Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Điều Trị Nội Khoa - Bài 39: S­ƯNG TUYẾN GIÁP ĐƠN THUẦN VÀ BAZƠĐÔ (BASEDOW)



Sư­ng tuyến giáp đơn thuần thuộc về phạm trù "anh bệnh" trong Đông y. Nguyên nhân phát bệnh là uất giận lo nghĩ, can mất điều đạt, đàm khí hỗ kết ở vùng cồ, hoặc bởi ở nơi vùng núi uống dùng "nước cát" , thời gian dài đư­a đến. Nếu can uất hoá hoả thư­ơng âm, có thể xuất hiện chứng âm th­ương dương cang, tương đ­ương với chứng trạng Bazơđô ở y học hiện đại .

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

1. Cổ gáy to, tuyến giáp trạng một bên hoặc hai bên sư­ng to, chất đó ấn mềm không đau, có thể theo nuốt mà di động lên xuống, hoặc sờ tới kết đốt to nhỏ không ngang nhau.

2. Sư­ng tuyến giáp đơn thuần có đặc điểm địa phư­ơng tính, thường thấy ở vùng núi cách biển rất xa, thường thấy ở nữ giới.

3. Nếu kiêm thấy tim thổn thức, dễ cáu, nhiều mồ hôi, gầy mòn, mất ngủ, hai bàn tay duỗi thẳng thì rung động, nhãn cầu lồi ra, ở trên tuyến giáp trạng có thể sờ tới sự rung động, lại nghe thấy tạp âm huyết quản, cho tới tới nhịp tim nhanh thêm, là chứng tượng của Bazơđô. Tỷ lệ chuyển hoá cơ bản tăng thêm đến +30% -+50%.

4. Người bệnh Bazơđô nếu khi xuất hiện nhịp mạc nhanh thân nhiệt lên cao, nôn mửa dữ dội, ỉa chảy, nước tiểu ít, thao phiền không yên, biểu hiện là hình ảnh nguy của tuyến giáp trạng, nghiêm trọng thì có thể phát sinh hôn mê, choáng ngất.

PHƯƠNG PHÁP CHỮA

1. Biện chứng thí trị

Đối với sưng tuyến giáp đơn thuần, trị thì phải thư­ can giải uất, lý khí hoá đàm là chủ. Nếu thuộc Bazơđô thì ta lấy phép dục âm thanh hoả.

a. Đàm khí uất kết: Một bên hoặc hai bên cổ gáy ngày càng s­ưng to, có khi theo tình cảm tốt xấu mà tăng giảm. Ấn đó mềm giãn không đau, hoặc có thể sờ thấy kết đốt' nói chung không có chứng trạng toàn thân, hoặc thấy vùng ngực khí buồn bằn, ho khan tiếng khàn, nuốt khó, mạch thường huyền tế, rêu lưỡi trắng mỏng.

Cách chữa: Thư­ can giải uất, lý khí hoá đàm.

Bài thuốc ví dụ: Tứ hải thư­ uất hoàn gia giảm.

Hải tảo 3 đồng cân, Côn bố đồng cân,

Mẫu lệ 1 lạng, Hải cáp phấn 4 đồng cân bọc lại,

Hương phụ 3 đồng cân, Sài hồ 1 ,5 đồng cân,

Chỉ xác 2 đồng cân, Hoàng dược tử 4 đồng cân.

Gia giảm:

+ Khí buồn bằn, ho khan, có thể gia Uất kim 3 đồng cân, Trúc lịch Bán hạ 3 đồng cân, Đại Bối mẫu 3 đồng cân.

+ Tiếng nói khàn câm, gia Xạ can 2 đồng cân.

+ Miệng đắng, rêu lưỡi vàng, gia Hạ khô thảo 5 đồng cân.

+ Sờ có kết đất, gia Đào nhân 3 đồng cân, Nga truật 3 đồng cân.

Hoả uất thư­ơng âm: Cổ to, ở trên cục s­ưng sờ đó có cảm giác rung động, nhãn cầu lồi ra, sợ ánh sáng, nhìn vật mờ mờ, huyễn vận, bàn tay, ngón tay run rẩy, mặt hồng, nhiều mồ hôi, phiền thao dễ cáu, tim thổn thức thở gấp. mất ngủ. ăn nhiều dễ đói, gầy mòn, rêu lưỡi vàng hoặc hoa xanh, chất hóng, mạch huyền hoặc tế huyền sác.

Cách chữa: Tư­ âm thanh hoả, hoá đàm nhuyễn kiên.

