Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Điều Trị Nội Khoa - Bài 38: BỆNH ĐÁI ĐƯ­ỜNG



Bệnh đái đư­ờng là do công năng ở đảo tuỵ giảm lùi mà dẫn đến đại tạ hydrat cacbon tán loạn. Đặc trư­ng đó là đ­ường trong máu quá cao và xuất hiện đái đ­ường. Căn cứ vào biểu hiện lâm sàng, thuộc về phạm trù bệnh "tiêu khát" ở Đông y. Do ở ham uống r­ượu và ăn đồ ăn béo ngọt, hoặc thể chất thận h­ư, từ đó mà hình thành âm hư­ và biến hoá bệnh lý táo nhiệt, hai cái đó giúp làm nhân quả, hun tiêu tân dịch phế vị và âm tinh của thận. Nếu bệnh kéo dài ngày, âm thương tới dương, thường thường dẫn tới thận dương cũng h­ư.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1. Ba chứng trạng nhiều là: ăn nhiều, uống nhiều và đái nhiều, mỗi ngày lượng nước tiểu nhiều có thể đạt tới 10 lít trở lên. Thân thể ngày càng gầy mòn.

2. Thực nghiệm đ­ường tiết niệu hiện rõ dương tính. Nếu có điều kiện có thể trắc định đường huyết. Đư­ờng huyết vòm bụng v­ợt quá 130mg%, sau khi ăn đường huyết v­ượt qua 170mg%, có thể giúp thêm chẩn đoán.

3. Nếu có chán ăn, nôn mửa, đau bụng, trong miệng có hơi mùi quả bình (axeton), phải nghĩ đến khả năng trúng độc axeton. Nặng thì có thể xuất hiện hôn mê, thở hít sâu và nhanh, huyết áp xuống thấp, chi lạnh, mất phản xạ. Nước tiểu dấm đồng hiện rõ dương tính.

4. Thường dễ phát kèm chứng bệnh lao phổi, huyết áp cao, xơ hoá động mạch, thường phát sinh mụn nhọt và đục nhân mắt.

PHƯƠNG PHÁP CHỮA

1 . Biện chứng thí trị.

Do bệnh lý của bệnh này chủ yếu là âm hư­, táo nhiệt, mà trọng điểm của âm h­ư ở thận, bản chất của táo nhiệt thuộc âm hư­, cho nên trị liệu phải lấy dưỡng thận âm, thanh nhiệt nhuận táo làm chủ. Lại phải phân biệt chủ thứ của ba chứng trạng ba nhiều, căn cứ vào đặc điểm khác nhau, uống nhiều là thượng tiêu, ăn nhiều là trung tiêu đái nhiều là hạ tiêu, tiến hành xử lý.

Cách chữa: T­ư âm thanh nhiệt, sinh tân nhuận táo.

Bài thuốc ví dụ: Lục vị địa hoàng thang gia giảm.

Sinh địa 5 đồng cân, Hoài Sơn d­ược 5 đồng cân,

Sơn thù nhục 3 đồng cân, Đan bì 3 đồng cân,

Mạch đông 3 đồng cân, Thiên hoa phấn 3 đồng cân,

Thạch hộc 5 đồng cân.

Gia giảm:

+ Phiền khát uống nhiều, rêu lưỡi vàng, chất l­ưỡi hồng, gia Thạch cao 1 lạng, Tri mẫu 4 đồng cân.

+ Ăn nhiều mau đói, rêu lưỡi vàng táo, gia Hoàng liên 1 đồng cân, Sao Hoàng cầm 3 đồng cân. Nếu tiện bí, mạch hoạt sác có sức, có thể bỏ Sơn thù nhục, Sơn dược; tạm thêm Đại hoàng 3 đồng cân, Mang tiêu 3 đồng cân.

+ Đái nhiều như­ cao mỡ, thêm chừng Ổi ích trí nhân 3 đồng cân, Tang phiêu tiêu 3 đồng cân, Ngũ vị tử 1,5 đồng cân, Phúc bồn tử 5 đồng cân.

+ Thận dương hư­, sắc mặt trắng bợt, đầu vận, dương suy, chất lưỡi trắng nhạt, mạch tế, bỏ Thiên hoa phấn, Thạch hộc thêm chừng Chê'phụ tử 1,5-3 đồng cân, Nhục quế 6 phân (bỏ vào sau). Tiên linh tỳ 3 đồng cân, Thỏ ti tử 3 đồng cân, Lộc giác sư­ơng 3 đồng cân.

+ Khí h­ư, sắc mặt vàng úa, mệt mỏi ngắn hơi, tự ra mồ hôi, rêu lưỡi mỏng, chất lưỡi hồng nhạt, mạch tế nhuyễn, bỏ Đan bì, Thiên hoa phấn, thêm Đảng sâm 3 đồng cân, Hoàng kỳ 3 đồng cân, Bạch truật 3 đồng cân.

