Thiếu máu, là chỉ số hồng cầu và lượng huyết hồng đản bạch giảm ít ở trong đơn
vị dung tích huyết dịch mà nói, bao quát thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu do
mất máu, thiếu máu do tan huyết, thiếu cái nhân kháng thiếu máu gây ra thiếu máu
cho tới thiếu máu do tái sinh bị che vướng là nhiều loại nguyên nhân của thiếu
máu. Đông y gọi chung là huyết hư, thuộc về phạm trù "hoàng bàng bệnh", "hư
lao".
Nguyên nhân của bệnh ấy rất nhiều như huyết hư, trùng tích, ăn uống không đều,
tố chất không khoẻ hoặc thể hư sau bệnh nặng, v.v... đều có thể hao thương khí
huyết mà tới tỳ thận khuy hư, không thể sinh hoá khí huyết, nhiều lắm thì ảnh
hưởng tới tạng tâm can.
ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN
1. Chứng trạng chủ yếu là:
Sắc mặt vàng úa, móng tay, môi miệng và kết mạc bờ mi có màu sắc trắng xanh, đầu
choáng, tai ù, nhiều lắm thì mỏi mệt không có sức, sau khi hoạt động tâm hoảng,
hụt hơi, lượng tổng số hồng cầu và hồng cầu non trong huyết dịch đều giảm
2. Hỏi xem có bệnh sử mất máu hay không, có cơ năng đường ruột che vướng, thiếu
dinh dưỡng, tiếp xúc hoặc qua sử dụng vật chất hoặc bài thuốc có hại ở tổ chức
tạo huyết hay không, hoặc viêm nhiễm mạn tính, bệnh tật nghiêm trọng ở tạng tâm
can, thận, tới bệnh u lượng ác tính; khi kiểm trên thân người chú ý da và niêm
mạc có điểm xuất huyết, vàng da, viêm lưỡi hay không, có thể chứng dị thường ở
tâm, phế hay không, can, tỳ, hạch hạch huyết có tình hình sưng to hay không, lại
kết hợp hoá nghiệm kiểm tra để phán đoán tích chất và nguyên nhân-thiếu máu.
PHƯƠNG PHÁP CHỮA
1. Biện chứng thí trị.
Nguyên tắc chữa đối với bệnh thiếu máu phải lấy bổ huyết làm chủ, nhưng phải
đồng thời coi trọng bổ khí, bởi vì ích khí có thể sinh huyết. Lại cần phân biệt
chủ thứ của tỳ hư và thận hư, ta phân biệt để lấy phương pháp bổ tỳ và bổ
thận, để thêm mạnh nguồn sinh hoá của khí huyết. Ngoài đó ra, lại cần nắm vững
nguyên nhân dẫn đến thiếu máu nhằm tiến hành xử lý thích đáng, cái gốc phát bệnh
tật.
a. Khí huyết lưỡng hư:
Sắc mặt trắng bệch, hoặc vàng úa ít tươi đầu tối mắt hoa, tâm hoảng hụt hơi, làm
mệt không có sức, thậm chí mặt và chân hư phù, hoặc có lúc tối tăm ngã nhào.
Đàn bà kinh nguyệt không đều, bế kinh. Môi miệng và móng tay trắng nhạt, chất
lưỡi nhạt, mạch tế nhược.
Cách chữa:
Bổ khí ích huyết.
Bài thuốc ví dụ:
Thập toàn đại bổ thang gia giảm.
Đương quy
3 đồng cân, Hoàng kỳ 5 đồng cân,
Đảng sâm
3 đồng cân, Bạch truật 3 đồng cân,
Thục địa
4 đồng cân, Chích Cam thảo 1 đồng cân.
Hồng táo
5 quả.
Gia giảm:
Tim thổn thức mất ngủ, gia Thục Táo nhân 3 đồng cân, Ngũ vị tử 1
đồng cân.
b. Tỳ hư thấp khốn:
Vàng úa phù thũng, bụng trướng ăn ít, hoặc có thể ăn mà không có sức, hoặc có
chứng thèm của lạ, chất lưỡi béo nhạt, rêu lưỡi nhẫy.
