Tim thắt đau là chỉ phía sau xương ngực hoặc vùng trước tim có chứng trạng phái
từng cơn đau đớn, phần lớn là do bệnh tâm tạng xơ vữa động mạch dẫn tới, thuộc
phạm vi quyết tâm thống, chân tâm thống, hung bại. Biến hoá bệnh lý ấy có
thể khái quát thành hai mặt tiêu bản. Sự khuy hư của các tạng khí tâm, can,
thận, tỳ đó là bản, từ đây mà dẫn tới dương khí ở ngực không vận, đàm trọc nội
sinh, khí trệ huyết ứ, đàm ứ vướng chéo là tiêu thực chứng, đưa đến làm cơn
tim ngực đau đớn .
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN.
1. Nơi vùng đau đớn, Nói chung ở sau xương ngực hoặc vùng trước tim, có khi lan
toả tới phía trái cổ, vai trái, cạnh trong cánh tay trái hoặc vùng bụng trên.
Hiện rõ phát thành cơn, nói chung giữ liền 3-5 phút, rất ít khi vượt quá 15
Phút.
2. Đau đớn hiện rõ cảm giác thắt hẹp, ép chắc hoặc tắc, buồn bằn, cũng có thể
vẫn cảm thấy ngực buồn bằn mà không đau, thường ở khi hoạt động dữ dội, bị lạnh,
ăn no hoặc tình cảm kích động sau đó đột nhiên phát cơn, trải qua nghỉ ngơi hoặc
ngậm ở lưỡi viên Tiêu toan cam, du thì được hoãn giải (viên Trinitrin
drageé).
3. Phần lớn phát sinh ở trung tuổi trở lên, có thể có bệnh sử cao huyết áp hoặc
bệnh sử xơ hoá động mạch; cũng có thể thấy ở bệnh tim do phong thấp hoặc người
bệnh sử tim tạng mai độc tính.
4. Kiểm tra: Tâm tạng, huyết áp có thể không phát hiện được lạ thường; hoặc có
nhịp tim mất thường, huyết áp tăng cao (thường thấy ở bệnh xơ vữa động mạch tim
dẫn tới tim thắt đau); hoặc ở vùng vận động mạch chủ có tạp âm (thấy ở phong
thấp hoặc bệnh biến vùng vận động mạch chủ mai độc dẫn đến tim thắt đau). Chiếu
X quang kiểm tra tim thấy có thể bình thường, cũng có thể có tim to ra hoặc âm
ảnh cung động mạch chủ tăng rộng; điện tâm đồ kiểm tra có thể nêu ra rõ ràng vữa
động mạch đưa cấp máu không đủ. Khi cần thiết có thể làm đo đếm hàm lượng đảm
cố thuần ở huyết dịch hoặc làm phản ứng Khang (Kàng), Hoa (Hoá) để giúp thêm
chẩn đoán phân biện (nếu bệnh xơ hoá động mạch tim thì hàm lượng đảm cố thuần ở
huyết dịch có thể tăng cao, bệnh tâm tạng mai độc thì phản ứng Khang, Hoa ở
huyết thanh có thể hiện rõ dương tính).
5. Nếu phát làm đau đớn dữ dội, thậm chí ra mồ hôi lạnh, mà lại liên tục không
dứt. khi nghỉ ngơi hoặc ngậm ở lưỡi viên Tiêu toan cam du đều vô hiệu, nêu ra rõ
ràng có thể là xơ hoá cơ tim.
PHƯƠNG PHÁP CHỮA
1. Biện chứng thí trị.
Khi làm cơn đau phải trị tiêu là trước hết, lấy hoạt huyết lý khí, thông dương
hoá trọc làm chủ; sau khi đau đớn hoãn giải thì phải nặng về trị bản, lấy điều
bổ tạng khí làm chủ, thêm chừng dược vật trị tiêu, củng cố liệu hiệu ấy.
a. Chứng tiêu:
Ngực buồn bằn không thư, hoặc tim ngực làm cơn đau thắt. chất lưỡi có khí tím
hoặc ban tím, mạch tế huyền sáp.
