Text Link Underline Remover
   
Tab
 Trang chủ    Giới thiệu chung    Hoạt động    Trung tâm y học cổ truyền    Sản phẩm    Tài liệu tham khảo   Liên hệ
     index noidung 1
Điều Trị Nội Khoa - Bài 42: BỆNH U LƯỢNG VÀ UNG TH­Ư Phần II


a. Nham căn l:

Ở khớp x­ương mu bàn chân 1 và xương thạch hướng phía trong qua mép thịt trắng đỏ một bề ngang ngón tay, cạnh ngoài gân đầu cơ gấp ngón cái chân. Thường dùng trị các khối ung thư­ nội tạng từ trên rốn xuống dưới xương ức nh­ư dạ dày, bí môn, đoạn dưới thực quản. Khi ấn xoa kích thích thấu hướng Nhiên cốc, Nham căn 3, Tái sinh.

b. Nham căn 2:

Ở khớp xương thạch số 1 và ngón chân hướng phía sau, hướng trong qua mép thịt trắng đỏ, mỗi khoảng cách đều 1 bề ngang ngón tay. ở cạnh trong và phía dưới huyệt Dũng tuyền. Dùng ở s­ưng u nội tạng từ rốn trở xuống dưới và hạch lim phô di chuyển lượng (di căn). Khi kích thích thấu hướng về huyệt Chiếu hải, Tái sinh.

c. Nham căn 3:

Nhằm thẳng khớp xương Cự mu bàn chân hướng vào trong qua mép thịt trắng đỏ 1 bề ngang ngón tay. Thường dùng ở sư­ng u từ mỏm xương ức trở lên, như­ đoạn giữa, đoạn trên của thực quản, phế, cổ, mũi họng. Khi kích thích thấu hướng về huyệt Chiếu hải, Tái sinh.

d. Tái sinh:

Từ phía bờ sau mắt cá chân phía trong và ngoài chân thẳng đứng xuống giao nhau ở gầm bàn chân chỗ chính giữa, ­ước chừng ở1/4 sau với 3/4 trước giao nhau, lấy ở chính giữa chỗ giao nhau đó. Dùng ở s­ưng u vùng não.

đ. Bĩ căn :

Ở khe liên đốt thắt l­ưng 1 và 2 (L 1 -L2) sang ngang hai bên chỗ 3.5 thốn. Dùng ở ung thư­ gan, ung thư­ thực quản.

4. Phương lẻ, phương kinh nghiệm.

a. Bạt khiết (rễ cây kim cang), lấy rễ giống như­ cục. cành, rửa sạch thái mỏng, phơi khô, đem thuốc đã khô 1 -2 cân ngâm vào trong 7 cân nước, thời gian 1 giờ đồng hồ, liền đó đem dịch ngâm cùng với thuốc ngâm ấy đun lửa nhỏ 3 giờ đồng hồ sau đó bỏ bã, thêm 1 - 2 lạng thịt mỡ, lại đun 1 giờ đồng hồ, được 2 bát nước cốt sắc đậm (chừng 500cm3) trong một ngày phân làm nhiều lần uống.

Dùng hợp ở ung th­ư thực quản, ung thư­ dạ dày, ung thư­ trực tràng, ung thư cổ dạ con, ung thư­ mũi họng.

b. Thạch thượng bách (Selaginella doederleinii Hieron.) (Thâm lục quyển bách), thuốc khô 1-2 lạng (tươi 3-4 lạng), thêm thịt lợn nạc 1 -2 lạng, nước trong 6-8 bát, sắc còn 1 hoặc 1 ,5 bát, uống 1 hoặc 2 lần. Mỗi ngày 1 tễ. Nói chung 15-20 ngày là một liệu trình, lượng thuốc dùng có thể ­ước chừng mà tăng giảm.

Dùng hợp ở ung thư­ mũi họng, ung thư­ xoang hàm trên.

c. Dã kiều mạch tươi, Hán phàn kỷ tươi, Thổ ngưu tất tươi, mỗi thứ 1 lạng; sắc nước uống. Dùng riêng Đăng tâm thảo giã nát ngậm ở trong miệng, đồng thời dùng Thuỳ bồn thảo giã nát buộc ở ngoài.