+ Ngoài đó ra, khi có xuất hiện chứng phát kèm, dựa vào các chứng tiến hành xử lý: Khi có trúng độc đồng, phải kết hợp Đông Tây y tiến hành chữa.

2. Khống chế ăn uống.

Người lớn chứng nhẹ lại không có hợp với chứng phát kèm, có thể dùng riêng phép chữa bằng ăn uống, mỗi ngày ăn chủ là (gạo, miến hoặc các loại ngũ cốc) nói chung hạn chế ở 6-8 lạng ta, trong bữa ăn thêm thích đáng chất anbumin, nh­ưng phải tránh ăn quả họ dư­a, đồ ăn chứa rất nhiều đường. Nếu người bệnh cảm thấy ăn không no, có thể thêm rau mỗi bữa ăn nửa cân đến 1 cân ta.

3. Ph­ương lẻ.

a. Vỏ cây thông lớp thứ 2 (khô) 2 lạng, (cây tùng lớn già là tốt), xư­ơng lợn nấu nhừ uống trong, mỗi ngày 1 tễ.

b. Tủy lợn, sấy khô nghiền bột, mỗi lần uống 1-1,5 đồng cân, một ngày 3 lần uống.

c. Ngọc mễ tu 5 đồng cân, sắc thang uống thay nước chè, mỗi ngày 1 tễ

d. Tổ kén tằm (tằm giàng) 10 cái, sắc thang uống thay nước chè, mỗi ngày 1 tễ.

4. Phép chữa mới.

Liệu pháp kích thích thần kinh: Dùng 7 cây kim thép cố định ở một đầu chót một cái đũa tre, gõ kích thích da ở hai bên cột sống, trọng điểm là chỗ đốt Đ.7- Đ.l0, cách ngày 1 lần, mỗi lần 3-5 phút.

5. Châm cứu.

a. Thể châm:

+ Uống nhiều: Phế du, Thiếu thư­ơng, Ngư tế.

+ ăn nhiều : Vị du, Tỳ du, Trung quản, Túc tam lý.

+ Đái nhiều: Thận du, Quan nguyên, Phục l­ưu, Thuỷ Tuyền.

+ Nếu có xuất hiện chứng trúng độc đồng: Lấy Nhân trung, Nội Quan, Túc tam lý, Dũng tuyền.

b. Nhĩ châm.

+ Uống nhiều: Nội phân bí, Phế, Khát điểm

+ ăn nhiều: Nội phân bí, Vị.

+ Đái nhiều: Nội phân bí, Thận, Bàng quang

THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y

Bệnh đái đường là một bệnh rất phổ biến ở các nước âu - mỹ, thành một bệnh xã hội, chiếm 1% đến 2% nhân số cho nên ở các nước đấy bệnh này chiếm hẳn một khoa chuyên môn (Diabétologie). Hiện nay, trong điều trị ngoài Insulin ra, khoa học còn tìm ra một thứ thuốc mới: Sunfamid chống bệnh đái đường.

Nhờ sự định l­ượng Insulin trong máu, người ta đang xem xét lại toàn bộ quan niệm về bệnh đái đường và đã giúp phân loại hội chứng đái đường, chỉ định sử dụng insulin một cách rõ ràng hơn.

Ở nước ta, bệnh này tư­ơng đối ít hơn, có lẽ chư­a phát hiện ra vì việc tìm đường trong nước tiểu, việc đo đường - máu không thành thủ tục.

Nếu các xét nghiệm đó được nhất loạt làm cho mọi người, chúng tôi chắc chắn rằng số người mắc bệnh đái đường sẽ có nhiều hơn. Một số đặc điểm về bệnh này ở nước ta là sự điều trị khó khăn vì căn bản nhân dân ta ăn cơm.

Đái đường là một bệnh toàn thể do sự rối loạn về chuyển hoá chất gluxit, do sự mất điều chỉnh của các tuyến nội tiết và thần kinh.

1. Triệu chứng.

a. Ba triệu chứng lâm sàng.

Ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều.

b. Hai triệu chứng xét nghiệm:

Sự hiện diện của đường trong nước tiểu.

Đư­ờng-máu tăng: Trên 150mg/dl (lấy lúc bệnh nhân đói).

Như­ng phần nhiều bệnh nhân đến bệnh viện vì các biến chứng.

2. Biến chứng.

a. Địa phư­ơng.

Ngoài da: Ngứa ngáy, eczêma, mụn nhọt, loét.

Nội tạng: Bệnh mắt (đục nhân mắt thường nhất), mồm, phổi, tim, thần kinh.

b. Toàn thể

Gầy nhanh.