Cách chữa
Hoạt huyết lý khí, thông dương hoá trọc.
Bài thuốc ví dụ:
Toàn qua lâu
1 lạng, Ung bạch 3 đồng cân,
Hồng hoa
2-3 đồng cân, Đào nhân 3 đồng cân,
Chỉ xác
3 đồng cân .
Gia giảm
:
+ Đàm trọc rõ rệt, ngực buồn bằn không thư, hoặc thấy văng ra đờm, thể chất
béo, rêu lưỡi trắng trơn, thêm Pháp Bán hạ 3 đồng cân, Chế Đảm nam
tinh 2 đồng cân.
+ Ngực đau rất dữ dội, thêm chừng Đương quy 3 đồng cân,
Đảng sâm
3-5 đồng cân, Xích thược 3 đồng cân hoặc Bồ hoàng 3 đồng cân,
Ngũ linh chi 3 đồng cân.
+ Ngực buồn bằn rất dữ dội, thêm chừng Quảng Uất kim 3 đồng cân,
Quê'chi 1 -1,5 đồng cân (khi huyết áp rất cao, dùng Quế chi phải cẩn
thận).
b. Chứng bản:
(1) Can, thận âm hư. Đầu xoay tai ù, thắt lưng buốt, chi mềm, miệng khô, mạch
tế huyền, chất lưỡi thiên về hồng.
Cách chữa
Bổ dưỡng can thận.
Bài thuốc ví dụ:
Chế hà đầu Ô
5 đồng cân, Thục địa 3 đồng cân.
Bạch thược
3 đồng cân, Cam kỷ tử 3 đồng cân.
Nữ trinh tử
3 đồng cân. Tang ký sinh 5 đồng cân.
Gia giảm:
+ Kiêm can dương thượng cang, đầu đau huyễn vận, lưỡi tê, chi tê, vùng mặt nóng
như sấy, mạch huyền, thêm chừng Thiên ma 1,5 đồng cân (hoặc Cúc hoa
3 đồng cân, Bạch tật lê 4 đồng cân), Câu đằng 4 đồng cân
cho vào sau, Sinh Thạch quyết minh 5 đồng cân sắc trước, Hy thiêm
thảo 5 đồng cân.
+ Âm hư hoả vượng rất nhiều, ngũ tâm phiền nhiệt, mộng di tinh mất ngủ, gia
Quy bản 5 đồng cân, Hoàng bá 3 đồng cân
+ Kiêm tâm âm hư, tim thổn thức, ngắn hơi, mạch tế sác, bỏ Nữ trinh tử, Tang
ký sinh, Bạch thược; gia chừng Hài nhi sâm 3 đồng cân, Mạch
đông 3 đồng cân, Ngũ vị tử 2-3 đồng cân, Ngọc trúc 3 đồng cân,
Đương quy 3 đồng cân.
+ Kiêm thận dương hư, sợ lạnh, đái nhiều lần đều đều, di tinh hoặc liệt dương,
tham khảo chứng tâm thận dương hư (số (3) dưới đây) thêm chừng thuốc ôn thận.
(2) Tâm tỳ lưỡng hư. Đầu tối mắt hoa, tim thổn thức ngắn hơi, thần mệt mỏi
không có sức, mất ngủ, sắc mặt trắng nhợt, môi miệng trắng nhạt, chất lưỡi hồng
nhạt, mạch tế nhuyễn vô lực hoặc kết đại.
Cách chữa
Bổ dụng tâm tỳ.
Bài thuốc ví dụ
Quy tỳ thang gia giảm.
Hoàng kỳ
3 đồng cân, Đảng sâm 3 đồng cân.
Đương quy
3 đồng cân, Ngọc trúc 3 đồng cân,
Thục địa
3 đồng cân hoặc Chế hà đầu Ô 5 đồng cân,
Ngũ vị tử
2-3 đồng cân. Bạch truật 3 đồng cân.