Dùng hợp ở ung thư­ mũi họng.

d. Tử kim đĩnh 4 đồng cân, Vương bất lưu hành, Miêu nhỡn thảo, Ngân hoa mỗi thứ 1 lạng, Băng phiến 2 phân. Miêu nhỡn thảo, Vương bất lưu hành, Ngân hoa chế thành cao ngâm bột khô, thêm Tử kim, Băng phiến, nghiền nhỏ trộn đều, mỗi lần uống 5 phân đến 1 đồng cân, một ngày 4 lần (Tử kim đĩnh, xem ở bài Di căn của ung thư­ dạ dày).

Dùng hợp ở ung th­ư vú.

đ. Quỳ thụ tử 3-4 lạng, liền cả vỏ và hạt nghiền nát, thêm 3 cân nước và 2 lạng thịt, sắc chung 6-7 giờ đồng hồ, sắc còn lại 2 bát uống nóng. Mỗi ngày một tễ. Cộng sắc 2 lần, lần thứ hai thêm 1,5 cân nước, sắc 3-4 giờ đồng hồ (cũng có bài dùng Quỳ thụ tử 6 lạng, Bán chi liên 6 lạng hợp lại sắc, phương pháp giống nh­ư trư­ớc).

Dùng hợp ở ung th­ư thực quản, ung thư­ phổi.

e. Cù mạch căn (rễ cây Thạch trúc)

Thang tễ, đem rễ tươi dùng nước vo gạo rửa sạch, sắc với nước, mỗi ngày dùng 1-2 lạng (rễ khô 0,8-1 lạng).

Cao ngâm, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần nửa thìa. Dùng hợp ở ung thư­ thực quản, ung th­ư trực tràng.

Tán tễ, lấy rễ phơi khô, nghiền nhỏ, người bệnh ung th­ư trực tràng phối hợp với dùng ngoài, rắc ở bề mặt mụn b­ướu.

Thể chất kém, có thể phối hợp với dùng Tứ quân tử thang uống.

g. Hải tảo 1 lạng, Thuỷ điệt 2 đồng cân, nghiền nhỏ, đổ vào rượu vàng (hoàng tửu) uống. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 đồng cân, trị ế cách. Một phương khác: Hải tảo 1 lạng, Thuỷ điện 5 đồng cân nghiền nhỏ, phân làm 10 phần, mỗi ngày uống 1-2 phần.

Dùng ở ung th­ư trực tràng di căn.

THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y

Tham khảo bệnh học Tây y về u lượng và ung thư­ rất nhiều, tôi chọn nốt phần phân biệt đặc điểm, phân loại của u lành tính và u ác tính để tham khảo mà không đi sâu vào chuyên khoa. Khi có điều kiện, ta có thể tham khảo thêm các tài liệu khác.

1 . Phân biệt u lượng lành tính và u lượng ác tính.

Từ đặc tính sinh vật học của u lượng là đã có thể nhìn thấy, u lượng phân làm hai loại lành tính và ác tính. Sự nguy hại của nó đối với cơ thể có khác nhau, phương pháp chữa cũng không cùng một dạng.

Bướu lành tính nói chung ảnh h­ưởng đối với cơ thể rất ít, phương pháp chữa giản đơn, hiệu quả tốt; lượng ác tính nguy hại rất lớn, chữa bằng các cách làm phức tạp, hiệu quả lại không đủ lý tư­ởng.

