Tiêu Chảy mạn tính, gọi là cửu tả, là bệnh thường thấy ở lâm sàng, phần lớn do
bệnh tật ở tiêu hoá không tốt, viêm ruột mạn tính, công năng ruột rối loạn, dị
ứng kết trường, viêm loét kết trường, cho tới lao kết trường đưa đến. Bệnh biến
chủ yếu của nó nguyên nhân là ngoại cảm tà thời khí, ăn uống không hạn chế, hoặc
can khí ức uất, đều có thể dẫn tới tiêu 0chảy làm cơn lặp lại; lâu ngày thì tỳ
vị hư nhược, công năng vận hoá hấp thu trở ngại, bệnh tỳ và thận, tỳ thận lưỡng
hư, bệnh tình rất là kéo dài.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN
1 . Chủ chứng của bệnh này là số lần đại tiện tăng nhiều, chất phân lỏng, phát
cơn lặp lại, bệnh trình rất dài.
2. Hỏi xem đã qua có hay không bệnh sử bệnh lỵ, chú ý tính chất và hình dáng
phân, phải xem xét khác với lỵ mạn tính.
3. Nếu tiện bí và tiêu chảy thay chéo nhau phát sinh, hoặc có kèm chứng đau
bụng và sốt nhẹ không quy luật, phải nghĩ đến lao ruột:
Cần hỏi xem có hay không có bệnh sử về lao. Chú ý vùng phía phải của bụng dưới
có hay không có ấn đau và bọc, hòn, có thể làm máu lắng và kiểm tra phân để bổ
trợ chẩn đoán xác minh.
4. Người bệnh trung tuổi trở lên, tình hình toàn thân rất xấu, phân hoặc có dây
máu, phải nghĩ đến ung thư kết trường, phải làm kiểm tra chẩn bằng ngón tay ở
giang mòn, khi cần nhất định phải làm các kiểm tra khác.
5. Ở vùng có bệnh huyết hấp trùng lưu hành, phái nghĩ đến bệnh huyết hấp trùng.
6. Phát làm bệnh có gắn với đầu mối tinh thần, lại kèm có chứng mất ngủ, đầu lờ
mờ, kiểm tra các hạng mục đều không có phát hiện đặc thù, thường thuộc rối loạn
công năng trường vị hoặc dị ứng kết trường.
PHƯƠNG PHÁP CHỮA
1. Biện chứng thí trị.
Tiêu chảy mạn tính lấy hư chứng làm chủ, nói chung thường thuộc tỳ vị hư
nhược, trị thì phải kiện tỳ, bệnh lâu ngày lôi kéo tới thận thì cùng bổ tỳ,
thận; nếu như can khí ảnh hưởng đến tỳ vị mà đến nỗi tỳ vị bất hoà thì phải
điều hoà can tỳ.
a. Tỳ vị hư nhược:
Sắc mặt vàng úa, ăn ít, mẹt mỏi, bụng trướng, không thoải mái, phân lỏng mỏng,
hoặc có kèm vật chất không tiêu hoá, quá lắm thì mặt phù, chân, sưng, mạch nhu
hoãn, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng.
Cách chữa
Kiện tỳ trợ vận
Bài thuốc ví dụ
Sâm linh Bạch truật tán gia giảm.
Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh,
mỗi thứ 3 đồng cân, Trần bì 2 đồng cân. Sơn dược 3 đồng cân, Sa
nhân 1 đồng cân (bỏ vào sau).
Gia giảm
+ Nếu có sợ lạnh, bụng đau, bụng trướng, gia Quảng Mộc hương 2 đồng cân,
Bào khương 1 đồng cân, hoặc gia Chế Phụ tử 1,5 đồng cân.