Hôn mê đột ngột.

3. Nguyên nhân:

Nhiều cơ quan nội tiết phối hợp, liên kết với nhau để điều chỉnh đường - máu, để chuyển hoá chất gluxit. Các cơ quan nội tiết đó bị tổn thương, hoặc thực thể , hoặc cơ năng, sẽ phát sinh ra bệnh đái đường. Do đó, nguyên nhân của đái đường có thể từ:

Tuyến yên: Bệnh to cực: bệnh Cớt - xinh (Cushing) tuyến yên

Tuyến thượng thận. Bệnh Cớt-xinh do u tuyến thượng thận, do tiêm thuốc ACTH.

Tuyến giáp trạng: Bệnh Ba-zơ-đô (Basedow).

Tuyến tụy tạng: Viêm tụy tạng, u tụy tạng, tổn th­ương của đảo Langehan.

4. Cơ chế sinh bệnh

Bệnh đái đường do sự rối loạn về sử dụng chất gluxit: Chất gluxit không được tiêu thụ hết đã tăng lên trong máu

Chúng ta biết rằng sự điều chỉnh đường máu do hai hệ thống:

Hệ thống tăng đường máu:

Tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận

Hệ thống hạ đường máu tuỵ tạng do chất Insulin

Ngoài ra sự chuyển hoá chất gluxit đòi hỏi tác dụng của một men: hexokiaza.

Giữa hexokinaza và hai hệ thống điều chỉnh đường máu có liên hệ chặt chẽ với nhau.

Hệ thống tăng đường máu kìm hãm tác dụng của hexxokinaza, làm cho đường máu lên cao.

Hệ thống hạ đường máu, lúc bình thường, trung lập hoá tác dụng của hệ thống tăng đường máu

Trong bệnh đái đường, vì suy yếu nên hệ thống đường máu không thể trung lập hoá được tác dụng của hệ thống kia được nữa, cho nên sự rối loạn về sử dụng chất gluxit; chất gluxit không tiêu thụ hết đã tăng lên ở trong máu, vào nước tiểu, sinh ra đường niệu.

5. Đề phòng trong bệnh đái đường

Có hai vấn đề:

- Đề phòng biến chứng ở người bị bệnh đái đường

- Đề phòng bệnh đái đường

a. Đề phòng biến chứng ở người bị bệnh đái đường

Cách tốt nhất là điều trị sớm, điều trị tốt.

Điều chỉnh ngay rối loạn chuyển hoá gluxit

Đăng ký, theo dõi người bị bệnh đái đường

Bệnh nhân được biết rõ bệnh mình, cách điều trị, những biến chứng có thể xảy ra, bệnh nhân phải là người cộng tác tốt nhất của thầy thuốc.

Biến chứng nguy hiểm nhất là hôn mê. Người ta biết những nguyên nhân thuận lợi như nhiễm trùng (phổi, ngoài da, siêu vi trùng), tiết chế thiếu gluxit cần thiết, những chấn thương tinh thần, mệt nhọc quá sức, sinh đẻ phẫu thuật.

Thầy thuốc phải cảnh giác và điều chỉnh lại đường máu.

b. Đề phòng bệnh đái đường

Tốt nhất là phát hiện bệnh khi chưa có triệu chứng lâm sàng (préclinque) bằng những xét nghiệm làm hàng loạt cho tất cả nhân dân.

Chú ý đến con cái người bị bệnh đái đường: Thống kê cho biết từ 25 đến 50% những bệnh nhân trẻ tuổi có tiền sử đái đường ở bố mẹ.

Chú ý đến người thì nộn (obésité) dễ bị đái đường

Vấn đề hôn nhân: Hai người cùng bị bệnh đái đường không nên kết hôn vì con cái sẽ bị bệnh đái đường, cũng như hai gia đình có người bị bệnh đái đường không nên thông gia với nhau.

6. Biến chứng của bệnh đái đường.

a. Biến chứng nhiễm trùng.

Có thể từ những mụn nhọt rất thường, những vết thương bề ngoài không đáng kể đến nhiễm trùng quan trọng hơn như hoại thư và lao phổi.

(1) Nhọt thường, viêm phổi.

Có thể trở nên rất nặng, lan to và nhiễm rộng, đồng thời tình trạng toàn thân trở nên trầm trọng hơn vì bệnh đái đường đã chuyển sang nặng.

Như­ng ở đây việc sử dụng thuốc kháng sinh sớm và mạnh đã làm thay đổi hẳn tiên lượng bệnh. Về Insulin, cho lúc nhiễm trùng hoặc lúc đó tăng thêm liều l­ượng, sẽ giúp cho cơ thể kháng nhiễm có hiệu quả hơn.

(2) Bệnh hoại th­ư.

Thường là thể ướt do vi trùng yếm khí gây ra.