Chu Phục linh
hoặc Chu Phục thần 4 đồng cân,
Bá tử nhân
hoặc Thục Táo nhân 3 đồng cân.
Gia giảm:
+ Kiêm chứng dương hư, ra mồ hôi, sợ lạnh, mạch kết đại, bỏ Thục địa;
gia Quê' chi 1,5 đồng cân, Chích Cam thảo 1,5 đồng cân.
+ Tim thổn thức rõ rệt, thêm chừng Viễn chí 2 đồng cân, Hợp hoan bì
5 đồng cân, Linh từ thạch 5 đồng cân.
(3) Tâm thận dương hư: Tim thổn thức ngắn hơi, mệt mỏi không có sức, sợ lạnh,
tự ra mồ hôi, lưng buốt, chi mềm, di tinh, sắc mặt trắng bợt, chất lưỡi trắng
nhạt hoặc tím tối, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm tế ít sức.
Cách chữa: ôn bổ tâm thận.
Bài thuốc ví dụ: Lục vị hồi dương ẩm gia giảm.
Đảng sâm 3 đồng cân, Chê' phụ phiến 1,5 đồng cân,
Đương quy 3 đồng cân, Đan sâm 3 đồng cân,
Nhục quê'
5 phân (hoặc Quê'chi 1-1,5 đồng cân).
Nhục thung dung
3 đồng cân,
Thỏ ti tử
hoặc Ba kích thiên 3 đồng cân.
Gia giảm:
Kiêm tỳ dương hư, mặt và chi hư phù, phân lỏng, ăn uống không hăng hái, gia
Hoàng kỳ 3 đồng cân, Bạch truật 3 đồng cân, Phục linh
3 đồng cân.
2. Phương lẻ.
a. Hổ phách, sâm Tam thất, Huyết kiệt, Trầm hương, các vị bằng
nhau, nghiền nhỏ mịn, trộn đều, mỗi lần uống 5-8 lần , mỗi ngày 2-3 lần uống,
hoặc khi làm cơn đau uống vào 1 đồng cân.
b. Tam lăng, Nga truật, lượng bằng nhau, lần nghiền nhỏ mịn trộn đều,
mỗi lần uống 5 phân, mỗi ngày 2 - 3 lần uống, hoặc khi làm cơn đau uống vào 1
đồng cân.
Hai phương trên đều dùng hợp ở thời gian phát cơn đau, có thể uống cùng với tễ
sắc đã kể trên.
c. Quảng uất kim, Diên hồ sách, Trầm hương, phần lượng theo tỷ lệ 2 : 2 :
1, nghiền nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 5 phân đến 1 đồng cân, mỗi ngày 2 - 3 lần
uống. Dùng hợp nguồn bằn làm chủ hoặc ngực đau không nhiều lắm. Có thể uống cùng
với thuốc tễ sắc kể trên.
d. Lương khương, Diên hồ sách, Đàn hương, mỗi thứ đều 1,5 lạng Tất bạt
3 lạng, Tế tân 5 đồng cân, Băng phiến 8 đồng cân (nghiền nhỏ
riêng), các vị thuốc trên nghiền nhỏ, luyện mật làm viên, mỗi viên 1 đồng cân,
mỗi lần uống 1 viên, một ngày 2 lần uống.
đ. Ngũ linh chi, Bồ hoàng mỗi thứ 1 lạng, nghiền nhỏ mịnh trộn đều, mỗi
lần uống 2 - 3 đồng cân, uống đưa bằng rượu nếp ngâm nóng, mỗi buổi sớm, tối
uống 1 lần. Hai phương trên đây đều dùng hợp ở thời gian làm cơn đau thắt tim.
3. Châm cứu.
a. Thể châm:
Nội quan, Chiên trung, Thần môn, Thiên trì (bên trái), Thần phong (bên trái),
Phục lưu, vận dụng phép vê xoay nâng ấn nhanh từ 20-40 phút.
b. Nhĩ châm:
Tâm, Giao cảm, Thần môn.