Cách chữa:
Kiện tỳ táo thấp.
Bài thuốc ví dụ:
Giáng phàn hoàn gia giảm.
Thương truật
3 đồng cân, Xuyên phác 1,5 đồng cân,
Sa nhân 1 đồng cân bỏ vào sau, Đương quy 3 đồng cân,
Chích Kê nội kim
3 đồng cân, Lục khúc 4 đồng cân,
Đoạn Tạo phàn
5 phân, phân ra nuốt uống.
c. Can thận âm hư:
Tim thổn thức, tai ù huyễn vận, có khi phiền nhiệt, miệng khô, hoặc lợi răng ra
máu, da có điểm ứ, ban ứ, chất lưỡi hồng, mạch tế sác.
Cách chữa:
Tư dưỡng can thận.
Bài thuốc ví dụ:
Nữ trinh tử
3 đồng cân, Hạn liên thảo 5 đồng cân,
Thục Địa hoàng
4 đồng cân, Chích Hà đầu Ô 3 đồng cân,
Câu Kỷ tử
3 đồng cân, Chích quy bản 5 đồng cân,
Đoạn Từ thạch
8 đồng cân, Đương quy 3 đồng cân,
Bạch thược
3 đồng cân.
Gia giảm:
+ Răng mũi nục huyết, xuất huyết dưới da, thêm A giao 3 đồng cân nấu chảy
ra rót vào lúc uống, Tiên hạc thảo 5 đồng cân.
+ Sốt nhẹ, gia Chích Miết giáp 5 đồng cân, Địa cốt bì 3 đồng cân.
d. Tỳ thận dương hư:
Sắc mặt trắng bợt không tươi, đầu vận mắt hoa, tai ù, lưng buốt đùi mềm, sợ
lạnh, lưỡi trắng non, mạch tế, huyền.
Cách chữa:
ôn bổ tỳ thận.
Bài thuốc ví dụ:
Đảng sâm
3 đồng cân, Hoàng kỳ 4 đồng cân,
Chích Cam thảo
1,5 đồng cân, Thục Địa hoàng 4 đồng cân,
Đương quy
3 đồng cân, Lộc giác sương 4 đồng cân,
Tiên linh tỳ
3 đồng cân, Hoài Sơn dược 4 đồng cân,
Sơn thù nhục
3 đồng cân, Tử hà xa phấn 1 đồng cân phân ra uống theo nước thuốc.
Gia giảm:
Dương hư rõ rệt, sợ lạnh. chất lưỡi nhạt, mạch trầm tế, thêm chừng Chê'phụ
tử 1,5 đồng cân, Nhục quê' 1 đồng cân.
2. Phương lẻ.
a. Kê huyết đằng 1 - 2 lạng. Mỗi ngày 1 lần, sắc nước uống . Trị khí
huyết hư.
b. Hà đầu ô 8 lạng, thả trên nồi cơm 3 lần hấp 3 lần phơi khô, giã nhỏ
mịn, mỗi buổi sớm uống 5 đồng cân, ngoáy với nước sôi uống. Trị can thận âm hư.
c. Tiên hạc thảo 3 lạng, Hồng táo 10 quả, sắc nước, một ngày phân làm 3
lần uống.
d. Đoạn Tạo phàn, sao Hoàng đậu, lấy tỷ lệ 1 :2 nghiền nhỏ mịn,
sắc nước táo rảy làm viên, mỗi lần uống 3 đồng cân, một ngày 2 lần: Dùng hợp ở
thiếu máu do thiếu sắt.
đ. Một cách khác: Tạo phàn 1 lạng, Hoàng đậu nửa cân trước hết
đem Tạo phàn hoà tan ở trong nước, sau đó sao Hoàng đậu rảy nước
Tạo phàn, sao chín là thành, mỗi lần trớc bữa ăn cơm ăn một nắm, ngày ăn
3 lần.
e. Bột Hà xa (tức nhau thai) sấy vàng nghiền nhỏ, mỗi lần uống 2 đồng
cân, một ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở thận hư khí huyết song khuy.
g. Mộc nhĩ đen 1 lạng, Hồng táo 30 quả, cùng nấu rồi ăn hết. Trị
thiếu máu do tái sinh bị che vướng.
