Chứng thần kinh chức năng bao quát thần kinh suy nhợc và bệnh ít - tơ - ri
(Hysteria) là bởi hoạt động thần kinh cao cấp quá mức căng thẳng mà tới rối loạn
công năng. Chứng trạng lâm sàng nhiều loại nhiều dạng, liên quan tới chứng các
bệnh uất chứng, hư tổn, tâm quý , di tinh, bất sàng tạng thao trong
Đông y học; phần lớn bởi ở tinh thần quá căng thẳng kích thích ngoài ý muốn,
hoặc bởi sau khi bị bệnh lớn, bệnh lâu dài, thể chất hư nhược, đến nỗi công
năng tạng phủ, âm dương, khí huyết đều mất điều hoà. Biến hoá của bệnh lý ấy có
hai mặt hư thực. Chứng thực thường thuộc tâm can khí uất, bệnh lâu ngày có thể
làm cho hoá hoả thương âm, biểu hiện hiện tượng hư thực hiệp tạp; chứng hư
thường thuộc tâm tỳ hoặc tâm thận khuy hư.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN
1 . Thường có kích thích tinh thần hoặc tinh thần căng thẳng thời gian dài làm
nhân tố gợi phát.
2. Suy nhược thần kinh thường phát ở người trẻ tuổi và trung tuổi, chứng trạng
có thể phản ánh ở các hệ thống khác nhau. Nói chung thường có đầu đau, đầu xoay,
tai ù, mắt hoa, hay quên, nghĩ gấp không yên, nhiều mộng hoặc mất ngủ, tim thổn
thức, di tinh, liệt dương, cho tới một số chứng trạng không hạn chế cụ thể.
3. Bệnh ít-tơ-ri thường phát ở người tuổi trẻ, nữ tính rất nhiều, chứng trạng
phức tạp nhiều dạng, hiện rõ tính phát cơn lặp lại, lại có tính ám thị cao độ và
đặc điểm tự mình ám thị, thường thường có thể đã bởi tác dụng của ám thị mà làm
cho bệnh này thường phát cơn hoặc chuyển tốt lên. Chứng trạng thường thấy trong
khoảng hầu họng có vật cứng vướng khạc không ra nuốt không vào, đột nhiên xoay
cứng đơ hoặc bại liệt, vui giận cười khóc không thường hoặc giống như ngây dại,
hoặc toàn thân cứng như gỗ giống như hôn mê, v.v...
4. Chứng trạng của chứng thần kinh chức năng rất nhiều, mà thiếu thể thực chứng
dương tính khách quan, thường giống nhau với hoặc đồng thời với loại bệnh nhiều
khí chất; bởi thế chẩn đoán cần phải thận trọng, nhất định phải trải qua kiểm
tra thể cách tỷ mỉ, khi cần nhất định phải hoá nghiệm hoặc kiểm tra bổ trợ khác,
sau khi loại trừ bệnh tật có tính khí chất mới có thể chẩn đoán bệnh này.
PHƯƠNG PHÁP CHỮA
Người điều dưỡng đối với người bệnh phải làm công tác tư tưởng tỉ mỉ và bền
bỉ, phát huy thêm tính tích cực ấy, động viên người bệnh xây dựng tinh thần lạc
quan chủ nghĩa, lại nói rõ với người bệnh về nguyên nhân của bệnh, tính chất của
bệnh và dự kiến về sau để tăng cường lòng tin chữa bệnh ấy, thúc cho họ chủ động
rèn luyện lao động mạnh thêm, bồi dưỡng ý chí kiên cường; phối hợp thuốc với
châm cứu để chữa mới có thể thu được kết quả chữa rất tốt.
1. Biện chứng thí trị.
Căn cứ vào biểu hiện bệnh lý của bệnh này, phải phân làm hai loại hư thực. Thực
chứng thường là tâm can khí uất, trị thì phải lấy lý khí giải uất; khí uất hoá
hoả thương âm thì phải tư âm giáng hoả. Hư chứng phải phân biệt bất túc của
tâm tỳ hoặc tâm thận để bổ dưỡng mà chữa.
a. Tâm can khí uất:
Tinh thần uất ức, hay nghi, hay nghĩ nhiều, hoặc ngực buồn bằn sườn đau, bụng
dạ trướng mà buồn bằn, ợ hơi đều đều, ăn ít, rêu lưỡi trắng, mạch tế huyền.