+ Nếu có trệ đồ ăn, gia Lục khúc 3 đồng cân, Kê nội kim 3 đồng
cân
+ Tiêu chảy dài ngày, hậu môn có cảm giác xệ xuống, quá lắm thì lòi dom, gia
Thăng ma 2 đồng cân, Hoàng kỳ 3 đồng cân
+ Nếu mặt và chân tay phù thũng, gia Xa tiền tử 3 đồng cân bọc lại, Dĩ
nhân 4 đồng cân
+ Nếu kiêm cảm ngoại tà thấp nhiệt mà dẫn tới phát cơn cấp tính, tham khảo bài
viêm đường ruột cấp tính để chữa.
b. Thận dương bất chấn:
ở mỗi ngày trước sau lúc trời sáng, dưới rốn đau, sôi bụng thì ỉa ngay (gọi là
ngũ canh tiết), phân có vật ăn không tiêu hoá, vùng bụng sợ lạnh hoặc làm
trướng, ăn uống không hăng hái, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế.
Cách chữa
ôn thận sáp trường
Bài thuốc ví dụ
Phụ tử lý trung hoàn gia giảm
Chế Phụ tử
1,5 đồng cân, Đảng sâm 3 đồng cân
Bạch truật
3 đồng cân, Bào khương 1 đồng cân
Chích Cam thảo
1 đồng cân, Bổ cốt chỉ 3 đồng cân
Đạm ngô thù
8 phân, Nhục đậu khấu 1 đồng cân
Ngũ vị tử
1,5 đồng cân.
Gia giảm
+ Nếu phân tuột ra không dứt, gia Kha tử nhục 3 đồng cân, Xích thạch
chi 3 đồng cân bọc lại.
c. Can tỳ bất hoà:
Tiêu chảy theo tình cảm biến đổi mà làm cơn hoặc nặng thêm hoặc đi ỉa mà không
thông thoát, bụng trướng công đau, sôi ruột, trung tiện nhiều lại thấy ngực
sườn bĩ tức, ợ hơi nóng, ăn ít, mạch huyền.
Cách chữa: Điều hoà can tỳ.
Bài thuốc ví dụ: Thống tả yếu phương hợp với Tứ nghịch tán gia giảm.
Bạch thược
3 đồng cân. Trần bì 2 đồng cân.
Phòng phong
1,5 đồng cân, Sao Bạch truật 3 đồng cân
Sài hồ
1,5 đồng cân, Chỉ xác 2 đồng cân,
Cam
thảo
1 đồng cân.
Gia giảm:
+ Nếu thường phát không khỏi, gia Ô mai 2 đồng cân, Mộc qua 3 đồng
cân.
+ Nếu khí trệ, bụng trướng, đau nhiều lắm, thì gia Mộc hương 1,5 đồng
cân.
2. Phương lẻ.
a. Thạch lựu bì 1 quả, Đường đỏ 1 lạng sắc uống.
b. Ngũ bội tử, sấy khô nghiền nhỏ, rảy hồ miến làm viên, to như hạt ngô đồng,
mỗi lần uống 5 viên, một ngày uống 3 lần, uống đưa bằng nước gạo nấu.
c. Đất lòng bếp, thêm rễ Lúa nếp hoặc Hồ lô ba mỗi thứ 1 lạng,
sắc nước uống
d. Khô phàn cho vào túi dẻo, mỗi lần uống 1 - 2 viên, 1 ngày 2 lần
đ. Thuần Lưu hoàng 1 lạng, Xích thạch chi 1 lạng, nghiền chung nhỏ
min, mỗi lúc trước bữa ăn sớm và tối uống 1 lần, mỗi lần 5 phân, uống đưa bằng
nước sôi. Dùng hợp ở chứng Ngũ canh tiết, sau khi uống có cảm giác nóng ấm làm
mức
3. Cách chữa mới
Liệu pháp chôn chỉ: Lấy huyệt Đại trường du, Túc tam lý
4. Chữa bằng châm cứu
a. Thể châm:
Tỳ du, Đại trường du, Thiên khu, Túc tam lý (huyệt vị vùng lưng và bụng cùng
dùng châm với cứu)
b. Nhĩ châm:
Đại trường, Tiểu trường, Thần môn, Giao cảm.
