Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Điều Trị Nội Khoa - Bài 33: VIÊM CẦU THẬN MẠN TÍNH



Mạn tính viêm cầu thận có tính nhiều nước, gọi tắt là "viêm thận mạn tính", thường thấy ở người lớn, có thể từ viêm thận cấp tính kéo dài mà thành, nh­ưng số lớn thời kỳ cấp tính chứng trạng không rõ ràng, mà bắt đầu tr­ước hết đã hiện ra rõ quá trình mạn tính. Bệnh này thuộc về phạm trù " thủy thũng" và "hư­ lao" trong Đông y học.

Do bệnh thận lâu ngày, chính khí h­ư dần, thủy thũng kéo dài không lui, hoặc bởi mệt mỏi, cảm mạo, ăn uống không cẩn thận là nguyên nhân gợi tới làm cơn lặp lại thuỷ thũng, công năng điều tiết thuỷ dịch của tỳ thận ngày một h­ư đi, hoặc dương tổn tới âm, hao th­ương âm huyết của can thận, cuối cùng là ngũ tạng mất dưỡng, âm dương khí huyết đều thiếu, chuyển quay về làm chứng hư­ tổn nặng.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1. Quá khứ có thể có viêm thận cấp, hoặc bệnh sử thuỷ thũng.

2. Chứng trạng lâm sàng thường thấy là: Vùng mặt và chi dưới có lúc phù thũng, kiểm tra nước tiểu có anbumin, hồng cầu tế bào mủ hoặc trụ hình thấy lạ thường, hoặc huyết áp lên cao; đồng thời thường có buốt thắt lư­ng, đầu vận, thần mệt thiếu sức, ăn uống không hăng hái, sắc mặt trắng xanh hoặc vàng úa là chứng trạng toàn thân.

3. Loại hình thường thấy ở lâm sàng: Thận biến bệnh hình lấy phù thũng kéo dài và l­ượng lớn tiểu tiện anbumin, huyết tư­ơng anbumin xuống thấp làm chủ chứng; cao huyết áp hình lấy huyết áp cao lên cao làm chủ chứng; hỗn hợp hình có kèm đặc điểm hai hình trên; ẩn dấu hình thì không tự thấy chứng trạng đặc thù, nh­ưng kiểm tra nước tiểu có lư­ợng ít chất anbumin hoặc hồng cầu, trụ hình.

4. Nếu trị lâu dài không khỏi, xuất hiện thần mệt, tâm bứt rứt, đau đầu ham ngủ, quặn bụng nôn mửa thời chứng, phải suy nghĩ có thể phát triển thành chứng nước tiểu độc; có điều kiện thì có thể làm đo hàm lư­ợng đạm không anbumin, kết hợp ôxy hoá thán và ka li, natri để xác minh chẩn đoán.

5. Cần làm soi xét khác với bệnh tật kê dưới đây:

a. Viêm bể thận mạn tính. Thường có đau thắt l­ưng, đái đều đều, đái gấp, đái đau là bệnh sử làm cơn lặp lại. Thời gian làm cơn cấp tính có sốt cao, thời gian mạn tính có sốt nhẹ, kiểm tra nước tiểu lấy tế bào mủ làm rõ rệt, lấy nước tiểu đoạn giữa bãi nuôi cấy có thể thấy tế khuẩn bệnh sinh trư­ởng.

b. Lao thận. Có thể có bệnh sử lao ở khí quan nào khác, hoặc có sốt nhẹ, mồ hôi trộm, gò má hồng, gầy mòn là chứng trạng.

Kiểm tra nước tiểu có l­ượng ít chất anbumin, lấy hồng cầu, tế bào mủ làm rõ rệt, trong cặn lắng của nước tiểu có thể tìm thấy khuẩn lao.

PHƯƠNG PHÁP CHỮA

1. Biện chứng thí trị:

Biện chứng đối với bệnh này, phải căn cứ vào có hay không có thuỷ thũng và trình độ nặng nhẹ, khu biệt tiêu, bản, h­ư, thực. Thuỷ thũng nghiêm trọng thường, thuộc thấp khốn tỳ dương ở chứng tiên thực, chữa thì phải ôn dương hoá thấp lợi thuỷ; không có thuỷ thũng hoặc phù thũng mức nhẹ, thường thuộc bản hư chứng của tỳ, thận dương hư hoặc can thận âm hư, chữa thì phải ôn bổ tỳ thận hoặc tư dưỡng can thận. Nếu hư thực thác tạp, phải liệu tình mà kiêm cố.

a. Thấp khốn tỳ dương

Da và cơ phù thũng, tiêu (mất đi) trưởng (lớn lên) lặp lại nhiều lần không khỏi, tứ chi là rõ rệt nhất, ấn đó lõm xuống không dễ trở lại, tứ chi nặng nề mệt mỏi nhiều, dạ buồn bằn, bụng trướng, sắc mặt vàng nổi, rêu lưỡi trắng nhẫy mạch tế hoãn. Thường thấy ở thận biến hình.