Cách chữa
Lý khí giải uất.
Bài thuốc ví dụ:
Sài hồ
1 ,5 đồng cân, Hương phụ 3 đồng cân,
Đan sâm
3 đồng cân, Bạch thược 3 đồng cân,
Uất kim
3 đồng cân, Hợp hoan hoa 2 đồng cân,
Sao Chỉ xác
1,5 đồng cân, Phật thủ phiến 1 đồng cân.
Gia giảm:
+ Nếu khí uất hoá hoả, mắt đỏ, miệng khô mà đắng, tiện bí, gia Đan bì 3
đồng cân, Hắc Sơn chi 3 đồng cân.
+ Nếu chứng Mai hạch khí thuộc đàm khí trở trệ, trong họng cảm thấy như có
vật cứng vướng (trừ viêm họng mạn tính ra), thì bỏ Đan sâm, Hợp hoan hoa;
gia Tô ngạnh 3 đồng cân, Hậu phác 1,5 đồng cân, Pháp Bán hạ
3 đồng cân.
b. Âm hư hoả vượng:
Tim thổn thức, trong ngực nóng bứt rứt, mất ngủ, nhiều mộng, hoặc tinh thần
hoảng hết, buồn vui không thường, miệng khô, chất lưỡi hồng, mạch tế sác.
Cách chữa
Tư âm giáng hoả.
Bài thuốc ví dụ
Chu sa an thần hoàn gia giảm.
Sinh địa
4 đồng cân, Đương quy 3 đồng cân,
Bạch thược
3 đồng cân, Mạch đông 3 đồng cân,
Cam
thảo
1 đồng cân, Xuyên Hoàng liên 1 đồng cân,
Sao Táo nhân
3 đồng cân, Chu Phục thần 3 đồng cân .
Gia giảm:
+ Tinh thần hoảng hốt, buồn vui không thường, gia Hoài Tiểu mạch 1 lạng,
Đại táo 7 quả, dùng nặng Cam thảo tới 3 đồng cân.
+ Tâm bứt rứt, tâm thổn thức rất nhiều, đầu tối đầu đau, gia Trân châu mẫu
1 lạng, Mẫu lệ 1 lạng.
c. Tâm thận khuy hư:
Đầu xoay tai ù, di tinh, buốt thắt lưng, hư phiền mất ngủ, nhiều mộng hay quên,
rêu lưỡi ít, mạch tế.
Cách chữa
Bổ ích tâm thận.
Bài thuốc thí dụ
: Lục vị địa hoàng thang gia giảm.
Địa hoàng
4 đồng cân, Sơn thù nhục 3 đồng cân,
Hoài Sơn dược
3 đồng cân, Câu kỷ tử 3 đồng cân,
Chích Hà đâu ô 4 đồng cân, Sao Táo nhân 4 đồng cân,
Ngũ vị tử
1 đồng cân.
Gia giảm
:
+ Nếu kiêm miệng khô nước tiểu vàng, chất lưỡi hồng, mạch tế sác, gia Trì mẫu
2 đồng cân, Hoàng bá 2 đồng cân, Đan bì 3 đồng cân.
+ Không mộng mà di tinh, gia Kim anh tử 4 đồng cân, Khiếm thực 3
đồng cân.
+ Nếu thận dương bất túc, hoạt tinh, dương suy tảo tiết, sợ lạnh, lưỡi nhạt rêu
trắng, mạch trầm tế, bỏ sao Táo nhân, gia Lộc giác phiến 3 đồng
cân, Tiên linh tỳ 3 đồng cân, Ba kích thiên 3 đồng cân.
d. Tâm tỳ lưỡng hư:
Đêm ngủ chập chờn không sâu, dễ tỉnh, tim thổn thức đập mạnh,sắc mặt không
tươi, mệt mỏi không có sức, ăn uống không biết ngon, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch
tế.
