Tai biến mạch máu não bao quát: Xuất huyết não, nhũn não, co cứng mạch máu não,
kẹt động mạch não, xuất huyết vòm dưới màng nhện là của cao huyết áp, xơ hoá
động mạch dẫn tới. Đông y học gọi chung là trúng phong. Phát bệnh thường bởi
khoảng ba tạng tâm, can, thận sau độ trung tuổi mất sự điều hoà cân bằng âm
dương, đến nỗi âm hư dương cang, hoá hoả, sinh đàm, động phong, xuyên ngang
kinh lạc, quá lắm thì ép động khí huyết xông lên vùng não.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN.
1. Xuất huyết não:
Trung tuổi trở lên có bệnh sử cao huyết áp, xơ hoá động mạch, khởi bệnh nhanh dữ
dội, đột nhiên tối tăm ngã nhào, bất tri nhân sự, thở hít có tiếng ngáy, đồng tử
không đối xứng (bên bệnh rất to) hoặc co nhỏ, kèm theo có liệt một bên người.
2. Nhũn não:
Khởi bệnh rất chậm, thường phát hiện liệt một bên người sau khi tỉnh ngủ, tiếng
nói không rõ, một vài ngày sau bệnh trạng mới dần dần phát triển đến đỉnh cao.
3. Mạch máu não co cứng:
Thường đột nhiên liệt nửa người, mất tiếng, đau đầu nôn mửa, co quắp hôn mê, qua
mấy ngày sau khôi phục đủ hết, huyết áp thường thấy lên cao.
4. Kẹt động mạch não:
Thường phát sinh ở người tuổi nhẹ có bệnh sử tâm tạng, huyết áp không cao, khởi
bệnh cấp, thường có liệt nửa người, mất tiếng, nhưng thần chí đa số là rõ ràng.
5. Xuất huyết vòm dưới màng nhện:
Thường phát sinh ở tuổi trẻ, trung tuổi, khởi bệnh cấp, đột nhiên thấy đầu đau
dữ dội, nôn mửa, kế là chuyển vào hôn mê, có chứng trạng kích thích màng não,
thực nghiệm nâng đầu và nâng đùi dương tính.
6. Kiểm tra dịch não tuỷ:
Nhũn não, kẹt động mạch não phần lớn đều bình thường; xuất huyết não và xuất
huyết vòm dưới màng nhện thường hiện rõ dịch não tuỷ dạng huyết, áp lực đều cao.
PHƯƠNG PHÁP CHỮA
1. Biện chứng thí trị.
Có ba nguyên tắc biện trị trúng phong:
Một là:
Phân biệt vị trị bệnh nông sâu. Dựa vào có hôn mê hay không, phân làm 2 loại
trúng kinh lạc, trúng tạng phủ.Trúng kinh lạc, trị thì lấy bình can tức phong,
hoá đàm thông lạc; trúng tạng phủ, thì phải chọn lấy cấp cứu làm ngay.
Hai là:
Phân biệt tà chính hư thực. Đối với trúng tạng phủ, lại cần phân biệt bế,
thoát. Bế thuộc thực chứng, lấy khai khiếu làm chủ; thoát thuộc hư chứng, lấy
cố thoát làm gấp.
Ba là:
Phân biệt tiêu bản chủ thứ của nhân tố bệnh lý. Chứng tiêu là phong, hoả, đàm
thiên thịnh, phải tức phong, thanh hoả, hoá đàm; chứng bản là tinh khí âm huyết
bất túc, chữa thì lấy bổ ích.
Đối với di chứng để lại về sau như bán thân bất toại, cũng phải dựa vào biểu
hiện tà chính hư thực, phân riêng chọn lấy phép khử phong, hoá đàm, hành ứ,
thông lạc, hoặc bổ khí, dưỡng huyết, tư ích can thận. Nhưng nói chung phải
lấy châm cứu làm liệu pháp chủ yếu.
a. Trúng kinh lạc:
Mới bị bệnh, có mất thần, tối tăm ngã nhào nhất thời, hoặc không trải qua tối
tăm ngã nhào mà thấy miệng mắt méo lệch, má mặt tê như gỗ, tứ chi tê như gỗ mà
nặng trĩu, hoạt động không dễ, quá lắm thì bán thân bất toại hoặc bàn chân, bàn
tay co rút cong gấp, đầu huyễn nặng đau, miệng nhiều đờm dãi, lưỡi cứng lời nói
mất sự dễ dàng, mạch huyền hoặc tế huyền, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng trơn.