3. Cách chữa mới.
a. Phép chữa chôn chỉ.
Lấy các huyệt: Huyết hải, Thận du, Can du, hai cạnh thay lượt chôn chỉ, 20-30
ngày 1 lần.
b. Phép tiêm thuốc vào huyệt.
Lấy huyệt: Thận du, Can du, Cách du, Huyền chung. Tiêm vào huyết dị thể 0,5 -
lcm3, cách ngày tiêm 1 lần. Mỗi lần là một liệu trình.
c. Phép cắt trị.
Lấy huyệt: Công tôn, Nhiên cốc,
Dũng tuyền, Thái bạch. Các liệu pháp kể trên đây đều dùng hợp ở thiếu máu do tái
sinh bị che vướng.
4. Cách chữa châm cứu
Lấy huyệt: Đại chuỳ, Cách du, Can du, Tỳ du, Túc tam lý. Châm xong thì cứu hoặc
dùng mai hoa châm gõ nhẹ huyệt Hiệp tích hai bên mỏm gai đốt sống 1 đến 17, mỗi
ngày 1 lần.
BÀI THUỐC THAM
KHẢO
1. Đạo hoàng bổ huyết hoàn:
Sao Thương truật
6 lạng, Chê'hậu phác 6 lạng, Quất hồng 6 lạng, Cam thảo 4
lạng, Sơn tra 4 lạng, Phục linh 4 lạng, Mạch nha 4 lạng,
Binh lang 2 lạng, Đoạn xích lục phàn 4 lạng, Đương quy 2
lạng, Hồng hoa 1 lạng, sâm Tam thất 5 đồng cân, Hoàng liên
1,5 đồng cân. Thuốc trên nghiền chung nhỏ mịn dùng Nhân trần 5 đồng cân,
đường cát đỏ 4 lạng sắc lấy nước. Táo đen 1 cân đun nhừ lấy thịt
táo (bỏ hạt) để trộn với thuốc nước trên, lại dùng mật luyện làm viên. Mỗi lần
uống 1,5 đồng cân, một ngày 2-3 lần uống. Dùng hợp ở thiếu máu do thiếu sắt.
2. Phạt mộc hoàn:
Đoạn tạo phàn 1 cân, Chê' thương truật 2 cân, Sao Lục khúc
4 lạng, nghiền chung nhỏ mịn, lấy mẻ chua trộn hồ làm viên. Mỗi lần uống 1 đồng
cân, 1 ngày 2 lần uống. Kiêng uống trà, Dùng hợp ở thiếu máu do thiếu sắt.
THAM KHẢO BỆNH
HỌC TÂY Y
Chứng thiếu hồng cầu là một vấn đề đã biết từ lâu nhưng đến thế kỷ thứ 19 mới
được nghiên cứu rõ ràng hơn. Cách điều trị hiện nay đã tiến bộ rất nhiều nhờ
những công trình nghiên cứu và phát minh về sinh bệnh học và sinh hoá học.
Trong bài này chúng tôi sẽ cố ý đơn giản, chỉ nêu những nét chính, những trường
hợp thường gặp, để anh em dễ hiểu, dễ nhớ và có được những nhận thức căn bản.
1. Chẩn đoán.
Muốn quyết định chứng thiếu hồng cầu, phải xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu sẽ cho
ta thấy rõ hồng cầu bị thiếu về:
- Số lượng.
- Hay chất lượng.
a. Thiếu về số lượng.
Từ số lượng 4 triệu đến 5 triệu trong một milimet khối, hồng cầu bị hạ có khi
chỉ còn vài trăm nghìn trong một milimet khối.
b. Thiếu về chất lượng.