Cách chữa
Bổ ích tâm tỳ.
Bài thuốc ví dụ:
Quy tỳ thang gia giảm.
Đảng sâm
3 đồng cân, Hoàng kỳ 3 đồng cân,
Bạch truật
3 đồng cân, Chu phục linh 4 đồng cân,
Đương quy
3 đồng cân, Viễn chí 2 đồng cân,
Đan sâm
3 đồng cân, Sao Táo nhân 3 đồng cân,
Chích cam thảo
1 đồng cân.
Gia giảm:
Mất ngủ rất nhiều, gia Dạ giao đằng 5 đồng cân.
2. Phương lẻ.
a. Toan tương thảo (Tạc tương thảo) 10 cân, Tùng châm (lá thông
giống như cây kim của Vân Nam, Trung Quốc) 2 cân, Đại táo 1 cân, lấy
Toan tương thảo mới còn tươi (toàn cây) rửa sạch, với Tùng châm thêm
vào 8 thăng nước, sắc 1 giờ đồng hồ, lọc bỏ bã. Đem Đại táo giã
nát thêm 2 thăng nước sắc 1 giờ đồng hồ, lọc bỏ bã. Đem 2 dịch đó trộn hợp lại,
thêm lượng đường phù hợp vào tễ phòng hỏng, phân vào lọ sẵn dùng. Mỗi lần uống
15- 20 cm3, 1 ngày 3 lần, có hiệu quả ngủ yên trấn tĩnh.
b. Rễ cây táo chua (không bỏ vỏ) 1 lạng, Đan sâm 4 đồng cân,
thêm nước sắc 1-2 giờ đồng hồ, mỗi ngày uống 1 tễ, phân làm 2 lần uống lúc nghỉ
trưa và buổi tối trước khi đi ngủ. Trị ngoan cố tính mất ngủ, thần kinh suy
nhược.
3. Cách chữa mới.
a. Liệu pháp thuỷ châm. Dùng hợp ở thần kinh suy nhược.
(1) Lấy huyệt
An miên 1, An miên 2, mỗi huyệt tiêm 5 cm3 đường gluco 10%, mỗi ngày
lấy 1 huyệt, khi hiệu quả không rõ rệt có thể thay dùng thuốc trấn tĩnh tiêm vào
huyệt vị.
(2) Lấy huyệt
Tâm du, Cự khuyết mỗi ngày 1 lần, mỗi huyệt tiêm 0,5 cm3 dịch Đương
quy(ống chế sẵn).
(3) Lấy huyệt
Quan nguyên, Trung cực, mỗi ngày 1 lần, dùng dịch Đương quy 0,5 cm3
hoặc sinh tố B1, 30 miligam, hoặc B12 15 miligam, 10 ngày là một liệu
trình. Dùng hợp ở chứng di tinh, dương quy, tảo tiết.
b. Liệu pháp chôn chỉ. Dùng hợp ở thần kinh suy nhược.
(l) Lấy huyệt:
Nhóm 1 : Thận du thấu Tam tiêu du
Nhóm 2: An miên 2, Đại chuỳ, Túc tam lý.
Hai nhóm phân riêng dùng, hoặc sử dụng thay thế, dựa theo đúng cách chôn chỉ
ruột dê vào. Khoảng cách 20-30 ngày chôn lần thứ 2.
(2) lấy huyệt:
Nhóm 1 : Tam âm giao, Túc tam lý, Quyết âm du thấu âm du.
Nhóm 2: Thận du, ý xá, Khích môn.
Cách dùng như trên.
c. Liệu pháp cắt trị. Lấy vùng nơi Chưởng 4, hoặc Tiền đỉnh, Bách hội để cắt
trị. Dùng hợp ở thần kinh suy nhược.
4. Liệu pháp châm cứu.
a. Mất ngủ.
Thể châm: An miên, Thần môn, Tam âm giao, Can du.