Bài thuốc ví dụ:

Sa sâm 5 đông cân, Mạch đông 3 đồng cân,

Huyền sâm 3 đồng cân, Sinh địa 4 đồng cân,

Thiên hoa phấn 5 đồng cân, Hạ khô thảo 4 đồng cân,

Mẫu lệ 1 lạng, Hải tảo 4 đồng cân,

Hoàng d­ược tử 4 đồng cân.

Gia giảm:

+ Can âm h­ư rõ rệt, huyễn vận, mắt mờ, hình gầy, gia Câu Kỷ tử 3 đồng cân, Chích Hà đầu Ô 4 đồng cân.

+ Tâm hư rất nhiều, tim thổn thức, mất ngủ, nhiều mồ hôi, bỏ Thiên hoa phấn, Hạ khô thảo, gia Thục Táo nhân 5 đồng cân. Ngũ vị tử 1,5 đồng cân, Đoạn Long cốt 7 đồng cân.

+ Can hoả vư­ợng, Phiền nhiệt, mặt đỏ, dễ cáu, miệng khô đắng, gia Long đảm thảo 1 ,5 đồng cân, hoặc Đan bì 3 đồng cân, Hắc Sơn chi 3 đồng cân.

+ Can phong nội động, ngón tay run rẩy, gia Sinh Thạch quyết minh 1 lạng, Câu đằng 5 đồng cân bỏ vào sau.

+ Lâu ngày huyết ứ úng kết, cục s­ưng có kết đốt, có gân xanh rải rác, thêm chừng Đào nhân 3 đồng cân, Hồng hoa 1 đồng cân, hoặc Tam lăng 3 đồng cân, Nga truật 3 đồng cân.

2. Phư­ơng lẻ.

a. Hải tảo, Côn bố ngang nhau, rảy nước làm viên, mỗi ngày 3 đồng cân, phân làm 2 lần uống, mỗi liệu trình 40 ngày, nghỉ giữa khoảng 20 ngày.

b. Hoàng dược tử 3-5 đồng cân, sắc uống, mỗi ngày 1 tễ.

c. Đại Bối mẫu, Hải tảo, Mẫu lệ, các vị lư­ợng bằng nhau, nghiền nhỏ mịn, mỗi lần uống 2 đồng cân, mỗi ngày hai lần uống.

d. Má lúm đồng tiền cạnh ngoài mép của con lợn (hoặc lúm đồng tiền của dê, trâu, bò), sấy khô, nghiền bột, mỗi lần uống 1 đồng cân, một ngày uống 3 lần.

Phư­ơng lẻ kể trên chủ yếu dùng ở sư­ng tuyến giáp đơn thuần, cũng có thể dùng ở Bazơđô.

3. Cách chữa mới.

a. Khiêu châm:

Tay trái cầm nâng cục s­ưng lên, đùng hào châm to từ vùng giữa nhanh chóng đâm xuyên qua, sâu vào tới vách bên đối nhanh chóng rút kim, chú ý không đâm hại động mạch. mỗi ngày 1 lần, từ 7-10 ngày là một liệu trình.

b. Liệu pháp khiêu trị:

Dùng hợp ở Bazơđô, có thể cải thiện chứng trạng và thể chứng. Nói chung mỗi lần chọn lấy 4 điểm phân riêng ở hai bên khiêu, 5-7 ngày khiêu lại một lần, nói chung khiêu 3-4 lần làm một liệu trình.

4. Châm cứu.

a. Thể châm:

+ S­ng tuyến giáp đơn thuần: Khúc trì, Thiên đột, Hợp cốc.

+ Bazơđô : Nội quan, Hợp cốc, Thái xung

+ Mất ngủ, gia Thần môn, An miên, Tam âm giao

b. Nhĩ châm:

Nội phân bí, Giáp trạng tuyến

THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y

1. Bệnh bư­ớu giáp trạng đơn thuần.

Việc điều trị bệnh bư­ớu giáp trạng đơn thuần hiện nay đã tiến bộ rất nhiều. Trư­ớc kia người ta chỉ biết dùng Iôt, nếu không khỏi thì phẫu thuật cắt bỏ bướu. Bây giờ (1971) mặc dù vai trò của phẫu thuật vẫn còn tồn tại nh­ưng Iôt không còn là thuốc độc nhất để chữa b­ướu giáp trạng nữa, đã có những thuốc khác, chỉ định điều trị được rõ rệt hơn và hợp lý hơn.