DỰ PHÒNG
Chú ý kết hợp làm mệt và nghỉ ngơi, tránh các loại nhân tố gợi phát, cấm hút
thuốc, ăn ít thịt mỡ, dầu chất béo ngậy, nội tạng động vật, trứng, sữa trâu bò.
BÀI THUỐC THAM KHẢO.
Tô hợp hương hoàn: Xem ở bài Hôn mê gan. Mỗi lần uống nửa viên hoặc 1 viên (1
đồng cân), mỗi ngày 2 lần uống. Dùng ở khống chế đau thắt tim.
THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y
1. Cơn đau thắt tim (Angor pectoris).
Là một vấn đề rất lớn trong y học thế giới, bệnh đau thắt tim rất phổ biến ở các
nước âu - Mỹ.
9/10 các bệnh nhân đến khám ở phòng khám tim đã bị tăng huyết áp và đau thắt
tim.
Ở nước ta hiện nay hiếm có (tính cho đến 1971 ); nhưng chắc chắn sau này với
đời sống đầy đủ hơn, bệnh này sẽ xuất hiện nhiều.
Cơn đau thắt tim là một bệnh xơ cứng động mạch vành, xảy ra cho người lớn tuổi,
vào khoảng 40 tuổi; quá tuổi ấy, 70-80 tuổi ít bị hơn có lẽ vì đến tuổi này sự
hoạt động của con người đã kém đi. Tuy vậy cũng có khi xảy ra cho người trẻ tuổi
nhưng hiếm hơn. Nam giới bị nhiều hơn nữ giới.
a. Nguyên nhân.
99% do xơ cứng động mạch.
- Ngoài ra có những bệnh khác gây nhiễm mỡ ở động mạch vành (bệnh đái đường,
bệnh suy tuyến giáp trạng) cũng có thể là nguyên nhân của bệnh này.
- Giang mai cũng có thể là căn nguyên của bệnh này do viêm động mạch chủ làm
ngăn cản máu vào động mạch vành chứ không bao giờ có giang mai động mạch vành.
b. Triệu chứng.
Động mạch vành bị xơ cứng nên máu vào động mạch không đủ cho nhu cầu khi bệnh
nhân gắng sức: Cơ tim thiếu oxy sẽ biểu hiện bằng một cơn đau rất đặc biệt.
Xảy ra trong lúc bệnh nhân gắng sức hoặc khi có một sự thay đổi đột ngột nhiệt
độ ở ngoài da bệnh nhân (ví dụ: bị lạnh) .
Đau phía trước ngực bên trái, sau xương ức, lan lên cổ, cằm hoặc dọc theo tay
trái.
Đau thắt nhiều, bệnh nhân có cảm giác nếu không đứng lại thì có thể chết ngay
được.
Chỉ chốc lát cơn tan nhưng vẫn dễ tái phát.
c. Thể lâm sàng.
Thể nhẹ
Thể nặng làm bệnh nhân chết ngay.
Thể kéo dài hoặc có nhiều cơn liên tiếp.
d. Biến chuyển và tiên lượng.
Là một bệnh rất nặng: Sau khi chẩn đoán cần phải cho gia đình biết là tiên
lượng rất xấu: 50% chết trong vòng 4 năm, 25% còn lại cũng chết trong 4 năm
sau. Thường chết đột ngột vì:
Rung thất .
Nhồi máu cơ tim.
Suy tim.
đ. Cơ chế sinh đau:
Cảm giác đau xuất phát từ tim vào đám rối thần kinh tim (plexux cardiaque), qua
hạch giao cảm vào rễ sau của thần kinh tuỷ sống đến sừng sau của tuỷ và từ đấy
theo chùm bó gai đồi thị (spino - thalamique) lên não.
e. Chỉ định điều trị.
Chống lại cơn đau bằng:
Nghỉ ngơi, tránh quá sức.
Các thuốc làm giãn động mạch vành.
