Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Điều Trị Nội Khoa - Bài 31: ĐIÊN CUỒNG



Điên cuồng là một bệnh tật thần kinh mất thường, Phần nhiều do kích thích thần kinh, lo nghĩ buồn giận dẫn đến mất điều hoà cân bằng âm dương, đến chỗ mất chủ thần chí. Đàm khí uất kết ở tâm tỳ là điên, hoặc đàm hoả ở tâm can nhiễu lên là cuồng. Hai cái ấy có khi lại có thể giúp nhau chuyển hoá diễn biến. Y học hiện đại đã khái quát phạm vi chỗ các loại nguyên nhân dẫn đến bệnh tinh thần ấy.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1. Tuổi phát bệnh thường ở độ tuổi trẻ khoẻ.

2. Làm rõ tỉ mỉ tình hình tr­ước khi có bệnh, nếu trong lĩnh vực hình thái ý thức người bệnh có thể tồn tại một số vấn đề là chư­a có thể đối đãi chính xác, hoặc bị đột nhiên kích thích đến thần kinh, cho tới có hay không có bệnh sử ngoại th­ơng hộp sọ, viêm nhiễm (nh­ư viêm não), trúng độc ôxit các bon... hoặc bệnh nội tạng (nh­ư bệnh tâm tạng).

3. Chứng trạng lâm sàng nhiều loại, nhiều dạng, chủ yếu là biểu hiện khác thường về các mặt tinh thần, ý thức, tình cảm và hành vị. Điên là trầm mặc ngây si, nói không có thứ tự, tĩnh mà không bứt rứt; cuồng là ồn ào nhiễu loạn không yên lặng, đánh mắng khua khoắng lung tung, động mà thường cáu.

4. Chú ý soi xét khác nhau giữa tinh thần thất thường với bệnh động kinh. Động kinh thường hiện rõ tính phát cơn, mà chỉ có ở lúc trạng thái ý thức mơ hồ mới xuất hiện tinh thần thất thường; lại phải phân biệt với một số bệnh truyền nhiễm khi sốt cao có phát kèm cuồng càn nói nhảm.

PHƯƠNG PHÁP CHỮA

Trư­ớc đây đơn thuần dựa vào "ba phép quý lớn" là choáng điện, choáng tụy đảo tố, liều thuốc ngủ lớn, ngày nay kiên trì tỉ mỉ làm công tác t­ư tư­ởng cho người bệnh, đồng thời sử dụng châm cứu, thuốc cây cỏ phư­ơng Đông hoặc kết hợp Đông Tây y để chữa, đã thu được hiệu quả rất tốt.

1 . Biện chứng thí trị.

Điên, cuồng thường thuộc thực chứng, bệnh lý chủ yếu đó là khí uất hoá hoả, nguyên tắc chữa chứng điên lấy lý khí hoá đàm làm chủ, chứng cuồng lấy thanh hoả địch (1) đàm làm chủ. Đồng thời cần phối hợp loại thuốc chấn tâm an thần.

a. Chứng điên:

Tinh thần uất ức, bộc lộ tình cảm nhạt nhẽo, hoặc nói lảm nhảm một mình, nói không có thứ tự hoặc tinh thần hoảng hết, khi buồn khi vui, khóc c­ười không kể giờ giấc, t­ư tư­ởng mê loạn, thường nghi, dễ sợ, không biết sạch bẩn, không nghĩ đến ăn uống. Rêu lưỡi mỏng nhẫy, mạch huyền hoạt.

Cách chữa: Lý khí hoá đàm, khai khiếu an thần.

Bài thuốc ví dụ: Thuận khí đạo đàm thang gia giảm.

Trúc lịch Bán hạ 2 đồng cân, Trần bì 1,5 đồng cân,

Trần đảm tinh 1,5 đồng cân, Phục thần 3 đồng cân,

Hương phụ 3 đồng cân, Xương bồ 1,5 đồng cân

Uất kim 2 đồng cân, Viễn chí 1,5 đồng cân

Gia giảm:

Nếu bệnh điên lâu ngày, tâm tỳ khí huyết hao tổn, tim thổn thức, ít ngủ nhiều mộng, thần nghĩ hoảng hết, thì bỏ Trần đảm tinh, Hương phụ; thêm chừng Đảng sâm 3 đồng cân, Đư­ơng quy 3 đồng cân, Đan Sâm 3 đồng cân, Thục Táo nhân 3 đồng cân, Long xỉ 5 đồng cân.

b. Chứng cuồng:

Bệnh nổi lên nhanh gấp, tr­ớc hết có tính tình táo bạo gấp gấp, đau đầu, mất ngủ, hai mắt nhìn giận dữ, mặt đỏ, mắt đỏ, cuồng càn không yên, làm hỏng vật và tự hại mình, đánh người, chửi người, chạy đi kêu gọi, không trừ thân sơ, khí lực vư­ợt mức thường, không ăn, không ngủ, chất lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi vàng nhẫy, mạch huyền hoạt sác.

Cách chữa: Thanh hoả địch đàm chấn tâm.

Bài thuốc ví dụ: Gia vị sinh thiết lạc ẩm gia giảm.

Trần đảm tinh 3 đồng cân, Thiên trúc hoàng 3 đồng cân,

Thanh mông thạch 5 đồng cân. Hoàng cầm 3 đồng cân,

Hoàng liên 2 đồng cân, Long đảm thảo 1 ,5 đồng cân,

Sinh Thạch quyết minh 1 lạng, Sinh thiết lạc 1 lạng

Gia giảm:

+ Đại tiện bí kết, bụng trướng đầy, rêu lưỡi vàng dầy, gia Đại hoàng 4 đồng cân, Mang tiêu 3 đồng cân đổ vào lúc uống.