+ Nhiều mộng, gia Thương dương.
+ Can hoả vượng, gia Hành gian.
+ Vị bất hoà, gia Túc lam lý.
Nhĩ Châm: Bì chất hạ, chẩm, Thần môn, Thận
b. Di tinh.
Thể châm: Quan nguyên, Tam âm giao.
Có mộng, gia Thần môn, Tâm du, Thận du.
Nhĩ châm: Nội phân bí, Bì chất hạ, Bàng quang, Thận.
c. Liệt dương.
Thể châm: Quan nguyên, Túc tam lý, Thận du.
Nhĩ châm: Ngoại sinh thực khí, Hạnh hoàn, Nội phân bí, Bì chất hạ.
d. Bệnh ít - tơ - ri (Hysteria).
Thể châm: Bách hội, Nhân trung, Thần môn, Nội quan, can du, Thái xung
+ Ít-tơ ri bại liệt, gia Ngoại quan, Dương lăng tuyền
+ Ít tơ ri mất tiếng, gia Thượng liêm tuyền, Thông lý.
Nhĩ châm: Bì chất hạ, Thần môn, Não điểm, Tâm.
BÀI THUỐC THAM KHẢO
1. Bổ tâm đan:
Đương quy thân
1 lạng, Đảng sâm 5 đồng cân, Ngũ vị tử 1 lạng, Toan táo nhân
1 lạng, Bá tử nhân 1 lạng, Đan sâm 5 đồng cân, Phục linh 5
đồng cân, Viễn chí 5 đồng cân, Thiên môn đông 1 lạng,
Mạch đông 1 lạng, Sinh địa 4 lạng, Huyền sâm 5 đồng cân,
Cát cánh 5 đồng cân.
Nghiền chung nhỏ mịn, luyện mật làm viên, Chu sa làm áo. Có thể làm thang
tễ. Một phương gia cửu tiết Xương bồ 5 đồng cân. Cam thảo 5 đồng
cân. Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, 1 ngày 2-3 lần uống
2. An thần bổ tâm hoàn:
Sinh địa, Đan sâm, Ngũ vị tử, Hợp hoàn bì, Dạ giao đằng. Trân châu mẫu, Thạch
xương bồ.
Nghiền chung nhỏ mịn rảy nước làm viên. Mỗi lần uống l5 viên, một ngày 3 lần
uống. Hai phương trên đều dùng hợp ở chứng âm hư hoả vượng tim thổn thức mất
ngủ.
3. Bá tử dưỡng tâm hoàn:
Bá tử nhân
4 lạng, Đương quy 1 lạng, Câu kỷ tử 3 lạng, Thạch xương bồ
1 lạng, Thục địa 2 lạng, Phục linh 1 lạng, Huyền sâm 1
lạng, cam thảo 5 đồng cân, Mạch đông 1 lạng.
Trước hết đem Thục địa, Bá tử nhân hấp (chưng) chế xong, cho vào trong
cối đá, trộn với thuốc còn lại giã nát, sấy khô, nghiền nhỏ, luyện mật làm viên.
Mỗi lần uống 1,5-2 đồng cân: một ngày 2-3 lần uống. Dùng hợp ở chứng tâm thần
không yên, tâm hoảng mất ngủ.
4. Ngũ tử bổ thận hoàn:
Câu kỷ tử 8 lạng, Thỏ ty tử 8 lạng, Phúc bồn tử 4 lạng,
Xa tiền tử 2 lạng, Ngũ vị tử 1 lạng.
Nghiền chung nhỏ mịn, luyện mật làm viên. Mỗi lần uống 1,5 đồng cân. một ngày 2
lần uống. Dùng ở chứng thận hư liệt dương di tinh.
5. Kim toả cố tinh hoàn:
Sa uyển tử
2 lạng mỗi thứ đều 1 lạng.
Nghiền chung nhỏ mịn, luyện mật làm viên. Mỗi lần uống 1.5 đồng cân, một ngày 2
lần uống. Dùng hợp ở thận hư di tinh.