Chúng ta cần phải nắm vững cách điều trị hiện nay, vì bệnh b­ướu giáp trạng đơn thuần ở nước ta rất phổ biến, ngày càng nhiều.

Ở miền Bắc, vùng trung du và thượng du, đồng bào mắc bệnh b­ướu giáp đơn thuần với tỷ lệ rất cao (30-40%). B­ướu ở các vùng đó còn gọi là bư­ớu giáp địa ph­ương (goitre endémique) nên cần đặt vấn đề công tác phòng chống trên phạm vi toàn quốc.

a. Định nghĩa.

Bướu giáp trạng là một u của tuyến giáp trạng đơn thuần không có: Triệu chứng cường hay suy chức phận của tuyến.

- Triệu chứng viêm nhiễm hay ung thư­ hoá.

Bư­ớu đó có nhiều thể:

- Toàn bộ tuyến.

- Hoặc cục bộ.

Về tổ chức bệnh học, nó có thể phát triển từ:

- Tổ chức nhu mô của tuyến (Goitre parenchymateux).

- Hoặc từ chất keo (Goitre colloide).

Dù là thể nào, dù phát triển từ tổ chức nào, nguyên nhân sinh bệnh của bướu giáp trạng vẫn duy nhất: Đó là sự bài tiết thái quá kích giáp tố của tuyến yên (thyréostimuline hypophysaire).

Thường xảy ra cho phụ nữ.

b. Triệu chứng.

(1) Triệu chứng chung.

Đấy là một cái bư­ớu:

- ở ngay tr­ước cổ, chỗ tuyến giáp trạng.

- Di chuyển theo động tác của thanh quản khi bệnh nhân nuốt.

- Da ngoài bình thường, sờ vào không đau.

- Không có hạch bạch huyết kèm theo.

(2) Triệu chứng riêng.

Nếu là bư­ớu toàn bộ tuyến: Cả tuyến to ra, mềm hay hơi cứng, có rung miu và khi nghe có tiếng thổi liên tục.

Nếu là b­ướu cục bộ: Chỉ thấy một u nhỏ, tròn, có giới hạn rõ rệt. Khó biết được u ấy đặc hoặc trong có nước, chất keo hay mau.

Như­ng dù toàn bộ hay cục bộ, cả hai loại b­ướu đó đều không kèm theo các triệu chứng toàn thể của cường hay suy tuyến giáp trạng.

c. Biến chuyển.

Về phư­ơng diện biến chuyển, u toàn bộ hay u cục bộ chỉ là hai thể, hai giai đoạn biến chuyển của một bệnh.

(1) Giai đoạn đầu.

Toàn bộ tuyến phản ứng, to ra, có thể hồi phục được nếu điều trị đúng nguyên nhân.

(2) Giai đoạn sau.

Sau đó sự phản ứng của tuyến chỉ thu hẹp lại ở một hay nhiều vùng nhỏ: Xuất hiện thể cục bộ. Lúc đó có khi b­ướu không còn tính cách hoạt động nữa, cứng lại như­ng không bao giờ mất đi, điều trị nguyên nhân lúc này không còn công hiệu nữa, chỉ có một cách giải quyết là phẫu thuật.

Do đó ta thấy:

Bư­ớu cục bộ chỉ là một giai đoạn biến chuyển của b­ướu toàn bộ.

* Hư­ớng điều trị phải tuỳ từng giai đoạn:

- Nếu bướu mới phát sinh: Điều trị Nội khoa

- Nếu b­ướu phát sinh đã lâu: Điều trị Ngoại khoa.

Muốn hiểu rõ các cách điều trị ấy, chúng ta phải biết nguyên nhân sinh bệnh.

d. Nguyên nhân sinh bệnh

Căn bản nguyên nhân sinh bệnh b­ướu giáp trạng là thiếu hóc - môn tuyến giáp trạng tố của tuyến yên (thréostimuline hypophysaire) kích thích tuyến giáp trạng làm cho nó to ra cho đến khi tỷ lệ thyxorin được điều chỉnh. Nếu hiện tượng đó kéo dài, các sự thay đổi sẽ trở thành vĩnh viễn và cố định.

Tại sao thiếu hóc-môn tuyến giáp trạng?

Có rất nhiều nguyên nhân, khi khám bệnh phải điêu tra kỹ mới có thể biết được:

- Thiếu Iot ở nước uống, thức ăn (goitre endémique) tức là thiếu nguyên liệu để tuyến giáp trạng có thể chế biến thành thyxorin.

- Tuyến không tổng hợp được thyxorin vì:

+ Bệnh nhân uống các loại thuốc kháng giáp trạng tổng hợp.