Ngừa cơn đau tái phát.
Rất cần thiết vì đã bị một cơn nên bệnh nhân rất sợ, không dám hoạt động. Ngừa
cơn tái phát bằng:
- Chữa tình trạng xơ cứng động mạch vành: Đòi hỏi một thời gian lâu.
Các thuốc làm cho động mạch vành bớt co lại.
Điều trị nguyên nhân.
Chữa:
- Xơ cứng động mạch.
- Đái đường hoặc suy tuyến giáp trạng.
- Giang mai.
g. Kết luận (của Tây y).
Bệnh đau thắt tim là một bệnh rất nặng nhưng hiện nay chúng ta đã có cách điều
trị chắc chắn cơn đau bằng Trinitrin, còn phòng ngừa cơn đau tái phát chúng ta
chưa có thuốc chữa kết quả chắc chắn.
2. Điều trị và phòng bệnh xơ cứng động mạch (theo Tây y).
Theo tổ chức học có hai loại xơ cứng động mạch:
- Loại xơ cứng động mạch nhỏ (artériosclérose) bắt đầu xơ giữa động mạch.
- Loại xơ động mạch vừa và to (athérosclérose): Màng trong của động mạch nhiễm
mỡ rồi xơ hoá.
Nhưng thực tế trong điều trị, xử trí giống nhau.
Đây là một bệnh gây tử vong nhiều nhất cho những người trên 50 tuổi. ở các nước
có nền y học tiên tiến nó cùng là một bệnh mà về phương diện điều trị và phòng
bệnh người ta chưa có biện pháp chắc chắn. Sở dĩ như thế là vì y học hiện nay
(tính đến 1971) chưa biết rõ cơ chế sinh bệnh mà chỉ nắm được vài khâu trong
bệnh sinh.
a. Cơ chế sinh bệnh.
Có ba nhân tố được nêu ra:
Rối loạn chất béo và Cholesterol.
Cholesterol tăng trong máu của người xơ cứng động mạch; người ta cũng thấy thành
phần bêta của lipo-protein thường tăng so với an pha lipo - protein.
Huyết áp cao dễ sinh xơ cứng động mạch.
Tinh thần căng thẳng ở những người lao động trí óc. Bệnh xơ cứng động mạch được
coi như:
Một bệnh do ăn uống nhiều mỡ động vật.
Một bệnh do chế độ làm việc, điều kiện và cường độ làm việc.
b. Chỉ định điều trị và phòng bệnh.
Hạ cholesterol trong máu, điều chỉnh chuyển hoá chất béo bằng:
Hạn chế chất béo động vật.
Những thuốc có tác dụng hạ cholesterol.
Điều trị sớm bệnh tăng huyết áp
Hợp lý hoá chế độ công tác.
c Kết luận (của Tây y).
Điều trị và phòng bệnh xơ vữa động mạch còn rất nhiều khó khăn. Hiện nay chỉ
thấy một khâu trong cơ chế phức tạp là chuyển hoá chất béo; nên trong điều trị
cũng như phòng ngừa tìm cách hạn chế rối loạn chất đó. Nhưng kết quả còn xa
với sự mong muốn đó.
KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ CỦA TÁC GIẢ
1. Trong cơn co thắt đau đớn tím tái: Chích nặn máu ở hai huyệt Thiếu xung.
2. Đau âm ỉ vùng sườn cạnh vú bên trái lan ra cánh tay trái, có khi tê bại hai
ngón giữa và ngón bốn tay.
Châm tả: Thiên trì, Đại lăng, Ngoại quan.
3. Đau vùng tim có kèm hụi hơi, ngắn hơi, làm mệt thì tăng nặng.
Châm tả: Đại chùy, Trung phủ
Châm bổ: Chiên trung, Du phủ.
Đau vùng tim có đau hai bên phía sau đầu, cơn đau phát vào lúc buổi sáng vừa ngủ
dậy:
Châm tả: Não không, Thiên trì, Đại lăng, Ngoại quan.
|