Đó là phong đàm vào lạc.
Cách chữa
Bình can tức phong, hoá đàm thông lạc.
Bài thuốc ví dụ
Thiên ma Câu đằng ẩm gia giảm.
Thiên ma
1,5 đồng cân, Câu đằng 4 đồng cân,
Bạch tật lê
4 đồng cân, Địa long 3 đồng cân,
Cương tàm
3 đồng cân, Trúc lịch Bán hạ 3 đồng cân,
Hy thiêm thảo
5 đồng cân.
Gia giảm:
+ Miệng mắt méo lệch, gia Chê'Phụ tử 1 đồng cân, Chích Toàn yết 1
5 đồng cân.
+ Bàn tay, bàn chân cong cấp, co rút, đau đớn, gia Sú Ngô đồng 5 đồng
cân, Chích toàn yết 1,5 đồng cân.
+ Bàn tay, cánh tay nặng, trệ, bất toại, nâng lên không dễ, gia Chỉ mê Phục
linh hoàn 3 đồng cân, ngày 2 lần uống.
+ Đầu đau huyễn vận, gia Trân châu mẫu, Mẫu lệ mỗi thứ 1 lạng,
Bạch thược 4 đồng cân, Hạ khô thảo 5 đồng cân.
+ Tinh thần tình cảm ngây trệ, gia Trần đảm tinh 1 đồng cân, Chích
viễn chí 1,5 đồng cân.
b. Trúng tạng phủ:
Tối tăm ngã nhào rất nhanh, bất tri nhân sự, thần mờ tối ngủ ngáy, có kèm bán
thân bất toại, miệng mắt méo lệch, đờm dãi trong miệng, trị liệu trước hết phải
cấp cứu, chọn lấy châm cứu, hoặc kết hợp Đông Tây y để thi thố.
(1) Chứng bế: Đàm hoả bế ở trong, tâm thần bị che mờ, chứng thấy
hai bàn tay nắm chắc, chi thể cong co, hoặc có co rút, hàm răng cắn chặt, hơi
thở thô mà đờm vọt ra, mắt đỏ mình nóng, không có mồ hôi, đại tiện bí, mạch
huyền thực hữu lực, rêu lưỡi vàng trơn .
Cách chữa
Tức phong, thanh hoả, hoá đàm, khai khiếu.
Bài thuốc ví dụ:
Linh dương Câu đằng thang gia giảm.
Bột Linh dương giác
2 phân (nuốt uống), Câu đằng 5 đồng cân, Trúc lịch Bán hạ 3 đồng
cân, Trần đảm tinh 2 đồng cân, Cửu tiết xương bồ 2 đồng cân, uất
kim tẩm nước phèn sao 3 đồng cân, Thiên trúc hoàng 3
đồng cân, Hoàng liên 8 phân. Dùng riêng Chí bảo đan hoặc Vạn
thị ngưu hoàng thanh tâm hoàn, đều là mỗi lần 1 viên.
Gia giảm:
+ Phong đàm thiên thịnh, tĩnh mà không bứt rứt, mặt trắng, môi tím, rêu lưỡi
trắng trơn, bỏ Hoàng liên; uống riêng TÔ hợp hoàn, mỗi lần 1 viên.
+ Đàm thịnh, trong hầu úng đờm, gia Xuyên bối mẫu 3 đồng cân, dùng riêng
Hầu táo tán 2-3 phân đổ vào thuốc sắc uống hoặc dùng Trúc lịch
vắt lấy nước cốt róc uống, khi cần phải phối hợp hút đờm.
+ Nếu đàm và hoả đều nặng, mặt đỏ, khí thở thô, mình nóng, vật vã, nôn mửa và
nấc, phân bí kết, gia Long đảm thảo 1,5 đồng cân, Đại hoàng 3 đồng
cân, Chỉ thực đồng cân, Phong hoá tiên 3 đồng cân, hoặc gia
Mông thạch cổn đàm hoàn 5 đồng cân bọc lại sắc.
+ Tân thương, miệng khô, chất lưỡi hồng, gia Sa sâm, Thiên hoa phấn, mỗi
thứ 5 đồng cân, Xuyên Thạch hộc 3 đồng cân.
+ Hình ảnh phong nghiêng nặng, chân tay cong câu, co rút, lưỡi cứng, hàm răng
cắn chặt, gia Sinh Thạch quyết minh 1 lạng, Toàn yết 1,5 đồng
cân, Địa long 3 đồng cân.