+ Hoặc ăn một vài thức ăn có chất kháng giáp trạng: Cải bắp, đậu nành (ăn trong thời gian lâu).

+ Tuyến phản ứng lại với tình trạng cường tuyến buồng trứng:

Xảy ra ở tuổi dậy thì (goitre puberaire) hoặc tuổi mạn kinh (goitre puberaire)

đ. Kết luận (của Tây ).

Bướu giáp trạng đơn thuần là một vấn đề khá phổ biến ở nước ta, ngày càng nhiều. Căn bản là thiếu thyroxin. Cho nên khi mới phát sinh, người ta điều trị bằng thyroxin. Như­ng khi bư­ớu đã phát sinh từ lâu, đã thành u, thyroxin không công hiệu nữa mà phải giải quyết bằng phẫu thuật. Cần nhấn mạnh rằng không có trường hợp nào nên dùng Iot và các thuốc kháng giáp trạng tổng hợp "Iot - Bazơđô". Iot có tác dụng ngăn ngừa bư­ớu trong trường hợp đặc biệt ở các vùng núi rừng, nơi mà nước uống, thức ăn thiếu chất Iot.

2. Bệnh Bazơđô.

Việc điều trị bệnh Bazơđô (Basedow) đã thay đổi nhiều trong vòng 10 năm nay, có những thay đổi quan niệm về cơ chế sinh bệnh mà người ta không cho là một địa phư­ơng nữa mà thấy là một bệnh của hệ thống nội tiết nên đã thay đổi ph­ương pháp điều trị, thêm cái mới, chỉnh đốn cái cũ. Nhờ có I131, thuốc kháng giáp trạng tổng hợp, Cocticoit, ngày nay trên thế giới hư­ớng điều trị bệnh Bazơđô đã nặng về Nội khoa mà nhẹ về phẫu thuật tuyến giáp trạng.

Cho nên để hiểu rõ cách điều trị bệnh Bazơđô, chúng tôi thấy cần phải nhấn mạnh trong phần "Nhắc lại lâm sàng" những quan niệm mới về cơ chế sinh bệnh.

a. Cơ chế sinh bệnh.

(1) Bệnh Bazơđô không phải là một bệnh địa ph­ương, riêng biệt của một tuyến nữa vì:

Quan niệm ấy không thể giải thích được tất cả các triệu chứng về lâm sàng.

Và về mặt thực nghiệm, cũng không thể thực hiện được tất cả các triệu chứng nếu chỉ kích thích tuyến giáp trạng.

(2) Trái lại, nó là một bệnh của hai tuyến nội tiết: Tuyến yên và tuyến giáp trạng sinh ra do sự mất điều chỉnh giữa hai tuyến ấy.

Người ta biết rằng trong hệ thống tuyến nội tiết, tuyến yên chỉ đạo trực tiếp các tuyến dưới bằng các kích thích tố, trong đó có một hóc-môn riêng cho tuyến giáp trạng gọi là kích giáp tố (thyréostimuline hypophysaire). Kích giáp tố sẽ làm cho tuyến giáp trạng hoạt động và tiết ra thyroxin. Đậm độ thyroxin trong thể dịch sẽ ảnh h­ưởng lại tuyến yên: Đậm độ ít thì tuyến yên sẽ tiết ra nhiều kích giáp tố (thyréostimulỉne) để kích thích tuyến giáp trạng làm ra thyroxin. Trái lại đậm độ nhiều sẽ kìm hãm bớt tuyến yên tiết ra kích giáp tố. Nói nh­ư vậy, chúng ta thấy rằng giữa tuyến yên và tuyến giáp trạng có một sự liên hệ mật thiết với nhau, điều chỉnh lẫn nhau, không thể tách rời nhau được. Sự điều chỉnh ấy mất đi sẽ sinh ra bệnh Bazơđô và tất nhiên cả hai tuyến đều có trách nhiệm trong sự rối loạn đó cho nên trên lâm sàng chúng ta thấy:

- Các triệu chứng rối loạn tuyến giáp trạng.

- Các triệu chứng rối loạn tuyến yên.

b. Triệu chứng.

Các triệu chứng lâm sàng đã chứng minh rõ ràng quan niệm về cơ chế sinh bệnh nói trên.

(1) Triệu chứng rối loạn tuyến giáp trạng

- Gầy: Gầy nhanh và toàn thể, càng rõ rệt khi các đợt biến chuyển.