Nếu đem bướu ác tính chẩn đoán làm bướu lành tính, sẽ có thể chữa nhầm chậm, hoặc chữa không triệt để tạo thành di căn, phát trở lại; ngư­ợc lại, đem bướu lành tính nói phải là bướu ác tính, thì bởi nhất định cần phải chọn một số biện pháp chữa nhằm vào bướu ác tính, làm cho người bệnh gặp phải tổn thất, đau khổ và gánh chịu tinh thần không đáng có. Bởi thế phân biệt bướu lành tính với bướu ác tính, đối với chẩn đoán ở người bệnh và trị liệu lại nói là tất trọng yếu nay đem yếu điểm khu biệt bướu lành tính và bướu ác tính thường dùng trên lâm sàng xếp thành bảng nh­ư sau:

Bảng 42-3. Phân biệt u lành tính và ác tính.


Bướu lành tính

Bướu ác tính


Phương thức sinh trưởng

Sinh trưởng có tính bành trướng có màng bọc bờ cõi rõ ràng, tính di động lớn

Sinh trưởng có tính thấm mềm và bành trướng, thường không có màng bọc, bờ cõi không rõ ràng, tính di động ké

Tốc độ sinh trưởng

Chậm chạp

Rất nhanh

Kết cấu tổ chức

Phân hoá tốt, giống nhau với tổ chức gốc

Phân hoá không tốt, sai khác lớn với tổ chức gốc

Dời chuyển

Không dời chuyển

Có thể dời chuyển (di căn)

Phát trở lại

Rất ít tái phát

Có thể tái phát

ảnh hưởng đối với cơ thể

Nhỏ, chủ yếu là chèn ép cục bộ và tác dụng vướng tắc

Rất lớn, phá hoại tổ chức, dẫn tới xuất huyết, hợp gộp với viêm nhiễm, thậm chí tạo thành chất bệnh ác


Đặc điếm kể trên của u bướu ác tính ở thời kỳ đầu có thể không rõ rệt hoặc chí xuất hiện một bộ phận, như­ thế đã tạo thành khó khăn trên chẩn đoán. Chúng ta cần giỏi phân tích tổng hợp, xuyên qua hiện tư­ợng để tìm đến bản chất sự vật. ở trong đó, chú ý thấy rõ được phương thức sinh trưởng và tốc độ sinh trưởng rất là trọng yếu, khi cần thiết có thể làm kiểm tra bệnh lý để xác định tích chất của u lượng và nguồn đến của tổ chức.

Lại phải chỉ ra rõ ràng, giữa một số u bướu lành tính và u bướu ác tính lại không có đường ranh dứt khoát: Có u bướu lành tính sinh trưởng rất nhanh, gần giống bướu ác tính; có u bướu ác tính hình thái lại gần sát với u lành tính, là mức thấp của ác tính; có u lành tính trải qua một đoạn thời gian có thể chuyển biến làm ác tính. Bởi thế trong công tác thực tế, nhất định cần đi sâu điều tra nghiên cứu toàn diện, làm rõ u bướu là lành tính hay ác tính, phát sinh từ vùng nào, xâm phạm vào phạm vi to lớn hay nhỏ bé, có hay không có ảnh hư­ởng tới khí quan trọng yếu hay huyết quản lớn, có hay không có vấn đề di căn mới có thể làm ra chẩn đoán và phương kế chữa chính xác .

2. Tên gọi và phân loại của u bướu (theo sách Bệnh lý học của Cát Lâm y khoa đại học biên soạn, chư­a có đối chiếu tên gọi của y học Việt Nam).

Chủng loại của u bướu rất nhiều, như­ng tên gọi của nó có một số nguyên tắc, đã gọi tên là u bướu phải phản ánh tính chất của u bướu và nguồn đến hoặc nơi vùng của tổ chức, vì vậy thường chọn dùng phương pháp gọi tên dưới đây, chỉ có một số u b­ướu dựa vào tên gọi tập quán đã dùng.

a. Tên gọi của u bướu lành tính.

Tên gọi tổ chức phát sinh u bướu rồi thêm chữ u (lựu = bướu).

Như­ u lành tính phát sinh ở tổ chức xơ gọi là u xơ; tuyến trên da sinh u lành tính gọi là u tuyến; lại bị trên da (da, niêm mạc) phát sinh u lành tính, bởi hiện rõ hướng ra ngoài dạng núm vú lồi lên, gọi là u dạng núm vú.

b. Tên gọi của u lượng ác tính (ung th­ư).