6. Sâm vị hợp tê:
Ngũ vị tử
12 lạng, Toan táo nhân (hoặc Bá tử nhân) 1 cân rưỡi, Thái tử sâm 2
cân. Thuốc trên lấy cồn 60% ngâm 7 ngày rồi lọc qua lưới lọc, đem dịch lọc thu
hồi cồn, cô đậm đến 5 lít, lại thêm đường tương 3,5 lít mà thành.
Mỗi lần uống 15 cm3, một ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở chứng tâm thận
lưỡng hư, tim thổn thức mất ngủ.
THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y
Trong sách Điều trị học không thấy có bài chứng thần kinh chức năng, mà chỉ có
chứng loạn nhịp tim ở phần các bệnh tim mạch, chứng mất ngủ ở phần các bệnh thần
kinh, chứng di tinh, hoạt tinh, dương nuy, tảo tiết không thấy bàn đến. Cho nên
trong bài này, tôi xin trích hai phần: Chứng loạn nhịp tim và chứng mất ngủ để
tham khảo.
1. Chứng loạn nhịp tim.
Loạn nhịp tim là khi tim mất nhịp bình thường. Sự loạn nhịp tim đó có thể do
thời khoảng ngắn hay dài hoặc do biên độ tâm thu không bình thường.
Nó có thể:
- Thỉnh thoảng mới xảy ra, không liên lục
- Hoặc xảy ra liên tục trong một thời gian lâu.
- Hoặc có từng cơn ngắn hay dài.
Trong sự rối loạn đó, nhịp tim lại có thể:
- Vẫn đều nhưng chỉ nhanh hoặc chậm
- Hay không đều về biên độ cũng như về thời khoảng (loạn nhịp tim hoàn toàn).
a. Triệu chứng và chẩn đoán.
Phần nhiều bệnh nhân không có triệu chứng chủ quan; có khi thấy khó chịu vì tim
đập mạnh, nhanh hoặc không đều. Khi khám bệnh, thầy thuốc nghe tim và lấy mạch
mới biết bệnh nhân bị loạn nhịp tim.
Các phương pháp lâm sàng có thể đủ chẩn đoán các chứng loạn nhịp tim. Nhưng
nguyên nhân có khi rất khó biết ngoài những nguyên nhân thông thường. Cần phải
dùng điện tâm đồ để chính xác sự chẩn đoán vì điện tâm đồ sẽ cho ta biết:
- Xuất phát điểm của loạn nhịp tim.
- Phân định các thể rõ ràng hơn.
- Tình trạng bệnh lý của từng bộ phận tim (tâm nhĩ và tâm thất), tìm ra tổn
thương ở cơ tim và lâm sàng đơn thuần không thể giải quyết được
b. Tiên lượng.
Phần lớn loạn nhịp tim không ảnh hưởng đến sinh mạng, tiên lượng sẽ tuỳ theo
thương tổn của tim gây ra loạn nhịp.
c. Chỉ định điều trị.
Chỉ định chính: Làm cho nhịp tim trở lại bình thường bằng 1 cách chữa triệu
chứng.
Chỉ định phụ: Tìm và điều trị nguyên nhân. Sở dĩ việc chữa nguyên nhân ở đây chỉ
là một chỉ định phụ vì phần lớn nguyên nhân đó khó biết và khó điều trị.
d. Tóm tắt các loại loạn nhịp.
Theo cách nêu ra phương pháp điều trị của G.S. Đặng Văn Chung, chúng ta thấy 4
loại loạn nhịp: (tóm tắt lại)
- Nhịp ngoại tâm thu (xuất phát điểm của luồng kích thích thường ở tâm thất).
Thông thường nhất.Nhịp đều nhưng nhanh liên tục hoặc từng cơn (A. Nhịp nhanh
xoang liên tục do Basedow, tạng co giật Spasmophilie. Thiếu sinh tố B1,, thần
kinh mất điều chỉnh Lystoni neurovégétative; B. Nhịp nhanh từng cơn: (1) là bệnh
Bouveret trên thất Supraventriculaice - nhịp 160-200. (2) là bệnh cuồng động nhĩ
flutter auriculaire - nhịp tim do nhĩ vào khoảng 150. (3) là nhịp nhanh do thất
là một biến chứng nặng xảy ra cho người có tổn thương tim (xơ cứng động mạch,
huyết áp cao, suy tim).