Là biến chứng nguy hiểm nhất vì có khi phải đặt chỉ định phẫu thuật cắt đoạn; lúc nào cần phẫu thuật và cắt đoạn tới đâu cần phải có ý kiến phối hợp giữa phẫu thuật viên với nhà chuyên môn.

Kháng sinh có khả năng giải quyết biến chứng này, nên hiện nay rất hiếm

(3) Lao phổi.

Biến chứng này nêu ra vấn đề chế độ ăn uống rộng rãi hơn, nếu cần, có thể cho bệnh nhân ăn uống tự do và sau đó điều chỉnh đư­ờng-máu bằng lnsulin.

Những thuốc thường dùng trong lao phổi và ph­ương pháp điều trị không có gì khác đối với người bị bệnh đái đường.

b. Biến chứng về thoái hoá.

Tình trạng thoái hoá thường xảy ra ở các động mạch hoặc các bộ phận khác, nhất là mắt.

(1) Động mạch .

Tình trạng thoái hoá, xơ cứng động mạch xảy ra rất sớm và lan rộng, phát sinh thêm những biến chứng ở tim, thận, não; chỉ có thể phòng ngừa được bằng một chế độ ăn uống ít chất mỡ.

(2) Mắt.

Hai biến chứng thường gặp nhất là: Viêm võng mạc và đục nhân mắt.

Cần được điều trị bằng insulin phối hợp điều trị nhãn khoa

c. Biến chứng về thần kinh.

Có thể từ viêm dây thần kinh đơn thuần đến những biến chứng quan trọng hơn như­ hôn mê do đái đường.

(1) Viêm dây thần kinh

Nguyên nhân rất khó biết.

Điều trị bằng sinh tố B1 nhưng kết quả thường không được tốt.

Phải đề phòng bằng cách điều trị sớm bệnh đái đường.

(2) Hôn mê do đái đường.

Là biến chứng nguy hiểm nhất, đe doạ tính mạng bệnh nhân bất cứ thể nào, nh­ưng thường nhất là thể gầy có máu toan tính.

Vì tính chất nguy hiểm của một biến chứng này nên chúng tôi dành riêng cho một phần để nói đến.

d. Hôn mê do đái đường (toan-xeton máu).

Xảy ra vào dịp:

- Nhiễm trùng hoặc nhiễm độc nặng.

- Chấn th­ương tinh thần.

- áp dụng chế độ giảm gluxit quá khắt khe.

- Có khi không có nguyên nhân gì cả.

(1) Lâm sàng.

Hôn mê xảy ra từ từ chứ không đột ngột, và bệnh nhân chỉ lờ đờ chứ không hôn mê sâu, với các rối loạn:

Về hô hấp.

Nhịp thở Cut-môn (Kussmaul).

Hơi thở mùi axeton.

Về tiêu hoá.

- Nôn mửa nhiều.

- Đi ỉa lỏng

Các rối loạn về tiêu hoá này sẽ phát sinh ra các rối loạn do mất nước .

Do mất nước.

- Da khô và lạnh.

- Lưỡi và môi cũng khô.

Về máu.

- Dự trữ kiềm hạ: Bình thường là 60 thể tích, nó có thể xuống chỉ còn 30.

- Đ­ường-máu tăng nhiều: 3 đến 4 ‰

-Xeton-máu cũng rất cao: Bình thường là 0,001gam đến 0,002g ‰ nó có thể lên đến 1 hay 2 gam.

Về nước tiểu.

Trong nước tiểu có chất tạo xetonic (corps cétoniques), các xét nghiệm Legal với Na tri nitroprusiat và Gie-ra (Gerhardt) với sắt III clorua (perchlorure de fer) rất dương tính.

(2) Chẩn đoán phân biệt.

Tóm lại chúng ta có một hôn mê do nhiễm độc vì máu toan tính:

Cơ thể không bài tiết ra hết được các chất tạo xetonic (axit bê ta và an pha xelonic); tình trạng hôn mê ấy rất nặng vì mất nước và rối loạn điện giải.

Chúng tôi thấy cần nhấn mạnh trong sự chẩn đoán rằng: Không nên nhầm với một hôn mê do nguyên nhân khác xảy ra ở một bệnh nhân bị đái đường nh­ư:

Hôn mê do đường máu hạ:

Có thể xảy ra khi:

- Bệnh nhân được tiêm một liều Insulin quá cao.

- Bệnh nhân ăn uống quá ít đối với liều Insulin thường dùng

Trong tr­ờng họp này chỉ cần tiêm dung dịch glucoza, cho uống nước đường là khỏi.

Hôn mê do nguyên nhân khác.

Như­: Chảy máu não, chảy máu màng não, v.v...

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 112) 2696710 lượt người truy cập vào Website này!