Bởi nguồn đến của tổ chức khác nhau mà phân làm:

(1) Nham (ung th­ư hình núi đá) :

Từ trên da của tổ chức phát sinh u ác tính gọi là nham, ở phía trư­ớc nham thêm lên tên gọi của khí quan hoặc tổ chức như­ vị nham (ung th­ư dạ dày), cung cảnh nham (ung thư­ cổ dạ con), nhũ tuyến nham (ung th­ư tuyến vú) hoặc ung th­ư tế bào dạng vảy (lân trạng tế bào nham), tuyến nham (ung thư­ tuyến).

(2) Nhục lựu (U thịt):

Từ tổ chức xơ, xương, cơ bắp, mạch hoặc tổ chức lim phô phát sinh u bướu ác tính gọi là nhục lựu, ở phía sau nhục lựu lại thêm tên gọi tổ chức (tiếng Việt tên gọi tổ chức đặt sau) như­ u thịt ở xơ, u thịt ở xương.

(3) U bướu ác tính khác:

Một số u bướu ác tính ở tổ chức thần kinh và u bướu ác tính đến từ tế bào phôi thai, dùng "thành... tế bào lựu" (thành u tế bào...) để biểu thị, nh­ư thành u tế bào thần kinh, thành u tế bào thận và thành u tế bào võng mạc nhìn. Nếu trở thành u ác tính thì thêm từ ác tính lên u lành tính để biểu thị như­ ác tính u cự tế bào, ác tính u thai lẻ (ác tính cơ thai lựu)

Bệnh máu trắng, u hắc sắc tố là số ít u lượng ác tính thì chọn dùng tên gọi tập quán, tuy chúng ta gọi đó là u, trên thực tê đó là u lượng ác tính (ung th­ư).

c. Phân loại theo nguồn đến của tổ chức.

Căn cứ vào nguồn đến của tổ chức, u lượng có thể phân làm mấy loại dưới đây:

(l) U bướu ở tổ chức trên da: U bướu đến từ dạng vảy trên da, tuyến trên da và dời đi trên da.

(2) U bướu ở tổ chức lá khe: Từ tổ chức sợi, mỡ, cơ, huyệt quản, ống lim phô, màng trơn: xương và sụn phái sinh u bướu.

(3) U bướu tổ chức tạo huyết, lim phô: U bướu đến từ tổ chức lim phô và tờ chức tạo máu.

(4) U bướu tổ chức thần kinh.

(5) U bướu khác.

Nay đem các loại bộ phận tổ chức phát sinh u bướu xếp thành bảng phân loại như sau (bảng 42-4):

Bảng 39 - 4 Bảng phân loại u lượng theo nguồn đến của tổ chức.


Nguồn đến của tổ chức

U lành

U ác

Nơi vùng thường phát


(1) Tổ chức trên da




Trên da dạng vẩy

U dạng núm vú

Nham tế bào dạng vảy

U dạng núm vú thấy ở da, mũi, hốc mũi, hầu; nham vảy thấy ở cổ dạ con, da, thực quản, mũi họng, phổi, hầu và dương vật

Tế bào nền đáy


Nham tế bào nề đáy

Da ở vùng đầu mặt

Tuyến trên da

U tuyến

Nham tuyến(các loại hình)

U tuyến thường thấy ở tuyến vú, tuyến giáp, dạ dày, ruột; nham tuyến thấy ở dạ dày, ruột, tuyến vú, tuyến giáp cho tới nơi khác có tuyến trên da

U tuyến nang niêm dịch hoặc tương dịch

Nham tuyến nang

Buồng chứng

U hỗn hợp

U hỗn hợp ác tính

Tuyến nước bọt

Dời đi trên da

U dạng núm vú

Nham dời đi trên da

Bàng quang, bể thận

(2) Tổ chức lá, khe




Tổ chức xơ

U xơ

U thịt ở xơ

Thường thấy ở tứ chi

Tổ chức mỡ

U mỡ

U thịt ở mỡ

U mỡ thường thấy ở tứ chi, dưới da sau cổ; u thịt ở mỡ thường thấy ở chi dưới và sau phúc mạc