(2) Chứng thoát:
Mắt nhắm, miệng mở, mũi ngáy, bàn tay xèo ra, đái dầm dề, nếu hai gò má sắc
hồng, thở dồn, miệng khô, nhiều mồ hôi, chân tay ấm nóng, lưỡi hồng sáng, mạch
tế sác là âm thoát; nếu tiến lên xuất hiện sắc mặt trắng xanh, ra mồ hôi mát
lạnh, chân tay mát, mạch phục là dương thoát.
Cách chữa
Phù chính cố thoát.
Bài thuốc ví dụ
Sinh mạch tán gia vị.
Nhân sâm 3 đồng cân, Mạch đông 3 đồng cân,
Ngũ vị tử
2 đồng cân, Đoạn Long cốt 5 đồng cân,
Đoạn Mẫu lệ
1 lạng.
Gia giảm
+ Dương thoát, gia Chế Phụ tử 3 đồng cân.
+ Nội bế ngoại thoát, phải khai bế cố thoát, cùng một lúc kiêm cố
+Hôn mê tỉnh dần, sau khi chứng trạng bế thoát đã được hoãn giải, nên chữa tiêu
và bản cùng một lúc, một mặt bình can tiềm dương, tức phong giáng hoả, khoát
đàm; một mặt phù chính, dưỡng âm dịch khí huyết.
c. Di chứng về sau.
(l) Khí huyết hư trệ, khô một bên không dùng được, chi mềm không có sức, hoặc
có buốt đau tê như gỗ, ngắn hơi nói ít, lười làm không có sức, mạch tế sáp,
chất lưỡi có khí tím, điểm ứ, rêu lưỡi trắng nhạt.
Cách chữa
Bổ khí dưỡng huyết, hành ứ thông lạc.
Bài thuốc ví dụ:
Bổ dương hoàn ngũ thang gia giảm.
Hoàng kỳ
4 đồng cân hoặc Hồng sâm tu 1,5 đồng cân,
Đương quy
3 đồng cân, Kê huyết đằng 3 đồng cân,
Xích thược
3 đồng cân, Tang ký sinh 4 đồng cân,
Đào nhân
3 đồng cân, Hồng hoa 2 đồng cân,
Quảng địa long
3 đồng cân.
Gia giảm:
+ Chi thể tê như gỗ, nặng trĩu, co quắp, đau nhói, gia chừng Bào Sơn giáp
2 đồng cân, Hy thiên thảo 3 đồng cân, Chích Toàn yết 1.5 đồng
cân, Chế Nam tinh 1 đồng cân, Chích Cương tàm 3 đồng cân.
+ Chân tay phát lạnh, cơ bắp không sử dụng được gia Chích Quế chi 1 đồng
cân.
(2) Can hận khuy hư. Tiếng nói không, ra chân tay mềm yếu liệt một bên, buốt tê
không sử dụng được, chi dưới teo kiễng (nhón gót lên) không dùng được, trong
miệng chảy dãi, đầu xoay, mặt đỏ, hoặc thần thức ngây trệ, chất lưỡi hồng nhuận,
mạch tế.
Cách chữa
Bồi bổ can thận.
Bài thuốc ví dụ
Địa hoàng ẩm tử gia giảm.
Can Địa hoàng
5 đồng cân, Ba kích thiên 3 đồng cân,
Sơn thù nhục
3 đồng cân, Thạch hộc 3 đồng cân,
Nhục thung dung
3 đồng cân, Ngũ vị tử 1 đồng cân,
Mạch đông
3 đồng cân, Thục phụ tử 1 đồng cân,
Đỗ trọng
4 đồng cân, Tang ký sinh 4 đồng cân.
Gia giảm:
Miệng khô, chất lưỡi hồng, bỏ Phụ tử; gia A giao 3 đồng cân,
Quy bản 5 đồng cân.
+ Chân lạnh, gia Nhục quế 5 phân.
+ thần thức ngây trệ, gia Thạch xương bồ 1,5 đồng cân, Chích Viễn chí
l,5 đồng cân.
2. Chữa bằng châm cứu.
a. Thể châm:
(l) Trúng tạng phủ.
Chứng bế
Nhân trung, Liêm tuyền, Lao cung, Dũng tuyền, Thập nhị tỉnh.
Chứng thoát
Bách hội, Nội quan, Hợp cốc, Quan nguyên (cứu), Túc tam lý, Tam âm giao.