Cách chữa: ôn dương, hoá thấp lợi thuỷ.

Bài thuốc ví dụ: Vị linh thang gia giảm.

Quế chi 1,5 đồng cân, Sao Thương truật 3 đồng cân

Xuyên Hậu phác 1,5 đồng cân, Xuyên Tiêu mục 1 đồng cân

Liên bì linh 5 đồng cân, Trạch tả 3 đồng cân

Dĩ nhân 4 đồng cân, Xa tiền tử 5 đồng cân (bọc vải)

Gia giảm:

+ Biểu hư, ra mồ hôi, sợ gió, thân nặng, gia Sinh hoàng kỳ 4 đồng cân, Phòng kỷ 3 đồng cân, Phòng phong 1 đồng cân.

+ Tỳ dương thiên hư, sợ lạnh, ăn ít, phân lỏng, chất lưỡi trắng nhạt, gia Chế Phụ tử phiến 1,5 đồng cân, Can Khương 1 đồng cân, Sao Bạch truật 3 đồng cân, Sao Đảng sâm 3 đồng cân.

+ Thuỷ thũng rõ rệt, gia Hà bạch thảo 5 đồng cân

b. Tỳ thận dương hư­: Phù thũng không rõ rệt, hoặc thuỷ thũng lặp lại nhiều lần không lùi, thắt lưng, bụng và chi dưới là nhiều, ấn đó lõm sâu khó trở lại, bụng trướng to, thắt lưng buốt mà sợ lạnh, miệng tràn nước trong, lượng nước tiểu giảm ít hoặc trong mà nhiều, sắc mặt trắng bợt, rêu lưỡi trắng nhạt, chất lưỡi béo non, mạch trầm, tế, trì

Cách chữa: Ôn thận kiện tỳ

Bài thuốc ví dụ: Quế phụ lý trung thang hợp với Kim quỹ thận khí hoàn gia giảm.

Chế Phụ phiến 3 đồng cân, Nhục quế 1 đồng cân bỏ vào sau

Thục địa 5 đồng cân, Sơn thù nhục 5 đồng cân

Hoài Sơn dược 5 đồng cân, Phục linh 5 đồng cân

Trạch tả 3 đồng cân, Can khương 1 đồng cân

Bạch truật 3 đồng cân

Gia giảm:

+ Phù thũng rõ rệt, gia Hoài Ngưu tất 3 đồng cân, Xa tiền tử 5 đồng cân (bọc vải)

+ Tỳ hư làm chủ, ăn ít, bụng trướng, phân lỏng, bỏ Sơn thù nhục, Thục địa gia Đảng sâm 3 đồng cân, Sa nhân 1 đồng cân bỏ vào sau.

+ Thận dương hư nhiều, thắt lưng buốt mà sợ lạnh, sắc mặt trắng bợt, nước tiểu ít hoặc trong mà nhiều, thuỷ thũng cơ bản lùi mất, thì bỏ Trạch tả, Can khương; thêm chừng Tiên mao 5 đồng cân, Tiên linh tỳ 5 đồng cân, Đỗ trọng 3 đồng cân, Thỏ ty tử 3 đồng cân, Lộc giác phiến 3 đồng cân.

+ Khí huyết lưỡng hư, thần mệt ngắn hơi, đầu tối tăm, tim thổn thức, mặt phù dễ ra mồ hôi, bỏ Trạch tả, Can khương; giảm chừng lượng dùng Quế, Phục; gia Đảng sâm 3 đồng cân, Hoàng kỳ 3 đồng cân, Đương quy 3 đồng cân.