+ Nếu cuồng lâu không dứt, hoả thịnh âm th­ương, phiền vật vã hay sợ, hình gầy, mặt hồng, lưỡi hồng, mạch tế sác, thì bỏ Thanh mông thạch, Sinh địa 4 đồng cân, Đại mạch 3 đồng cân, Huyền sâm 3 đồng cân, Đăng tâm 5 phân.

2. Phương lẻ.

a. Hoàng Nguyên hoa (Hà sóc nhiêu hoa) lấy nụ hoa và lá, phơi khô nghiền bột. Người lớn mỗi ngày uống 2-4 gam, uống ngay 1 lần hoặc phân ra uống, uống liền 3-7 ngày, nếu không thấy hiệu quả nghỉ mấy ngày, uống lại một liệu trình. Trị bệnh tinh thần.

b. Bạch long tu phấn, mỗi lần 2-3 gam, ngày uống 3 lần. Trị chứng tinh thần phân liệt [Alangium chinense (Lour) Rehd.].

3. Liệu pháp mới.

a. Liệu pháp thuỷ châm.

Lấy huyệt: ế phong, Thính hội, Thính cung, Bách hội, Tiền đỉnh, mỗi lần chọn một cặp huyệt chung quanh tai, thêm huyệt Bách hội hoặc Tiền đỉnh. Dùng kim số 4-7 châm đầu, tiến kim sâu 5-7 phân, huyệt vị chung quanh tai châm theo góc 90o, huyệt vị vùng đỉnh đầu lấy góc 35o, dùng đư­ờng gluco tiêm 2-3 cm3.

Một ngày hoặc cách ngày một lần, lấy huyệt thay vòng, 15 ngày là một liệu trình. Dùng hợp ở chứng tinh thần phân liệt ảo giác vọng t­ưởng.

b. Liệu pháp tiêm thuốc vào huyệt.

Lấy huyệt: Tâm du, Cách du, Gian sử, Túc tam lý, Tam âm giao, dùng thuốc gây ngủ 25-50 miligam tiêm, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 1-2 huyệt thay chéo nhau sử dụng. Dùng hợp ở các loại hình bệnh tinh thần thấy h­ng phấn cuồng thao.

4. Liệu pháp châm cứu.

a. Dùng huyệt bình thường

Lấy huyệt:

Nhóm 1 : Nhân trung, Đại chuỳ, Đại lăng, Phong long

Nhóm 2: Cưu vĩ, Thần môn, Thái xung, Dũng tuyền.

Nhóm 3: Tâm du, Can du, Gian sử, Túc lam lý

Cách chữa:

Nhóm huyệt vị (1) dùng hợp ở bệnh hình cuồng thao là chủ, kích thích nặng, vê kim liền liền thẳng tới khi người bệnh yên tĩnh hoặc có ý buồn ngủ thì l­uư kim không vê, chứng nặng thì mỗi ngày châm 2-3 lần, có thể sử dụng thay chéo với nhóm (2)

Nhóm huyệt vị (2) chữa bệnh hình chứng trạng cứng nh­ư gỗ hoặc uất ức (chứng điên) là chủ, mỗi ngày 1 lần, phối hợp với huyệt Tâm du, Can du.

Nếu chứng trạng dần dần đổi tốt lên, kích thích kim cũng giảm nhẹ dần, đến khi trạng thái tinh thần cơ bản khôi phục bình thường, lại dùng nhóm huyệt vị chữa củng cố.

b. Dùng quỷ huyệt.

Sách "Châm cứu đại thành" có ghi phép chữa điên cuồng của Tôn Chân nhân bằng 13 huyệt quỷ theo thứ tự nh­ư sau:

1 - Châm Quỷ cung, tức Nhân Trung, vào 3 phân.

2 - Châm Quỷ tín, tức Thiếu th­ương, vào 3 phân.

3 - Châm Quỷ luỹ, tức, ẩn bạch, vào 2 phân.

4 - Châm Quỷ tâm, tức Đại lăng, vào 5 phân.

5 - Châm Quỷ lộ, tức Thân mạch (kim to), 3 phân.

6 - Châm Quỷ chẩm. tức Phong phủ vào 2 phân.

7 - Châm Quỷ sàng, tức Giáp xa, vào 5 phân.

8 - Châm Quỷ thị, tức Thừa tương, vào 3 phân.

9 - Châm Quỷ quật, tức Lao cu­ng, vào 2 phân.

10 - Châm Quỷ đ­ường, tức Thượng tinh, vào 2 phân.

11 - Châm Quỷ tàng, nam là Hồi âm, nữ là Ngọc môn đầu, vào 3 phân.

12 - Châm Quỷ thoái, tức Khúc trì (hoả châm), vào 5 phân.

13 - Châm Quỷ phong, ở giữa đ­ường khâu dưới lưỡi (Ngận giao), đâm ra máu.

Cần chú ý thực nghiệm.

BÀI THUỐC THAM KHẢO.

1. Bạch kim hoàn:

Xem ở bài Bệnh động kinh.

Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, một ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở chữa chứng điên do đàm khí ứ kết.

2. Mông thạch cổn đàm hoàn:

Xem ở bài Tai biến mạch máu não.

Mỗi lần uống 2 đồng cân, một ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở chữa chứng cuồng do đàm hoả nội nhiễu.

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 78) 2696676 lượt người truy cập vào Website này!