(2) Trúng kinh lạc và di chứng về sau.
Chi trên bại liệt
Trị than 1 - Trị than 2
Khúc trì thấu Thiếu hải, Trị than 3
Hợp cốc thấu Lao cung
Chi dưới bại liệt:
Hoàn khiêu, Than tẩu (ở giữa rãng háng xuống 6 thốn)
Phong thị, Tư cường, trị than 5, Giải khê, Thái xung.
Miệng mắt méo lệch
Tán trúc thấu Ngư yêu,
Tứ bạch thấu Nghinh hương,
Địa thương thấu Giáp xa,
Ế phong, Hạ quan.
Lưỡi cứng không nói:
Á môn, Thông lý, Kim tân, Ngọc dịch (xuất huyết) .
Liêm tuyền, Chiếu hải.
Nuốt xuống khó khăn:
Á môn, Liêm Liêm tuyền, Chiếu hải ,
Hợp cốc, Thiên đột, Tam âm giao (châm á môn đều đâm đứng kim sâu 2,5 thốn, khi
có cảm ứng toàn thân thì rút kim).
Giai đoạn trúng phong hôn mê, chứng bế dùng phép kích thích nặng, mỗi ngày có
thể châm kim 2 - 3 lần. Chứng thoát cần kích thích nhẹ một ít. Cứu huyệt Quan
nguyên phải dùng mồi ngải lớn, có thể cứu liền hơn mười mồi tới mấy chục mồi.
b. Nhĩ châm:
Bì chất hạ, Não điểm, Chẩm, Ngạch,
Thần môn, Tâm và vùng tương ứng.
Bài thuốc tham khảo
1. Đại hoạt lạc đan:
Bạch hoa xà, ô tiêu xà, Uy linh tiên, Thảo ô, Băng phiến, Thiên ma, Toàn yết, Mahoàng, Khương hoạt, Nhục quế, Đại hoàng, Mộc hương, Trầm hương, Chích Nhũ
hương, Chích một dược, Đinh hương, Địa long, Tê giác, Huyết kiệt, Xạ hương, Ngưu
hoàng nhóm thành. Theo đúng phép bào chế, nghiền chung nhỏ mịn, luyện mật
làm viên.
Mỗi lần uống 1 viên, một ngày 2 lần. Dùng ở di chứng sau trúng gió, bán thân bất
toại
2. Hy đồng hoàn:
Hy thiêm thảo, Sú Ngô đồng diệp.
Hai vị bằng nhau.
Chế thành thuốc viên.
Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, một ngày 2 lần. Trị trúng gió liệt nửa người, lại có
thể tác dụng dự phòng trúng gió cho người bệnh cao huyết áp.
3. Chỉ mê Phục linh hoàn:
Phục linh hoàn: Phục linh, Chỉ xác, Khương Bán hạ, Phong hoá tiêu.
4. Chí bảo đan:
Xem ở bài Gan xơ hoá, Hôn mê gan.
5. Vạn thị ngưu hoàng thanh tâm hoàn:
Xem ở bài Viêm gan lây lan.
6. Tô hợp hương hoàn:
Xem ở bài Viêm túi mật mạn tính.
7. Hầu táo tán:
Hầu táo
4 đồng cân, Linh dương giác đồng cân, Xạ hương 4 phân, Nguyệt
thạch 1 đồng cân, Trầm hương 1 đồng cân, Xuyên bối mẫu 2 đồng
cân, Thanh mông thạch 1 đồng cân, Thiên trúc hoàng 2 đồng cân, các
thứ đều lấy bột mịn sạch, trừ Xạ hương, Trầm hương ra ngoài, trước hết
đem bột mịn thuốc còn lại đó trộn rất đều, nghiền đến cực mịn, tiếp theo thêm
vào bột mịn của hai vị Trầm hương, Xạ hương trộn đều, cho vào bình nút
kín lại.
Cách dùng
Ngày uống 1-2 phân, dùng nước đun sôi để ấm ngoáy uống.
Công dụng
Thạnh hoá đàm nhiệt, trấn kinh khai khiếu.
Chứng thích ứng
Trẻ em cấp kinh, tứ chi co quắp, đờm nhiều thở gấp, trong hầu có đờm kêu, vật vã
không yên.
8. Mông thạch cổn đàm hoàn:
Thanh mông thạch, Trầm hương, Đại hoàng, Hoàng cầm, Phác tiêu,
cộng lại nghiền nhỏ, chế thành viên.