+ Lưỡi tím, phụ nữ bế kinh, huyết kết thuỷ vướng, liệu thêm Đào nhân 3 đồng cân, Mã tiên thảo 5 đồng cân

+ Kiêm có ngoại cảm, sợ gió phát sốt, ho hắng, nửa người phía trên thế của thũng chuyển nhiều, trước hết trị theo tiêu, bỏ Thục địa, Thù nhục, Sơn dược, Nhục quế; gia Ma hoàng 1,5 đồng cân, Tế tân 7 phân, Quế chi 1,5 đồng cân.

c. Can thận âm hư­ hình:

Phù thũng mức nhẹ hoặc không thũng, đầu vận, đầu đau, hoả lên mắt đỏ tai ù, mắt hoa, hoặc nhìn vật mờ mờ, thắt lư­ng đau buốt, họng khô, h­ư phiền, đêm ngủ ít, hoặc có mồ hôi trộm, di tinh, nước tiểu vàng, chất lưỡi hồng, ít rêu, mạch tế huyền. Kiểm tra huyết áp đa số lên cao. Thường thấy ở cao huyết áp hình.

Cách chữa: Tư­ dưỡng can thận.

Bài thuốc ví dụ: Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia giảm.

Chế Hà đầu ô 4 đồng cân, Đại sinh địa 3 đồng cân

Câu kỷ tử 4 đồng cân, Tang ký sinh 5 đồng cân

Linh từ thạch 5 đồng cân, Mẫu lệ 6 đồng cân

Bạch tật lê 4 đồng cân, Cúc hoa 3 đồng cân.

Đan bì 2 đồng cân, Sung uý tử 4 đồng cân.

Gia giảm:

+ Tim thổn thức, mất ngủ, gia Phục thần 3 đồng cân, Sao Táo nhân 3 đồng cân.

+ Tiểu tiện ít, vàng, đỏ, nóng như hun, gia Tri mẫu 3 đồng cân, Hoàng bá sao 3 đồng cân.

+ Đầu lú lẫn đau nhiều, bỏ Cúc hoa, Linh từ thạch; gia Hạ khô thảo 5 đồng cân, Câu đằng 4 đồng cân, Thạch quyết minh 8 đồng cân.

+ Kiên có phù thũng mức nhẹ, bỏ Chích Hà đầu ô, Cúc hoa, Bạch tật lê, Linh từ thạch; gia Xa tiền thảo 5 đồng cân, Phục linh 5 đồng cân, Trạch tả 3 đồng cân.

+ Nếu phế thận âm hư, thường dễ cảm mạo, xuất hiện sốt nhẹ, ho khan, họng khô đau, chót lưỡi hồng, bỏ Chích Hà đầu ô, Câu kỷ tử, Tang ký sinh, Linh từ thạch; gia chừng Sa sâm 3 đồng cân, Mạch đông 3 đồng cân, Xuyên Bách hợp 4 đồng cân, Ngọc trúc 3 đồng cân, Huyền sâm 3 đồng cân.

+ Ngoài ra nếu thuộc viêm thận ẩn dấu hình mạn tính không tự thấy chứng trạng rõ rệt, nhưng hoá nghiệm nước tiểu có cải tiến, nói chung lấy bồi bổ tỳ thận làm chủ.

Như: Thục địa 3 đồng cân, Sơn thù nhục 3 đồng cân.

Câu kỷ tử 3 đồng cân, Hoài Sơn dược 3 đồng cân.

Tang phiên tiêu 3 đồng cân, Hoàng kỳ 3 đồng cân

Đảng sâm 3 đồng cân, Bạch truật 3 đồng cân

2. Phương kinh nghiệm có viện 1 thuộc Gian Tô Tân y học viện (Trung Quốc)

Viêm thận mạn tính, phù thũng không lùi, lưng đau, kiểm tra huyết áp lên cao, nước tiểu có anbumin hoặc hồng cầu lâu dài không mất đi, có thể dùng phép bổ khí lợi thuỷ, hoạt huyết hoá ứ.

Bài thuốc:

Sinh Hoàng kỳ 5 đồng cân, Phòng phong 3 đồng cân.

Phòng kỷ 3 đồng cân, Đương quy 3 đồng cân.

Bạch thược 3 đồng cân, Kỷ tử 3 đồng cân.

Hoài Ngưu tất 3 đồng cân, Liên bì linh 5 đồng cân.

Xa tiền tử 8 đồng cân (bọc vải).

Gia giảm

+ Phân mỏng, bỏ Đào nhân; gia sao Bạch truật 3 đồng cân.

+ Thũng thịnh, sợ lạnh, phân lỏng, gia Phụ tử 5 đồng cân, Bổ cốt chỉ 3 đồng cân

+ Miệng khô, gia Xuyên Thạch hộc 3 đồng cân.

+ Thắt lưng đau, huyết áp thiên cao, gia Tang ký sinh 5 đồng cân, Đỗ trọng 4 đồng cân, Xuyên đoạn 3 đồng cân, Công lao diệp 3 đồng cân.