- Nhịp đều nhưng chậm liên tục hoặc từng cơn (A. Nhịp chậm xoang - nhịp 50-60 -
bệnh thường xảy ra sau một bệnh nặng hoặc sau nhiễm độc, hay một bệnh đường
tiêu hoá; B. là nhĩ thất phân ly: Stockes-adams).
- Loạn nhịp hoàn toàn - rất phổ biến. Xảy ra cho bệnh nhân bị hẹp lỗ van tim hai
lá, bị bệnh Basedow và có khi ở người già xơ hoá cơ tim. Sinh ra do rung thớ
nhĩ: CƠ nhĩ bị viêm hoặc bị thoái hoá nên co bóp không đều, toàn bộ sợi cơ không
co một lượt luồng thần kinh xuống thất không đều làm cho tâm thất thu không đều
về thời khoảng cũng như về biên độ.
2. Chứng mất ngủ.
Mất ngủ là một triệu chứng rất phổ biến, nhất là trong giới lao động trí óc và
nhân dân thành thị. Bệnh nhân kêu ca, thầy thuốc coi thường hay chỉ cho thuốc
ngủ. Sự thật mất ngủ là một hiện tượng phức tạp có nhiều nguyên nhân. Giải
quyết đơn thuần bằng thuốc không đủ; cần tìm nguyên nhân và tạo điều kiện cho
bệnh nhân ngủ là không cần thuốc. Mất ngủ là phản ánh của sinh hoạt xã hội căng
thẳng, ồn ào, vội vã của đời sống tinh thần lo âu, mâu thuẫn.
a. Nhắc lại bệnh học.
Mất ngủ có thể về lượng (số giờ ngủ) hay về chất (giấc ngủ trằn trọc, không
say. thức dậy không khoan khoái). Có khi bắt đầu đêm nằm mãi mãi không ngủ, có
người thức giấc, ngủ lại không được.
Ngủ không tốt ban đêm, sáng hôm sau làm việc uể oải, ăn không được lơ mơ, dần
dần đêm đến là sợ, sợ lại càng không ngủ được, ngủ không được lại càng mệt,
thành vòng luẩn quẩn không ra được.
Nguyên nhân có rất nhiều: Có bệnh (sốt, khó tiêu hoá, đau nhức, bệnh tinh thần
kinh) hoặc không có bệnh (lo lắng, sợ sệt, chờ đợi, sợ nhỡ tầu xe, ngủ chỗ lạ
hoặc đêm thức quá giấc, có cuộc bàn cãi sôi nổi), nhiều tác nhân kích thích như
thuốc lá, cà phê, chè đặc, ăn đêm. xem phim chuyện hấp dẫn hoặc ồn ào do trẻ em
đùa nghịch, loa phóng thanh, xe tàu chạy, người gọi đổ thùng.
Nhưng cũng có trường hợp không tìm thấy nguyên nhân, chính trong trường hợp
này là gay go nhất.
Trong chẩn đoán nên để ý đến người có ngủ mà cứ kêu là mất ngủ, ngủ mà nằm mơ là
mất ngủ. Người mất ngủ là người bơ phờ, hốc hác .
Có người sợ thuốc ngủ vì cho là độc, không tin thuốc vì cho là không hiệu quả.
Nói chung người mất ngủ không nguyên nhân thường là người ít nhiều có rối loạn
thần kinh.
b. Kết luận của Tây y
Mất ngủ là một chứng rất thường gặp nguyên nhân rất phức tạp trong đó nhân tố
tinh thần có lẽ quan trọng nhất.
Trong điều trị không nên quên tính chất phức tạp đó và không nên chỉ đơn thuần
sử dụng thuốc ngủ.
|