(1) Hình thể hồng cầu có thể bị thay đổi.
Bình thường hồng cầu hình tròn ở giữa, đường kính 7 µ, dầy 2 µ.
Trong các chứng thiếu máu, hồng cầu có thể thay đổi về:
Hình dáng: Trở nên tròn (sphéroide), bầu dục hoặc lưỡi liềm.
Kích thước: Đường kính lớn hơn hoặc nhỏ hơn 7µ (macrocytaire hoặc
microcytaire).
Màu sắc: Nhiễm nhiều mầu đối với cách nhuộm.
(2) Giá trị hồng cầu có thể thay đổi.
Giá trị hồng cầu (valeur globulaire) tức là tỷ lệ huyết sắc tố trên số lượng
hồng cầu không như bình thường nữa và ta có các loại.
- Sắc thường (normochrome): Giá trị hồng cầu = 1.
- Sắc đâm (hyperchrome): Giá trị hồng cầu > 1.
Sắc nhạt (hypochrome): Giá trị:hồng cầu < 1.
2. Phân loại.
Chúng ta có thể phân chia thiếu hồng cầu ra làm 3 loại căn cứ vào:
- Hình thể hồng cầu.
- Giá trị hồng cầu.
a. Loại hồng cầu to và sắc đậm.
(anémie macrocytaire hyperchrome).
Ở đây, chất sắt huyết thanh (fer sérique) tăng rất nhiều. Hồng cầu không trưởng
thành được vì thiếu sinh tố B12 thiếu axit folic.
b. Loại hồng cầu nhỏ và sắc nhạt.
(anémie microcytaire hypochrome).
Chất sắt huyết thanh hạ rất nhiều, chỉ còn độ 40-50 gamma%o cho chất sắt và dự
trữ sắt trong cơ thể mất dần.
c. Loại hồng cầu thường và sắc thường.
(anémie nomrocytaừe normochrome).
Ở đây , chất sắt huyết thanh bình thường ( 1 1 0- 1 30 gamma%o) .
Hồng cầu không sinh sản ra được nữa vì tuỷ xương bị suy nhược.
Danh từ Pháp còn gọi là anémie aplastique, pancytopénie.
Đấy là ba loại điển hình, ngoài ra còn có nhiều loại khác không điển hình như:
- Loại hồng cầu nhỏ, sắc thường (microcytaừe nonnochrome).
- Loại hồng cầu to, sắc nhạt (macrocytaire hypochrome).
Nguyên nhân.
a. Loại hồng cầu to và sắc đậm.
Có thể:
(1) Tự phát: Bệnh thiếu máu Biecme (anémie pemicieuse de Biemler) .
(2) Hậu phát do:Thiếu ăn.
- Thiếu ăn
- Các bệnh về bộ máy tiêu hoá (loét dạ dày, viêm ruột, đi rửa mạn tính hoặc khi
cắt dạ dày) làm cho sự dinh dưỡng bị suy kém.
b. Loại hồng cầu nhỏ, sắc nhạt.
Cũng có thể :
(1) Tự phát :
- Ở người thiếu nữ lúc dậy thì: Bệnh xanh lướt (chlorose).
- Ở người già lúc đến tuổi mãn kinh.
(2) Hậu phát do:
- Mất máu mạn tính (bệnh trĩ, giun móc, sốt rét, chảy máu cam), u xơ dạ con
(fibrome).
- Ăn thiếu, trong thực tế thiếu chất sắt.
- Loét dạ dày (HCL rất cần để thu thập chất sắt).
c. Loại hồng cầu thường, sắc thường.
Cũng có thể:
(1) Tự phát: trong bệnh bạch huyết cấp, nguyên nhân chưa rõ.
(2) Hậu phát do:
- Lách to: Hội chứng cường lách.
- Bệnh tan hồng cầu bẩm sinh hoặc hậu phát.
Kinh nghiệm điều trị của tác giả
Châm bổ: Cách du, Đảm du, Thần môn, Chi chính.
Cứu : Bần huyết linh.
|