5. Liệp pháp đẩy tay
a. Người bệnh ngồi ngay ngắn, trước hết xoa huyệt Trung quản 10 phút, tiếp đó
xoa bụng 10 phút.
b. Người bệnh nằm sấp, ấn Tỳ du, Vị du và Đại trường du, lấy buốt căng làm mức
c. Người bệnh ngồi ngay, xát ngang Tỳ du, Vị du, Thận du, Bát liêu, lấy nóng lên
làm mức
BÀI THUỐC THAM KHẢO
1. Hương sa lục quân hoàn:
Thành phần và liều lượng xem ở bài Viêm dạ dày mạn tính
Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, mỗi ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở tỳ vị hư nhược đến
chỗ tiêu chảy.
2. Phụ tứ lý trung hoàn:
Thành phần và liều lượng xem ở bài Loét dạ dày tá tràng.
Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, mỗi ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở tỳ vị dương hư đến
chỗ tiêu chảy.
3. Tứ thần hoàn:
Phá cố chỉ 4 lạng, Ngũ vị tử 2 lạng, Nhục đậu khấu (khử
dầu) 2 lạng, Ngô thù du 1 lạng, nghiền chung nhỏ mịn. Dùng Sinh khương
4 lạng, Hồng táo 50 quả, sắc thang rảy làm viên.
Mỗi lần uống 1 ,5 đồng cân, mỗi ngày 2 lần uống. Dùng ở tỳ hư tới thận, thận
dương bất chấn gây ra tiêu cháy.
4. Kiện tỳ hoàn:
Đảng sâm
2 lạng. Bạch truật 2 lạng, Trần bì 1 lạng, Mạch nha 1 lạng,
Sơn tra 1,5 lạng, Chỉ thực 3 lạng. Nghiền chung nhỏ mịn luyện mật
làm viên.
Mỗi lần uống một viên (viêm nhỏ 3 đồng cân), mỗi ngày uống 2 lần. Dùng hợp ở tỳ
vị hư nhược, tiêu hoá không khoẻ.
THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY
Ỉa chảy là một biểu hiện của rất nhiều bệnh mà nguyên nhân phức tạp có khi phối
hợp với nhau. ỉa chảy vài lần không đặt thành vấn đề.
Nhưng nếu ỉa chảy quá nhiều lần hoặc kéo dài quá lâu, việc điều trị ỉa chảy như
một triệu chứng trở nên cần thiết, nhất là đối với trẻ em.
1. Cơ chế sinh bệnh.
Phân lỏng là vì quá nhiều nước. Bình thường phân từ trong tiểu tràng qua đại
tràng là chất lỏng, ở đó phân được dồn lại, mất nước dần thành đặc lại. Như thế
ỉa chảy là do:
Tình trạng quá kích thích của ruột, ruột co bóp nhiều làm chất ăn đi qua ruột
quá mau, không kịp cô đặc lại.
Đại tràng giảm khả năng hút nước.
Tiểu tràng và cả đại tràng bài tiết quá nhiều chất nhầy, nước.
Những nhân tố gây bệnh nói trên không xảy ra đơn độc mà thường phối hợp với nhau
và những nguyên tố gây ỉa chảy cũng phức tạp.
2. Nguyên nhân
Bệnh đường tiêu hoá: Viêm loét ruột u lành, u ác tính
Bệnh toàn thể: Nhiễm trùng, nhiễm độc, dị ứng, nội tiết, thần kinh, thiếu dinh
dưỡng.
Có nguyên nhân dễ tìm thấy nhưng cũng có nguyên nhân rất khó tìm, nhất là trong
ỉa chảy kéo dài. Cũng trong thể ỉa chảy kéo dài phương pháp điều trị gặp nhiều
khó khăn nhất.
Trong điều trị cần chú ý đến hậu quả của ỉa chảy:
- Ỉa chảy cấp tính: ảnh hưởng của sự mất Na, K, H2O.
- Ỉa chảy mạn tính: ảnh hưởng đến sự hấp thụ, nhất là protein, canxi, Fe và các
loại vitamin.
|