đưa rất nhanh đến trụy mạch.
Cho nên công tác điều trị, chỉ định chính là phải:
Bồi bổ lại cấp bách điện giải Nacl và nước đã mất nhiều và quá nhanh.
Chống lại sự sinh sản vi trùng trong tiểu tràng .
Ngoài ra cũng có những chỉ định điều trị phụ như:
Chống trụy tim mạch.
Chữa triệu chứng: Nôn, giá lạnh.
|