Cách dùng
Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, ngày uống 2 lần
Dùng nước sôi uống đa xuống, hoặc dùng túi vải cho vào sắc uống.
Công dụng
Tả đàm hoả.
Chứng thích ứng
Đàm nhiệt toả ở trên, ho suyễn nhiều đờm, thần chí mê mờ, đại tiện bí kết.
THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y
Danh từ tai biến mạch máu não dùng để chỉ chảy máu não, nhũn não và chảy máu
màng não. Sở dĩ dùng danh từ chung đó là vì có khó khăn chấn đoán giữa chảy máu
não và nhũn não. Trong điều trị cũng có phần xử trí chung cho tất cả các trường
hợp.
Thầy thuốc đứng trước một sự đã rồi nên không chủ động được. Trọng tâm của
điều trị là cố gắng bảo vệ cơ thể đối với sự rối loạn do não gây ra và hạn chế
di chứng tai hại khó tránh được. Vấn đề chính của y học là tìm cách ngăn ngừa
tai biến mạch máu não và cũng là vấn đề khó khăn nhất.
Thường xảy ra cho người lớn tuổi từ 45 đến 70, người trẻ hơn và già hơn thường
ít bị.
1. Nguyên nhân.
- Tăng huyết áp - Xơ cứng động mạch.
- Tác động mạch não do hẹp van hai lá.
- Phồng động mạch bẩm sinh trong não.
- Các bệnh máu có chảy máu (bạch huyết cấp, suy tuỷ xương).
2. Triệu chứng.
Thường xuất hiện đột ngột, có khi từ từ: Bệnh nhân đang khoẻ mạnh đột nhiên ngã
ra hôn mê ngay.
Khám thấy liệt nửa người; không liệt nếu chảy máu ở tiểu não.
Có hội chứng màng não nếu chảy máu màng não. Hôn mê kéo dài từ 3 đến 7 ngày,
trong khi đó bệnh nhân bí đái, bí ỉa, hoặc ỉa đái không tự chủ. Loét mông xảy ra
rất nhanh.
3. Tiến triển.
Bệnh nhân thường chết trong vòng 7 ngày hoặc tỉnh dần, ăn uống được trí tuệ trở
lại, hiểu nhưng không nói được (dysarthrie). Phản xạ gân xương trở lại rồi
tăng; liệt từ thể mềm chuyển sang thể cứng. Liệt chống đỡ dần, không khỏi hoàn
toàn. Nhưng bệnh nhân có thể đi lại được.
4. Cơ chế sinh bệnh.
Chảy máu não và nhũn não là hai mức độ của một quá trình giãn mạch, ứ máu sinh
ra hiện tượng hồng cầu xuyên mạch (diapédèse) gây chảy máu và phù thũng.
Hai yếu tố căn bản chi phối việc điều trị.
- Máu ứ thành cục làm thoái hoá tổ chức não chung quanh như một khối u có thể
lấy ra bằng phẫu thuật.
- Phù thũng não gây ra các triệu chứng như liệt, hôn mê, chúng ta có thể đối
phó với yếu tố này.
5. Xử trí khi bệnh nhân đã tỉnh.
Chủ yếu là:
- Chống teo cơ, cứng khớp, co gân bằng cách xoa bóp, cử động các chi cho bệnh
nhân.
-Tập cho bệnh nhân vận động, ngồi dậy, đi lại dần rồi tự làm lấy.
-Tập cho bệnh nhân nói lại cho hết ngọng, viết lại.
-Đó là công tác gay go, gian khổ cho gia đình và bệnh nhân. Cũng có bệnh nhân
công tác lại được.
6. Phòng ngừa tai biến mạch máu não.
Rất khó và không chắc chắn về phòng ngừa tăng huyết áp và xơ cứng động mạch là
một việc mà hiện nay chưa giải quyết được.
Tuy nhiên người ta biết một số nguyên nhân thuận lợi cho chảy máu não, cho nhũn
não, tránh những nguyên nhân đó là do ngừa được tai biến mạch máu não. ở người
huyết áp cao và người già trên 50 tuổi:
- Tránh mọi sự gắng sức quá mạnh một cách đột ngột.
- Tránh uống rượu. tránh bữa ăn quá sang.
- Tránh thay đổi nhiệt độ quá nhanh (ban đêm, từ trong giường ấm áp ra ngoài chỗ
lạnh), tránh gió lùa.
Tránh cảm xúc mạnh (cơn tức giận).
|