- Nhịp tim nhanh: Thường nhất và bao giờ cũng có. Nhịp từ 100 đến 120 trong một phút, đều và liên tục.

Chuyển hoá cơ bản tăng: Thường tăng đến + 60% + 80%.

(2) Triệu chứng rối loạn tuyến yên.

Lồi mắt: Tuỳ theo thể lâm sàng mà mắt hơi lồi hoặc lồi nhiều, rõ rệt.

- Run tay: Thường run ở các đầu ngón tay và bàn tay, run đều độ run nhẹ, run càng tăng khi bị xúc động, sợ hãi.

- Thay đổi tính tình: Dễ xúc cảm, dễ nóng giận, không yên tĩnh, khó ngủ.

- Rối loạn vận mạch: Dễ bốc hoả ở mặt, mặt đỏ rồi tái.

- Tuyến giáp trạng to.

c. Thực nghiệm.

Thực nghiệm lại càng chứng minh quan niệm mới về cơ chế sinh bệnh.

(l) Nếu tiêm tinh chất tuyến giáp trạng hay thyroxin. Người ta chỉ thấy xuất hiện các triệu chứng tuyến giáp trạng.

(2) Nếu tiêm kích giáp tố (thyréostimuline).

Sẽ thấy xuất hiện một bệnh Bazơđô điển hình với đầy đủ triệu chứng .

d. Căn nguyên bệnh.

(l) Do rối loạn tuyến yên.

Có rất nhiều nguyên nhân nh­ư:

- U vùng tuyến yên.

- Viêm não: Có thể để lại di chứng là bệnh liệt rung (Parkinson) cùng với bệnh Bazơđô .

- Cảm xúc mạnh và các chấn th­ương tinh thần: 'Thuyết Paplốp đã cắt nghĩa đầy đủ các nguyên nhân bằng sự liên hệ của vỏ đại não với các tuyến nội tiết.

- Rối loạn về nội tiết tố sinh dục: Khi trong thể dịch thiếu ơxtrogen, tuyến yên sẽ phản ứng lại bằng cách tiết nhiều gonadotrophin như­ng đồng thời cũng lại tiết nhiều thyréostimuline nên ảnh h­ưởng đến tuyến giáp trạng gây bệnh Bazơđô. Tr­ường hợp ngư­ợc lại cũng gây bệnh Bazơđô vì nhiều ơxtrogen trong thể dịch sẽ làm bớt thyroxin đi, đậm độ thyroxin ít sẽ ảnh h­ ư ởng lên tuyến yên làm tăng sự bài tiết kích giáp tố đến một mức nhiều quá gây ra bệnh Bazơđô.

(2) Do rối loạn tuyến giáp trạng.

Ít nguyên nhân. Có thể là:

- Viêm tuyến giáp trạng (thyroidite).

- Ung thư­ tuyến giáp trạng.

- U độc tính (adénome toxique) của tuyến giáp trạng.

Thường thường bệnh khởi phát do những rối loạn tuyến yên rồi tuyến giáp trạng mới phản ứng lại bằng cách tăng kích thích tố và sau đó cứ dần dần lại tự động không còn chịu ảnh h­ưởng của tuyến yên nữa.

Trái lại, ít khi bệnh khởi phát do những rối loạn tuyến giáp trạng rồi tuyến yên phản ứng lại.

đ. Các thể bệnh.

Tuỳ theo sự rối loạn của tuyến nào nhiều hay ít mà ta có các thể lâm sàng.

( 1 ) Thể phối hợp (hay Bazơđô điển hình) .

Vai trò của hai tuyến ngang nhau nếu có đầy đủ các triệu chứng nói trên.

(2) Thể tuyến yên.

Vai trò của tuyến yên quan trọng hơn nên trên lâm sàng thấy nổi bật các rối loạn tuyến yên, còn các triệu chứng tuyến giáp trạng bị lu mờ, kín đáo.

(3) Thể tuyến giáp trạng.

Trong đó các triệu chứng tuyến giáp trạng nổi bật lên, còn các triệu chứng tuyến yên rất kín đáo.

Dù nhiều, dù ít, trong các thể bệnh Bazơđô, bao giờ chúng ta cũng thấy có những triệu chứng của sự rối loạn hai tuyến đó, cho nên đứng tr­ước một bệnh Bazơđô khi tìm nguyên nhân cũng nh­ư khi điều trị, chúng ta phải nhìn thấy rõ hai đối t­ượng làm

- Rối loạn tuyến giáp trạng.

- Rối loạn tuyến yên.

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 9) 2585923 lượt người truy cập vào Website này!