+ Ăn uống kém, quặn bụng trên, gia Pháp Bán hạ 2 đồng cân, Trần bì 1,5 đồng cân, Quảng Mộc hương 1,5 đồng cân, Sinh Dĩ nhân 3 đồng cân, Sao Dĩ nhân 3 đồng cân.

+ Rêu lưỡi nhầy, tiện bí, gia sao Thương truật 2 đồng cân, Hắc Chi ma 3 đồng cân

Xử phương kể trên, cũng có thể nghiền nhỏ mịn, dùng Hồng táo sắc thang rảy làm viên, mỗi lần uống 2 đồng cân, một ngày 2 lần uống.

3. Phương lẻ

a. Ngọc mễ tu 2 lạng, Hải kim sa đằng 1 lạng (hoặc Mã tiên thảo 2 lạn), sắc nước uống.

b. Thập đại công lao diệp 1 lạng, Bạch mao căn 1 lạng, Xa tiền thảo 1 lạng, Trần Hồ biểu 5 đồng cân, mỗi ngày 1 tễ, sắc uống

c. Ô ngư 1 con, Xích đậu 1 cân, không thêm muối, nấu như ăn.

d. Bình địa mộc, nghiền bột, mỗi lần uống 1 đồng cân, một ngày 3 lần uống. (Bình địa mộc = Tử kim ngưu, Nuy địa trà Ardisia Japonica BL)

Phương lẻ kể trên đây dùng chủ yếu ở lui thũng

4. Châm cứu

a. Thể châm:

Quan nguyên thấu Trung cực,

Tam âm giao, Thận du.

Gia giảm

+ Dương hư: gia Chí dương (cứu), Mệnh môn (cứu)

+ Tỳ hư: gia Tỳ du, Túc tam lý (châm rồi cứu)

+ Khí hư: gia Bách hội (cứu), Khí hải (cứu), Phế du

b. Nhĩ châm:

Thận, Bàng quang, Nội phân bí, Phúc thuỷ

5. Hộ lý.

Căn cứ mức độ thuỷ thũng, cho họ ăn kiêng muối hoặc đỗ ăn uống ít muối, nếu không có thuỷ thũng, huyết áp bình thường, có thức ăn uống như­ mọi người, không nhất định phải ăn nhạt kéo dài ngày (trong Thu thạch chứa muối natri, không nên làm thay chất muối).

Viêm thận, thận biến hình thuỳ thũng rõ rệt, đạm không anbumin trong máu không cao mà trong n­ước tiểu có lư­ợng lớn anbumin, phải ăn nhiều thức ăn mặn chứa nhiều chất anbumin; nếu tỳ vị hư nhược, vận hoá không khoẻ, công năng thay bù của thận không trọn vẹn, nên lấy ăn chất bổ làm chủ.

Chú ý nghỉ ngơi, phòng cảm mạo hoặc bệnh truyền nhiễm khác.

BÀI THUỐC THAM KHẢO

1. Gia vị ngũ linh phiến

Trư linh 3 lạng, Phục linh 3 lạng, Thương truật 1 lạng, Phòng kỷ 1 lạng, Trạch tả 3 lạng, Quế chi 4 đồng cân, Ma hoàng 4 đồng cân, Xuyên tiêu nhỏ mịn 5 đồng cân.

Phục linh nghiền bột, các thuốc khác sắc cô đậm nước cốt, sau đó trộn đều cùng bột Phục linh, làm thành hạt, sấy khô, nghiền nhỏ lại, rây, ép viên mỏng, mỗi viên 0,3 gam

Mỗi lần uống 4 - 6 viên, một ngày 3 lần uống. Trị cấp, manh viêm thận, thuỷ thấp thiên thắng, toàn thân thũng, tiểu tiện ít.

2. Kim quỹ thận khí hoàn:

Xem ở bài Hen phế quản.

Mỗi lần uống 1.5 đồng cân, mỗi ngày 2 lần uống. Dùng ở viêm thận mạn tính, thận dương h­ư.

3. Kỷ cúc địa hoàng hoàn:

Thục địa hoàng 8 đồng cân, Sơn thù nhục 4 đồng cân

Sơn dược 4 đồng cân, Phục linh 3 đồng cân

Đan bì 3 đồng cân, Trạch tả 3 đồng cân

Theo đúng phép chế hoàn tễ.

Mỗi lần uống 1.5 đồng cân, một ngày 2 lần uống. Dùng ở viêm thận mạn, can thận âm h­ư

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 2) 2587635 lượt người truy cập vào Website này!