Tổ chức cơ bằng trơn (bình hoạt cơ)

U cơ bằng trơn

U thịt cơ bằng trơn

Dạ con và đường ruột

Tổ chức cơ văn ngang (hoành văn cơ)

U cơ văn ngang

U thịt cơ văn ngang

U thịt thường thấy ở tứ chi

Huyết quản và ống limpho

U huyết quản, u ống limpho

U thịt huyết quản, u thịt ống limpho

Nơi da và tổ chức dưới da, lưỡi, môi

Tổ chức thành xương và tổ chức sụn

U xương

U thịt ở xương

U xương thấy ở xương sọ, xương dài. U thịt ở xương thấy ở hai đầu xương dài, thường thấy ở phía trên, phía dưới khớp gối.

Tổ chức thành xương và tổ chức sụn

U sụ

U thịt ở sụn

ở xương dài và xương ngắn của tứ chi

U tế bào lớn (cự tế bào lựu)

U ác tính ở tế bào lớn

ở đầu trên, đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chầy, ống chân, đầu trên xương mác

Tổ chức màng trơn (hoạt mạc)

U màng trơn

U thịt màng trơn

Khớp đầu gối, mắt cá chân, cổ tay, vai và khuỷu

(3) Tổ chức limpho tạo máu




Tổ chức limpho


U thịt limpho, u thịt tế bào dạng lưới, bệnh Hootkin (Hà kiệt mim thị)

Hạch limpho vùng cổ, hoành cách, màng nối ruột và sau màng bụng

Tổ chức tạo máu


Các loại bệnh máu trắng



U xương tuỷ xương thường phát

Xương sống, xương ngực, xương sườn, xương sọ, và xương dài

(4) Tổ chức thần kinh




Tế bào bao thần kinh (thần kinh tiêu)

U bao thần kinh

U ác tính bao thần kinh

Tứ chi

Tế bào chất keo

U tế bào hình sao

U tế bào thành chất keo nhiều hình

Đại não


U tế bào thành tuỷ

Tiểu não

Tổ chức màng não

U màng não

U thịt màng não

Màng não

Đốt (tiết) thần kinh giao cảm

U tế bào đốt thần kinh

U tế bào thành thần kinh

Cái trước thấy ở cơ hoành cách và sau phúc mạc, cái sau thấy ở chất tuỷ tuyến thượng thận

(5) U các nơi khác




Tế bào thành hắc sắc tố

Nốt ruồi đen

U hắc sắc tố

Chi dưới, da, mắt

Tổ chức lông nhung

Chửa trứng

Nham trên da màng lông nhung, chửa trứng ác tình

Dạ con

Tế bào máy sinh dục


Nham tế bào gốc tinh, nham phôi thai tính

Hạnh hoàn (trứng dái)

Tổ chức ba cái lá phôi (tam cá phôi diệp)

U thai lẻ

U ác tính thai lẻ

Buồng trứng, trứng dái, hoành cách và vùng cùng đuôi


ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ CHỨNG UNG THƯ

Phần này chúng tôi sẽ trình bày riêng từng bài, đánh số từ 43, 44, 45,…

 
Thuốc XOANG Dạng Xịt Mới


Sau nhiều năm nghiên cứu. TT nghiên cứu và phát triển YHCT đã thành công trong việc điều chế thuốc CHỮA XOANG bằng Nam dược dưới dạng lọ xịt rất tiện lợi và hiệu quả.



Chi tiết, xin liên hệ:
Ông Đinh Lai Thịnh
Giám đốc TT NC&PT YHCT
ĐT: 01229227695
hoặc 0913530220



Website liên kết




   Trang trước Lên trên   

Copyright © Dokinhlac.com.vn - Email:Laithinh1966@gmail.com
Đã có tổng số: (đang Online: 2) 2586102 lượt người truy cập vào Website này!